Báo cáo Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua thực hành nông nghiệp tốt
Ministry of Agriculture & Rural Development
Báo Cáo Tiến Độ Dự án CARD
029/07/VIE
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ
nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành
Nông Nghiệp Tốt
MS6: Mở rộng Mô Hình Thí Điểm
Tháng 11/2009
Nội Dung
1
2
3
4
Thông tin tổ chức
1
2
2
Tóm tắt dự án
Giới thiệu & cơ sở
Mở rộng mô hình thí điểm
4.1 Xác định và tiến độ tuân thủ GAP của nhà vườn và nhà đóng gói ở Bình Thuận,
Tiền Giang và Long An
6
6
4.2 Hồ sơ về số lượng và sản lượng thanh long, tiếp cận thị trường và lợi nhuận cho
người nông dân đối với nhà đóng gói mới và các nhóm nông dân nhỏ
4.3 Thông tin cụ thể về thị trường
14
15
5
Triển khai thực hiện & các vấn đề bền vững
5.1 Triển khai thực hiện
5.2 Tính bền vững
16
16
17
6
7
Các bước chính tiếp theo
17
Phụ lục 1 Tập huấn nông dân và mối liên quan của nhóm thực hiện dự án
thanh long
18
20
21
22
23
8
9
Phụ lục 2 MARD phê duyệt trở thành Tổ Chức Chứng Nhận
Phụ lục 3 Tiêu Chuẩn VietGAP
10 Phụ lục 4 Bảng danh mục kiểm tra VietGAP
11 Phụ lục 5 Thư điện tử ngày 30 tháng 11, 2009
12 Phụ lục 6 Thư điện tử cho Ông Long từ TS Hòa Error! Bookmark not defined.
13 Phụ lục 7 Thông tin về HTX Long An thu thập từ cuộc họp ngày 3 tháng 11,
2009
26
30
14 Phụ lục 8 Dữ liệu điều tra trang trại thanh long tuân thủ Tiêu Chuẩn
GlobalGAP ở Châu Thành, Long An
15 Phụ lục 9 Chi phí chứng nhận tuân thủ GlobalGAP Error! Bookmark not defined.
16 Phụ lục 10 Thông tin tiếp cận nhóm cộng đồng ở Tiền Giang
17 Phụ lục 11 Bảng tính Thông tin Tập Huấn Nông Dân
34
37
Thuật Ngữ
BRC
Hiệp hội nhà bán lẻ Anh quốc: Tiêu chuẩn toàn cầu - THỰC
PHẨM
CARD
CTU
Hợp tác về Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trường Đại Học Cần Thơ
DARD
Sở Nông Nghiệp & PTNT
EUREPGAP
Nhóm làm việc các nhà bán lẻ sản phẩm của châu Âu; Thực
Hành Nông Nghiệp Tốt
GAP
Thực Hành Nông Nghiệp Tốt
GlobalGAP
HAI
HCE
HCMC
LAC
Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn Cầu
Tổ chức quốc tế Hassall and Associates
Trường Đại Học Kinh Tế - Hue
Tp. Hồ Chí Minh
Khóa Đánh Giá Viên trưởng
MARD
MRL
Bộ Nông Nghiệp & PTNT
Mức dự lượng tối đa
P&FR
PPD
Viện Nghiên Cứu Cây Trồng & Thực Phẩm New Zealand
Phòng Bảo Vệ Thực Vật
SGS
SOFRI
Société Générale de Surveillance
Viện Cây Ăn Quả Miền Nam (tiền thân là Viện Nghiên Cứu Cây
Ăn Quả Miền Nam)
UK
Vương quốc Anh
UKAS
USA
Tổ Chức Công Nhận Anh Quốc
Hoa Kỳ
VIETGAP
WTO
Tiêu chuẩn Thực Hành Nông Nghiệp Tốt VIETGAP
Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
1 Thông tin về Tổ Chức
Tên dự án
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ
nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành
Nông Nghiệp Tốt (GAP)
Viện Cây Ăn Quả Miền Nam (iền thân là Viện
Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam)
Tổ chức Việt Nam
Điều phối dự án phía Việt Nam
Tổ chức Úc
Nguyễn Văn Hòa
Viện Nghiên Cứu Cây Trồng và Thực Phẩm New
Zealand
John Campbell, Allan Woolf,
Leonie Osborne và Marlo Rankin
Nhân sự phía Úc
Ngày khởi động
Tháng 02, 2008
Ngày Hòan thành (theo phê duyệt)
Ngày Hòan thành (được gia hạn)
Báo cáo định kỳ
Tháng 02, 2010
Mở rộng Mô Hình Thí Điểm
Liên lạc
Phía Úc: Trưỏng Nhóm
Tên
John Campbell
Telephone: +64 3 9073602
Chúc vụ
Tổ chức
Trưởng dự án
Fax:
Email:
+64 3 9073596
Viện Nghiên Cứu Cây
Trồng và Thực Phẩm
New Zealand
Phía Úc: Liên lạc hành chánh
Tên
Chúc vụ
Tổ chức
Leonie Osborne
Trợ lý
Viện Nghiên Cứu Cây
Trồng và Thực Phẩm
New Zealand
Telephone: +64 9 925 7232
Fax:
+64 9 925 8626
Email:
Phía Việt Nam
Tên
Chúc vụ
Tổ chức
TS Nguyễn Minh Châu
Trưởng dự án
Viện Cây Ăn Quả Miền
Nam (SOFRI)
Telephone: +84 73 893 129
Fax:
+84 73 893 122
Email:
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
Page 1
2 Tóm Tắt Dự Án
Mở rộng mô hình thí điểm của dự án thanh long Bình Thuận đến các hộ nông dân, nhà
đóng gói và nhà xuất khẩu trên diện rộng ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An đã có
những bước tiến triển khả quan trong suốt dự án này (Sản phẩm 1.2). Các yếu tố đóng
góp cho sự tiến triển này gồm:
•
Hiệu quả của nhóm nông dân, nhà đóng gói và nhà xuất khẩu thí điểm đạt chứng
nhận GlobalGAP, như là một mô hình “mẫu” để nhân rộng
•
Hiệu quả của nhóm thực hiện dự án về chất lượng triển khai áp dụng để chuyển
giao kỹ thuật và biên soạn tài liệu cho các nhóm tự thân vận động và cho các cá
nhân và những nhóm mới thành lập có mong muốn phát triển hệ thống chất
lượng GAP cho trái thanh long và các cây trồng khác
•
•
Tăng nhanh chóng và ổn định về số lượng đối tượng tuân thủ
Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm “An toàn, Hợp pháp và Chất lượng” và sau đó là
hướng đến thị trường tuân thủ tiêu chuẩn yêu cầu để thâm nhập thị trường đó
•
•
Các tài liệu ấn phẩm giá trị về các nguyên tắc GAP và dùng cho thực hành đang
được biên soạn
Khuynh hướng của ngành sản nông sản Việt nam được hình thành theo sau
chương trình GAP để được hưởng lợi về an toàn thực phẩm, môi trường sống an
toàn hơn cho người sản xuất thông qua áp dụng GAP, có trách nhiệm và ý thức
về môi trường.
SOFRI và dự án thanh long đã gầy dựng nên một nền tảng cho sáng kiến GAP rộng
khắp đất nước theo một cách bền vững và SOFRI cùng với ngành sản xuất nông sản
đang hướng đến những nhu cầu to lớn hơn của việc mở rộng sáng kiến GAP với một
sức bật phát triển.
Dự án thanh long đã dành phần lớn năng lượng trong suốt thời gian thực hiện cả hai dự
án để khuyến khích, động viên người nông dân và nhà đóng gói áp dụng GAP nhưng
quyết định đưa và thực hiện GAP tùy thuộc vào từng cá nhân. Nhóm thực hiện dự án đã
kiên quyết theo đuổi thực hiện GAP: nhiều hộ nông dân và nhà đóng gói đã được tập
huấn, cải thiện hoạt động của họ và/hoặc đã đi đến đạt được chứng nhận GlobalGAP
hoặc VietGAP (Phụ lục 1).
Dự án đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập các số liệu đáng tin cậy cần thiết để
tổng hợp: sản lượng trái; tị trường thâm nhập; và lợi nhuận mà người nông dân đạt
được; cho nhà đóng gói hiện hành và nhà đóng gói mới và cả các nhóm nông dân. Một
số thông tin thị trường đã được đưa vào báo cáo này nhưng vẫn còn rất khác biệt so với
nguồn từ dự án để có quyết định chính xác về tầm ảnh hưởng của dự án.
3 Giới thiệu & Cơ sở
Người sản xuất thanh long ở Việt nam từng chứng kiến giá bán trái thanh long tụt giảm
khoảng 60% kể từ năm 2000, và có thể phần nào đó tạo ra sự phụ thuộc vào thị trường
nội địa và xuất khẩu lân cận. Có khoảng 10 nhà xuất khẩu lớn ở Việt nam nhưng một
phần lớn đáng kể trong tổng sản lượng được thu từ rất nhiều hộ nông dân sản xuất quy
Page 2
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
mô nhỏ. Trong suốt dự án thanh long GAP trước đây số 037/04VIE, các hộ nông dân
được đánh giá thông qua điều tra so sánh chuẩn để xác định hiện trạng của các hộ nông
dân sản xuất thanh long so với tiêu chuẩn theo yêu cầu của các thị trường xuất khẩu giá
trị cao. Tiếp theo đó, dự án tiến hành xây dựng hệ thống chất lượng dạng văn bản, tập
huấn và giám sát việc triển khai thực hiện ở một mô hình “Thí điểm” của nhà xuất khẩu,
nhà đóng gói, và gồm cả các hộ nông dân sản xuất lớn và nhỏ đáp ứng được tiêu chuẩn
BRC Toàn Cầu – Thực Phẩm phiên bản 5 cho nhà đóng gói và GlobalGAP cho cá trang
trại. “Mô hình chất lượng thí điểm” được thành lập hiện đang thử nghiệm các thị trường
giá trị cao như Vương quốc Anh, Châu Âu và Hoa Kỳ. Dự án này, “Mở rộng cơ hội
xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua thực hành nông
nghiệp tốt GAP”, đang nỗ lực Hòan tất những liên kết với các thị trường giá trị cao,
cũng cố sự hình thành mô hình thí điểm để đảm bảo tính bền vững, tạo ra sự mở rộng
hoạt động của mô hình thí điểm và hình thành nên các hoạt động sản xuất thanh long
thương mại ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Rất nhiều và đang tăng lên về số
lượng các hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ sẽ có cơ hội để thâm nhập thị trị cao cho
trái thanh long của họ.
Mục tiêu dự án được xây dựng trong các báo cáo tiến độ giai đoạn.
Triển khai dự án đến cộng đồng
Tầm nhìn tiền dự án
•
Hòan thành và duy trì mô hình thí điểm thanh long Hoàng Hậu ở Bình Thuận.
Đạt Chứng Nhận GlobalGAP cho nhóm nông dân, nhà đóng gói và nhà xuất
khẩu
•
•
•
•
Nhân rộng dự án thí điểm thanh long triển khai thực hiện ở vùng Tiền Giang và
Long An
Giới thiệu các công ty xuất khẩu để tạo ra động lực và kết nối thị trường với các
trang trại sản xuất trên cơ sở ủy thác cho thị trường/nhà xuất khẩu
Tăng thu nhập cho người nông dân từ việc bán trái thanh long cho các thị trường
giá trị cao
Nhóm thực hiện dự án thanh long của SOFRI chuyển từ Hòan thành công việc
phát triển các hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ; chuyển sang định hướng lãnh
đạo cho nhà xuất khẩu/các HTX; chuẩn bị chuyên gia hỗ trợ cho ngành sản xuất;
thu phí dịch vụ để hỗ trợ SOFRI thực hiện Nghị Định 115
Xây dựng cơ sở và năng lực cho SOFRI để tư vấn và công nghệ kỹ thuật, dựa
trên nền tảng khoa học đầy đủ cho ngành sản xuất nông sản
Sử dụng sự kích thích để tăng thu nhập cho người nông dân từ trái cây được
chứng nhận cung cấp cho thị trường giá trị cao để tạo ra động lực cho chương
trình mở rộng tiếp cận cộng đồng.
•
•
Triển khai thực hiện dự án
Những kết quả nỗi bật đạt được của dự án thanh long có liên quan trong báo cáo này là
những lĩnh vực phát triển về nguồn nhân sự và cơ sở hạ tầng. Dự án này, và dự án thanh
long trước đây, đã hình thành ý định ưu tiên phát triển cơ sở và hạ tầng phù hợp cũng
như kỹ năng cho sáng kiến chất lượng GAP của ngành sản xuất nông sản. Điều này cần
đảm bảo nó có cơ hội tốt nhất đáp ứng được các nhu cầu năng động của thị trường trong
ngành xuất khẩu, có thể cải thiện được đời sống của các hộ nông dân sản xuất thanh
long quy mô nhỏ thông qua việc thâm nhập các thị trường giá trị cao.
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
Page 3
Ngay từ buổi đầu tiên của dự án, một chương trình tiếp cận cộng đồng đầy tham vọng
đã được lên kế hoạch, đặc biệt là cho các tỉnh Tiền Giang và Long An. Mặc dù trong
giai đoạn báo cáo này dự án đạt được đúng tiến độ rất tốt và ổn định, có những lúc có sự
chậm trễ giữa những kế hoạch đã vạch sẵn cho chương trình tiếp cận cộng đồng với
những kết quả thực tế đạt được. Trong giai đoạn báo cáo này, người viết báo cáo hy
vọng rằng các hộ nông dân, nhà đóng gói và nhà xuất khẩu Hòan toàn chịu trách nhiệm
trong việc tạo ra những thay đổi về GAP theo khuynh hướng thị trường qua đó giảm bớt
yêu cầu từ nhóm thực hiện dự án của SOFRI. Tuy nhiên, dù tiến độ của dự án đạt được
là rất tốt, phát triển GAP vẫn đòi hỏi một nỗ lực đáng kể từ các chuyên gia của SOFRI.
Những khó khăn của dự án đã được xác định và hành động khắc phục đã được thực thi
để chương trình tiếp cận cận cộng đồng đạt được động lực như kế hoạch định sẵn.
Những khó khăn đó gồm:
•
•
•
Thời gian làm việc của cá nhân và nguồn nhân sự dự án cam kết nâng cao vận
hành cuốn cẩm nang theo yêu cầu thay đổi từ EurepGAP sang GlobalGAP và để
tuân thủ với tiêu chuẩn GlobalGAP mới; và tương với tiêu chuẩn BRC cập nhật
từ Phiên bản 3 thành Phiên bản 5. Cẩm Nang Vận Hành tuân thủ theo tiêu chuẩn
đã được cập nhật đến nay đã Hòan tất
Sự trì hoãn đã tạo ra sự lưỡng lự ở người nông dân hướng đến thực hiện GAP do
khả năng tiếp nhận nguồn hỗ trợ thông qua nguồn kinh phí dự án cấp tỉnh.
Nguồn kinh phí sẵn sàng của các dự án GAP cấp tỉnh đã được tìm hiểu thông tin
nhưng vẫn chưa có. Số hộ nông dân sản xuất thanh long quy mô nhỏ tiếp cận
tăng lên nhanh chóng nếu như các nguồn hỗ trợ sẵn sàng
Các nhà chuyên môn thực hành hệ thống chất lượng chuyên nghiệp đã bỏ ra một
lượng lớn thời gian để đảm bảo việc chuyển giao kỹ thuật GAP chỉ nhắm đến
những đối tượng thật sự mong muốn đáp ứng những yêu cầu của tiêu chuẩn mà
họ đã chọn lựa.
Năng lực quốc gia và những thành tựu bền vững dự án đạt được bao gồm
•
Các nhà thực hành chất lượng của SOFRI đã được tập huấn và hội đủ điều kiện
để làm nên những thay đổi về GAP:
o 1 nhân viên được Tổ Chức Chất Lượng New Zealand (New Zealand
Organisation for Quality) tập huấn và cấp chứng nhận Thanh Tra Nội
Bộ: người này, sau đó dưới sự hỗ trợ của trưởng dự án, đã trình bày khóa
Thanh Tra Nội Bộ cho các cán bộ khoa học của SOFRI
o 35 người được tập huấn và Cấp giấy chứng nhận là Thanh Tra Nội Bộ;
29 người được tập huấn và Cấp giấy chứng nhận về HACCP; và có 21
được tập huấn và có chứng nhận An toàn lao động và Sơ cấp cứu và
chứng nhận GolbalGAP do SGS Việt nam tập huấn và chứng nhận. Tất
cả gồm nhân viên của SOFRI và khối tư nhân đều được tập huấn. Danh
sách học viên tham gia các lớp tập huấn khác nhau được trình bày trong
báo cáo Cột mốc 5 của dự án thanh long (Xem Phụ lục 1 của báo cáo này
thuộc mục Tập huấn nông dân và mối liên quan của nhóm thực hiện dự
án thanh long)
o Hai cán bộ được SGS Việt nam tập huấn và cấp chứng nhận Khóa Đánh
Giá Viên Trưởng (LAC): đòi hỏi phải Hòan thành thực tế áp dụng tiêu
chuẩn của United Kingdom Accreditation Service (UKAS) trước khi
Hòan toàn được chứng nhận
o Bộ Nông Nghiệp & PTNT phê chuẩn cho SOFRI trở thành Tổ Chức
Chứng Nhận cho Tiêu Chuẩn VietGAP: sử dụng hai đánh giá viên đạt
Page 4
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
chứng nhận LAC phụ trách đánh giá và phê chuẩn chứng nhận (Tham
khảo Phụ Lục 2 trong báo cáo này được phía Việt nam ký vào văn bản)
o Cán bộ đã hội đủ điều kiện của dự án tiến hành các lớp tập huấn có chất
lượng cao về GAP cho nông dân, nhà đóng gói và nhà xuất khẩu:
VietGAP và GlobalGAP cho nông dân và GlobalGAP đóng gói trên
trang trại, BRC và các tiêu chuẩn về thị trường đặc biệt cho nhà đóng gói
và xuất khẩu
o Mặc dù tập trung cho trái thanh long, một số các loại cây trồng khác
cũng đã được đề cập theo sáng kiến chất lượng có sự tham gia hay liên
quan của các cán bộ thực hành chất lượng đã thông qua tập huấn.
Phát triển cơ sở hạ tầng bởi cán bộ dự án và khỏi xướng dự án (SOFRI):
o Cán bộ dự án có liên quan đến việc quyết định/hoạch định chính sách ở
cấp Chính phủ
•
o Cán bộ dự án đóng vai trò hàng đầu trong việc phát triển Tiêu chuẩn
VietGAP (xem Phụ Lục 3, hình ảnh trang bìa cuốn tiêu chuẩn, bản in và
bản điện tử)
o Cán bộ dự án được mời để xây dựng Tiêu chuẩn VietGAP và tài liệu tập
huấn cho các loại cây ăn trái của Việt nam, gồm cả việc xây dựng danh
mục kiểm tra VietGAP (Phụ lục 4 danh mục kiểm tra)
o Dịch vụ hỗ trợ GAP đã được phát triển: đăng ký thiết bị phục vụ phân
tích và theo dõi chất lượng đất, cây trồng, nước v.v... Chẩn đoán, nghiên
cứu ứng dụng, giải quyết vấn đề v.v...
o Các mối liên kết giữa thị trường với nông dân, nhà đóng gói và nhà xuất
khẩu
o Trung tâm xuất sắc của SOFRI cung cấp các dịch vụ chất lượng cao về
tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ cho ngành sản xuất cũng như có mối quan hệ
công tác rất tốt với SGS Việt nam.
Liên kết nhà đóng gói với nhà xuất khẩu
Ghi chú: SGS là một công ty hoạt động trong lĩnh vực chất lượng khắp toàn cầu, và
được vận hành bởi tiêu chuẩn tương đương nhau trên tổng thể. SGS Việt nam được hỗ
trợ, giám sát bởi SGS New Zealand, là nơi phê duyệt tất cả các kết quả thanh tra chứng
nhận và có quyền bảo đảm cho các Chứng Nhận Tuân Thủ bởi SGS Việt nam.
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
Page 5
Các lợi ích từ kết quả đạt được gồm
•
Chất lượng cao trong tập huấn và hỗ trợ cho sự tiến triển sáng kiến GAP ở Việt
nam ở mọi cấp độ. Chăm sóc chu đáo để đảm bảo những đối tượng được tập
huấn đều có sự đồng nhất để tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng được
lựa chọn, một cách đầy đủ và trung thực
•
•
Năng lực GAP đối với thanh long và các loại cây trồng khác của khối tư nhân có
đủ cơ hội để duy trì sự bền vững trong tương lai
GAP cho ngành nông sản của khối tư nhân là khối có mối lưu tâm về các tiêu
chuẩn thị trường giá trị cao và thật sự có nhu cầu để Hòan toàn tuân thủ theo tiêu
chuẩn như là một đòi hỏi hàng đầu để thâm nhập và duy trì các thị trường giá trị
cao
•
Danh tiếng cho Viện Cây Ăn Quả Miền Nam về vai trò đầu tàu trong sáng kiến
chất lượng trái thanh long:
o Thực hành áp dụng và phát triển Tiêu Chuẩn Chất Lượng ở cấp tỉnh và
cấp quốc gia
o Trong Khu vực Đông Nam Á thông qua các bài báo cáo của các cán bộ
thực hành chất lượng tại các cuộc họp và hội nghị
o Tổng thể cho các hệ thống và quy trình nhằm đảm bảo sản phẩm tuân thủ
để thâm nhập các thị trường quốc tế, đang có nhu cầu và đang mở rộng,
và để đáp ứng những tuân thủ của WTO
o Phát triển GAP cho ngành sản xuất nông sản Việt nam một cách có hệ
thống và có kiểm soát với ưu tiên hàng đầu là tính bền vững.
4 Mở rộng mô hình thí điểm
4.1 Xác định và tiến độ tuân thủ GAP của nhà vườn và nhà đóng gói ở Bình
Thuận, Tiền Giang và Long An
Triển khai dự án cụ thể cho các tỉnh mục tiêu của dự án:
Bình Thuận
1. Nhà đóng gói của dự án thí điểm thanh long Bình Thuận nhận được chứng nhận
tuân thủ Tiêu Chuẩn GlobalGAP (để biết tòan bộ thông tin thay đổi tiêu chuẩn
của nhà đóng gói thí điểm vui lòng tham khảo báo cáo Cột mốc số 5 của dự án)
a. Nhà đóng gói của dự án thí điểm tiếp tục hướng đến tiêu chuẩn BRC theo
quá trình tập huấn của nhóm thực hiện dự án, định hướng và Thanh tra nội
bộ. Đây là sự chuẩn bị để đưa vào áp dụng cho nhà đóng gói mới, lớn hơn
đang được xây dựng
b. Nhà đóng gói thí điểm gần như tuân thủ theo BRC và đã có được sự phê
chuẩn là nhà cung ứng được đăng ký cho thị trường USA
c. Có rất nhiều mối quan tâm đến cam kết của quản lý nhà đóng gói thí điểm về
việc tạo thuận lợi, tập huấn và duy trì đủ con người có chất lượng/hội đủ
điều kiện trong các lĩnh vực chủ chốt của các hoạt động nhà đóng gói để đạt
được và sau đó là duy trì sự tuân thủ BRC. Có quá nhiều sự tin cậy đang
được đặt lên một nhân viên lãnh đạo chất lượng duy nhất của nhà đóng gói.
Định hướng để giảm thiểu khó khăn này đã được thực hiện và đang tiếp tục;
việc trì hoãn thực hành áp dụng tiêu chuẩn BRC cho nhà đóng gói mới có
thể/nên hỗ trợ để giảm thiểu các khó khăn về nguồn nhân lực như đã ghi
nhận.
Page 6
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
2. Cập nhật về nhà đóng gói, đóng gói trên trang trại, Chứng nhận GlobalGAP của
công ty Ticay (Ông Long) ở Bình Thuận:
a. Được lên kế hoạch từ đầu năm 2009 để dự án hỗ trợ nhằm nâng nhà đóng
gói này từ tuân thủ GlobalGAP trở thành được chứng nhận theo Tiêu chuẩn
BRC
b. Thay vì có sự liên lạc trao đổi có ý nghĩa giữa dự án và Ticay, cho tới nay
không có tiến triển nào được báo cáo
c. Những khó khăn làm trở ngại tiến độ đang được xác định và giảm thiểu.
Hợp phần này chỉ là một phần mở rộng hợp tác với Ông Li Hai Long của
Ticay – Bảo Thanh Co. Ltd., cũng được đề cập về sự phát triển GlobalGAP
cho các trang trại sản xuất nhỏ; nhà xưởng tuân thủ đóng gói trên trang trại
và các mối liên kết với các thị trường giá trị cao ở các tỉnh Tiền Giang và
Long An (Phụ lục 5 email cho Ông Long).
Có một chương trình phát triển của Sở NN&PTNT Bình Thuận giới thiệu Thực
Hành Nông Nghiệp Tốt cho các hộ nông dân sản xuất thanh long quy mô nhỏ với
tiêu chuẩn VietGAP của Bộ NN & PTNT, là tiêu chuẩn có sự đóng góp rất lớn từ
nhóm thực hiện dự án của SOFRI.
Chương trình GAP của Sở NN&PTNT Bình Thuận gồm:
•
Mục tiêu công bố đạt 3000 hộ nông dân sản xuất thanh long quy mô nhỏ hoạt
động và đạt chứng nhận Tiêu chuẩn VietGAP, để có thể tiếp cận thị trường
Trung quốc
•
•
•
•
Đạt được 125 nhóm, HTX và trang trại độc lập
Khoảng 350 hộ đã đạt được Chứng Nhận Tiêu Chuẩn VietGAP
Hầu hết các lớp tập huấn do Sở NN&PTNT Bình Thuận thực hiện
Thanh tra đánh giá và Cấp chứng nhận cũng do một bộ phận tách rời của Sở
NN&PTNT Bình Thuận thực hiện (được báo cáo rằng thanh tra viên tách riêng
biệt với người tập huấn)
•
•
Trong tương lai, đánh giá viên và chứng nhận sẽ do một đơn vị được phê chuẩn
là Tổ Chức Chứng Nhận như SOFRI là đơn vị từng có liên quan đến việc cải
thiện tình hình như thế này
Một số chuyển giao kỹ thuật được cán bộ của SOFRI thực hiện.
Tiền Giang
Cơ sở
Ở Chợ Gạo, một huyện thuộc tỉnh Tiền Giang, một HTX với khoảng 20 xã viên được
thành lập từ năm 2006 nhưng sự chuyển biến còn ở mức độ rất thấp. TS Võ Mai
(Vinafruit) tham gia đầu tiên vào sự thành lập của HTX. Để đạt được mục tiêu là có
thêm những hộ nông dân mới được chứng nhận GlobalGAP, Ông Hoàng đã tham gia và
tổ chức nhiều cuộc thảo luận nhóm để đảm bảo rằng tất cả nông dân ý thức được việc
cam kết tham gia nếu họ quyết định theo đuổi chứng nhận theo nhóm. Từ quy trình này,
14 hộ nông dân trong vùng này (~10 ha) được xác định; 8 hộ là thành viên của HTX
trước đây và 6 thành viên không thuộc HTX. Dự đoán là nhóm sẽ có thể đạt chứng nhận
GloblalGAP vào cuối năm 2009. Tuy nhiên, nhóm đã đi đến quyết định là họ mong
muốn tất cả các hộ nông dân của HTX (và các hộ nông dân mới tham gia vào) do đó
nhóm sẽ mở rộng ra thành 23 hộ nông dân với khoảng 15 ha. Ông Hoàng đã đóng góp
nhiều nỗ lực cho nhóm này với nhiều phản hồi khác nhau. Yếu tố hạn chế chính cho
việc đạt chứng nhận GlobalGAP cho toàn bộ nhóm có vẻ là do thiếu sự cam kết từ chủ
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
Page 7
nhiệm HTX. Điều này còn dẫn đến sự phức tạp cho việc thực hiện dự án cấp tỉnh vào
tháng 6/2008 với mục tiêu đạt được chứng nhận GlobalGAP cho 100 ha thanh long. Dự
án của tỉnh sẽ cho người nông dân vay không lãi suất và điều này đã ngăn cản một số xã
viên tự đầu tư vào các khoản cần thiết như xây nhà vệ sinh và kho phân thuốc bởi họ
trông chờ vào khoản vay này.
Tiến độ đạt được ở cấp độ trang trại
• Nhóm Chợ Gạo đã được tập huấn IPM, ICM, an toàn lao động & Sơ cấp cứu do
chuyên gia của SOFRI thực hiện
• Hai lớp thanh tra nội bộ được tiến hành bởi Chuyên gia thực hành chất lượng
của SOFRI
• 17 trong số 23 xã viên đã có kho hoá chất và nhà vệ sinh
• Tất cả các trang trại đều được làm vệ sinh
• Tất cả các xã viên đều hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; họ đã quen với
việc tuân thủ thời gian cách ly hóa chất và lưu trữ ghi chép và cũng như có
những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này.
Bệnh thối hoa
thanh long;
hoa bình thường;
ốc sên tấn công;
hậu quả ốc
sên để lại
thanh long
Cấp độ nhà đóng gói
Vào thời điểm mà dự án ở giai đoạn mở rộng bắt đầu, kế hoạch là để cho nhóm thực
hiện dự án phía SOFRI làm việc với Ông Long công ty Ticay Ltd nhằm giúp đỡ trong
việc xây dựng mối quan hệ với nông dân ở tỉnh Long An và Tiền Giang để đảm bảo cho
việc trái thanh long đạt chứng nhận phục vụ xuất khẩu. Ông Long cũng có trang trại và
nhà đóng gói riêng của mình ở Bình Thuận và được cho là sẽ mở rộng ra. Tại cuộc gặp
gỡ đầu tiên giữa Ông Long và nhóm thực hiện dự án được tổ chức vào ngày 1 tháng 4,
2009 tại Tp HCM ở văn phòng của công ty Ticay. Tiếp theo có rất nhiều e-mail được
trao đổi không lâu sau đó và ngày 7/5/2009 nhóm dự án CARD được thông báo rằng
Ticay nhận được chứng nhận của Tesco’s Nature’s Choice phê chuẩn nhà cung ứng của
hệ thống. Vào ngày 3/6/2009, một email do SOFRI gởi (TS Hòa) cho Ông Long để
cung cấp cho ông ta một số thông tin về các dự án ở tỉnh Long An và Tiền Giang chứng
nhận 30 ha và 100 ha thanh long, tương ứng. Nhóm thực hiện dự án của SOFRI đưa ra
những lựa chọn cho ông Long về cách thức ông ta có thể tham gia (Xem Phụ Lục 6
email từ TS Hòa cho Ông Long). Tuy nhiên thay vì tiếp tục với các cuộc thảo luận
thông thường, không có bất cự sự chắc chắn nào xuất hiện từ mối quan hệ này và có vẻ
rằng ông Long đang tiến hành kế hoạch “chờ và xem” các kế hoạch hoạt động hơn là
cam kết làm việc với người sản xuất và với SOFRI ngay từ ban đầu. Về lý do này, trong
Page 8
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
khi dự án vẫn chưa loại trừ làm việc với ông Long, các lựa chọn khác để tạo mối quan
hệ với nhà đóng gói/xuất khẩu vẫn được triển khai.
Những vấn đề liên quan đến nhóm Chợ Gạo và việc thiếu sự cam kết từ ông Long, dự
án vẫn chưa thể xác định được một nhà đóng gói/xuất khẩu nào hiện có phù hợp để
tham gia vào nhóm nông dân Chợ Gạo. Bên cạnh đó, vai trò của chính quyền địa
phương về các hoạt động kinh doanh nông nghiệp ngay tại tỉnh này có vẻ có sức mạnh.
Thay vì khuyến khích đầu tư của tư nhân, chính quyền địa phương đã khẳng định với
nông dân rằng họ có kế hoạch rót kinh phí để xây dựng một nhà đóng gói xuất khẩu.
Nhà đóng gói sẽ được tỉnh vận hành và họ có ý định cạnh tranh lại với các thương lái
thu mua/nhà đóng gói hiện có để đảm bảo nguồn cung ứng từ 100 ha thanh long đạt
chứng nhận thuộc dự án của tình có sự hỗ trợ của SOFRI. Trong khi chi tiết của dự án
nhà đóng gói ở giai đoạn này vẫn chưa có gì rõ ràng, không khỏi nghi ngờ rằng nhà
đóng gói xuất khẩu do tỉnh sở hữu và vận hành này sẽ gặp những thách thức khi đối đầu
với cạnh tranh từ các nhà đóng gói xuất khẩu hiện hữu đang có những mối quan hệ khắn
khít với các khách hàng như ông Hiệp và ông Long ở Bình Thuận. Điều này cũng có vẻ
như họ sẽ có thể đạt được chứng nhận về các tiêu chuẩn chất lượng mà quốc tế thừa
nhận mà không cần có sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Thông tin bổ sung về HTX Chợ Gạo và quan điểm của các xã viên có thể xem ở Phụ lục
7 (ghi nhận từ chuyến thăm vườn ngày 3/11/2009 và các ghi chép từ chuyến thăm làm
việc của trưởng dự án).
Long An
Cơ sở
SOFRI được yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật (với tư cách là tư vấn) cho một dự án cấp tỉnh ở
Long An vào tháng 2/2009. TS Hòa đàm phán thời gian của dự án để bên cạnh đó có
những hỗ trợ thêm về kỹ thuật sản xuất cho các hộ nông dân trồng thahn long, SOFRI sẽ
tập trung vào việc hỗ trợ kỹ thuật hướng đến đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Các đề xuất
được trình bày với Hội đồng dự án tỉnh và đã được thông qua. Thời gian dự án từ tháng
4/2009–6/2011. Mục tiêu là có 30 ha được chứng nhận GlobalGAP (~60 hộ nông dân
sản xuất nhỏ). Chính quyền địa phương cũng đã yêu cầu có 1,8-ha ‘vườn du lịch’ được
xây dựng làm trình diễn thực hành GAP và có thể được sử dụng vào mục đích giải trí.
Quyết định này để mở rộng mô hình thanh long thí điểm ở Bình Thuận trong mối liên
kết với một dự án cấp tỉnh ở Long An có nghĩa là nông dân tham gia vào dự án ngay từ
ban đầu có thể tiếp cận được một khoản kinh phí nhỏ cần thiết cho việc xây dựng nhà vệ
sinh và kho phân thuốc mà dự án CARD không thể hỗ trợ được. Điều này cũng có nghĩa
là có mối ràng buộc chặt hơn giữa SOFRI và chính quyền địa phương đang được thiết
lập bởi SOFRI đại diện cho đơn vị cung ứng dịch vụ về quản lý chất lượng theo đúng kế
hoạch hành động được phát triển trong bối cảnh Dự án song phương. Bằng cách làm
việc trong liên kết với dự án tỉnh, dự đoán cho thấy tính bền vững sẽ cao hơn sau khi dự
án CARD kết thúc (2/2010), khi SOFRI đã cam kết làm việc với nông dân sản xuất
thanh long và với Sở NN&PTNT của tình để đảm bảo đạt đươc chứng nhận
GlobalGAP.
Tiến độ đạt được ở cấp độ trang trại
Đã xác định và chọn được hai nhóm tham gia vào dự án/giai đoạn mở rộng mô hình thí
điểm thanh long của tỉnh Long An. HTX Dương Xuân Hội có 37 hộ nông dân với tổng
cộng khoảng 38,25 ha, và An Lục Long có 9 xã viên với tổng diện tích 9,55 ha. Điều tra
cơ bản đã được tiến hành cho toàn bộ xã viên để nắm bắt mức độ hiện hành so với tuân
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
Page 9
thủ theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Kết quả điều tra có thể xem thêm ở Phụ lục 8. Một số
kết quả chính có được từ điều tra gồm:
• Cả hai nhóm đều là những nông dân có kinh nghiệm trồng thanh long với hơn
75% xã viên có kinh nghiệm trồng thanh long trên 5 năm
• Tất cả nông dân có trình độ học vấn khá tốt (đọc, viết) và đều có điện thoại liên
lạc. Đáng lưu ý là có đến 16% xã viên có internet/email
• Chỉ có 14% nông dân ở HTX Dương Xuân Hội bán trái trực tiếp cho một nhà
xuất khẩu, số còn lại bán trực tiếp cho thương lái. Tuy nhiên, trên 75% hộ nông
dân của mỗi HTX tin tưởng rằng sản phẩm của mình cuối cùng được bán cho
một nhà xuất khẩu nào đó
• Trên 60% nông dân của mỗi nhóm đã có nhà vệ sinh và có thiết bị rữa tay cho
công nhân làm việc trên trang trại
• Trên 45% hộ nông của cả hai nhóm đã có kho phân và thuốc tách biệt
• Bảo hộ lao động cơ bản (như: khẩu trang, găng tay) được đa đa số các hộ nông
dân của cả hai nhóm sử dụng khi phun xịt thuốc
• Lưu trữ sổ ghi chép của các hộ điều tra còn kém. Về việc ghi chép sản lượng,
các xã viên đều có ý thức tốt, với 43% cho là có lưu so với chỉ 22% hộ nông dân
ở nhóm An Lục Long. Về việc ghi chép phun thuốc, cả hai nhóm cho kết quả
khá kém, chỉ có 16% xã viên HTX và 22% thành viên của nhóm An Lục Long
có đầy đủ sổ ghi chép.
Kết quả điều tra được trình bày cho cả hai nhóm và cuộc thảo luận được tổ chức về việc
khả năng kết hợp cả hai nhóm lại nhằm giảm bớt chi phí chứng nhận ( 47,8 ha thanh
long được chứng nhận thành cho chỉ một nhóm). Phục lục 9 trình bày số liệu chi phí để
đạt tuân thủ GlobalGAP.
Kho phân thuốc tuân thủ, Tủ thuốc y tế và nhà vệ sinh
Bên cạnh các lần đến làm việc nhóm thực hiện dự án để xác định các hộ nông dân thích
hợp và tiến hành điều tra, tiếp theo là phần các hoạt động/thảo luận tập huấn chính thức
đã được cán bộ dự án của SOFRI thực hiện:
Page 10
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
1. Sáp nhập nhóm GAP, nhóm An Lục Long với HTX Dương Xuân Hội
(tháng 10/2009)
•
Kết quả từ điều tra cơ bản được báo cáo trở lại cho nông dân và nông
dân ở nhóm An Lục Long đặt vấn đề nếu họ muốn gia nhập thành
viên của HTX Dương Xuân Hội để đạt chứng nhận GlobalGAP cho
toàn bộ nhóm. Các xã viên của An Lục Long đã đồng ý
•
Chia HTX thành 5 nhóm GAP (4 nhóm ở Dương Xuân Hội và 1
nhóm ở An Lục Long). Mỗi một nhóm có từ 9–10 thành viên. Mỗi
một nhóm có 2 người đứng đầu, 1 trưởng nhóm và 1 trợ lý. Mô hình
quản lý chất thượng theo từng nhóm nhỏ chứng minh dự thành công
ở một dự án khác trong cùng lĩnh vực này (ví dụ: dự án dứa GAP ở
Tiền Giang) bởi nó khuyến khích quyền sở hữu của người nông dân
trong quá trình thực hành áp dụng GAP thông qua trao đổi học hỏi
lẫn nhau và nhóm có điều lệ để đảm bảo chắc chắn thực hiện đúng
theo các yêu cầu của GAP.
2. Tập huấn cho nhóm được sáp nhập ở Dương Xuân Hội về sâu bệnh hại trên
thanh long và biện pháp quản lý và kỹ thuật canh tác thanh long
(6/11/2009)
•
•
Kỹ thuật canh tác thanh long do ông Nguyễn Hữu Hoàng thực hiện
Côn trùng hại thanh long và biện pháp phòng trừ do TS. Nguyễn Văn
Hòa thực hiện
•
•
Bệnh hại thanh long và biện pháp phòng trừ do ông Nguyễn Thành
Hiếu thực hiện
Thảo luận các bước tiến hành thực hiện GlobalGAP ở Long An (TS.
Hòa chủ trì). Kết quả của cuộc thảo luận là ký văn bản ghi nhớ giữa
SOFRI, Sở NN&PTNT Châu Thành, Nhà đóng gói và Ban chủ
nhiệm HTX với các nội dung về trách nhiệm và cam kết của các
thành viên trong nhóm. Bản ghi nhớ cũng được ký kết giữa Ban chủ
nhiệm HTX và các xã viên
•
Tổng số nông dân tham gia lớp tập huấn: 40 người.
3. Tập huấn cho nhóm được sáp nhập ở Dương Xuân Hội về GlobalGAP, Sử
dụng thuốc BVTV an toàn, Thu hoạch và bảo quản trái thanh long
(20/11/2009)
•
Tập huấn về tiêu chuẩn GlobalGAP: Các điều khoản quy định chung,
Trang trại, Mùa vụ, Rau và quả, nhấn mạnh về cây thanh long do TS.
Nguyễn Văn Hòa thực hiện
•
•
Sử dụng thuốc BVTV an toàn do ông Nguyễn Thành Hiếu thực hiện
Hướng dẫn ghi chép nhật ký do ông Hiếu thực hiện (nhật ký sản xuất,
sử dụng thuốc BVTV, mua/tồn trữ thuốc BVTV, mua/tồn trữ phân
bón, sử dụng phân bón, nhật ký bán trái và nhật ký sử dụng công
nhân)
•
•
Thu hoạch và bảo quản trái thanh long, do ông Nguyễn Thanh Tùng
thực hiện (Phòng bảo quản sau thu hoạch của SOFRI)
Tổng số nông dân tham gia lớp tập huấn: 40 người.
Mặc dù lớp tập huấn chính thức cho nhóm nông dân GlobalGAP của Long An chỉ mới
bắt đầu tổ chức gần đây, nhưng đã có sự cam kết cao độ của những người nông dân này
và cũng như ý thức tốt về các nguyên tắc cơ bản về GAP đã được nhóm dự án ghi nhận.
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
Page 11
Từ những yếu tố này, dự đoán rằng từ giờ trở đi, tiến độ sẽ nhanh hơn. Thông tin thêm
về HTX Dương Xuân Hội và quan điểm của của xã viên xem ở Phụ lục 10 tiêu đề
“Thông tin về nhóm cộng đồng ở Tiền Giang”. Mối quan hệ rất khả quan với nhà đóng
gói ở Long An cũng đã được xác định và có vẻ bền vững sau khi dự án kết thúc.
Cấp độ nhà đóng gói
Vào thời điểm mà dự án ở Long An bắt đầu, kế hoạch là nhóm dự án của SOFRI sẽ làm
việc với ông Long (Ticay) để hỗ trợ ông ta làm việc với nhóm nông dân để đảm bảo đầu
ra cho 30 ha thanh long được chứng nhận phục vụ xuất khẩu. Mặc dù ông Long hiện tại
không có nhà đóng gói ở Long An, từ những cuộc tiếp xúc từ trước đây năm 2009 và
qua trao đổi bằng email, điều này có vẻ như ông ta cần phải chuẩn bị để đầu tư về lĩnh
vực này để giúp ông ta có thể đảm bảo có đủ lượng trái. Tuy nhiên, như đã thảo luận ở
trên, vào giai đoạn này ông ta thiếu thiện chí trong cam kết với dự án. Nhóm dự án của
SOFRI chắc chắn rằng một khi nhóm Long An được chứng nhận, ông Long sẽ mua trái
của họ; tuy nhiên, ông ta không thể hiện thiện chí và có bất kỳ hỗ trợ thực tế nào cho
người nông dân vào giai đoạn này. Vì lý do này, nhóm dự án đã tìm kiếm nhà đóng gói
khác nhiệt tình hơn để làm việc với nhóm nông dân ngay cả vào giai đoạn đầu của dự án
nếu có thể.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai vừa mới được xác định là một đối tác tiềm năng cho nhóm
nông dân ở Long An. Bà ta là một nhà đóng gói có cơ sở đóng gói tối thiểu 20 tấn/ngày
(tối đa 60 tấn) để bán cho nhà bán sỉ ở Trung quốc và nhà bán sỉ và xuất khẩu ở Bình
Thuận. Trung bình giá mua trái loại I (>460 g) là 8.000 đồng/kg và trái loại 2 (<460–
300 g) là 6.000đồng/kg. Giá thu mua cao nhất từ 15–16.000đồng/kg vào vụ ngịch hoặc
vào những dịp đặc biệt (Tết). Giá này bao gồm chi phí vận chuyển từ Long An đi Tp
HCM, đóng gói và công lao động. Ở vào giai đoạn này bà ta chưa có những hệ thống
chất lượng chính thức nào trong sản xuất và việc đóng gói chỉ đáp ứng những yêu cầu
của nhà bán sỉ, họ chỉ xem đó là mức tối thiểu (ví dụ: đóng gói theo tiêu chuẩn phân
loại). Bà ta trước đây phụ trách mảng thị trường của HTX Dương Xuân Hội và hiện vẫn
là một xã viên. Bà có mối quan hệ rất tốt với HTX và có thiện chí cung cấp các hỗ trợ
cho người nông dân như phân bón và vốn vay nhỏ theo mùa vụ nếu họ cam kết sau này
bán trái cho bà. Bà Mai vừa mới mua miếng đất kế cạnh nhà đóng gói (6.000 m2) và có
ý muốn đầu tư xây dựng nhà đóng gói theo tiêu chuẩn GlobalGAP/BRC standards.
Khu đất của bà Mai sẽ xây dựng nhà đóng gói
Nhóm thực hiện dự án của SOFRI đã bắt đầu hổ trợ để điều này trở thành hiện thực. TS.
Phong đã thiết kế sơ đồ nhà đóng gói, và đã giới thiệu cho bà Mai. Con rễ của bà Mai
Quách Tĩnh (ông Tĩnh) sẽ chịu trách nhiệm quản lý nhà đóng gói mới này. Hiện tại, họ
Page 12
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
không có bất cứ khách hàng nào đòi hỏi trái thanh long phải có chứng nhận GlobalGAP
nhưng bà ta tin tưởng rằng nhu cầu vẫn có, đặc biệt là thị trường châu Âu. Mặc dù bà ta
lo lắng về những nguy cơ khi trở thành một nhà xuất khẩu trực tiếp (như trường hợp
không trả tiền khi đã nhận được hàng), bà ta chuẩn bị đầu tư để phát triển hơn nữa việc
kinh doanh của mình. Có lúc, đã có những gợi ý hợp tác cùng với ông Long nhưng bà ta
đã không có những mối liên lạc nào nữa với ông Long về vấn đề trên. Họ chưa có kế
hoạch tài chính nào cho nhà đóng gói mới và cũng không ước tính được chi phí bao
nhiêu cho nhà đóng gói mới hay dự kiến sau bao lâu thì có thể thu hồi được vốn đầu tư.
Họ đã yêu cầu phía SOFRI hỗ trợ để giúp họ ước tính chi phí và do SOFRI có liên quan
đến dự án CARD hỗ trợ cho Viện nghiên cứu cây trồng và thực phẩm về Dự án song
phương và dự án hiện tại để phát triển kế hoạch kinh doanh cho nhà xưởng chế biến sản
phẩm cắt gọt, họ sẽ có năng lực để giúp bà Mai phát triển nhà đóng gói và kế hoạch
kinh doanh trong tương lai.
Nhà đóng gói hiện tại của bà Mai và dự kiến kế hoạch phát triền
Dự án CARD hỗ trợ cho Đối tác SOFRI về phát triển kỹ năng Kinh tế nông nghiệp
Váo tháng 6/2009, người được SOFRI chọn bổ sung (ông Lập) tham dự hội thảo kết
thúc dự án thuộc dự án CARD Kinh tế nông nông nghiệp tại Đại học Kinh tế Huế
(HCE) và ông ta cũng tham gia với tư cách là một quan sát viên đánh giá hiệu quả khi
dự án kết thúc. Sau đó, ông ta đã nhận toàn bộ tài liệu tập huấn dành cho cán bộ khuyến
nông của dự án. Có 3 phần tập huấn chính và các phần này đề cập đến Lập kế hoạch
kinh doanh nông nghiệp, Phân tích trang trại và Thị trường và Chuỗi cung ứng. Nhóm
dự án CARD đã hỗ trợ để giúp ông ta phụ trách phần tập huấn này nếu có yêu cầu và
ông ta cũng đã được giới thiệu và cung cấp thông tin liên lạc với TS. Xuân (Chủ nhiệm
Khoa Kinh tế) tại HCE trong trường hợp ông ta muốn tiếp tục cùng với HCE để hỗ trợ
hơn nữa hoặc có cơ hội được tập huấn sau này.
Mặc dù ông Lập không được yêu cầu bất kỳ hỗ trợ nào hơn nữa từ nhóm dự án CARD,
ông ta đã bắt đầu mở rộng kỹ năng kinh tế nông nghiệp cho chính công việc của mình.
Ông ta có mối liên lạc với một giảng viên của Đại học Cần Thơ (CTU), hiện đang giảng
dạy về chuỗi giá trị và ông ta đã bắt đầu soạn bài trình bày cho nông dân để giới thiệu
về khái niệm chuỗi giá trị. Ông ta hiện đang làm việc cho một dự án ADB tập trung vào
3 loại cây trồng ở 3 tỉnh (nhãn ở Tiền Giang, chôm chôm ở Bến Tre và buởi ở Vĩnh
Long) với mục tiêu là cải thiện các HTX trái cây và liên kết với thị trường. Do giới hạn
về khungthời gian của dự án CARD thanh long và chú trọng chính là chứng nhận
GlobalGAP cho người nông dân, đã không có đủ thời gian dành cho tập huấn cho nông
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
Page 13
dân về lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại và các kỹ năng phân tích. Nhưng cũng
cần lưu ý rằng những kỹ năng này vẫn rất thiết thực và hữu ích cho người nông dân có
được sự hiểu biết tốt hơn bằng cách như thế nào để duy trì và phát triển kinh tế trang
trại của họ, cũng hy vọng rằng với những tài liệu có được từ HCE và CTU, ông Lập sẽ
phát triển những kỹ năng và tư tin để giúp đỡ cho người nông dân về khía cạnh này.
Ông ta sẽ làm việc kết hợp với cán bộ chủ chốt khác của SOFRI như ông Hiếu là người
hướng dẫn cho nông dân về tầm quan trọng của việc lưu trữ sổ nhật ký ghi chép dùng
trong quản lý chất lượng.
Bảng đang ký xúc tiến GAP cho thanh long và các loại cây trồng khác được trình bày
trong Phụ lục 11 bảng tính Hiện trạng tập huấn cho nông dân.
4.2 Hồ sơ về số lượng và sản lượng thanh long, tiếp cận thị trường và lợi nhuận
cho người nông dân đối với nhà đóng gói mới và các nhóm nông dân nhỏ
Sản lượng trái và giá trị
Khó khăn cho dự án thanh long là việc thu thập các số liệu một cách rõ ràng và chính
xác về sản lượng và giá trị chào bán và giá bán ở các thị trường khác nhau trước và sau
khi đạt chứng nhận.
Một số nguyên nhân gồm:
•
Nhà đóng gói, nông dân hay nhóm nông dân cho rằng đó là những thông tin kinh
tế nhạy cảm
•
Giá bán được trích dẫn từ người nông dân là không mấy tin cậy khi so sánh với
giá của người mua và với giá của thị trường, điều này do:
o Trái bán trực tiếp ra thị trường; bán mão trên cây; bán thông qua thương
lái; bán cho nhà đóng gói; cước phí vận chuyển phải trả v.v…
o Giá biến động theo mùa vụ
o Phân loại và kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói theo yêu cầu hoặc
được chấp nhận ở giai đoạn kế tiếp trong quá trình đóng gói
•
Dự án yêu cầu có được số liệu chính thức nhưng không đầy đủ. Hy vọng tiếp
cận được các thông tin từ các nguồn chính thức sau:
o Thị trường nội địa — giá bán lẻ tại địa phương; ở các siêu thị ở thành
phố; giá bán tại vườn tại mọi thời điểm
o Sản lượng trước khi đạt GAP và giá bán trái thanh long xuất khẩu
Các nước châu Á ngoại trừ Trung quốc
Trung quốc
Vương quốc Anh và châu Âu
Hoa kỳ
Nhật bản/Hàn quốc
o Sản lượng và giá bán trái thanh long xuất khẩu sau khi người sản
xuất có chứng nhận GlobalGAP
Các nước châu Á ngoại trừ Trung quốc
Trung quốc
Vương quốc Anh và châu Âu
Hoa kỳ
Page 14
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
Nhật bản/Hàn quốc
Từ triển vọng của lãnh đạo dự án, tiến hành so sánh vào thời điểm này giữa chuỗi giá trị
trái thanh long khi không có sự can thiệp của của dự án và kết quả lợi nhuận đưa lại cho
các hộ nông dân sản xuất nhỏ và dự án triển khai hoàn toàn tuân thủ chuỗi giá trị GAP
là còn quá sớm và không sát thực tế. Các hợp phần có ý nghĩa của dự án CARD thanh
long triển khai nhưng chưa đạt được gồm:
•
Kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch cho trái thanh long dẫn đến lựa chọn
vận chuyển bằng đường biển để giảm chi phí; thời gian bảo quản lâu hơn cho
người bán lẻ; người mua tự tin về sản phẩm — Dự án khởi động các thí nghiệm
bảo quản sau thu hoạch tại SOFRI cho thấy thời gian bảo quản trái thanh long
có thể kéo dài hơn nhiều
•
Kiểm soát bệnh hại sau thu hoạch: giảm tổn thất ngay tại thị trường (hiện tại một
lượng lớn tráu bị tiêu hủy ngay tại nơi bán. Những trái bị tiêu hủy đó phải chịu
phí tổn để sản xuất, xử lý sau thu hoạch, chi phí vận chuyển, chi phí làm hồ sơ
nhưng lại không đem lại lợi nhuận/đồng thời phải chịu thêm chi phí để tiêu hủy);
giảm được bệnh hai sau thu hoạch cũng sẽ nâng chất lượng của trái và cải thiện
được giá bán, đòi hỏi của thị trường; người tiêu dùng trung thành; khách hàng
tự tin — Dự án khởi động các thí nghiệm bảo quản sau thu hoạch tại SOFRI cho
thấy bệnh hại sau thu hoạch có thể được kiểm soát
•
•
Khả năng vận hành chứng nhận GAP trái thanh long được cải thiện một cách có
hệ thống bằng các mối liên hệ với khoa học chỉ vừa mới nhận thức và đưa vào
thực hiện. Cải thiện hiệu quả kinh tế cho sản phẩm, thỏa mãn khách hàng và
giảm tổn thất sẽ tạo ra cú hích nâng cao lợi nhuận/sống còn cho ngành sản xuất.
Hiện tại chỉ có một số lượng nhỏ trái thanh long tuân thủ GAP và bán rãi rác
không liên tục để có thể đem lại toàn bộ triển vọng lợi nhuận.Tạo thương hiệu
sản phẩm, hợp tác cùng bán, các tiêu chuẩn tuân thủ và quản bá tiếp thị tốt sẽ
làm tănggiá trị sản phẩm và lợi nhuận cho người nông dân.
Các dự án CARD thanh long, thông qua SOFRI, đã thiết lập một cơ sở cho việc phát
triển có hệ thống ngành sản xuất thanh long theo khuynh hướng chất lượng ở Việt nam.
Nhân sự quốc gia với cơ sở hạ tầng phát triển có đầy đủ kỹ năng và năng lực cho ngành
này đạt được tối đa tiềm năng và chuyển được lợi nhuận sang các ngành cây trồng khác.
4.3 Thông tin cụ thể về thị trường
Thâm nhập thị trường
Các yêu cầu đòi hỏi để thâm nhập thị trường bởi từng quốc gia và từng cá nhân công ty
khách hàng không ngừng thay đổi và người sản xuất phải thích ứng và tuân thủ
với bất kỳ tiêu chuẩn thay đổi nào. Hiện tại, chương trình tập huấn của dự án thanh long
chủ yếu theo các yêu cầu chung của cả nước và phản ứng với những yêu cầu khắc khe
của một số công ty khách hàng như mong muốn:
•
Các nước châu Á ngoại trừ Trung quốc
Tiêu chuẩn GAP hiện chưa phải là một yêu cầu nhưng có sự chuyển biến
hướng theo sản phẩm an toàn, hợp pháp và chất lượng, bảo quản và xuất
khẩu cho toàn bộ sản phẩm nông sản
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm và dư lượng hóa chất nông nghiệp
(MRLs) là những quan tâm hàng đầu.
•
Trung quốc
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
Page 15
Tiêu chuẩn GAP, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, tuân thủ MRL, an toàn
và có đăng ký hiện là yêu cầu hàng đầu cho các sản phẩm xuất khẩu sang
Trung quốc, đặc biệt là cho các thị trường giá trị cao
Tiêu chuẩn VietGAP được SOFRI phụ trách biên soạn đáp ứng tất cả các
yêu cầu hiện nay của thị trường Trung quốc.
•
Vương quốc Anh và châu Âu
Tuân thủ theo Tiêu chuẩn GlobalGAP là yêu cầu tối thiểu cho trái cây
vào thị trường UK/châu Âu
Chứng nhận Tiêu chuẩn BRC có thể hỗ trợ thâm nhập trực tiếp vào các
thị trường giá trị cao hơn nếu được đóng gói và trình bày đặc biệt hơn
Thị trường đặc biệt như: BioGro, Tesco’s, Marks & Spencer, v.v... cũng
đòi hỏi những tiêu chuẩn bổ sung và riêng biệt của họ (thương hiệu)
trước khi sản phẩm được chấp nhận. Tong hầu hết các trường hợp, tăng
thu nhập từ giá bán đánh giá cho nỗ lực bỏ ra để đáp ứng các tiêu chuẩn
nâng cao này. Ví dụ, sản phẩm có chứng nhận của BioGro có thể đem lại
lợi nhuận từ 30% và 100% cao hơn sản phẩm truyền thống ở các thị
trường giá trị cao.
•
•
Hoa kỳ
Trái thanh long phải được sản xuất đạt giá trị cao; chứng nhận
GlobalGAP cũng là một tiêu chuẩn được chấp nhận
Tất cả các nhà đóng gói phải tuân thủ theo quy trình chuẩn của thị trường
USA và phải được đăng ký như là một nhà đóng gói được phê chuẩn
Toàn bộ trái phải được xử lý dịch hại bằng chiếu xạ để loại bỏ trứng và
ấu trùng của ruồi đục quả
Nhà máy chiếu xạ phải đáp ứng Tiêu chuẩn Hoa kỳ và sản phẩm thường
xuyên được giám sát và kiểm tra.
Nhật bản/Hàn quốc
Trái thanh long phải được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP
Toàn bộ trái phải được xử lý côn trùng bằng hệ thống hơi nước nóng để
diệt trứng và ấu trùng của ruồi đục quả
Thiết bị xử lý phải được Nhật bản chấp nhận và do Nhật bản vận hành
Việc xử lý trái thanh long được kiểm tra nghiêm ngặt và quy trình được
thực hiện bởi Bộ Nông Ngư Nghiệp Nhật bản.
5 Triển khai thực hiện & các vấn đề bền vững
5.1 Triển khai thực hiện
Triển khai thực hiện tiếp cận cộng đồng của sẽ được tiếp tục. Những khó khăn trong
việc triển khai tiếp cận cộng đồng của dự án đã được đúc kết kinh nghiệm và lưu ý
nhưng vẫn và sẽ luôn có những trở ngại trong việc thực hành những thay đổi và giới
thiệu hệ thống chất lượng cho ngành sản xuất thanh long là không thể loại trừ. Kinh
nghiệm học hỏi từ thực tế của nhóm thực hiện dự án phía SOFRI trong suốt dự án thanh
long thứ nhất và dự án tiếp theo đã trang bị cho họ những kỹ năng để khắc phục những
khó khăn trong tiến độ triển khai dự án.
Page 16
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
5.2 Tính bền vững
Các nỗ lực đã được tiến hành trong quá trình triển khai thực hiện cả hai dự án CARD
thanh long để thực hiện sáng kiến GAP cho ngành sản xuất thanh long theo cách bền
vững nhất. Các khuynh hướng chủ yếu đóng góp cho sự bền vững của các dự án CARD
tahnh long bao gồm:
•
Phát triển năng lực quốc gia về kỹ năng thực hành để nắm bắt, duy trì, định
hướng, cải thiện các hệ thống chất lượng theo khuynh hướng tiêu chuẩn của thị
trường
•
•
Kết nối giữa tư nhân và nhà nước vì mục tiêu chung là phát triển chất lượng
GAP cho ngành sản xuất thanh long
Năng động theo khuynh hướng thị trường trong tất cả mọi xu hướng của ngành
sản xuất nông sản, bảo quản sau thu hoạch và hỗ trợ
Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho ngành sản xuất nông sản
Định hướng tầm quan trọng của văn hóa “Chất lượng” khi triển khai sáng kiến
GAP.
•
•
6 Các bước chính tiếp theo
Tiếp tục với sáng kiến chương trình tiếp cận cộng đồng của dự án thanh long theo cách
bền vững khi dự án hoàn thành.
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
Page 17
Phụ lục 1Tập huấn nông dân và mối liên quan của nhóm thực hiện dự án thanh
long
Có hai phần tập huấn dành cho nông dân và nhà đóng gói:
Bảng: 1 Trên trang trại điều khiển tập huấn bởi cán bộ của SOFRI có liên quan trực tiếp tới dự án thanh long
Lớp tập huấn này rất có mục tiêu và mang tính thực hành và áp dụng thực tế
Bảng: 2 SOFRI tiến hành các phần tập huấn thường xuyên ngay tại Viện cho nông dân tại hội trường
và có liên quan đến nhiều chủ đề/hợp phần về GAP.
Bảng số liệu xác định những khóa tập huấn trong đó có phần được trình bày bởi giảng viên
có làm việc cho dự án hoặc áp dụng trực tiếp bởi giảng viên, thiết bị và hệ thống
về GAP cho các tiêu chuẩn được thị trường thế giới đòi hỏi cho tất cả các loại cây trồng.
Bảng: 1 Tập huấn trên trang trại
Ngày
Tỉnh
Nhóm
Số lượng
35
Nội dung chủ đề
Thanh tra nội bộ
Mức độ
Tuân thủ
Tuân thủ
Người trình bày
Nhóm dự án thanh long
Nhóm dự án thanh long
16-18/03/09
21-22/03/09
14-15/04/09
Nhà đóng gói/nông dân
Nhà đóng gói/nông dân
Nông dân
29
HACCP
Nhóm dự án thanh long
Hiếu/John C.
21
An toàn lao động và Sơ cấp cứu
25/11/2009 Long An
HTX
40 of 47
GAP và thị trường
Bắt đầu GAP
Tuân thủ theo GlobalGAP và cá vấn đề về quản
25/11/2009 Tiền Giang HTX Chợ Gạo
2 of 23
lý
Gần đạt tuân thủ
Mr Hieu/John C.
BT
BT
LA
LA
Nhà đóng gói
Nhà đóng gói
3
4
3
1
Cập nhật cẩm nang chất lượng
Thanh tra nội bộ
Áp dụng
Nhóm dự án thanh long
Hoàng
Tiền chứng nhận
Chuẩn bị
Nhà đóng gói
19/08/2009
19/08/2009
Thiết kế nhà đóng gói/hệ thống chất lượng
GlobalGAP
TS Phong
HTX
Bắt đầu lại
TS Phong/ Hiếu
SOFRI tập
Bảng: 2 huấn
Trà Vinh
Nông dân
300
20
GAP: sử dụng thuốc BVTV đúng
Nâng cao
Hieu
Tháng 9
Đồng Tháp Cán bộ KN
Chất lượng & quản lý sau thu hoạch
IPM trên thanh long; An toàn lao động và Sơ cấp
cứu
TS Phong
17-18/08/09
BT Nông dân
18
Bước đầu làm quen Khuyến nông/BVTV
Page 18
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
7 Phụ lục 2 MARD phê duyệt trở thành Tổ Chức Chứng
Nhận
Page 20
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
8 Phụ lục 3 Tiêu Chuẩn VietGAP
Page 21
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
9 Phụ lục 4 Bảng danh mục kiểm tra VietGAP
Page 22
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
10 Phụ lục 5 Thư điện tử ngày 30 tháng 11, 2009
Dear William
I hope this email gets through, it may do as it is a reply to an existing channel.
Thank you for your prompt response and I am delighted to read of your intentions. There is no doubt that both
parties are very busy but this is in a good way especially for the SOFRI team as they have been building their
skills and delivering to the GAP initiative in Vietnam. There is no doubt that it will take some time before
individual roles are defined and this will come together gradually.
Personally I wish to see a start made to have lots more small-holder dragon fruit farmers improve to market
driven GAP standards to enable them to access high value markets. I also wish to see the responsibility for the
farmer development, which is now with the SOFRI dragon fruit team, to shift to become completely
commercial, and supported with research and technology by SOFRI.
I cannot be on hand in Vietnam to mentor but as always, please let me know if I can assist to make this happen!
Kind regards John
From: Ticay [mailto:ticay@ticay.com.vn]
Sent: Monday, 30 November 2009 7:02 p.m.
To: 'Hoang Nguyen Huu'
Cc: 'HOA NGUYEN VAN'; John Campbell; 'cindylebt'
Subject: RE: mail chuyen tiep tu ong John 301109
Dear Mr. John , Mr. Hoa , Mr. Hoang ,
Thank you for your e-mail .
I really understood this situation but SOFRI team was very busy during last period .
At my side , we always need everything is clear with detail schedule in this cooperation . It will support us to
arrange a right schedule to SOFRI team in working at right position under dragon fruit supply chain system .
I always cooperate and support with all projects relating to dragon fruit in Vietnam , Japan , EU and USA . We
will take care of export markets with GlobalGAP and VietGAP certificates from dragon fruit farmers or dragon
fruit groups ( Cooperative ) .
So please do not be worry to our cooperation and let me know how many hectares of dragon fruit and famers
that we will work together from their thoughts and wishes to this project . We should start from the basic things
that farmers ‘s wishes and try to satisfy them step by step , it will make a close relationship from farmers to us
for long term cooperation .
OK , please let me know the next steps that we have to join in this project and we always try our best for this .
Looking forward to hearing your reply soon.
Note : my cell phone in Rotterdam : + 31 619 773 591
With regards ,
William
From: Hoang Nguyen Huu [mailto:hoangsofri@yahoo.com]
Sent: Monday, 30 November, 2009 11:26
To: Ticay
Subject: mail chuyen tiep tu ong John
Anh Long,
Ong John mail cho anh khongduoc, bi tra lai, nen ong nho em chuyen mail nay cho anh, anh vui long mo file kem
Dear Mr Long
Thank you for taking time to talk to me by phone today Friday 27 November 2009.
Page 23
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
I would like to reconfirm our discussion regarding the implementation of the intent of the meeting between
yourself; the SOFRI dragon fruit team; Dr Marlo Rankin, and myself during one of my earlier project visits this
year whereby you confirmed you and your company would work with the SOFRI dragon fruit team to:
•
Assist with linking the Tien Giang and Long An dragon fruit farmers with high value markets during
transition towards GlobalGAP certification and when Certificated
•
Provide training assistance to those farmers to ensure they produce dragon fruit that is compliant with
the GlobalGAP Standard (or other specific standards), and can manage their small businesses in a
sustainable way
•
•
Receive assistance to elevate your Binh Thuan packhouse from on-farm packing GlobalGAP
compliance to the BRC Standard
Link Binh Thuan small-holder GlobalGAP dragon fruit farmers with high value markets
As I indicated during our discussion I am very disappointed that little or no progress has been made for your
company to link with the SOFRI dragon fruit project team since our discussions. There is so much that could be
gained for the small-holder dragon fruit farmer as the contracted supplier and for you as the exporter through
the implementation of the meeting discussions. I must note that working with SOFRI for this project and to
develop a long term association would have significant benefits for your company in the future in the area of
technical support to any sustainable horticultural enterprise you may be involved in. It appears to me that both
parties have been waiting for each other to make the approach and neither has!
I would like to point out that the rapidly expanding global trend is for safe, legal and quality fruit, to standards
such as GlobalGAP, and it is very important that Vietnam horticulture, particularly dragon fruit, rapidly comply
with the trend to enable it to gain an early advantage and be competitive and to attain strong preferred supplier,
exporter, and customer relationships.
You indicated that the SOFRI team should send some information to you to initiate the way forward but I feel
this has already been done to the level necessary and to continue this would only delay implementation. May I
suggest both parties talk to each other and arrange to meet and plan the way forward with the emphasis on
delivery from all sides.
The SOFRI team is extremely busy, especially at this time of the year, as I am sure you are also, so neither party
can afford to waste unproductive time.
May I plead with you to be sincere with facilitating, in conjunction with the SOFRI team, the implementation
of our earlier discussions to improve the livelihood of the small-holder dragon fruit farmers of Binh Thuan, Tien
Giang and Long An. I am very happy to assist via email or phone where needed to make this happen and am
planning to make my final visit for the dragon fruit project in March or April 2010.
I am very proud of the SOFRI dragon fruit team for their qualifications and achievements in implementing
appropriate GAP Standards at any level, for their preparing of the VietGAP Standard, for representing Vietnam
on the global horticultural quality arena, for their practical skills in implementing GAP quality systems in the
field, for their technical and science capability in establishing the Vietnam horticulture quality infrastructure and
industry support.
You are very fortunate to have such close access to this quality resource.
I wish you a safe and successful trip to Rotterdam.
With best regards
John
Page 24
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
11 Phụ lục 6 Thư điện tử cho Ông Long từ TS Hòa
Re: Dragon fruit GAP project 080708
HOA NGUYEN VAN [hoavn2003@gmail.com]
Wed 3/06/2009 11:40 AM ticay@ticay.com.vn; tblongtrade@hcm.vnn.vn; jcampbell@hortresearch.co.nz;
hoangsofri@yahoo.com; marlo@card.com.vn
Dear Anh Long.
Today we (Marlo, Hoa and Hoang) discuss about Dragon Fruit Project implementation, especially about how to
run the project and the role of each stakeholder.
Some information we would like to inform you and get your involvement if it is possible.
For Long an Project, we have completed the project document and sent for final approval for about 30 ha of
Dragon Fruit in Chau Thanh district, especially in An Luc Long, Dương Xuân Hội and Tam vu. I will be taking
charge for this project (for consultancy), Mrs. Dam (Chau Thanh agri leader) will be the leader for the
implementing agency. The project will be implemented within June, 2009. The fund for the project will be from
Department of Science and Technology of Long An, which will be covered the cost for implementing, some
support to farmers and consultancy. Last two weeks we went to TamVu to meet with the Packer (Năm Thôn)
there, he commits to buy more land and build the packhouse (he also said that one day before your men have
come and committed somethings to them?). I think it will be good if they can build up the packhouse there, we
will help them to establish and build up the packhouse to meet the GlobalGAP standards.
For Tien Giang project: the Tien Giang DARD has invited SOFRI for consultancy to establish and implement
the groups of farmers of about 100 ha to meet the GlobalGAP standards in late of this year to early of next year.
Mr. Hoang will be in charge. However, this project will be different. Mr. Hoa (Tien Giang DARD) will be the
project leader, he also has another project to build the packhouse by themselves (everything they can invest) and
let the cooperatives' leaders to decide where and whom the product will be sold, the competition will help the
price of the product increasing.
So for the Longan project, we (project team and your people) can discuss more to see what your Company will
be involved and the chance for expand the areas is there if you could make some investment.
For Tien Giang project, some companies would like to buy their product too, it means the competition is there.
If you want your company involve and buy their products, we can help in making the appointment with Mr.
Hoa (Tien Giang DARD) to discuss about how your company's involve and see any requirement from them.
We will be appreciated if you can inform us your opinion about this. Looking forward to hearing from you.
Best Regards.
Nguyen Van Hoa
Page 25
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
12 Phụ lục 7 Thông tin về HTX Long An thu thập từ cuộc
họp ngày 3 tháng 11, 2009
Ngày 3/11/09 cuộc họp được tổ chức với chủ nhiệm HTX Dương Xuân Hội (ông Tài), trưởng nhóm An Lục
Long (ông Trung) và một số xã viên. Mục tiêu buổi họp là để nắm bắt quan điểm của người nông dân về việc
thực hiện áp dụng GlobalGAP và tiến độ công việc thực hiện để hướng đến đã đạt được chứng nhận tiêu chuẩn
GlobalGap.
Nhà đóng gói Dương Xuân
Ông Trung (trưởng nhóm An Lục Long )
•
•
Hy vọng nhóm sẽ được chứng nhận trong năm 2010
Có hai lý do mà xã viên chọn áp dụng GlobalGAP:
o
o
Họ tin tưởng nó sẽ giúp họ thỏa mãn được yêu cầu của thị trường
Họ biết rằng bảo đảm an toàn cho sản phẩm mà họ sản xuất ra là rất quan trọng cho chính họ
và cho trang trại
•
•
Họ đã biết rõ họ phải thực hiện các kỹ thuật sản xuất vệ sinh trên trang trại như xây nhà vệ sinh và kho
phân thuốc riêng biệt. Họ cũng biết rằng ghi chép và lưu giữ hồ sơ là khâu quan trọng nhưng họ vẫn
chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Khi được hỏi về giá bán mà họ hy vọng nhận được khi có chứng nhận, ôngt ta trả lời rằng giá sẽ không
cao, nhưng họ có nghe từ rất nhiều các kênh thông tin khác nhau về nhu cầu thực phẩm an toàn và
nhận thức rằng đó chính là con đường duy nhất để đáp ứng nhu cầu trong thời gian tới
Họ hy vọng rằng sau khi có được chứng nhận, giá bán trái thanh long sẽ cao hơn bởi chi phí áp dụng
GlobalGAP cũng cao hơn
Họ không biết chắc bao nhiêu % giá cao hơn mà họ sẽ cần để bù lại chi phí chứng nhận nhưng họ hy
vọng sẽ được nhà đóng gói đầu tư tiền giúp nông dân hoàn thành quy trình chứng nhận
Họ đã được tập huấn về IPM và các cuộc thảo luận không chính thức về các yêu cầu của GAP nhưng
chưa được tập huấn về GlobalGAP.
Toàn bộ thành viên của nhóm An Lục Long đã đồng ý tham gia với HTX Dương Xuân Hội (phải đóng
cổ phần 1 triệu đồng/người)
•
•
•
•
Ông Tài (Chủ nhiệm HTX Dương Xuân Hội)
•
•
•
HTX được thành lập từ năm 2004 với 62 xã viên
Cổ phần là 1.000.000 đồng/xã viên
Không phải toàn bộ xã viên đều trồng thanh long trong đó có khoảng 90% xã viên hy vọng được chứng
nhận
•
•
•
Mục tiêu chính của HTX là bán sản phẩm an toàn là những sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn của
khách hàng (GlobalGAP)
HTX cũng có cửa hàng phân thuốc BVTV mua hàng trực tiếp từ nhà phân phối do đó họ có thể đảm
bảo chất lượng của hàng hóa và bán cho nông dân với giá thấp hơn.
Hộ nông dân không thuộc HTX cũng có thề mua phân, thuốc BVTV của HTX bằng giá với xã viên
nhưng xã viên sẽ được ưu tiên tham gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ thêm thông qua HTX
từ các chương trình dự án của tỉnh.
Page 26
Extending Export Opportunities to small-plot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua thực hành nông nghiệp tốt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bao_cao_mo_rong_co_hoi_xuat_khau_thanh_long_cho_cac_ho_nong.pdf