Đề tài Phương pháp dạy học Ngữ văn
Báo cáo khoa học
Đề Tài:
Học phần
phương pháp dạy học Ngữ văn
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thơ trữ tình là một bộ phận chiếm số lượng lớn trong chương
trình Ngữ văn THCS nói chung và chương trình Ngữ văn 8 nói riêng. Để
dạy-học tốt các tác phẩm thơ trữ tình, tạo được sự rung cảm, bồi đắp
được tâm hồn, trí tuệ cho học sinh là vấn đề quan trọng được nhiều
người quan tâm.
Với xu thế thời đại, ngày càng nhiều học sinh chán học môn ngữ
văn - một môn học quan trọng và chiếm số tiết khá nhiều trong phân
phối chương trình so với các môn học khác. Để lôi cuốn sự hứng thú học
tập môn Ngữ văn cho các em lứa tuổi THCS, Bộ GD&ĐT đã có nhiều sự
đổi mới về nội dung chương trình và phương pháp dạy - học nhằm giúp
các em tiếp thu tốt các tác phẩm văn chương, đặc biệt là thơ trữ tình.
Là sinh viên ngành sư phạm Văn - Sử, tôi muốn chung một cánh
tay vào công việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy - học văn hiện
nay nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Để thực hiện
điều đó, tôi nghiên cứu một số bài thơ trữ tình trong chương trình Ngữ
văn 8, bằng việc sử dụng các kiểu câu hỏi để thiết kế bài giảng theo
phương pháp tích hợp - tích cực, nhằm định hướng cho giáo viên và học
sinh trong việc tiếp cận thơ trữ tình theo phương pháp mới.
Qua hệ thống các kiểu câu hỏi: câu hỏi liên tưởng - tưởng tượng;
Câu hỏi phát hiện - gợi tìm; Câu hỏi phân tích tổng hợp; Câu hỏi so sánh;
Câu hỏi khái quát; Câu hỏi nêu vấn đề, tôi mong muốn tạo ra được
những câu hỏi thú vị, kích thích sự hứng thú tìm tòi, khám phá cho học
sinh, giúp các em vừa cảm, vừa hiểu tốt tác phẩm văn chương, phát huy
được chủ thể chủ quan của các em.
Lựa chọn nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu
các vấn đề nhằm giúp mình tự nắm vững và củng cố phương pháp dạy
học môn Ngữ văn THCS (nhất là các tác phẩm thơ trữ tình) theo hướng
tích hợp, tích cực với việc vận dụng hệ thống các kiểu câu hỏi để phục
vụ cho các đợt thực tập sắp tới và quá trình giảng dạy trong tương lai
của bản thân và đồng nghiệp.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề nghiên của thơ ca, nhất là thơ trữ tình hiện đại từ trước
đến nay, đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học quan tâm. Nhiều công
trình nghiên cứu rất có giá trị, phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy
của giáo viên và học sinh như:
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 1
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
1. Lê Huy Bắc, Hỏi - đáp kiến thức Ngữ văn 6; 7; 8; 9, NXB giáo
dục, 2005
2. Hoàng Hữu Bội, Thiết kế bài học Ngữ văn 6; 7; 8; 9, NXB giáo
dục, 2006
3. Trương Dĩnh: Thiết kế dạy học Ngữ văn 6; 7; 8; 9 theo hướng
tích hợp, NXB giáo dục, 2004
4. Nguyễn văn Đường, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6; 7; 8;9, NXB
hà Nội, 2004
5. Trần Đình Chung, Hệ thống câu hỏi đọc - hiểu ngữ văn 6; 7; 8;
9, NXB giáo dục, 2005
Tuy nhiên, những công trình đi sâu, cụ thể vào vấn đề giảng dạy
và học tập thơ trữ tình Việt Nam hiện đại theo quan điểm tích hợp, tích
cực vẫn chưa có nhiều.
Đề tài này nhằm phối hợp, vận dụng ý kiến các nhà chuyên môn
nhằm đưa ra phương pháp tối ưu nhất cho việc dạy học thơ trữ tình
Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn THCS (chương trình
Ngữ văn 8) theo hướng tích hợp, tích cực qua việc vận dụng hệ thống
các kiểu câu hỏi.
III. PHẠM VI, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi chỉ tập trung vào một số văn bản sau
đây:
1, Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh - Ngữ văn 8, tập I)
2, Muốn làm thằng cuội (Tản Đà - Ngữ văn 8, tập I)
3, Nhớ rừng (Thế Lữ - Ngữ văn 8, tập II)
4, Ông đồ (Vũ Đình Liên - Ngữ văn 8, tập II)
5, Khi con tu hú (Tố Hữu - Ngữ văn 8, tập II)
6, Ngắm trăng (Hồ Chí Minh - Ngữ văn 8, tập II)
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thơ trữ tình và thơ trữ tình Việt Nam hiện đại.
- Thiết kế sơ bộ bài giảng theo hướng tích hợp, tích cực bằng vận dụng
các kiểu câu hỏi: liên tưởng - tưởng tượng; so sánh; phát hiện - gợi tìm;
phân tích tổng hợp; khái quát; nêu vấn đề ở một số văn bản Ngữ văn 8.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài này hướng tới là đi sâu vào tìm hiểu nội dung
và nghệ thuật của một số tác phẩm thơ trữ tình Việt Nam hiện đại trong
chương trình Ngữ văn 8
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 2
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số biện pháp nghiên
cứu:
1. Phương pháp so sánh, đối chiếu
2. Phương pháp thống kê – phân loại
3. Phương pháp phân tích - tổng hợp
4. Phương pháp thiết kế - soạn giảng
5. Phương pháp graph (sơ đồ hoá)
V. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
PHẦN HAI: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Đặc điểm thơ trữ tình và một số văn bản trong chương
trình Ngữ văn 8
CHƯƠNG II: Vận dụng các kiểu câu hỏi trong khi dạy học thơ trữ tình
PHẦN BA: KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Mục lục
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 3
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
PHẦN HAI: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM THƠ TRỮ TÌNH VÀ THƠ TRỮ TÌNH
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8
THCS
I. KHÁI NIỆM THƠ TRỮ TÌNH VÀ CÁI "TÔI" TRỮ TÌNH
- Trữ tình là phương thức phản ánh (hiện thực đời sống; hiện thực
tâm trạng) bằng cách bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý thức của tác giả thông
qua cái tôi trữ tình, mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể.
- Thuật ngữ thơ trữ tình dùng để chỉ chung các thể thơ thuộc loại
trữ tình, trong đó nhà thơ bộc lộ một cách trực tiếp những cảm xúc riêng
tư, cá thể về đời sống, thể hiện tư tưởng về con người, cuộc đời và thời
đại nói chung. Tính chất đặc trưng cơ bản nhất của trữ tình là tính chất
cá thể hoá của cảm nghĩ và chủ quan hoá của sự thể hiện tình cảm.
Thuật ngữ Thơ trữ tình được dùng để phân biệt với thơ tự sự
thuộc loại tự sự (từ điển thuật ngữ văn học)
- Cái tôi trữ tình bao gồm chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình, là
đối tượng trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ, cảm xúc trong bài thơ
- Nhân vật trữ tình không có diện mạo, lời nói, quan hệ cụ thể
nhưng được thể hiện qua giọng điệu, cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ của
nhà thơ. Là sự bộc lộ gián tiếp cái tôi trữ tình. Nhà thơ hoá thân vào đối
tượng để bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình.
II. ĐẶC ĐIỂM
1. Thơ trữ tình bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống
Cội nguồn của văn bản bắt đầu từ hiện thực cuộc sống con
người, thiên nhiên, xã hội, văn hoá, lịch sử… Văn học bắt nguồn từ đời
sống con người. Để sáng tác nên một bài thơ, người thi sĩ phải có những
cảm hứng, định hướng đề tài xuất phát từ hiện thực cuộc sống. Đó chính
là tình cảm, những suy nghĩ của nhà thơ trước hiện thực cuộc sống đã
được ý thức để bật lên thành vần thơ hài hoà, giàu nhịp điệu. Phải là
người sống giữa làng quê thân thuộc thì Xuân Quỳnh mới có thể có
Tiếng gà trưa với những dòng thơ chân thật, phải qua cuộc chiến đấu
anh hùng và đầy gian lao vất vả thì Chính Hữu mới có tình Đồng chí
chân chất tình cảm…
Có thể nói thơ là cái nhụy của cuộc sống, phản ánh cuộc sống một
cách thi vị và đầy màu sắc.
2. Thơ trữ tình là sự kết hợp giữa tình cảm và lí trí, giữa tình và ý.
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 4
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
- Theo Trần Đình Sử: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý
thức (lý luận văn học, tập II - Tác phẩm và thể loại văn học). Nó bộc lộ
trực tiếp cái chủ quan cá nhân của người nghệ sĩ. Nó không miêu tả sự
vật bên ngoài, không kể các sự vật xảy ra bên trong mà chỉ biểu hiện cái
xúc động nội tâm, những tình cảm, cảm nhận của con người trước sự
việc, giúp ta hiểu chủ thể bên trong. Cái tôi trữ tình được bộc lộ thông
qua nhân vật trữ tình hoặc chủ thể trữ tình.
Tình cảm chi phối mạnh mẽ nhưng phải có sự kết hợp hoà với lý
trí. Thơ là dòng chảy giữa đôi bờ lí trí và tình cảm, lý trí soi đường cho
tình cảm thăng hoa
- Thơ trữ tình có sự kết hợp hài hoà giữa ý và tình tình đọng lại
thành ý, ý mang tất cả sinh động của tình, ý và tình đan xen nhau tạo nên
mạch cảm xúc tuôn dạt.
3. Thơ gắn với trí tưởng tượng và liên tưởng
Thơ là nghệ thuật bậc nhất của trí tưởng tượng (Sóng Hồng). Trí
tưởng tượng chắp cánh cho nhà thơ thả hồn mình xây dựng những hình
tượng thơ mới mẻ, những điểm sáng nghệ thuật hấp dẫn, lôi cuốn
người đọc, sống mãi trong tâm hồn độc giả.
Nếu không có năng lực tưởng tượng, nhà thơ không thể thăng hoa
những cảm xúc thẩm mĩ của bản thân. Trí liên tưởng - tưởng tượng
thấm đượm tình cảm chủ quan của người nghệ sĩ.
Ví dụ: Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, bức tranh
thiên nhiên mùa xuân của đất nước đang sinh sôi, nảy nở, đâm chồi nảy
lộc khiến cho nhà thơ dấy lên khát vọng đẹp đẽ, lòng tha thiết yêu mến
và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện nguyện vọng chân thành
được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào
mùa xuân chung của dân tộc. Mặc dù đây chỉ là bức tranh tưởng tượng,
bởi nhà thơ lúc này đang sống những ngày tháng cuối cùng trên giường
bệnh.
Những bài thơ khác như Khi con tu hú của Tố Hữu, Viếng lăng
Bác của Viễn Phương, Bếp lửa của Bằng Việt đều được xây dựng từ
những hình ảnh liên tưởng - tưởng tượng.
- Nhờ trí liên tưởng tưởng tượngmà nhà thơ có thể nhập thân vào
nhân vật một cách sống động để bộc lộ những cảm xúc, những tình cảm
chân thành của bản thân.
- Ví dụ: Nhớ rừng của Thế Lữ, nhà thơ đã nhập thân vào con hổ
trong vườn Bách thú để tưởng tượng về một thời oai phong nơi rừng
xanh thuở còn tự do vẫy vùng, khi nó là chúa Sơn Lâm. Từ đó, nhà thơ
nêu lên nỗi buồn mất tự do của người dân Việt Nam trong thời kỳ thực
dân nửa phong kiến.
- Trí liên tưởng, tưởng tượng giúp nhà thơ xây dựng được những
hình ảnh độc đáo, sâu sắc.
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 5
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Nếu không có trí tưởng tượng phong phú sẽ không có bức tranh
mùa hè sôi động Khi con tu hú của Tố Hữu. Không có hình ảnh thi vị
Trăng vào cửa sổ đòi thơ trong Tin thắng trận (Báo tiệp) của Hồ Chí
Minh, sẽ chẳng bao giờ có một chú Cuội ngông trong Muốn làm thằng
cuội của Tản Đà,…
Nhờ trí tưởng tượng đã chuyển tải vào thơ những hình ảnh độc
đáo, trường tồn với thời gian.
4. Đặc điểm về ngôn ngữ thơ trữ tình hiện đại
4.1. Ngôn ngữ thơ trữ tình hàm súc, cô đọng
Để có một vần thơ lắng đọng, các nhà thơ phải lao động hết mình
để lựa chọn ra những ngôn từ thơ tốt nhất diễn tả được cảm xúc tình
cảm của mình. Đó là sự gọt giũa về mặt ngôn từ để tạo ra những từ ngữ
thơ mà đọc lên người đọc ấn tượng và hiểu thấu nội dung tư tưởng nhà
thơ gửi gắm.
4.2. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhịp điệu
Trong thơ, sự phân dòng của lời thơ nhằm mục đích nhịp điệu, tạo
ra nhịp điệu thơ. Cuối mỗi dòng thơ đều có chỗ ngắt nhịp.Tuỳ theo số
chữ trong mỗi dòng mà nhịp thơ thể hiện khác nhau.Và theo từng cung
bậc tình cảm thì nhà thơ sử dụng thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8
chữ hoặc dài hơn, hoặc ngắn hơn chen nhau…
Ví dụ: để tạo được vẻ dẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của chú
bé liên lạc vui tính và dũng cảm, tác giả đã sử dụng thể thơ bốn chữ.
…Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
(Tố Hữu, Lượm)
Ngoài ra, trong các thể thơ Việt nam như lục bát, song thất lục bát
tứ tuyệt, hát nói…là những cấu tạo nhịp điệu đặc biệt, có lưng, vần,
chân, lối ngắt nhịp riêng độc đáo.
4.3. Ngôn ngữ thơ có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo thành những khoảng
lặng giàu ý nghĩa
Khác với văn xuôi, ngôn ngữ thơ không có tính liên tục, không có
tính phân tích. Ngôn ngữ thơ là là mạch cảm xúc, nó tạo nên những
khoảng lặng để người đọc liên tưởng,tưởng tượng. Để thưỏng thức
được vẻ đẹp và ý nghĩa trong ngôn từ, người đọc phải có vốn kiến thức
nhất định để hiểu được dụng ý nghệ thuật của nhà thơ.
4.4. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc, tính hoạ
- Bằng những âm thanh luyến láy,bằng những từ ngữ trùng
điệp,sự phối hợp bằng trắc và cách ngắt nhịp,nhà thơ đã xây dựng nên
những câu thơ,những hình tưọng thơ có sức truyền cảm lớn, tạo nên
những cung bậc tình cảm tinh tế của người nghệ sỹ.
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 6
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
- Thơ được xây dựng bằng những hình tượng nghệ thuật có sức
gợi cảm lớn. Thi trung hữu hoạ, trong thơ thể hiện những bức tranh hoàn
mỹ mà người đọc có thể hình dung khi cảm nhận những vần thơ khắc
hoạ. Đó là tính hoạ trong thơ.
Ví dụ: Trong bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu, người đọc
có thể hình dung ra một bức tranh đồng quê đầu hè sống động, nhiều
màu sắc, âm thanh vui nhộn, giàu gợi hình và gợi cảm:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dây tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đầo…
(Tố Hữu – Khi con tu hú)
III. CÁC YẾU TỐ THI PHÁP
1. Đề tài
Đề tài là khái niệm chỉ các hiện tượng đời sống được miêu tả,
phản ánh trong tác phẩm.
Đề tài trong thơ trữ tình Việt Nam hiện đại rất phong phú và đa
dạng. Nó thể hiện những yếu tố cuộc sống được cái tôi trữ tình cảm
xúc, sàng lọc tinh tế.
Mỗi nhà thơ đều lựa chọn cho mình những mảng đề tài mà mình
tâm huyết.
Ví dụ: Tố Hữu là đề tài về cách mạng (Khi con tu hú); Thế Lữ là
đề tài người trí thức trước thực tại xã hội thực dân nửa phong kiến (Nhớ
rừng)
2. Thể loại
Là dạng thức tồn tại ổn định của tác phẩm quy định bởi cấu tứ.
Thể loại thơ trữ tình Việt Nam phong phú và đa dạng: thơ tự do,
thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát,…
- Thơ Đường luật (có bốn loại): Đường luật thất ngôn tứ tuyệt,
Đường luật thất ngôn bát cú, Đường luật ngũ ngôn, Cổ phong. Nhưng
trong thơ trữ tình Việt Nam hiện đại chủ yếu chỉ có Đường luật thất
ngôn tứ tuyệt, Đường luật thất ngôn bát cú, còn hai loại không có.
+ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt như: Ngắm trăng, Đi đường,
Cảnh khuya của Hồ Chí Minh,…
+ Đường luật thất ngôn bát cú như: Đập đá ở Côn Lôn của Phan
Châu Trinh, Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông của Phan Bội Châu,
Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà,…
- Thể lục bát như: Khi con tu hú của Tố Hữu,
- Thể song thất lục bát như: Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn
Khải
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 7
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
- Thể thơ tự do như: Nhớ rừng của Thế Lữ, Ông đồ của Vũ Đình
Liên,…
3. Kết cấu
Là cách thức tổ chức tác phẩm nhằm bộc lộ tốt nhất chủ đề tư
tưởng của tác phẩm. Mỗi nhà thơ thường có cách tổ chức kết cấu riêng.
Kết cấu có 4 loại: Kết cấu hình tượng, kết cấu văn bản, kết cấu
ngôn ngữ, kết cấu chỉnh thể. Ở đây chỉ khảo sát kết cấu hình tượng
(cấu tứ) và kết cấu văn bản (bố cục).
- Kết cấu hình tượng (cấu tứ): Tứ thơ là hạt nhân kết cấu hình
tượng thơ trữ tình. Cấu tứ là tạo được hình tượng có khả năng khêu gợi
cảm xúc thơ, cảm xúc nhân văn của tâm hồn con người. Đó là sự kết
hợp giữa hình ảnh và ý thơ, sao cho sự sống động của hình ảnh càng
triển khai ra, càng khơi sâu thêm ý nghĩa của bài thơ.
- Kết cấu văn bản (bố cục): Tứ thơ quy định kết cấu hình thức
văn bản (nhất là dung lượng) nhiều thể loại, thể tài.
4. Nhịp điệu
Nhịp điệu chi phối âm hưởng và nhạc của bài thơ, phù hợp với
diễn biến cảm xúc của chủ thể trữ tình
Nhịp điệu được tạo ra bởi nhiều yếu tố trùng điệp như: âm thanh,
vần điệu, ý thơ, dòng thơ và dựa trên cơ sở quan trọng là bước thơ.
-Thơ lục bát truyền thống thường có nhịp:
Dòng lục: 2/2/2
Dòng bát: 2/2/2/2
Tuy nhiên cũng có khi nhà thơ sáng tạo theo cách ngắt nhịp nhất
định để phù hợp với cảm xúc nhà thơ.
Dòng lục: 3/3
Ví dụ:
Ngột làm sao/ chết uất thôi
(Tố Hữu – Khi con tu hú)
- Thơ ngũ ngôn nhịp thường là sự luân phiên 2/3 hoặc 3/2
Ví dụ:
Mỗi năm/ hoa đào nở
Lại thấy/ ông đồ già
Bày mực tàu/ giấy đỏ
Trên phố đông/ người qua
(Vũ Đình Liên – Ông đồ)
- Thơ thất ngôn thường có nhịp 4/3, 3/4 hoặc 2/5
- Thơ trữ tình hiện đại không tuân theo quy tắc nào, đó là sự tuôn
trào của cảm xúc, tình cảm, mỗi sự ngắt nhịp thể hiện một trạng thái
cảm xúc nhất định.
5. Giọng điệu
Thơ trữ tình Việt Nam hiện đại không mang tính trang trọng, cổ
kính mà mang tính quần chúng sâu rộng. Giọng thơ mộc mạc, giàu cảm
xúc, dạt dào tình cảm.
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 8
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
6. Điểm nhìn nghệ thuật
Là vị trí mà tác giả đặt mình vào để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Là
cách thức tiếp cận hiện thực, nó quy định cách thức xây dựng, miêu tả
đối tượng. Mọi lời thơ đều được bộc lộ thông qua cái nhìn ấy.
Điểm nhìn nghệ thuật của tác giả trong thơ không bị hạn chế.
Ví dụ: Điểm nhìn nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu trong Khi con tu
hú là khung cảnh nhà tù ngột ngạt, bức bối từ đó nói lên khát vọng tự do,
hoà nhập với cuộc sống thiên nhiên.
7. Thời gian và không gian nghệ thuật
Đây là yếu tố gắn liền với điểm nhìn nghệ thuật. Là sản phẩm
sáng tạo của nhà thơ nhằm thể hiện vị trí mà người nghệ sĩ đặt mình vào
để bộc lộ tình cảm.
Ví dụ: Ông đồ của Vũ Đình Liên không gian nghệ thuật là đường
phố, thời gian nghệ thuật là ngày giáp tết, mỗi độ xuân về,… Tất cả là
cái cớ để nhà thơ bộc lộ niềm cảm xúc chân thành với tình cảnh ông đồ.
8. Bút pháp
Là cách thức hành văn, bố cục và sử dụng các phương pháp biểu
hiện, tạo thành một hình thức nghệ thuật nào đó. Bút pháp đa dạng,
phong phú: bút pháp trữ tình, bút pháp trào lộng, bút pháp tả cảnh ngụ
tình, bút pháp hiện thực, bút pháp lãng mạn,…
Ví dụ: Bút pháp trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà là
hiện thực kết hợp với lãng mạn,…
9. Ngôn ngữ
Là toàn bộ thế giới nghệ thuật ngôn từ, đặc biệt là cách dùng từ
tạo câu. Đáng chú ý là các điểm sáng nghệ thuật trong thơ, tức là các từ
được gọi là nhãn từ (chữ mắt), thể hiện tập trung cho cái nhìn của câu
thơ, bài thơ.
Ví dụ: Trong đoạn thơ nói về hồi ức con hổ trong vườn Bách thú
khi nghĩ về quá khứ hào hùng là chúa Sơn Lâm, tác giả Thế Lữ đã sử
dụng nhiều từ ngữ độc đáo, thể hiện được điểm nhấn như: đêm vàng,
uống ánh trăng tan, bình minh cây xanh nắng gội, giấc ngủ ta tưng bừng,
lênh láng máu sau rừng,…các từ ngữ ấy đặt trong đoạn thơ, tái hiện đắt
nhất điều nhà thơ thể hiện.
IV. CÁC YẾU TỐ THI LUẬT
1. Luật bằng trắc
Là sự hoà phối âm thanh, chủ yếu là luật bằng - trắc luân phiên
giữa thanh bằng, thanh trắc theo những quy định bắt buộc.
1.1. Thơ Đường luật
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 9
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
- Thất ngôn bát cú và tứ tuyệt:
Nhất, tam, ngũ: bất luận (tiếng một, ba, năm không theo luật)
Nhị, tứ, lục: phân minh (tiếng hai, bốn, sáu phải theo luật thơ
Đường).
- Ngũ ngôn:
Nhất, tam: bất luận
Nhị, tứ: phân minh
• Khởi trắc: tiếng thứ hai câu một là thanh trắc (kí hiệu T), Tiếng
thứ hai câu một là thanh bằng (kí hiệu B)
Tiếng
2
4
6
7 (Tiếng
hiệp vần)
B(V)
Dòng
Câu 1
T(B)
B(T)
B(T)
T(B)
T(B)
B(T)
B(T)
T(B)
B(T)
T(B)
T(B)
B(T)
B(T)
T(B)
T(B)
B(T)
T(B)
B(T)
B(T)
T(B)
T(B)
B(T)
B(T)
T(B)
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
B(V)
T
B(V)
T
B(V)
T
B(V)
Ví dụ:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
B B
Trần thế nay em chán nửa rồi,
T B
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
B
T
T
B
T
B
T
B
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
B
T
B
B
Có bầu có bạn can chi tủi,
B T
Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
B
T
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 10
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
T
B
T
B
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
T
B
T
T
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
B
T
B
B
(Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội)
Bài tứ tuyệt là cắt bốn câu trước của bài thơ bát cú
Ví dụ: Trong tù không rượu cũng không hoa
B
T
B
B
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
T
B
T
B
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
T T
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
T
B
B
T
B
B
(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
• Niêm luật là sự đồng nhất về luật bằng - trắc của các liên (cặp
câu)
Ở thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú, niêm luật rất chặt chẽ,
thường có sự đồng nhất về luật bằng trắc giữa các cặp câu: một –
tám; hai – ba; bốn – năm; sáu - bảy.
1.2. Thể lục bát
Luật bằng trắc như sau:
Tiếng
Dòng
4
T
T
6
B
8
2
Dòng 6
B
B
Dòng 8
B1,2
B2,1
- Dòng 8: Tiếng 6, 8 có sự đối lậpvề âm vực: Nếu tiếng 6 là thanh
ngang (B1 ) thì tiếng 8 là thanh huyền (B2 ) và ngược lại
Ví dụ:
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
B
T
B
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
B1 B2
(Tố Hữu – Khi con tu hú)
B
T
1.3. Thể song thất lục bát
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 11
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Luật bằng trắc chủ yếu ở hai dòng bảy còn hai dòng sáu – tám ở
sau thì giống thể lục bát
Tiếng
3
T
B
5
B
7
T
Dòng
Dòng bảy(một)
Dòng bảy(hai)
Ví dụ:
T(hiệp vần)
B(hiệp vần)
Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
T
T
T
Chút thân tàn lần bước dặm khơi
B
T
T
(Trần Tuấn Khải, Hai chữ nước nhà)
2. Luật vần: Có tác dụng gắn kết các dòng thơ tạo nên âm hưởng thơ.
Những tiếng hiệp vần ở cuối dòng thơ có nét tương đồng về âm thanh, ở
phần vần tiếng vần thường là thanh bằng (thơ truyền thống).
Mỗi thể thơ có cách hiệp vần khác nhau:
2.1. Thơ Đường luật
Tiếng hiệp vần là thanh bằng, tiếng không hiệp vần là thanh trắc,
thường là độc vận (một vần), tiếng hiệp vần không lặp lại.
- Đường luật thất ngôn bát cú: hiệp vần ở các tiếng cuối câu, một,
hai, bốn, sáu, tám
- Đường luật thất ngôn tứ tuyệt: hiệp vần ở các tiếng cuối câu
một, hai, bốn
2.2. Thơ lục bát
Tiếng sáu dòng sáu hiệp với tiếng sáu dòng tám, tiếng tám dòng
tám hiệp với tiếng sáu dòng sáu tiếp theo
1.4. Thơ song thất lục bát
Tiếng bảy dòng bảy thứ nhất hiệp vần với tiếng năm dòng bảy
thứ hai. Tiếng hiệp vần thường là thanh trắc. Tiếng cuối của dòng bảy
thứ hai hiệp với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo. Tiếng cuối của dòng
sáu hiệp vần với tiếng sáu của dòng tám. Vần ở mỗi khổ khác nhau
hoặc giống nhau không bắt buộc
Ví dụ
Con nên nhớ tổ tông khi trước
Đã từng phen vì nước gian lao
Bắc nam bờ cõi phân mao
Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây
(Trần Tuấn Khải, Hai chữ nước nhà)
1.5. Thơ tự do
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 12
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Có hai loại:
- Thơ tự do không chia khổ thì vần tự do
- Thơ tự do chia khổ, mỗi khổ bốn dòng, luật vần theo các mô
hình:
+ Mô hình ABAB:(A - trắc, B - bằng hoặc ngược lại)
Ví dụ:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
(Tố Hữu, Lượm)
+ Mô hình ABBA: (A- bằng, B - trắc hoặc ngược lại)
Ví dụ:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ
(Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ)
+ Mô hình AABB (hoặc ngược lại)
Ví dụ:
Mai về miền Nam tuôn trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh vườn Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
+ Mô hình AABA
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra trận dặm khơi dò bụng biển
Dàn ra thế trận lưới vây giăng.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG CÁC KIỂU CÂU HỎI KHI DẠY - HỌC
THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Thơ trữ tình Việt Nam hiện đại trải qua nhiều giai đoạn phát triển
cùng với cảm xúc với bao thế hệ thi nhân. Đó là mảng văn học phong
phú về thể loại, đa dạng về đề tài và luôn mới mẻ về nội dung, nghệ
thuật. Vì vậy, để tiếp nhận và cảm nhận thụ tốt những tác phẩm thơ trữ
tình là một vấn đề khó.
Khi cái tôi trong thơ được giải phóng, trên thì đàn Việt Nam xuất
hiện những tài năng thơ đa phong cách, ảnh hưởng của những thi pháp
thơ mới mẻ thì những sáng tác của họ cũng đầy màu sắc. Họ đã vận
dụng trí tưởng tượng bay bổng cùng với những ngôn ngữ thơ chọn lọc
tinh tế, tạo nên những tác phẩm độc đáo về nội dung về nghệ thuật
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 13
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Ví dụ: Nhớ rừng của Thế Lữ, Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà,
… là những bài thơ mà tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ
thuật để khắc hoạ những hình ảnh thơ sống động
…. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đúng uống ánh trăng tan?
……….
Đâu những bình minh cày xay nắng gội?
…………
Đâu những chiều láng máu sau rừng?…
(Thế Lữ, Nhớ rừng)
Cung quế đã ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhấc lên chơi…
Hay:
(Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội)
Để tạo ra những vần thơ như vậy, tác giả đã sử dụng nhiều
phương thức như liên tưởng, so sánh, phân tích tổng hợp,… Vì vậy, khi
tiếp nhận những tác phẩm này, người đọc cũng phải có những phương
thức tiếp nhận riêng để cảm thụ được tốt nhất những cảm xúc nhà thơ
gửi gắm. Đặc biệt đối với đối tượng tiếp nhận là học sinh THCS thì
phải có những định hướng đúng từ giáo viên. Vì vậy, cần phải đặt ra
những kiểu câu hỏi thích hợp như: liên tưởng tưởng tượng, câu hỏi so
sánh, câu hỏi khái quát,… để học sinh tiếp nhận.
Mỗi nhà thơ luôn có những điểm nhìn nghệ thuật riêng, những
dụng ý nghệ thuật riêng, tạo ra những bức tranh riêng. Chúng ta phải
nắm được phong cách sáng tác của mỗi nhà thơ để so sánh đối chiếu
phong cách nhà thơ này với nhà thơ khác. Để học sinh nắm vững trước
hết, giáo viên phải biết đưa ra những câu hỏi so sánh, tổng hợp cho học
sinh.
Để học sinh tiếp nhận đúng hướng cũng như bài giảng của giáo
viên đạt được mục đích, yêu cầu thì hệ thống câu hỏi đưa ra là một yếu
tố quyết định. Câu hỏi trước tiên phải chính xác, có tính gợi mở, kích
thích được năng lực cảm thụ chủ quan của người tiếp nhận. Với mỗi bài
thơ, mỗi tác phẩm trữ tình thì có những kiểu câu hỏi riêng, phù hợp với
những gì mà nhà thơ thể hiện.
Có thể nói, việc vận dụng các kiểu câu hỏi vào việc tiếp nhận tác
phẩm thơ trữ tình của học sinh THCS là một yêu cầu cần thiết không
thể thiếu. Để vận dụng tốt các câu hỏi đó, chúng ta phải nắm rõ lí luận
về các kiểu câu hỏi cũng như ý nghĩa của nó,…
A. CÁC KIỂU CÂU HỎI TRONG THIẾT KẾ GIÁO ÁN
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC KIỂU CÂU HỎI KHI DẠY
HỌC THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI.
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 14
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Để việc vận dụng các kiểu câu hỏi đạt hiệu quả, mục đích yêu
cầu trước hết phải lựa chọn các câu hỏi phù hợp với nội dung cùng
những khả năng tiếp nhận.
- Câu hỏi phải phù hợp, chính xác, có tính khơi gợi cho học sinh
khám phá.
Ví dụ: Khi giảng về Bức tranh đồng quê đầu hè, trong bài thơ
Khi con tu hú của Tố Hữu, giáo viên phải hỏi những câu hỏi gợi tìm, phát
hiện, so sánh,… để học sinh phát hiện, đưa ra những hình ảnh mà nhà
thơ đã xây dựng trong đoạn thơ,…
- Câu hỏi phải phát huy được năng lực liên tưởng, khả năng vận
dụng tri thức cũ của học sinh.
Ví dụ: Em liên tưởng được gì qua hình ảnh ông đồ xưa? (nét mặt,
nụ cười, tâm trạng,…).
- Câu hỏi phải giúp học sinh biết phân tích, so sánh những kiến
thức trên cơ sở những điều đã có để tiếp nhận, cảm thụ những cái mới.
- Câu hỏi phải đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, tức là tạo
ra những tình huống để học sinh phát hiện, khám phá, kích thích năng lực
cảm và nghĩ của người học đồng thời mở ra nhiều hướng tiếp nhận cho
các em.
- Câu hỏi không những đúng, tạo cơ hội tự bộc lộ cảm thụ văn
bản ở người học mà còn có khả năng dự đoán, định hướng nội dung trả
lời của họ mà không mang tính áp đặt và phát huy tính sáng tạo của các
em.
Câu hỏi đặt ra phải đảm bảo sự tinh tế, mềm mại, vừa gây được
hiệu quả sư phạm cho người tiếp nhận.
II. CƠ SỞ TẠO LẬP CÁC KIỂU CÂU HỎI
Để việc Đọc - hiểu văn bản được sâu sắc thì hệ thống câu hỏi
định hướng của thầy là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, hệ thống câu
hỏi phải thật khả thi, điều đó yêu cầu người giáo viên phải có những cơ
sở khoa học và nguyên tắc nhất định khi thiết kế hệ thống câu hỏi.
1. Lấy lý luận dạy học hiện đại làm hướng thiết kế các kiểu câu
hỏi
Lý luận dạy học hiện đại lấy học sinh làm trung tâm, là đối tượng
chính chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên.
Theo quan điểm tích cực giáo viên chính là người thiết kế (sáng
tạo câu hỏi) học sinh chính là người thi công (sáng tạo cách trả lời). Như
vậy sẽ phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh để học sinh tự
rung cảm, và nhận thức đúng mà không khiên cưỡng, dưới sự áp đặt của
giáo viên.
2. Dựa trên thành tựu của tâm lý học hiện đại
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 15
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Theo quan điểm của tâm lý học hiện đại: bản chất của hoạt động
dạy - học diễn ra nhịp nhàng ở cả hai phía dạy và học nhằm cái biến đối
tượng thì hệ thống câu hỏi sẽ là giải pháp tích cực cho hoạt động tương
tác này. Theo đó, trong dạy học Ngữ Văn hệ thống câu hỏi sẽ là biện
pháp dạy - học có khả năng thoả mãn cả hai hoạt động dạy và học.
Hơn nữa, học sinh THCS là lứa tuổi có bước phát triển mới trong
đời sống tâm lý. Nhu cầu được chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, năng lực tư
duy… trội lên năng lực xúc cảm trực tiếp mau lẹ. Do đó, hệ thống các
kiểu câu hỏi sẽ đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu, khám phá của các em,
giúp các em vượt qua vỏ vật chất ngôn từ để tiến sâu vào các tầng nghĩa
bên trong và hiểu đúng tác phẩm.
3. Căn cứ vào đặc trưng thể loại và đặc thù của tác phẩm văn
chương về lý thuyết tiếp nhận và phương pháp tiếp nhận tác
phẩm văn chương của học sinh THCS.
Tác phẩm văn chương luôn tồn tại ở một phương thức loại hình
nào đó (tự sự, trữ tình hoặc kịch) và trong một hình thức thể tài nhất định
(truyện, thơ…). Mà mỗi phương thức và cách thức tồn tại của tác phẩm
đều quy định cách tiếp nhận riêng. Vì vậy, trong dạy học phải tuỳ loại
thể tác phẩm để có phương pháp giảng dạy thích hợp. Đây là nguyên tắc
quan trọng trong tiếp nhận tác phẩm văn chương.
Nếu tác phẩm tồn tại ở hình thức thơ trữ tình thì hệ thống câu hỏi
phải bám vào mạch cảm xúc của bài thơ, tức là đưa vào các dấu hiệu
đặc trưng của thể thơ, hình ảnh thơ và những âm vang trong thơ để cảm
nhận nỗi niềm sâu kín của lòng người
Ví dụ: Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, mạch cảm xúc chủ đạo
là nỗi niềm hoài cổ, niềm cảm thông chân thành với ông đồ và sự nuối
tiếc cho sự lụi tàn của một nét đẹp văn hoá… Vì vậy, khi đặt ra câu hỏi
phải bám sát điều này, đưa ra những câu hỏi vừa phát hiện gợi tìm, vừa
liên tưởng, so sánh…để làm nổi bật niềm cảm xúc của tác giả.
Ngoài ra, hệ thống câu hỏi tiếp cận tác phẩm văn chương trong
nhà trường nên đặt song song với vấn đề lí luận về phương pháp phân
tích tác phẩm văn chương trong nhà trường, để có hướng thực hiện tích
cực.
4. Dựa trên yêu cầu, mục tiêu bài học
Mỗi tác phẩm đưa vào giảng dạy cần đạt ba yêu của giáo dục đó
là: yêu cầu về kiến thức, yêu cầu về kĩ năng, thái độ. Các yêu cầu này
được cụ thể hoá trong mỗi bài học là mục tiêu thực hiện mà mỗi hoạt
động học cần đạt tới để tạo thành hiệu quả sự phạm.
5. Dựa trên quan điểm thực hành và tích hợp của chương trình Ngữ
Văn
Môn văn trong hệ thống Ngữ Văn lấy văn bản nghệ thuật làm nội
dung dạy học chủ yếu, nó có nhiều khả năng khơi dậy năng lực thực
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 16
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
hành cảm thụ, phân tích, bình giảng văn học đồng thời rèn luyện kĩ năng
nghe, nói, viết. Vì vậy, khi giảng dạy học phải theo hướng tích hợp giữa
ba phân môn và tích hợp các tri thức khoa học – xã hội khác để đặt ra hệ
thống các kiểu câu hỏi phù hợp, đạt yêu cầu của phương pháp dạy - học
mới.
III. HỆ THỐNG CÁC KIỂU CÂU HỎI
Cùng với sự đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học văn, hệ
thống câu hỏi ngày càng đa dạng. Có sáu kiểu câu hỏi thường được sử
dụng trong khi thiết kế câu hỏi môn Ngữ văn: câu hỏi phát hiện - gợi
tìm; câu hỏi tái hiện, liên tưởng, tưởng tượng; câu hỏi phân tích, tổng
hợp; câu hỏi khái quát; câu hỏi so sánh; câu hỏi đặt và nêu vấn đề.
1. Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng
Là kiểu câu hỏi dựa trên đặc trưng của tư duy văn học, hướng vào
mục đích khai thác tính nghệ thuật của tác phẩm, tính lôgic khoa học của
kiến thức trên cơ sở phù hợp với khả năng tự phát triển của học sinh.
Khi thiết kế kiểu câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng cần chú ý các
hình thức liên tưởng trong tác phẩm với hiện thực đời sống của học sinh.
Ví dụ: Vẻ đẹp âm thanh trong Bức tranh đồng quê đầu hè của bài
thơ Khi con tu hú của Tố Hữu gồm:
+ Tu hú gọi bầy
+ Tiếng ve ngân
Cần đặt câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng thêm: Em hãy cho biết
ngoài những âm thanh trong bài, ở quê em vào mùa hè thường có những
âm thanh tự nhiên nào khác?
Ngoài ra, còn phải liên tưởng tác phẩm này với tác phẩm khác ;
liên tưởng giọng điệu với thái độ, tư tưởng, quan niệm của tác giả;
tưởng tượng tâm trạng của tác giả khi lựa chọn chi tiết nào đó để tập
trung miêu tả hoặc nhấn mạnh điều gì đó…
2. Câu hỏi phát hiện - gợi tìm
Là kiểu câu hỏi gợi ý dựa trên năng lực của học sinh. Trong đó,
người gợi là giáo viên, người tìm là học sinh. Thường thì câu hỏi này
thường là gợi một nửa và tìm một nửa, nhưng với những học sinh khá,
giỏi thì gợi ý chỉ một phần ba và tìm hai phần ba tức là giáo viên chỉ gợi
ý một phần và học sinh tìm tòi, phát hiện hai phần. Ngược lại, với
những học sinh yếu kém thì tỷ lệ gợi là hai phần ba và tìm là một phần
ba.
Ví dụ: Khi đặt câu hỏi về hình ảnh ông đồ xưa trong bài thơ Ông
đồ của Vũ Đình Liên thì những hình ảnh của ông đồ hiện lên trực tiếp,
học sinh liệt kê các hình ảnh đó mà không phải liên tưởng quá phức tạp.
3. Câu hỏi so sánh
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 17
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Là loại câu hỏi mà dựa trên những cái đã có để so sánh đối chiếu,
rút ra những đặc điểm mới trong phong cách nghệ thuật cũng như ý
tưởng về nội dung, ngôn từ…
Ví dụ: Khi dạy về âm thanh tiếng tu hú trong bài thơ Khi con tu hú
của Tố Hữu, giáo viên có thể đặt câu hỏi so sánh như sau: Trong bài thơ
Bếp lửa của Bằng Việt cũng có tiếng chim tu hú. Theo em, có gì giống
và khác nhau trong cảm nhận tiếng chim tu hú của hai nhà thơ Tố Hữu
và Bằng Việt?
Từ câu hỏi như vậy, học sinh có thể so sánh được điểm giống
nhau và khác nhau trong cách cảm nhận của mỗi nhà thơ khác nhau.
4. Câu hỏi đặt và nêu vấn đề
Là kiểu câu hỏi tạo tình huống có vấn đề để phát triển, đưa học
sinh vào luồng phát triển khám phá.
Ví dụ: Khi giảng về tâm trạng người từ cách mạng trong bài thơ
Khi con tu hú của Tố Hữu, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Con người muốn
đạp tan phòng giam khi nghe hè dậy bên lòng còn vì lý do nào khác?
5. Câu hỏi khái quát
Là câu hỏi bao quát được nội dung cũng như nghệ thuật của tác
phẩm. Kiểu câu hỏi này thường nằm ở phần tổng kết.
Ví dụ: Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ông
đồ?
6. Câu hỏi phân tích, tổng hợp
Là kiểu câu hỏi mà đưa ra các hình ảnh, các chi tiết để phân tích
rồi từ đó tổng hợp, rút ra ý chính cho câu thơ, đoạn thơ…
Ví dụ: Từ cảnh sinh hoạt, làm việc của Bác ở PắcBó, em hãy nêu
phong cách sống và làm việc của Bác Hồ?
B. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
I. ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP - TÍCH CỰC
1. Tích hợp
Văn – Văn
Văn - Tiếng Việt
Văn - Tập làm văn
Văn - Kiến thức khoa học xã hội khác
2. Tích cực
Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học hợp lý để dẫn dắt
các bước lên lớp nhằm phát huy tích cực, chủ động của học sinh.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận bằng cách nêu và giải quyết vấn đề
- Tiếp cận bằng phương pháp gợi tìm
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 18
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
- Tiếp cận bằng bình giảng
- Tiếp cận bằng sơ đồ hoá (Graph)
- Tiếp cận bằng phương pháp đặt câu hỏi, trên nguyên tắc tích
hợp, tích cực.
2. Định lượng câu hỏi
Số lượng câu hỏi phụ thuộc vào đơn vị kiến thức cần tìm hiểu,
phân tích để định lượng.
Giáo viên phải đặt ra các kiểu câu hỏi phù hợp, vừa sức.
C.VẬN DỤNG CÁC KIỂU CÂU HỎI ĐỂ THIẾT KẾ GIÁO
ÁN SƠ BỘ
I. Mục tiêu cần đạt
II. Lưu ý bổ sung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời
- Thể loại
- Chủ đề
- Bút pháp
- Giọng điệu
- Thời gian, không gian nghệ thuật
- Bố cục
3. Tích hợp
4. Tích cực
5. Tìm hiểu chung tác phẩm
6. Phân tích
7. Tổng kết
• Lưu ý: - Các kiểu câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng lấy nguyên tắc
tích hợp, tích cực làm hạt nhân
- Để tiện cho việc nghiên cứu xin được dùng các ký hiệu sau:
H1 , H2 , H3 … Câu hỏi 1, 2, 3,…
Đ1 , Đ2 , Đ3 … Đáp án 1, 2, 3,…
Văn bản 1:
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Phan Chu Trinh
I. LƯU Ý, BỔ SUNG
Ngoài Những điều lưu ý trong sách giáo viên cần chú ý thêm một
số vấn đề sau:
1. Phương pháp tiếp cận
- Phương pháp đọc diễn cảm
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 19
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
- Phương pháp phân tích, bình giảng
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp sơ đồ hoá
2. Tác giả (SGK, Ngữ văn 8, Tập I - Trang )
3. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời (SGK)
b. Chủ đề: Khí phách hào hùng, thế đứng vững chải của người tù cách
mạng và niềm tin, lạc quan vào sự nghiệp anh hùng.
c. Các yếu tố thi pháp khác
- Thể loại: Đường luật thất ngôn bát cú
- Bút pháp: Miêu tả - trữ tình
- Giọng điệu: anh hùng, đầy khí phách
II. THIẾT KẾ GIÁO ÁN SƠ BỘ BẰNG CÁC KIỂU CÂU HỎI
1. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được khí phách kiên cường của các chiến sĩ yêu nước
đầu thế kỷ XX và sức lôi cuốn của một giọng thơ hào hùng, hình ảnh
thơ mạnh mẽ, khoáng đạt.
- Củng cố và ôn luyện về dấu câu.
a. Tích hợp
- Văn – Văn: Cảm nhận được khí phách kiên cường của các chiến
sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX qua các bài thơ khác như: Vào nhà ngục
Quảng Đông Cảm tác của Phan Bội Châu…
- Văn - Tiếng Việt: Liên hệ với dấu câu
- Văn - Tập làm văn: Tích hợp thái độ hào hùng, khí phách hiên
ngang trong văn.
b. Tích cực
Vận dụng linh hoạt hệ thống câu hỏi, đặc biệt là câu hỏi liên
tưởng, tưởng tuợng để dẫn dắt, phát huy tính tích cực học tập của học
sinh.
3. Định lượng câu hỏi
Có thể sử dụng 19 câu hỏi với các dạng khác nhau trên quan điểm
tích hợp, tích cực.
- Ý 1: Thế đứng của chàng trai với công việc đập đá: 8 câu hỏi
- Ý 2: Cảm nghĩ từ công việc đập đá: 10 câu hỏi
- Tổng kết: Sử dụng một câu hỏi
III. PHÂN TÍCH CHI TIẾT
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 20
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
1. Thế đứng của chàng trai với công việc đập đá
H1 : Em hãy nêu hình ảnh của chàng trai giữa đất trời Côn Đảo?
Đ1 : Hình ảnh của chàng trai được miêu tả với thế đứng oai phong,
lẫy lừng, xách búa, ra tay
H2 : Từ lừng lẫy nghĩa là gì? Nhà chí sĩ sử dụng từ này ở đầu câu thứ
hai nhằm nêu bật ý gì?
Đ2 : Lẫy lừng được dùng ở đây với nghĩa là ngạo nghễ, lẫm liệt.
Người chí sĩ sử dụng từ này ở đầu câu để nhấn mạnh sự hùng tráng của
chàng trai với công việc nặng nhọc
H3 : Hai câu đầu tác giả nêu quan điểm về chí làm trai, em hãy nêu
những câu ca dao, câu thơ nói về quan điểm này?
Đ3 : - Làm trai cho đáng nên trai
Xuống đông, đông tĩnh, lên đoài, đoài yên
(Ca dao)
- Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
(Nguyễn Công Trứ)
H4 : Khẩu khí của hai câu thơ mở đầu trong bài thơ này có gì gần và
khác với hai câu thơ mở đầu trong bài Cảm tác vào nhà ngục Quảng
Đông của Phan Bội Châu?
Đ4 : Cách mở đầu giống cách mở đầu của Phan Bội Châu ở giọng
điệu khẩu khí, ngang tàn, nhưng khác ở chỗ Phan Châu Trinh không có ý
vị đùa cợt rõ nét mà nghiêng về hướng oai linh, hùng tráng.
H5 : Công việc đập đá được miêu tả cụ thể như thế nào?
Đ5 : Dùng tay cầm búa (xách búa, ra tay), đập đá thành hòn (mấy
trăm hòn), thành đống (năm bảy đống).
H6 : Hình dung của em về tính chất thực của công việc đập đá này?
Đ6 : - Bằng thủ công
- Việc nặng, khối lượng lớn
- Chỉ dành cho từ khổ sai
H7 : Hành động dũng mạnh từ việc đập đá ở Côn Lôn mang ý nghĩa
khác. Theo em, đó là ý nghĩa nào?
Đ7 : Ý nghĩa tinh thần: Dám đương đầu vượt lên chiến thắng thử
thách, gian khổ.
H8 : Nhận xét về giọng điệu, cách dùng từ, phép đối trong bốn câu thơ
đầu và tác dụng của chúng. Từ đó, vẻ đẹp nào của người tù yêu nước
được bộc lộ?
Đ8 : - Giọng điệu hùng tráng, sôi nổi
- Dùng động từ (đánh tan, đập bể)
- Đối ở câu 3 và 4
Tác dụng:
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 21
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
- Gợi tả công việc đập đá
- Diễn tả khí phách hiên ngang của con người
- Vẻ đẹp của người tù yêu nước hiện lên hiên ngang, kiên cường
trước gian nan.
2. Cảm nghĩ từ việc đập đá
H1 : Từ chú thích (4) SGK, em hiểu cảm nghĩ nào của con người được
biểu hiện trong câu thơ Tháng ngày bao quản thân sành sỏi?
Đ1 : Tự thấy mình có tấm thân dày dặn, phong trần qua nhiều thử
thách
H2 : Từ chú thích (5) SGK, em hiểu cảm nghĩ nào của con người được
biểu hiện trong câu thơ Mưa nắng càng bền dạ sắt son?
Đ2 : Tự thấy mình có tinh thần cứng cỏi, kiên trung, không sờn
lòng, đối chỉ trước mọi gian lao, thử thách
H3 : Cặp câu thơ 4, 5 sử dụng phép gì? Hãy nêu tác dụng của việc sử
dụng phép đó?
Đ3 : Cặp câu thơ này sử dụng phép đối, có tác dụng làm rõ sức chịu
đựng mạnh liệt cả về thể xác và tinh thần của con người trước thử
thách và nguy nan
H4 : Phẩm chất cao quý nào của người yêu nước được bộc lộ?
Đ4 : - Bất khuất trước gian nguy
- Trung thành với lý tưởng yêu nước
H5 : Hai câu thơ:Những kẻ vá trời bước – Gian nan chi kể việc cỏn
con, nói về việc gì?
Đ5 : Những người có gan làm việc lớn, thì phải chịu cảnh tù đày
chỉ là việc nhỏ, không có gì đáng nói.
H6 : Con người ở đây tự nghĩ gì về bản thân mình?
Đ6 : - Tự hào, kiêu hãnh về công việc to lớn mà mình theo đuổi
- Xem thường việc tù đày
H7 : Lời thơ có cấu trúc đối lập: Những kẻ vá trời (việc lớn) với việc
cỏn con (việc nhỏ mọn). Sự đối lập này có ý nghĩa gì?
Đ7 : Khẳng định lý tưởng yêu nước lớn lao mới là điều quan trọng
nhất
H8 : Phẩm chất cao quý nào của người tù được bộc lộ?
Đ8 : - Tin tưởng mạnh liệt ở sự nghiệp yêu nước của mình
- Coi khinh gian lao, tù đày
H9 : Từ hình tượng người chiến sĩ trong Đập đá ở Côn Lôn, em thấy
điều gì cao quý ở Phan Châu Trinh?
Đ9 : Người anh hùng chấp nhận mọi nguy nan, bền gan vững chí
với lý tưởng cứu nước của mình.
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 22
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
H10 : Hình ảnh lẫm liệt của người tù trong Đập đá ở Côn Lôn gợi cho
em cảm xúc nào?
Đ10 : Học sinh tự bộc lộ
3. Tổng kết
H1 : Dựa vào Ghi nhớ, rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Đ1 có thể trình bày theo sơ đồ sau:
Đập đá ở Côn Lôn
Nội dung
Nghệ Thuật
Bài thơ giúp ta cảm
nhận một hình tượng đẹp
lẫm liệt của người anh
hùng cứu nuớc dù gặp
bước nguy nan nhưng vẫn
không sờn lòng, đổi chí.
- Làm theo thể Đường luật
thất ngôn bát cú
- Sử dụng bút pháp lãng
mạn, giọng điệu hào
hùng
- Hình ảnh thơ mạnh mẽ,
khoáng đãng
Văn bản 2:
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
Tản Đà
I. LƯU Ý, BỔ SUNG
Ngoài Những điều lưu ý trong sách giáo viên cần chú ý thêm một
số vấn đề sau:
1. Phương pháp tiếp cận
- Đọc diễn cảm
- Phân tích, bình giảng
- So sánh, đối chiếu
- Sơ đồ hoá
2. Tác giả (SGK, Ngữ văn 8, Tập I - Trang 155, 156)
3. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời (SGK, Ngữ văn 8, Tập I – trang 156)
b. Chủ đề: Tâm trạng bất hoà với thực tại và niềm khát khao thoát tục
của thế hệ nhà thơ lãng mạn đầu thế kỷ XX.
c. Các yếu tố thi pháp khác
- Thể loại: Đường luật thất ngôn bát cú
- Bút pháp: hiện thực kết hợp lãng mạn
- Thời gian nghệ thuật: đêm trăng
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 23
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
- Không gian nghệ thuật: trần thế buồn chán và cung quế
II. THIẾT KẾ GIÁO ÁN SƠ BỘ BẰNG CÁC KIỂU CÂU HỎI
1. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh
- Cảm nhận được hồn thơ lãng mạn của Tản Đà và sức hấp dẫn
nghệ thuật mới mẻ trong hình thức thể loại truyền thống của bài thơ
Muốn làm thằng cuội.
- Hiểu rõ tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với hiện thực
tầm thường, xấu xa và ước muốn thoát tục.
2. Định hướng tích hợp, tích cực
a. Tích hợp
- Văn – Văn: So sánh với thơ thất ngôn bát cú luật Đường cổ điển
để thấy sự mới mẻ, dễ đọc của Muốn làm thằng cuội.
- Văn - Tiếng Việt: Liên hệ với các biện pháp tu từ
- Văn - Tập làm văn: Tích hợp với văn miêu tả, biểu cảm
b. Tích cực
Sử dụng hợp lý các câu hỏi vừa sức, sáng tạo để gây hứng thú học
tập cho học sinh
3. Định lượng câu hỏi
- Toàn bài sử dụng 19 câu hỏi với các kiểu theo hướng tích hợp
Trong đó:
Ý 1: Tâm sự của tác giả, sử dụng 7 câu hỏi
Ý 2: Cái Ngông của Tản đà, sử dụng 11 câu hỏi
Tổng kết: sử dụng 1 câu hỏi
II. PHÂN TÍCH CHI TIẾT
1. Tâm sự của Tản Đà ( hai câu thơ đầu)
H1 : Em biết gì về chị Hằng và thằng Cuội?
Đ1 : Chị Hằng và thằng Cuội là hai nhân vật trong truyện cổ tích
của văn hoá Trung Quốc và Việt Nam. Chị Hằng là Trăng, chú Cuội là
cậu bé chăn trâu ở Cung Trăng.
H2 : Lời thơ bộc lộ nỗi buồn, đó là nỗi buồn của ai?
Đ2 : - Của tác giả, nhân danh em
H3 : Cách xưng hô của tác giả với trăng có gì đặc biệt?
Đ3 : Tác giả gọi chị Hằng và xưng em
- Đó là cách xưng hô thân mật, gần gũi dễ thương.
H4 : Vì sao con người lại buồn, chán nhưng chỉ chán nửa?
Đ4 : Cuộc sống trần thế không có niềm vui cho con người, nhưng
tấm lòng của Tản Đà từ trong sâu thẳm vẫn yêu tha thiết cuộc sống đời
thường, đó là thú vui từ thiên nhiên…
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 24
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
H5 : Tại sao nỗi buồn chán lại được bộc lộ với chị Hằng mà không
phải là nhân vật nào khác?
Đ5 : - Trăng thu chiếu rọi khắp thế gian, sẽ thấy được mọi tâm
sự tầm thường.
- Chỉ có trăng đẹp mới có thể cảm thông với tác giả
- Con người muốn thoát tục bay lên cung trăng
H6 : Nhận xét về cách bộc lộ cảm xúc của tác giả ở hai câu thơ này?
Đ6 : Bộc lộ trực tiếp tâm sự buồn, chán
- Ngôn ngữ thân mật, đời thường
1. Cái Ngông của Tản Đà (6 câu tiếp)
H1 : Thế giới mơ ước được mở ra như thế nào?
Đ1 : Đó là thế giới có ánh sáng bao la, yên ả và thanh bình với cung
quế và cành đa.
H2 : Giọng thơ ở hai câu thơ này như thế nào?
Đ2 : Giọng thơ hồn nhiên, biểu hiện hồn thơ rất độc đáo, rất
ngông của Tản Đà.
H3 : Muốn quên đi thực tại, con người ở đây muốn bay lên trời cao để
làm bạn cùng cung quế, cành đa. Điều này cho thấy nhu cầu của tác giả
có gì đặc biệt?
Đ3 : - Nhu cầu hướng về cái đẹp
- Nhu cầu muốn thoát li hẳn mọi cái tầm thường của trần gian
- Nhu cầu ấy cao sang và mới lạ
H4 : Tâm trạng của Tản Đà sẽ ra sao khi lên cung trăng? Bạn bè nhà
thơ khi đó có những ai? Điều đó chứng tỏ suy nghĩ gì của tác giả?
Đ4 : - Lên cung trăng, tâm trạng của ông không còn buồn tủi nữa
mà sẽ dâng lên niềm vui mới.
- Bạn của nhà thơ lúc này là chú Cuội, chị Hằng, gió, mây
- Đây là một suy nghĩ thoát tục rất ngông của Tản Đà.
H5 : Em có nhận xét gì trong cách dùng từ và phép đối trong hai câu thơ
này?
Đ5 : - Dùng điệp ngữ (có, cùng), từ ngữ thông dụng (thế mới),
phương ngữ (can chi)
- Ý trên đối ý câu dưới. Tác dụng: nhấn mạnh nhu cầu được
sống cân bằng, thoả mãn đời sống nội tâm.
H6 : Giọng thơ ở đây được biểu hiện như thế nào?
Đ6 : Giọng thơ vui vẻ, hóm hỉnh
H7 : Hai câu cuối, nhà thơ tưởng tượng ra hình ảnh với những hành
động nào? Cảm nhận của em về những hành động đó?
Đ7 : Nhà thơ tuởng tượng ra hình ảnh: Đêm rằm trung thu tháng
tám, được làm chú Cuội, các hành động được miêu tả như:
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 25
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
- Tựa nhau
- Trông xuống thế gian
- Cười
- Các hình ảnh và hành động đó được tưởng tượng nhưng
rất thuần tuý, thể hiện cao độ hồn thơ ngông, lãng mạn của Tản Đà.
H8 : Hành động nào được nhấn mạnh như sự biểu lộ trực tiếp của tác
giả?
Đ8 : Cười
H9 : Nhà thơ cười ai? Vì sao lại cười?
Đ9 : Cười thế gian, cười vì thoát được thế gian trần tục xấu xa,
đầy rẫy bất công, trong đó có những con người nịnh nọt, bịp bợm…
H10 : Tiếng cười ở đây như thế nào?
Đ10 : Mỉa mai, đả kích
H11 : Lời thơ bộc lộ tâm sự sâu sắc nào của tác giả?
Đ11 : - Buồn, chán đến cực điểm thực trạng xã hội mình đang
sống
- Khát khao sự đổi thay xã hội theo hướng tốt đẹp, thoả mãn
nhu cầu sống của cá nhân.
3. Tổng kết
H1 : Dựa vào Ghi nhớ rút ra giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài
thơ
Đ1 : Có thể trình bày bằng sơ đồ sau
Muốn làm thằng Cuội
Nội dung
Nghệ Thuật
- Tâm sự của một con người
bất hoà sâu sắc với tực tại
tầm thường.
- Ước muốn thoát li bằng
mộng tưởng lên cung trăng
- Sự mới mẻ trong thể thơ
Đường luật thất ngôn bát cú.
Lời thơ nhẹ nhàng, trong sáng,
giản dị như lời nói thường
ngày.
- Hồn thơ lãng mạn pha chút
ngông nghênh của Tản Đà
Văn bản 3:
NHỚ RỪNG
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 26
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Thế Lữ
I. LƯU Ý, BỔ SUNG
Ngoài Những điều lưu ý trong sách giáo viên cần chú ý thêm một
số vấn đề sau:
1. Phương pháp tiếp nhận
- Phương pháp đọc diễn cảm
- Phương pháp phân tích, giảng bình
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp sơ đồ hoá
2. Tác giả (SGK – trang 5,6 Ngữ văn 8 - Tập hai)
3. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời (SGK)
b. Chủ đề: Niềm uất hận, lòng khát khao tự do cháy bỏng của người
dân mất nước
c. Các yếu tố thi pháp khác
- Thể loại: Thơ tự do
- Bút pháp: Hiện thực kết hợp lãng mạn
- Giọng điệu: Vừa bi, vừa tráng
- Thời gian: Hiện thực, quá khứ đan xen
- Không gian nghệ thuật: Vườn Bách thú
II. THIẾT KẾ GIÁO ÁN SƠ BỘ BẰNG CÁC KIỂU CÂU HỎI
1. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh :
- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu
nước diễn tả sâu sắc qua lời con hổ bị nhốt trong vườn Bách thú.
- Thấy được những nét riêng trong thơ lãng mạn Việt Nam:
+ Tính mãnh liệt trong tư tưởng, cảm xúc và nội dung biểu cảm.
+ Sự phóng túng của ngôn từ, nhịp điệu
2. Định hướng tích hợp, tích cực
a. Tích hợp:
- Văn – Văn: Đặt bài thơ trong một liên hệ với mảng thơ từ như:
Khi con tu hú (Tố Hữu), Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan
Bội Châu.
- Văn - Tiếng Việt: Câu hỏi tu từ
- Văn - Tập làm văn: Tích hợp với văn miêu tả, biểu cảm
b. Tích cực: Sử dụng hợp lý các kiểu câu hỏi để tạo hướng thú cho học
sinh
3. Định lượng câu hỏi
Toàn bài sử dụng tất cả 20 câu hỏi, với đầy đủ các kiểu câu hỏi
theo hướng tích hợp.
Trong đó:
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 27
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
- Ý 1: Nỗi niềm căm hờn và uất hận của con hổ trong vườn Bách
thú
Sử dụng 8 câu hỏi (Đoạn 1 (câu 1 đến câu 8) đoạn 4 (câu 31-39))
- Ý 2: Tự hào, nuối tiếc quá khứ và khát vọng tự do (các đoạn còn
lại)
Sử dụng 11 câu hỏi
- Tổng kết: Sử dụng 1 câu hỏi
II. PHÂN TÍCH CHI TIẾT
1. Nỗi niềm căm hờn và uất hận của con hổ trong vườn Bách thú.
H1 : Hãy phân tích nỗi khổ của con hổ trong vườn Bách thú
Đ1 :
- Nỗi khổ không được hoạt động, trong một không gian tù
hãm, thời gian kéo dài (Nằm dài, trông ngày tháng dần qua)
- Nỗi nhục bị biến thành trò chơi tầm thường (Giương
mắt bé giễu oai linh rừng thẳm).
- Nỗi bất bình vì ở chung cùng bọn thấp kém (gấu dở hơi,
cặp báo vô tư lự)
H2 : Nỗi khổ nào có sức biến thành Khối căm hờn, vì sao? Nó biểu hiện
thái độ sống và nhu cầu sống như thế nào?
Đ2 - Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho lũ người ngao mạn,
ngẩn ngơ
-
-
Vì hổ là chúa Sơn Lâm, vốn được cả muôn loài khiếp sợ
Khối căm hờn biểu hiện sâu sắc: + Sự chán ghét thực tại
+ Khát vọng tự do
Nếu thay từ Khối trong Khối căm hờn bằng một từ khác, theo
H3 :
em câu thơ sẽ ảnh hưởng đến mạch cảm xúc toàn bài như thế nào?
Đ3 : Nếu thay bằng một từ đồng nghĩa: tảng, cục… thì nội dung
không thay đổi nhưng mạch cảm xúc thay đổi hẳn
H4 :
Em hãy cho biết cảnh vườn Bách thú được diễn tả qua các chi
tiết nào?
Đ4 :
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, Dải nước đen
giả suối chẳng thông dòng- Len dưới nách những mô gò thấp kém
H5 :
H6 :
H7 :
Cảnh tượng ấy có gì đặc biệt?
Đ5 : giả dối, nhỏ bé, vô hồn
Cảnh tượng ấy gây cho con hổ phản ứng gì?
Đ6 : Niềm uất hận
Em hiểu Niềm uất hận ngàn thâu là nỗi niềm như thế nào?
Đ7 : Đó là trạng thái bực bội, u uất kéo dài khi phải chung sống
với sự tầm thường, giả dối.
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 28
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
H8 :
con người?
Đ8 :
Em hiểu gì về tâm sự của con hổ? Từ đó nêu lên tâm sự của
- Chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả
- Khao khát được sống tự do, chân thật (con người)
dối
2. Niềm tự hào, nhớ tiếc quá khứ và ước vọng tự do
H1 :
Cảnh Sơn Lâm được gợi tả qua những chi tiết nào?
Đ1 : Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi.
Nhận xét cách dùng từ trong những lời thơ này?
H2 :
Đ2 : Điệp từ (với), các động từ chỉ đặc điểm của hành động
(gào, hét). Gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn
H3 :
Hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên như thế nào?
Đ3 : Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng- Lượn tấm thân,
sóng cuộn nhịp nhàng- Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc…
H4 : Các từ ngữ, nhịp điệu của bài thơ miêu tả có gì đặc sắc?
Đ4 : - Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (bước chân
dõng dạc, lượn tấm thân, vờn bóng, mắt thần, đã quắc…)
- Nhịp điệu thơ ngắn, thay đổi
H5 :
Vẻ đẹp của chúa tể muôn loài được khắc hoạ như thế nào?
Đ5 : Ngang tàn, lẫm liệt giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ
6
H :
Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong đoạn: Nào đâu… còn đâu
như thế nào?
Đ6 : Rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ (Đêm vàng, ngày
mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh nắng gợi, những
chiều lênh láng máu sau rừng,…)
H7 :
Cuộc sống của chúa sơn lâm hiện lên như thế nào?
Đ7 :
- Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
- Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
- Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
- Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Giá trị nghệ thuật của những câu hỏi tu từ nào đâu…? được sử
H8 :
dụng trong đoạn thơ?
Đ8 : - Tạo nhạc điệu vừa bi, vừa hùng tráng cho đoạn thơ
- Nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp nỗi nuối tiếc cuộc
sống độc lập, tự do của chính mình.
H9 :
Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về không gian nào? Đó là
mơ như thế nào?
Đ9 : - Oai linh, hùng vĩ, thênh thang
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Trang 29
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phương pháp dạy học Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_phuong_phap_day_hoc_ngu_van.pdf