Luận văn Ứng dụng GIS trong quản lý quy hoạch xây dựng

Nội – 2011  
1
LỜI CAM ĐOAN  
Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá  
nhân tôi. Những điều được trình bày trong toàn bộ nội dung của luận văn, hoặc là của  
cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo  
đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.  
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định cho lời cam đoan của mình.  
Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2011  
Người cam đoan  
Nguyễn Văn Tuấn  
2
LỜI CẢM ƠN  
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất  
nhiều sự giúp đỡ, động viên từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn  
sâu sắc của mình tới tất cả mọi người.  
Tôi xin bày tỏ sự cám ơn đặc biệt tới TS Nguyễn Ngọc Hóa, người đã định hướng  
cho tôi trong lựa chọn đề tài, đưa ra những nhận xét quý giá và trực tiếp hướng dẫn tôi  
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.  
Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa CNTT - Trường Đại học Công nghệ -  
ĐHQG Hà Nội đã dạy bảo tận tình cho tôi trong suốt khoảng thời gian học tập tại  
trường.  
Tôi xin cảm ơn toàn thể bạn bè đồng nghiệp tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu và Hệ  
thống thông tin – Trung tâm Viễn thám Quốc gia, đơn vị mà tôi đang công tác, đã chia  
sẻ, giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi tham gia khoá học và hoàn thành khoá luận này. Xin  
cảm ơn tất cả những bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và công tác.  
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình của mình, nguồn  
động viên và cổ vũ lớn lao và là động lực giúp tôi thành công trong công việc và trong  
cuộc sống.  
Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2011  
Nguyễn Văn Tuấn  
3
MỤC LỤC  
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................. 1  
LI CẢM ƠN ...................................................................................................................... 3  
DANH MC TVIT TT............................................................................................... 6  
DANH MC HÌNH.............................................................................................................. 7  
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 8  
Chương 1. Tổng quan vGIS và GIS 3D.......................................................................... 10  
1.1  
Khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin địa lý....................................................................10  
Các thành phần của GIS.....................................................................................................11  
Các chức năng của GIS......................................................................................................11  
GIS 3D..............................................................................................................................14  
Một số khái niệm cơ bản................................................................................................15  
1.2  
1.3  
1.4  
1.4.1  
1.4.1.1 Mô hình độ cao số..........................................................................................................15  
1.4.1.2 Mô hình địa hình s.......................................................................................................15  
1.4.1.3 Mô hình bề mặt số .........................................................................................................15  
1.4.2  
1.4.3  
1.4.4  
Lưu trữ dữ liệu 3D .........................................................................................................15  
Khái niệm về cấp độ chi tiết...........................................................................................17  
Biểu diễn đối tượng 3D..................................................................................................18  
1.4.4.1 Điểm .............................................................................................................................18  
1.4.4.2 Đường thẳng..................................................................................................................18  
1.4.4.3 Mặt phẳng......................................................................................................................19  
1.4.4.4 Đường cong...................................................................................................................20  
1.4.4.5 Hình khối.......................................................................................................................23  
1.5  
Một số ứng dụng của mô hình địa hình số 3D ....................................................................24  
Các ứng dụng trong việc giám sát và phát hiện tài nguyên..............................................24  
Các ứng dụng trong xây dựng cơ sở hạ tầng và viễn thông .............................................24  
Các ứng dụng trong lĩnh vực quốc phòng .......................................................................25  
Tình hình ứng dụng GIS ở Việt Nam .................................................................................25  
Kết luận.............................................................................................................................27  
1.5.1  
1.5.2  
1.5.3  
1.6  
1.7  
Chương 2. Công tác quản lý quy hoch xây dựng đô thị ng dng ca GIS.............. 28  
2.1  
Thực trạng công tác quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị ....................................28  
Sơ đồ trình tự lập đồ án quy hoạch.................................................................................30  
Một số nhân tố tác động đến công tác lập đồ án quy hoạch.............................................30  
Các khó khăn trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng và đô thị hiện nay..................31  
Ứng dụng GIS trong quản lý quy hoạch xây dựng và đô thị................................................32  
Quản lý nhà nước...........................................................................................................33  
Xây dựng cơ sở dữ liệu nền và chuyên ngành.................................................................34  
Tạo, lập các báo cáo.......................................................................................................34  
Cải thiện chất lượng và số lượng thông tin địa lý............................................................35  
2.1.1  
2.1.2  
2.1.3  
2.2  
2.2.1  
2.2.2  
2.2.3  
2.2.4  
4
2.3  
2.4  
Sự cần thiết của GIS 3D trong quy hoạch quản lý đô thị.....................................................36  
Kết luận.............................................................................................................................37  
Chương 3. Phát triển thnghim hthống và đánh giá kết quả thu được...................... 38  
3.1  
Yêu cầu đặt ra....................................................................................................................38  
Thiết kế hệ thống...............................................................................................................40  
Kiến trúc tổng thể của hệ thống......................................................................................40  
Mô hình phân cấp chức năng của phân hệ GIS 3D..........................................................41  
Sơ đồ luồng dữ liệu........................................................................................................42  
Xây dựng mô hình 3D từ dữ liệu 2D ..................................................................................43  
Phép nội suy ..................................................................................................................43  
Xây dựng bề mặt địa hình 3D.........................................................................................44  
Các kết quả đạt được .........................................................................................................47  
Xây dựng mô hình địa hình s........................................................................................47  
Xây dựng bản đồ hiện trạng địa hình 3D và các thuộc tính từ 2D....................................48  
Xây dựng mô hình 3D hoá các bản vẽ AutoCAD ...........................................................51  
Quản lý kiểm soát không gian........................................................................................51  
Quy hoạch kiến trúc cảnh quan ......................................................................................57  
Phân vùng không gian....................................................................................................58  
Kết luận.............................................................................................................................59  
3.2  
3.2.1  
3.2.2  
3.2.3  
3.3  
3.3.1  
3.3.2  
3.4  
3.4.1  
3.4.2  
3.4.3  
3.4.4  
3.4.5  
3.4.6  
3.5  
Chương 4. Kết luận và hướng phát trin .......................................................................... 60  
TÀI LIU THAM KHO ................................................................................................. 62  
5
DANH MC TVIT TT  
Geographical Information System  
Hệ thống thông tin địa lý  
GIS  
Two Dimension  
Three Dimension  
Hai chiều  
2D  
Ba chiều  
3D  
Cơ sở dữ liệu  
CSDL  
DBMS  
DEM  
DTM  
DSM  
Database Management System  
Digital Elevation Model  
Digital Terrain Model  
Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu  
Mô hình độ cao số  
Mô hình địa hình số  
Mô hình bề mặt số  
Digital Surface Model  
Environmental Systems Research  
Institute  
Viện nghiên cứu các hệ thống về  
ESRI  
môi trường  
Ủy ban nhân dân  
UBND  
6
DANH MC HÌNH  
Hình 1.  
Các thành phần cơ bn ca GIS ..........................................................................11  
Cấp độ chi tiết LoD đối với các đối tượng nhà, khi nhà.....................................18  
Dng tham scủa phương trình đường thng ......................................................18  
Vt thba chiều được biu din bng mô hình khung ni kết..............................23  
Phân tích đa tiêu chí (khu vực nhiu tiếng n, vùng ngp lt)..............................26  
Sdụng GIS đánh giá mức độ tiếng n và dbáo ô nhim nguồn nước ..............26  
Trình tlập đồ án quy hoch ..............................................................................30  
Kiến trúc tng thca hthng Qun lý quy hoch xây dng .............................41  
Mô hình phân cp chức năng của phân hGIS 3D ..............................................42  
Lung dliu ca phân hGIS 3D..................................................................42  
Quy trình to dliu 3D tdliu 2D ............................................................44  
Bản đồ đường đồng mc thĐồ Sơn...........................................................47  
Bản đồ bmặt địa hình 3D ..............................................................................48  
Chng xếp các lớp đường đồng mc, bản đồ bmt và lớp điểm.....................48  
To mô hình 3D tdliu 2D và thuc tính....................................................49  
Mô hình 3D thhin màu sc theo thuc tính..................................................51  
Chuyển đổi tdng dliu và mt bng sang 3D............................................51  
Hình ảnh đánh dấu tng cao công trình trên mt bng (nếu cn chi tiết)...........52  
Hình ảnh đánh dấu tng cao trung bình của lô đất (không cn chi tiết).............52  
Thng kê công trình và lô đất toàn bbn v...................................................53  
Thng kê công trình trên 1 loại đất..................................................................53  
Thng kê mật độ xây dng theo khu vc. ........................................................54  
Thng kê vhtng kthut...........................................................................54  
Thống kê để tìm các đối tượng vi phm vùng cm...........................................55  
Kim tra vi phm chiu cao bằng phương pháp 3D (H>=50m) ........................55  
Kim tra nhiều điều kin bằng phương pháp thống kê và đánh dấu..................56  
Kiểm tra trường nhìn của người khi tham gia giao thông, vi 1 góc nhìn  
Hình 2.  
Hình 3.  
Hình 4.  
Hình 5.  
Hình 6.  
Hình 7.  
Hình 8.  
Hình 9.  
Hình 10.  
Hình 11.  
Hình 12.  
Hình 13.  
Hình 14.  
Hình 15.  
Hình 16.  
Hình 17.  
Hình 18.  
Hình 19.  
Hình 20.  
Hình 21.  
Hình 22.  
Hình 23.  
Hình 24.  
Hình 25.  
Hình 26.  
Hình 27.  
thông thường T=30,D=45,N=120 bằng phương pháp hình nón quan sát. ..............................56  
Hình 28.  
Hình 29.  
Hình 30.  
Mô hình khu đô thị 13-5 và tuyến đường thiết kế ............................................57  
Không gian trng, cây xanh.............................................................................58  
Các khu thp tng............................................................................................58  
7
MỞ ĐẦU  
Hin nay, hin trạng đô thị luôn biến động trong khi nhu cu ca các cp  
lãnh đạo cũng như của người dân vmt vmt thành phố ngày càng văn minh  
hiện đại và trt tự đã đặt ra cho các cơ quan quản lý nhng trách nhim nng n.  
Đặc bit là trong việc quản lý cơ sở hạ tầng như: quản lý đất đai, giao thông đô  
th, quy hoch kiến trúc... đang có những đòi hi cp bách vviệc nâng cao năng  
lc qun lý. Nhim vnày chcó thể được hoàn thành tt nếu có các công cụ  
qun lý tiên tiến và phù hợp, được xây dng trên nn tng CSDL không gian vi  
độ chính xác cao, có tính đồng bộ, đm bo mức độ chi tiết và tính cp nht.  
Hin ti SQuy hoch Kiến trúc thường chsdng các bản đồ hin trng,  
bản đồ quy hoạch dưới dng bản đồ phng hai chiu phc vcho các công vic  
chuyên môn ca Sở. Các đối tượng được biu din trên các bản đồ hai chiu  
không trực quan và đòi hỏi người sdng phi có kiến thc chuyên môn vbn  
đồ, ngoài ra khả năng biu din vkiến trúc và mi quan hệ tương quan giữa các  
đối tượng bhn chế rt nhiu.  
GIS 3D là mt công nghmi Việt Nam nhưng đã được các nước tiên  
tiến ng dng rng rãi tvài chục năm gần đây. Công nghệ này to ra các sn  
phm svới độ chính xác cao, khả năng linh động lớn và chia sthông tin dễ  
dàng. Chính các đặc điểm này làm cho công nghGIS 3D trthành công nghệ  
rất hiu quđược ứng dng rng rãi. Trong lĩnh vực qun lý và quy hoạch đô  
th, GIS 3D có rt nhiu ng dụng mà điển hình là: xây dng mô hình địa hình số  
(DTM), xây dng mô hình bmt s(DSM), theo dõi qun lý cơ sở htầng đô  
thị như: đường giao thông, đường điện, thoát nước; qun lý và quy hoch xây  
dựng đô th; qun lý và quy hoch sdụng đất đô thị; qun lý và quy hoch kiến  
trúc đô thị. Nhìn chung, các ng dng ca công nghnày rất đa dng và mang li  
hiu qucao. Công nghnày cũng mra khả năng xây dựng mô hình cnh quan  
kiến trúc ba chiu ca thành phmt cách nhanh chóng và chính xác.  
Thc tế cho thy hu hết các ng dng trong qun lý và quy hoạch đô thị  
đều sdng mô hình địa hình s(DTM) và mô hình smặt đất (DSM) như một  
8
đầu vào cơ bản. Trong khi đó, dữ liệu đầu vào để gii các toán này li có mt số  
hn chế như đã trình bày ở trên. Hin trng này làm cho các đơn vị được giao  
nhim vgp rt nhiều khó khăn trong quá trình thc thi: nếu thụ động chờ đến  
khi ngun dliệu đầu vào được xây dựng như mong muốn thì skhông hoàn  
thành đúng thời hn. Nếu tnâng cp dliu thì gặp khó khăn rất ln vkinh phí  
và ngun lc, nếu chsdng dliu hin có thì kết quscó nhiu hn chế.  
Vic ng dng phn mm qun lý qui hoch scho phép cp nht kp thi  
thông tin qui hoch xây dng, bsung vào ngun dliu hin trng phc vkp  
thi cho công tác cp phép thẩm đnh qui hoch. Sdng công nghGIS 3D cho  
phép hin thtrc quan cnh quan kiến trúc đô thị phc vcông tác qun lý qui  
hoch theo chiu cao. Nhanh chóng bsung vào ngun dliu 2D hin có ca  
bản đồ địa hình và qui hoch. Trên cơ sở này tôi chọn đề tài: “Ứng dụng GIS  
trong quản lý quy hoạch xây dựng” nhằm nghiên cứu và đẩy mạnh ứng dụng  
GIS trong công tác quản lý và quy hoạch xây dựng đô thị.  
Những kết quả chính của luận văn đã được tổng hợp, trình bày trong các  
chương chính sau:  
Chương 1 trình bày tổng quan về hệ thống thông tin địa lý và mô hình GIS  
3D: khái niệm chung, chức năng cũng như cấu trúc của một hệ thống thông tin  
địa lý, các khái niệm cơ bản về GIS 3D và ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý  
GIS.  
Chương 2 trình bày sự cần thiết và khả năng ứng dụng GIS trong quản lý  
quy hoạch xây dựng ở Việt Nam: đưa ra các khái niệm, thực trạng và ứng dụng  
của hệ thống thông tin trong lĩnh vực quản lý xây dựng. Các quy trình, nội dung  
và các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch xây dựng đô thị.  
Chương 3 trình bày giải pháp công nghệ, phát triển thử nghiệm hệ thống  
quản lý quy hoạch xây dựng ứng dụng công nghệ GIS 3D và nêu rõ những kết  
quả đạt được.  
Chương 4 trình bày kết luận và hướng phát triển của đề tài.  
Sau đây là chi tiết nội dung của từng chương.  
9
Chương 1. Tổng quan về GIS và GIS 3D  
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System – GIS) là một  
hệ thống thông tin trên máy tính được sử dụng để số hóa các đối tượng địa lý  
thực cũng như các sự kiện liên quan (các thuộc tính phi không gian liên kết với  
không gian địa lý) tạo thành dữ liệu địa lý, từ đó cung cấp các công cụ cho phép  
phân tích, đánh giá và khai thác các dữ liệu địa lý đó.  
"Mọi đối tượng có mặt trên trái đất đều có thể biểu diễn trong hệ thống thông tin  
địa lý", đây là chìa khóa căn bản liên kết bất kỳ cơ sở dữ liệu nào với hệ thống  
GIS. Bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 1950, nhưng phần mềm GIS đầu tiên  
chỉ xuất hiện vào cuối những năm 1970 từ phòng thí nghiệm của Viện nghiên  
cứu môi trường Mỹ (ESRI). Lịch sử phát triển của GIS đã thay đổi cách mà các  
nhà quy hoạch, kỹ sư, nhà quản lý… làm việc với cơ sở dữ liệu và phân tích dữ  
liệu.  
1.1  
Khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin địa lý  
Có nhiều quan niệm khác nhau khi định nghĩa hệ thống thông tin địa lý:  
"Hệ thông tin địa lý là một hệ thống thông tin bao gồm một số hệ con  
(subsystem) có khả năng biến đổi các dữ liệu địa lý thành những thông tin có  
ích" – theo định nghĩa của Calkin và Tomlinson, 1977.  
"Hệ thông tin địa lý là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy tính để  
thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị không gian" (theo định nghĩa của National  
Center for Geographic Information and Analysis, 1988).  
Theo định nghĩa của ESRI (Environmental System Research Institute) thì  
Hệ thông tin địa lý là một tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm  
máy tính, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu  
trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích và kết xuất”.  
Cho đến nay, định nghĩa được nhiều người sử dụng nhất là: hệ thống thông  
tin địa lý là mt hthng kết hp giữa con người và hthng máy tính cùng các  
10  
thiết bngoại vi để lưu trữ, xlý, phân tích, hin thị các thông tin địa lý để phc  
vmt mục đích nghiên cứu nhất đnh.  
1.2  
Các thành phần của GIS  
Một hệ thống GIS gồm có 5 thành phần cơ bản sau:  
1. Phần cứng.  
2. Phần mềm.  
3. Con người.  
4. Dữ liệu.  
5. Các quy trình.  
Hình 1. Các thành phần cơ bản ca GIS  
1.3Các chức năng của GIS  
Bất kỳ một hệ thống thông tin địa lý nào cũng phải có sáu chức năng cơ bản  
để giải quyết hiệu quả các vấn đề trong thế giới thực. Sáu chức năng đó là:  
Thu thập dữ liệu.  
Lưu trữ dữ liệu.  
Truy vấn dữ liệu.  
Phân tích dữ liệu.  
Hiển thị dữ liệu.  
Xuất dữ liệu.  
11  
Thu thập dữ liệu  
Dữ liệu mô tả các đối tượng địa lý được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu địa lý.  
Cơ sở dữ liệu địa lý là một thành phần có chi phí xây dựng cao và tồn trong một  
thời gian dài cùng với hệ thng, vì vậy việc thu thập dữ liệu là một vấn đề hết sức  
quan trọng. Làm thế nào để lấy dữ liệu chỉ tồn tại trên dạng giấy vào cơ sở dữ  
liệu? Dữ liệu này ở dạng số nhưng không thể sử dụng được, vậy nó ở định dạng  
nào? Một hệ thống thông tin địa lý phải cung cấp các phương pháp để nhập dữ  
liệu địa lý (tọa độ) và dữ liệu dạng bảng (thuộc tính). Hệ thống càng có nhiều  
phương pháp nhập dữ liệu thì càng mềm dẻo và linh động.  
Lưu trữ dữ liệu  
Có hai mô hình cơ bản được sử dụng để lưu trữ dữ liệu địa lý: vector và  
raster. Một hệ thống thông tin địa lý cần phải có khả năng lưu trữ cả hai định  
dạng dữ liệu này.  
Trong mô hình dữ liệu vector, đối tượng địa lý được biểu diễn tương tự  
như cách chúng biểu diễn trên bản đồ (bằng các đối tượng điểm, đưng và vùng).  
Một hệ thống tọa độ x,y được sử dụng để xác định vị trí của các đối tượng này  
trong thế giới thực.  
Mô hình dữ liệu raster biểu diễn các đối tượng bằng cách sử dụng một  
lưới bao gồm nhiều ô. Các giá trị của các ô sẽ mô tả vị trí của các đối tượng. Mức  
độ chi tiết của đối tượng phụ thuộc vào kích thước của các ô trong lưới. Định  
dạng dữ liệu raster rất phù hợp cho các bài toán phân tích không gian cũng như  
việc lưu các dữ liệu dạng ảnh. Dữ liệu dạng raster không thích hợp cho các ứng  
dụng như quản lý thửa đất vì ranh giới của các đối tượng cần phải được phân biệt  
rõ ràng.  
Truy vấn dữ liệu  
Một hệ thống GIS phải có các công cụ để tìm ra các đối tượng cụ thể dựa  
trên vị trí địa lý hoặc thuộc tính của nó. Các truy vấn, thường được tạo ra bởi các  
câu lệnh hoặc biểu thức logic, sẽ được sử dụng để chọn ra các đối tượng trên bản  
đồ và các bản ghi của chúng trong cơ sở dữ liệu.  
12  
Một truy vấn của một hệ thống GIS thông thường sẽ trả lời câu hỏi: Cái  
gì? Ở đâu? Trong kiểu truy vấn này, người sử dụng biết đối tượng nằm ở vị trí  
nào, và muốn biết các thuộc tính của nó. Điều này có thể được thực hiện trong hệ  
thống GIS bởi vì đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ sẽ có liên kết với  
thông tin thuộc tính của nó lưu trong cơ sở dữ liệu.  
Một kiểu truy vấn khác của là tìm các vị trí thỏa mãn một số tính chất nào  
đó. Trong trường hợp này, người sử dụng biết rõ các tính chất quan trọng và  
muốn tìm xem những đối tượng nào có thuộc tính đó.  
Phân tích dữ liệu  
Phân tích địa lý thường liên quan đến nhiều tập dữ liệu khác nhau và yêu  
cầu một quá trình nhiều bước để cho ra kết quả cuối cùng. Một hệ thống GIS  
phải có khả năng phân tích mối quan hệ không gian giữa các tập dữ liệu để trả lời  
câu hỏi và giải quyết vấn đề mà người sử dụng đặt ra. Ba phương pháp phân tích  
thông tin địa lý phổ biến là:  
Phân tích gần kề xấp xỉ: Sử dụng thuật toán buffering để xác định mối  
quan hệ gần kề giữ các đối tượng.  
Phân tích chồng xếp: Kết hợp các đối tượng của hai lớp dữ liệu để tạo ra  
một lớp mới, lớp kết quả này sẽ chứa đựng các thuộc tính có trong cả hai  
lớp gốc. Lớp kết quả có thể được phân tích để tìm ra những đối tượng  
chồng phủ, hoặc để tìm ra mức độ một đối tượng nằm trong một vùng  
hoặc nhiều vùng nào đó là bao nhiêu.  
Phân tích mạng lưới: Để giải quyết các bài toán như mạng lưới giao  
thông, mạng lưới thủy văn...  
Hiển thị dữ liệu  
Hệ thống GIS cũng cần phải có các công cụ để hiển thị các đối tượng địa  
lý sử dụng nhiều ký hiệu khác nhau. Đối với nhiều loại phép toán phân tích, kết  
quả cuối cùng chính là bản đồ, đồ thị hoặc các báo cáo.  
13  
Xuất dữ liệu  
Hiển thị kết quả là một yêu cầu bắt buộc của hệ thống GIS. Việc hiển thị  
được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Càng nhiều dạng đầu ra mà GIS có  
thể đưa ra thì khả năng tiếp cận thông tin và đối tượng chính xác càng cao.  
1.4  
GIS 3D  
Trong những năm gần đây, với sự phát triển vượt bậc của các công nghệ  
mới, các dữ liệu không gian có thể được hiển thị lập thể rất trực quan đáp ứng  
nhu cầu ngày càng đa dạng của người sử dụng. Ngành bản đồ từ khi thành lập và  
phát triển đến nay chỉ hạn chế ở việc xây dựng các cách hiển thị trực quan các dữ  
liệu không gian trong môi trường hai chiều. Một câu hỏi quan trọng được đặt ra  
là liệu ngành bản đồ có thể khai thác lợi thế của các công nghệ mới này không và  
khai thác như thế nào?  
Mt mô hình địa hình 3D tương tác sẽ có rất nhiều ưu điểm. Nó có thể  
cung cấp cho người dùng khả năng chủ động chọn vị trí quan sát trong bản đồ,  
cho phép nhận biết và tìm hiểu các dữ liệu không gian cũng như các thông tin  
thuộc tính liên quan đến các đối tượng địa hình chính xác hơn. Chắc chắn việc áp  
dụng các công nghệ mới phục vụ cho ngành bản đồ sẽ hoàn thiện chất lượng của  
các sản phẩm bản đồ và mở ra các lĩnh vực ứng dụng mới  
Mặt khác, việc ứng dụng rộng rãi công nghệ mới trong thành lập bản đồ  
đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Ngành bản đồ các nước đang  
hướng đến hai loại bản đồ tiên tiến là bản đồ 3D và bản đồ động. Mô hình địa  
hình 3D với các nhóm nội dung, độ chi tiết khác nhau phục vụ cho các mục đích  
du lịch, quy hoạch và dự báo trong tương lai cũng đã trở thành thương phẩm  
thường gặp tại nhiều nước phát triển. Mô hình dữ liệu, phương pháp thành lập,  
khuôn dạng số liệu cũng rất đa dạng phụ thuộc vào các công nghệ sẵn có trong  
từng trường hợp.  
Ở Việt Nam, các ngành khoa học tuỳ theo yêu cầu riêng biệt và điều kiện  
vật chất kỹ thuật của mình cũng đã có một số sản phẩm đồ họa có các yếu tố địa  
hình 3D trong đó như: sơ đồ tuyến, mặt cắt trong các ngành giao thông, thuỷ lợi;  
14  
DEM được tạo trong quá trình xử lý ảnh máy bay; bản đồ tác chiến trong quân  
sự; mô hình cảnh quan trong giáo dục hay du lịch. Các số liệu này được thành lập  
cho một số khu vực nhưng còn thiếu tính hệ thống và mang đặc trưng riêng của  
từng ngành.  
1.4.1 Một số khái niệm cơ bản  
1.4.1.1 Mô hình độ cao số  
Mô hình độ cao s((Digital Elevation Model - DEM) là mô hình số miêu  
tả bề mặt mặt đất nhưng không bao gồm các đối tượng vật thể trên đó được xây  
dựng dựa trên các điểm độ cao và các đường bình độ. DEM là một nội dung  
chính của Mô hình địa hình 3D nên một trong những ứng dụng chính của mô  
hình địa hình 3D là các ứng dụng từ DEM.  
1.4.1.2 Mô hình địa hình số  
Cũng giống như DEM, mô hình địa hình số (Digital Terrain Model –  
DTM) là mô hình số miêu tả bề mặt mặt đất không bao gồm các đối tượng vật  
thể trên đó nhưng được xây dựng dựa trên các điểm độ cao, các đường bình độ và  
các đối tượng nằm trên bề mặt như sông suối, ao hồ… Do vậy độ chính xác của  
DTM cao hơn DEM, DTM là cơ sở để đo vẽ địa hình trên trạm ảnh số.  
1.4.1.3 Mô hình bề mặt số  
Mô hình bề mặt số (Digital Surrface Model - DSM) là một mô hình độ cao  
smiêu tả bề mặt mặt đất và bao gồm cả các đối tượng vật thể trên đó như nhà  
cửa, cây, đường giao thông... Mô hình bề mặt số có ý nghĩa rất quan trọng trong  
việc tạo ảnh trực giao đối với ảnh vệ tinh, ảnh máy bay chụp màu có độ phân giải  
cao.  
1.4.2  
Lưu trữ dữ liệu 3D  
Nguồn dữ liệu để tạo DTM  
DTM được tạo từ 1 trong 3 nguồn dữ liệu sau:  
15  
Đường đồng mức mô tả địa bề mặt  
Đường đồng mức mô tả địa bề mặt là nguồn dữ liệu sẵn có và phbiến  
nhất cho việc lập DTM. Bởi đây là cách duy nhất để mô tả địa bề mặt theo cách  
làm truyền thống (hiện nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi). Nguồn dữ liệu này  
được lưu giữ ở dạng bản đồ giấy nên để có thể dùng để tạo DTM nó cần phải  
được số hhiệu chỉnh và biến đổi thành dạng dữ liệu 3D.  
Dữ liệu ảnh (bao gồm ảnh máy bay và ảnh vệ tinh)  
Dữ liệu ảnh có được từ ảnh chụp máy bay hay ảnh chụp vệ tinh và được  
sử dụng để tạo ra dữ liệu địa hình chính xác có độ phân giải cao. Ngoài ra, nguồn  
dữ liệu cho DTM kiểu này còn có thể có được từ việc đo đạc bằng radar, laser.  
Dữ liệu đo đạc (trắc đạc)  
Dữ liệu có được từ việc đo đạc là loại dữ liệu chính xác nhất có thể có  
được, bởi các điểm đo được thiết kế sao cho có để mô tả đúng hình dáng của địa  
hình của bề mặt và trong thực tế nó bao gồm rất nhiều điểm đo. Chất lượng của  
loại dữ liệu này rất cao, tuy nhiên đòi hỏi chi phí lớn về thời gian cho công tác đo  
đạc ngoài thực địa. Do vậy phương pháp này chỉ thực sự hiệu quả đối với những  
dự án, những nghiên cứu trong phạm vi có diện tích nhỏ.  
Khi đã có dữ liệu về địa hình bề mặt cần phải chọn cách thích hợp để mô  
hình hoá địa bề mặt. Có hai cách tiếp cận để mô hình hoá địa bề mặt từ dữ liệu:  
Lập DTM bằng phương pháp toán học: Trong trường hợp này DTM được  
tạo ra bởi một hay nhiều hàm toán học tương thích với tập dữ liệu đã có của địa  
bề mặt. Cách làm này là không phù hợp với các đối tượng địa môi trường, bởi  
như đã trình bày, các đối tượng địa môi trường là các đối tượng của tự nhiên nên  
nó có hình dạng bất kỳ.  
Lp DTM trực tiếp từ dữ liệu đã có của địa bề mặt: Cách này là phù hợp  
cho việc mô hình hoá các đối tượng địa môi trường vì nó tạo ra DTM mô tả đối  
tượng một cách trung thực với lượng thông tin (dữ liệu) đã biết về đối tượng.  
Mức độ chính xác của việc mô tả đối tượng bằng DTM lúc này phụ thuộc chủ  
yếu vào mức độ chính xác và mức độ đầy đủ của dữ liệu về đối tượng.  
16  
Vì các lý do như địa hình phức tạp, hiểm trở hoặc do đối tượng nằm dưới lòng  
đất, hoặc vì lý do kinh tế không thể đủ chi phí, việc lấy mẫu, đo đạc không thể  
thực hiện một cách liên tục, do vậy nguồn dữ liệu cho DTM dù ở dạng nào thì  
cũng là tập dữ liệu rời rạc. Các đối tượng của địa môi trường mặc dù là có hình  
dạng bất kỳ nhưng đều có tính liên tục. Nếu như lập DTM bằng phương pháp  
toán học thì chính các hàm toán học là công cụ liên kết các điểm dữ liệu rời rạc  
để mô tả đối tượng. Cũng tương tự như vậy, lập DTM trực tiếp từ dữ liệu cũng  
cần phải có mô hình thích hợp để liên kết các điểm dữ liệu rời rạc để mô tả đối  
tượng. Có 2 mô hình thích hợp cho việc tạo DTM trực tiếp từ dữ liệu: Đó là mô  
hình lưới (Rectangular grid) và mô hình mạng tam giác (Triangulated Irregular  
Network – TIN).  
1.4.3  
Khái niệm về cấp độ chi tiết  
Khái niệm cấp độ chi tiết (Level of Detail – LoD) được đưa ra để diễn tả  
mức độ chi tiết, sự giống nhau giữa mô hình địa hình 3D và thế giới thực.  
Ở bước 1- xây dựng mô hình hình học, LoD sẽ quyết định độ chi tiết của  
các đối tượng như độ chính xác của DEM, những chi tiết nào của bề mặt đất có  
thể bỏ qua, những công trình kiến trúc nào phải được thể hiện và thể hiện đến  
mức nào, những tiểu tiết nào có thể được khái quát hoá.  
Ở bước 2 - Hiển thị trực quan, LoD sẽ quyết định về mặt hình thức đối  
tượng sẽ được thể hiện giống với hình ảnh thực đến mức nào. Có hai xu hướng  
thể hiện trái ngược nhau. Một là ký hiệu hoá tối đa các đối tượng theo các  
nguyên tắc bản đồ. Hai là cố gắng thể hiện các đối tượng càng giống với hình ảnh  
thực càng tốt. Thí dụ ở cách thứ nhất một ngôi nhà bê tông được qui định thể  
hiện đơn giản là một khối màu xám, ở cách thứ hai nó được chụp ảnh ở tất cả các  
bề mặt và các ảnh này được đính lên từng bề mặt của mô hình ngôi nhà. Người  
thiết kế phải chọn được một điểm dừng hợp lý giữa hai xu hướng này.  
LoD áp dụng ở bước xây dựng mô hình DEM, mô hình hình học các đối  
tượng 3D trên DEM và ở bước hiển thị trực quan phải đồng đều.  
17  
Hình 2. Cấp độ chi tiết LoD đối với các đối tượng nhà, khi nhà  
Biểu diễn đối tượng 3D  
1.4.4  
1.4.4.1 Điểm  
Điểm là thành phần cơ sở được định nghĩa trong một hệ tọa độ. Đối với hệ  
tọa độ hai chiều mỗi điểm được xác định bởi cặp tọa độ (x, y). Khi biểu diễn các  
điểm độ cao địa hình, chúng ta thường biểu diễn điểm trong hệ tọa độ 3 chiều xác  
định bởi các giá trị (x, y, z).  
1.4.4.2 Đường thẳng  
Một đường thẳng có thể xác định nếu biết hai điểm thuộc nó. Phương trình  
đường thẳng đi qua hai điểm (x1, y1) và (x2, y2) có dạng sau :  
x x1 x2 x1  
y y1 y2 y1  
Ngoài ra, người ta còn sử dụng phương trình tham số của đường thẳng có  
dạng các tọa độ x, y được mô tả qua một thành phần thứ ba là t.  
(x2,y2)  
t>1  
t=1  
(x1,y1)  
t=0  
t<0  
Hình 3. Dng tham scủa phương trình đường thng  
18  
Dạng này rất thuận tiện khi khảo sát các đoạn thẳng.  
x (1t)x tx  
1
2
y (1t)y1 ty2  
Nếu t[0,1], ta có các điểm (x,y) thuộc về đoạn thẳng giới hạn bởi hai  
điểm (x1, y1) và (x2, y2), nếu t[-, +], ta sẽ có toàn bộ đường thẳng  
Trong biểu diễn bề mặt địa hình, đoạn thẳng nối hai điểm độ cao trên bề  
mặt địa hình được dùng để miêu tả sự biến đổi tuyến tính của một phần bề mặt  
địa hình nằm giữa hai điểm đó.  
1.4.4.3 Mặt phẳng  
Khi biểu diễn bề mặt địa hình dưới dạng lưới tam giác không đều TIN, thì  
mỗi tam giác sẽ đặc tả phần địa hình nằm bên trong tam giác đó. Mỗi tam giác là  
một mặt phẳng, để biểu diễn các tam giác trên máy tính, chúng ta sử dụng  
phương trình toán học của mặt phẳng.  
Phương trình tổng quát biểu diễn mặt phẳng có dạng:  
Ax + By + Cz + D = 0  
Trong đó (x, y, z) là một điểm bất kì của mặt phẳng và A, B, C, D là các  
hằng số diễn tả thông tin không gian của mặt phẳng.  
Để xác định phương trình mặt phẳng của một tam giác trong không gian,  
ta sử dụng tọa độ của ba đỉnh (x1,y1,z1), (x2,,y2,z2), (x3 ,y3,z3) của tam giác  
này. Từ (2.5) ta có:  
Axk + Byk + Czk + D = 0 ; ( k = 1,2,3)  
Dùng quy tắc Cramer, ta có thể xác định A, B, C, D theo công thức:  
x1 1 z1  
B x2 1 z2 C x2 y2 1 D   x2 y2 z2  
x3 1 z3 x3 y3 x3 y3 z3  
x1 y1  
1
x1 y1 z1  
1 y1 z1  
A 1 y2 z2  
1 y3 z3  
1
19  
Khai triển các định thức trên ta được công thức tường minh của các hệ số:  
A y (z z ) y (z z ) y (z z )  
1
2
3
2
3
1
3
1
2
B z (x x ) z (x x ) z (x x )  
1
2
3
2
3
1
3
1
2
C x1 (y2 y3 ) x2 (y3 y1 ) x3 (y1 y2 )  
D  x1 (y2 z3 y3z2 ) x2 (y3z1 y1z3 ) x3 (y1z2 y2 z1 )  
Đôi khi, sẽ rất hữu ích nếu ta khảo sát các mặt phẳng thông qua phương  
trình tham số. Phương trình tham số của một mặt là một hệ phương trình có hai  
tham số u, v. Một điểm bất kì trên mặt sẽ có tọa độ được biểu diễn dưới dạng  
vector tham số : p(u, v) = (x(u, v), y(u, v), z(u, v)). Với mỗi cặp giá trị (u, v) ta sẽ  
có một bộ các tọa độ (x, y, z) biểu diễn một điểm trên bề mặt đã cho. Các mặt  
khác nhau sẽ được phân biệt với nhau bằng các bộ hàm x(), y(), z() khác nhau.  
Để giới hạn không gian của các mặt, thông thường người ta định lại các  
tọa độ biên sao cho u, v tương ứng biến đổi trong đoạn [0,1], ngược lại khi u, v  
biến đổi trong khoảng (-, +) mặt phẳng sẽ trải dài đến vô tận.  
1.4.4.4 Đường cong  
Khi biểu diễn bề mặt địa hình, người ta còn thể hiện dáng điệu địa hình  
dưới dạng các đường bình độ. Đường bình độ là một đường cong phức tạp, luôn  
uốn lượn bám sát bề mặt địa hình và có độ cao không đổi. Việc tìm ra các công  
thức để biểu diễn các đường bình độ là rất phức tạp. Trong mục này chúng ta sẽ  
khảo sát các phương pháp cho phép tạo ra các đường cong mô tả đường bình độ  
dựa trên tập các điểm xác định trên đường cong.  
Bài toán đặt ra ở đây là cần xây dựng một đường cong đi qua tập hợp các  
điểm phân biệt p1, p2, .... , pL+1 có độ cao không đổi và luôn bám sát bề mặt địa  
hình.  
Có hai cách giải quyết như sau:  
-
Định tọa độ của một số điểm nào đó thuộc đường cong, sau đó tìm các  
phương trình toán học và hiệu chỉnh chúng để đường cong đi qua tất cả  
các điểm pk (k = 1 ÷ L+1).  
20  
- Cách khác là xác định một số các điểm gọi là điểm điều khiển và dùng  
một giải thuật nào đó để xây dựng đường cong dựa trên các điểm này.  
Đường cong được xây dựng bởi một tập các điểm điều khiển này có  
thể được phát sinh lại khi cần.  
Trong phần này, luận văn sẽ nghiên cứu theo hướng tiếp cận thứ hai là  
cách phổ biến nhất để xây dựng các đường đồng mức dựa trên các đường cong  
Spline và B-Spline.  
Đường cong Spline  
Đường cong Spline p(t) được xây dựng dựa trên (L+1) điểm kiểm soát pk  
bằng cách sử dụng các hàm trộn Spline Rk(t) có dạng như sau :  
L
p(t) p R (t)  
k
k
k0  
t R  
Tập các hàm trộn Ri(t) này có giá mang là khoảng t [ti, ti+1] trên đó  
hàm lấy giá trị là một phần của đoạn [0, 1], ngoài giá mang này hàm có giá trị là  
0. Như vậy, đường cong chỉ phụ thuộc vào một số điểm kiểm soát mà thôi. Các  
hàm trộn mà ta đề cập đến ở đây chính là tập các đa thức được định nghĩa trên  
các đoạn kề nhau để các đoạn đường cong được tạo ra, nối lại với nhau, tạo nên  
một đường cong liên tục. Ví dụ ta định nghĩa hàm g(t) bao gồm ba đa thức a(t),  
b(t), c(t) như sau :  
1
a(t) t 2  
2
2
3
3
2
g(t) b(t)   
t   
4
1
c(t) (3 t) 2  
2
Giá mang của g(t) là [0,3], của a(t) là [0,1], của b(t) là [1,2], của c(t) là  
Các điểm tại các đoạn đường cong gặp nhau được gọi là các điểm nối, và  
[2,3].  
giá trị t tại các điểm đó được gọi là nút. Có thể kiểm chứng được g(t) liên tục tại  
21  
mọi nơi trên giá mang của nó, nên đường cong tại các chỗ nối là trơn, g(t) là một  
ví dụ của hàm trộn Spline.  
Đường cong tổng quát được xây dựng từ tập các nút t0, t1, .., với tiR và  
ti ti+1. Với mỗi điểm kiểm soát pk ta kết hợp với một hàm trộn tương ứng là  
Rk(t). Rk(t) là đa thức riêng phần liên tục trên mỗi đoạn con [ti, ti+1] và liên tục  
tại mỗi nút.  
Các đoạn đường cong riêng phần này gặp nhau tại các điểm nút, do các  
hàm trộn Spline liên tục tại các nút nên đường cong tạo ra cũng liên tục. Những  
đường cong như vậy là đường cong Spline.  
Vấn đề được đặt ra tiếp ở đây: Cho trước một vector nút, có tồn tại hay  
không họ các hàm trộn sao cho chúng có thể phát sinh ra mọi đường cong Spline  
được định nghĩa trên vector nút đó. Một họ các hàm như vậy được gọi là cơ sở  
cho Spline, nghĩa là bất kì đường cong Spline nào cũng có thể được đưa về cùng  
một công thức bằng cách chọn đa giác kiểm soát phù hợp.  
Câu trả lời là có nhiều họ hàm như vậy, nhưng đặc biệt có một họ hàm  
trộn có giá mang nhỏ nhất đó là B-Spline (B là từ viết tắt của basis).  
Đường cong B-Spline  
Một đường cong B-Spline cấp m xây dựng dựa trên vector nút T và (L+1)  
điểm kiểm soát pk có dạng:  
L
p(t) p N (t)  
k
k,m  
k0  
với k = 0, 1, .., L  
Trong đó Nk,m(t) là đa thức có bậc (m-1) có công thức đệ quy:  
t tk  
tkm1 tk  
tkm t  
tkm tk1  
Nk,m (t)   
Nk,m1(t)   
Nk1,m1(t)  
nếu tk t tk+1  
nếu với t còn lại  
1
N (t)   
k,1  
0
với  
22  
Các điểm ti có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau. Một trong  
các cách đó là cho ti = i, lúc này khoảng cách giữa các điểm nút là bằng nhau.  
Chúng ta có thể có cách định nghĩa khác:  
0
Nếu i<m  
Nếu m≤i≤L  
Nếu i>L  
t L m 1  
i
L m 2  
với i = 0, …, L+m.  
1.4.4.5 Hình khối  
Một phương pháp thông dụng và đơn giản để mô hình hóa các địa vật trên  
mô hình số địa hình và trong bản đồ ba chiều là mô hình khung nối kết. Mỗi địa  
vật là một mô hình khung nối kết gồm có một tập các đỉnh và tập các cạnh nối  
giữa các đỉnh đó. Khi thể hiện bằng mô hình này, các đối tượng ba chiều có vẻ  
rỗng và không giống thực tế lắm. Để hoàn thiện hơn, người ta dùng các kĩ thuật  
tạo bóng và loại bỏ các đường và mặt khuất. Tuy nhiên vẽ bằng mô hình này  
thường cho kết quả hiển thị nhanh.  
Với mô hình khung nối kết, hình dạng của đối tượng ba chiều được biểu  
diễn bằng hai danh sách, danh sách các đỉnh và danh sách các cạnh nối các đỉnh  
đó. Danh sách các đỉnh cho biết thông tin hình học đó là vị trí các đỉnh, còn danh  
sách các cạnh xác định thông tin về sự kết nối, nó cho biết cặp các đỉnh tạo ra  
cạnh. Chúng ta hãy quan sát một vật thể ba chiều được biểu diễn bằng mô hình  
khung nối kết như sau:  
Hình 4. Vt thba chiều được biu din bng mô hình khung ni kết  
23  
1.5  
Một số ứng dụng của mô hình địa hình s3D  
1.5.1 Các ứng dụng trong việc giám sát và phát hiện tài nguyên  
Giám sát lũ lụt: Việc mô hình hoá vùng lưu vực sông dựa trên dữ liệu địa  
hình 3D, các thông tin tại các điểm nút (các mặt cắt ngang, mặt cắt dọc), dữ liệu  
về lượng mưa, lượng nước bị giữ lại và sức chứa của lưu vực có thể được dùng  
để đưa ra các dự báo về khoảng thời gian, phạm vi ngập lũ và đề xuất các biện  
pháp phòng ngừa. Trong quá trình đang xảy ra thiên tai dựa trên các nội dung của  
Mô hình địa hình 3D, cơ quan phụ trách có thể đưa ra các quyết định tức thời,  
chính xác về việc di dời người và tài sản, giảm nhẹ thiệt hại về người và của,  
đánh giá thiệt hại và đưa ra các biện pháp cứu trợ hiệu quả.  
Phòng chống cháy rừng, phòng chống sụt lở đất cũng có thể phát hiện một  
cách rất hiệu quả dựa trên thông tin của Mô hình địa hình 3D. Từ DEM, dữ liệu  
về lớp phủ thực vật kết hợp với các thông tin về lượng mưa, chiều gió, độ ẩm,  
chất đất... có thể đưa ra các cảnh báo, các phản ứng tức thời và các phương án  
nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.  
1.5.2 Các ứng dụng trong xây dựng cơ sở hạ tầng và viễn thông  
Trong xây dựng cơ sở hạ tầng  
Thiết kế - qui hoạch là một trong những lĩnh vực rộng lớn rất cần Mô hình  
địa hình 3D. Từ thiết kế giao thông, đô thị, công trình công cộng đến thiết kế nhà  
máy thuỷ điện đều cần đến các thông tin chính xác này để nghiên cứu tình trạng  
hiện thời, tính toán khối lượng đào đắp để đưa ra phương án tối ưu, lên kế hoạch  
giải toả và tái định cư, hiển thị mô hình thiết kế, lấy ý kiến đóng góp, trình duyệt.  
Trong viễn thông  
DEM cũng đã được ứng dụng trong viễn thông để thiết kế các trạm phát  
sóng, tiếp sóng dựa trên phân tích về vùng thông hướng nhìn. Nhưng gần đây với  
quá trình đô thị hoá, các khu nhà cao tầng mọc lên rất nhanh thì DEM không còn  
khả năng cung cấp đủ thông tin cho việc quản lý viễn thông nữa nhất là trong các  
khu vực mật độ dân số cao. Mô hình địa hình 3D hoặc một biến thể của nó là mô  
hình thành phố 3D có thể cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho việc chọn các vị trí  
24  
tối ưu để xây dựng trạm thu phát, đảm bảo việc truyền phát sóng được thực hiện  
hiệu quả nhất.  
1.5.3 Các ứng dụng trong lĩnh vực quốc phòng  
Với ưu điểm về môi trường hiển thị ba chiều rất giống với thế giới thực,  
Mô hình địa hình 3D được sử dụng cho các ứng dụng mô phỏng địa hình trong  
lĩnh vực quân sự, hàng không... Bằng cách kết hợp các nội dung Mô hình địa  
hình 3D với cơ sở dữ liệu của sân bay, các công ty phần mềm có thể cung cấp  
cho các sân bay công cụ để thiết lập một hệ thống phòng tránh các va chạm hàng  
không, cảnh báo tiếp cận sân bay và quản lý các chuyến bay.  
Ngoài ra trong quân sự Mô hình địa hình 3D có thể sử dụng phục vụ tác  
chiến, phân tích địa hình cho các hoạt động chiến trường như: phân tích tầm nhìn  
hay khả năng cơ động của các trang thiết bị cơ giới... Các ứng dụng tiêu biểu  
khác của DEM trong quân sự là phục vụ dẫn đường cho tên lửa và thiết kế mạng  
thông tin liên lạc. Các ứng dụng trong quân sự cũng đòi hỏi phải có các chức  
năng hiển thị mạnh như các công cụ hiển thị hình ảnh động trong các mô hình  
mô phỏng tác chiến.  
1.6  
Tình hình ứng dụng GIS ở Việt Nam  
Hệ thống GIS đã bắt đầu được nghiên cứu ứng dụng trong nhiều bộ  
ngành: Quy hoạch xây dựng, sử dụng đất, tài nguyên môi trường, giao thông vận  
tải... và bắt đầu đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại một số trường đại  
học.  
Trong lĩnh vực Quy hoạch xây dựng, công nghệ GIS đã được áp dụng tại  
một số đơn vị trong ngành quy hoạch xây dựng và cơ quan quản lý địa phương  
như: Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn, UBND Thành phố Hà nội,  
Sở địa chính, Viện Quy hoạch Hải Phòng, Sở Tài nguyên – Môi trường Cần  
Thơ... và nhiều cơ quan khác. Các phần mềm chính được sử dụng như: MapInfo,  
ArcInfo, AutoCad, ArcView, Microstation, Access, SQL server,...  
25  
Hình 5. Phân tích đa tiêu chí (khu vực nhiu tiếng n, vùng ngp lt)  
Đánh giá mức độ tiếng n tại sân bay Gia Lâm  
bằng phương pháp nội suy  
Dù b¸o « nhiÔm nguån n-íc khi xây  
dng nhµ m¸y  
Hình 6.Sdụng GIS đánh giá mức độ tiếng n và dbáo ô nhim nguồn nước  
Hiện nay trong công tác quy hoạch xây dựng, phần mềm chính được sử  
dụng phổ biến hiện nay nhất là phần mềm hỗ trợ thiết kế AutoCad, phần mềm  
xử lý ảnh Photoshop...; việc ứng dụng các phần mềm GIS như Arcview,  
Mapinfo,... còn rất hạn chế. Chính những hạn chế này đã đặt ra cho các nhà qui  
26  
hoạch và quản lý là vấn đề chuyển hoá các sản phẩm xây dựng từ các phần mềm  
thiết kế sang quản lý bằng công nghệ GIS.1  
1.7  
Kết luận  
Chương 1 đã trình bày tổng quan về hệ thống thông tin địa lý và mô hình  
GIS 3D: khái niệm chung, chức năng cũng như cấu trúc của một hệ thống thông  
tin địa lý, các khái niệm cơ bản về GIS 3D và ứng dụng của hệ thống thông tin  
địa lý GIS và tình hình ứng dụng GIS ở Việt Nam.  
1 Các thông tin này được thu thập từ hội thảo Quốc gia về ứng dụng Gis trong phát triển đô thị. Hà nội  
2008  
27  
Chương 2. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng  
đô thị ứng dụng của GIS  
2.1 Thực trạng công tác quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị  
Qui hoạch và quản lý đô thị là một trong những công cụ chủ yếu của bộ  
máy quản lý nhà nước nhằm định hướng, kiểm soát sự hoạt động và tăng trưởng  
của các đô thị. Hiện nay ở Việt Nam hiện tượng đô thị hóa với tốc độ chóng mặt,  
kéo theo sự bùng nổ dân số đô thị cùng với sự phát triển nhanh chóng về công sở,  
nhà ở, các khu công nghiệp, khu du lịch và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã làm gia  
tăng hàng loạt các vấn đề trong việc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp như quản  
lý đất đai, sở hữu tài sản … Các hoạt động của con người gắn liền với không gian  
vật chất xung quanh hết sức phức tạp. Tình trạng mỗi cấp, mỗi ngành mỗi địa  
phương tự quản lý qui hoạch và quản lý đô thị một cách chắp vá, thiếu căn bản,  
thiếu hệ thống đã khiến cho nguy cơ chồng lấn giữa các dự án, việc qui hoạch  
ngành không khớp nối nhau, cho đến các vấn đề cụ thể như kiện tụng về đất đai,  
sở hữu vật kiến trúc … rất phổ biến. Gây lãng phí thất thoát, mất trật tự an toàn  
xã hội. Đó là căn bệnh trầm kha mà lâu nay các nhà quản lý đô thị, quản lý xây  
dựng loay hoay tìm giải pháp tháo gỡ.  
Vì vậy, việc đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin địa lý đầy đủ, chính  
xác, giúp các nhà quản lý đô thị, quản lý nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ  
của mình một cách nhanh chóng. Với hệ thống thông tin địa lý GIS được vận  
hành, liên kết, cập nhật đầy đủ, người quản lý với một số thao tác có thể tìm kiếm  
được đầy đủ thông tin trên một vị trí cần tìm. Các thông tin theo các lớp dữ liệu  
từ cấu trúc địa chất, địa hình, thủy văn, cho đến các công việc cụ thể như xác  
định nước ngầm, các công trình ngầm hiện có, các thông tin về diện tích, ranh  
giới, tọa độ, chủ sở hữu đất và các công trình trên đất, các thông tin về mật độ  
dân số, qui hoạch định hướng và qui hoạch chi tiết xây dựng, các biến động về sử  
dụng đất và không gian kiến trúc có thể có … sẽ được chuẩn bị sẵn sàng để đáp  
ứng các nhu cầu phát triển. Điều này cũng giúp hoàn thiện hệ thống cải cách  
hành chính theo hướng một cửa cung cấp thông tin.  
28  
Tất cả ứng dụng tại các đô thị sẽ đảm bảo kết nối thông tin với hệ thống  
cung cấp thông tin, cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho người dân, giúp cơ quan  
nhà nước xử lý cung cấp thông tin cho các đối tượng liên quan, thông tin cho dân  
biết và có các quyết định chính sách kịp thời cho các nhu cầu giúp người dân, các  
doanh nghiệp. Tránh được các sai sót trong quản lý và xây dựng đô thị theo qui  
hoạch, giúp người lãnh đạo có thể theo dõi thông tin đầy đủ và kịp thời trên  
mạng.  
Bên cạnh đó, việc có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm đến dẫn tới  
tốc độ tăng trưởng của các đô thị hằng năm rất cao. Kéo theo nhiều biến động về  
dân cư và đô thị. Hàng loạt các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, các khu du  
lịch, các khu tái định cư,…. đang được đầu tư xây dựng nhanh chóng. Và như  
nhiều khu đô thị trẻ khác trên toàn quốc, những khiếm khuyết, bất cập cũng đã và  
đang bộc lộ.  
Việc xây dựng hệ thống thông tin địa lý phục vụ cho công tác quy hoạch  
xây dựng đô thị trước mắt sẽ giúp ngành quản lý xây dựng phục vụ các yêu cầu  
của lãnh đạo tỉnh trong việc phát triển, đồng thời có khả năng chia sẻ, tích hợp dữ  
liệu các Sở chuyên ngành về xây dựng, tài nguyên môi trường, các ban quản lý  
đô thị, công nghiệp. Về lâu dài, sphát triển liên kết và chia sẻ dữ liệu với tất cả  
các ngành, các địa phương trong toàn tỉnh/thành cũng như trong khu vực, trung  
ương.  
29  
2.1.1 Sơ đồ trình tự lập đồ án quy hoạch  
Hình 7. Trình tlập đồ án quy hoch  
Quá trình này diễn ra không hoàn toàn tuần tự. Từ bước 7 trình duyệt có  
thể quay lại bước 3 để điều chỉnh lại phương án. Đây là quá trình điều chỉnh  
ngược và thường bộc lộ rõ những nhược điểm của phương pháp thể hiện quy  
hoạch hiện nay. Đó là việc điều chỉnh 1 yếu tố kéo theo nhiều yếu tố khác phải  
điều chỉnh . Việc thực hiện thủ công và không có sự kết nối giữa các khâu nên  
thường xảy ra nhầm lẫn.  
dụ việc thay đổi quy mô của một lô đất sẽ kéo theo quy mô các lô đất  
kế cận thay đổi. Sau khi sủa đổi bản vẽ lại phải sửa đổi các bảng thống kê, các  
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Đây chính là giai đoạn dễ xảy ra sai sót do điều chỉnh  
không hết các tham số thay đổi.  
2.1.2 Một số nhân tố tác động đến công tác lập đồ án quy hoạch  
Công tác quy hoạch đô thị nghiên cứu có hệ thống những phương pháp để  
bố trí hợp lý các thành phần của đô thị, phù hợp với những nhu cầu của con  
người và điều kiện tự nhiên, đồng thời đề ra những giải pháp kỹ thuật để thực  
30  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 62 trang yennguyen 05/05/2025 90
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Ứng dụng GIS trong quản lý quy hoạch xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_ung_dung_gis_trong_quan_ly_quy_hoach_xay_dung.pdf