Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
…oo…
Khoa: Công nghệ May - Thời Trang
Lớp: ĐHTR5A-B, Nhóm: 4
Khoá học: 2010-2011
GVHD : Th.s Nguyễn Thị Chính
Tp. HCM, Tháng 6/2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÁC-LÊ NIN
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
…oo…
Lớp HP: 211200503
Danh sách nhóm:
Hoàng Thị Chiên
Huỳnh Cường
09225601
09084731
09208801
09216031
09088761
09232091
09204561
09078161 (NT)
09077801
08111411
Trần Thanh Hải
Hà Thị Hạnh
Nguyễn Ngọc Lan
Nguyễn Thị Hoa
Trần Lệ Mai
Phùng Quốc Nhuận
Lê Văn Niên
Trần Trung Thới
Trần Văn Toàn
Vũ Thanh Trúc
Nguyễn Vũ Vinh
09096861
07707331
08110321
3
MỤC LỤC
PHẦN A:MỞ ĐẦU.........................................................................................8
I.
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................8
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU..................................................................8
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................9
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................9
PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................10
II.
III.
IV.
V.
PHẦN B: NỘI DUNG TIỂU LUẬN ...........................................................11
I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................11
NỘI DUNG CHỦ YẾU................................................................18
II.
PHẦN C: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..........................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
1.
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ giáo dục và Đào tạo,
NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007.
2.
Tài liệu hướng dẫn nghiên cứu và học tập Tư tưởng Hồ Chí
Minh của Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, NXB. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2003.
3.
Giáo trình Hướng dẫn học phần tư tưởng Hồ Chí Minh của
trường ĐH Công Nghiệp Tp HCM
4.
Tìm hiểu một số vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB. Sự
Thật, Hà Nội, 1982.
5.
6.
Sách tư tưởng Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Văn Đức.
Một số tài liệu khác…
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
5
•
Nhận xét chung:
•
Điểm cho từng sinh viên:
STT
HỌ VÀ TÊN
NHIỆM VỤ
ĐIỂM
6
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Hoàng Thị Chiên
Huỳnh Cường
Trần Thanh Hải
Hà Thị Hạnh
Đánh máy và tìm tài liệu
Đánh máy và tìm tài liệu
Tìm tài liệu
Tìm tài liệu
Nguyển Thị Hoa
Nguyễn Ngọc Lan
Trần Lệ Mai
Tìm tài liệu
Tìm tài liệu
Tìm tài liệu
Phùng Quốc Nhuận Đánh máy và tìm tài liệu
Lê Văn Niên
Tìm tài liệu
Tìm tài liệu
Tìm tài liệu
Tìm tài liệu
Tìm tài liệu
10 Trần Trung Thới
11 Trần Văn Toàn
12 Vũ Thanh Trúc
13 Nguyễn Vũ Vinh
PHẦN A: MỞ ĐẦU
7
I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.1) Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá.
1.1.2) Lý do, sự cần thiết tiến hành việc nghiên cứu, chọn tiểu luận.
Văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng. Hồ
Chí Minh đã đặt văn hoá ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành bốn
vấn đề chủ yếu của xã hội và các vấn đề này có quan hệ với nhau rất mật thiết.
Cho nên trong công cuộc xây dựng đất nước, cả bốn vấn đề này được coi trong
như nhau.
Văn hoá không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế và chính trị, phải
phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
Văn hoá giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước. Văn hoá
là đời sống tinh thần của xã hội,văn hoá có phát triển thì xã hội đó mới phát
triển và vững mạnh. Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá
là một điều rất cần thiết và rất cần được quan tâm và chú trọng.
II - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
2.1) Mục đích:
Trang bị cho sinh viên một cách đầy đủ, toàn diện về nhận thức. Qua đó
giúp sinh viên có cái nhìn khái quát, biết vận dụng kiến thức đó với tình hình
thực tiễn của đất nước, liên hệ với bản thân qua tu dưỡng rèn luyện theo phong
cách Hồ Chí Minh.
8
2.2)
Yêu cầu:
-
Tập hợp sức mạnh tập thể của các thành viên trong nhóm, có sự phân
công, giao việc cụ thể, rõ ràng giữa các thành viên.
-
-
Nắm vững hững nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá.
Thu thập xử lý thông tin qua ngiên cứu , tham khảo qua sách vở và các
phương tiện thông tin đại chúng.
Vận dụng các kiến thức cơ bản và liên hệ với tình hình thực tiễn của đất
-
nước, liên hệ với bản thân tu dưỡng rèn luyện.
III - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về các vần đề văn hoá về giáo dục,
văn nghệ và đời sống trước và sau năm 1969.
Các chủ trương chính sách của Đảng trong từng giai đoạn lịch sử, khẳng
định rõ vai trò của Hồ Chí Minh trong việc duy trì và phát triển nền văn hoá của
nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
IV - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1) Phương pháp trừu tượng hoá khoa học:
Đề tài mang tính chất khoa học xã hội khái quát, không thể nghiên cứu,
tiến hành trong phòng thí nghiệm mà chỉ có thể thử nghiệm trong đời sống hiện
thực, đụng chạm đến lợi ích con người. Việc kiểm tra, thử nghiệm cụ thể có thể
tiến hành trong phạm vi rất hạn chế. Do vậy, đề tài sử dụng phương pháp trừu
tượng hoá khoa học, gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình nghiên cứu,
nắm vững bản chất của hiện tượng để tách ra cái điển hình, bền vững, ổn định.
4.2) Phương pháp thống kê:
9
Trong quá trình nghiên cứu đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá,
nhóm sử dụng phương pháp thống kê để đưa ra dẫn chứng về hiện thực để lý
luận cho những mặt tích cực và tiêu cực của xã hội đối với văn hoá.
V - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tiểu luận được nghiên cứu trong 3 tuần, đề tài “Tư tương Hồ Chí Minh về văn
hoá” là đề tài rộng lớn với nhiều nội dung cơ bản, có sự thay đổi về chủ trương
chính sách của Đảng trong cái mốc thời gian lịch sử. Do vậy, nhóm chỉ nghiên
cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá trong hai giai đoạn : trước 1969 và
sau 1969.
PHẦN B: NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN
10
1.1/ Khái niệm về văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.1) Khái niệm
❖Thực trạng nền văn hoá truyền thông VN trước Cách mạng Tháng Tám:
Thực trạng nền văn hoá truyền thông Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám
1945 có những biển hiện sau:
- Đó là nền văn hoá theo chủ nghĩa dân tộc chật hẹp. Nền văn hoá truyền
thông ddx đạt được những giá trị yêu nước to lớn, song nó phát triển cạnh chủ
nghĩa bành trướng Đại Hán nên cũng trở thành một chủ nghĩa Đại Việt hẹp hòi.
- Đó là một nền văn hoá thiếu hụt một truyền thống khoa học, đặc biệt là khoa
học tự nhiên. Kết cấu giai cấp trong xã hội cổ truyền không những không có giai
cấp đại biểu cho công nghiệp mà còn vắng bóng cả tầng lớp trí thức đại biểu cho
khoa học kẻ sĩ trong xã hội truyền thống làm quan (văn, võ) thảo binh thư, quốc
pháp, lúc bãi triều thường làm thầy đồ, thầy thuốc và thầy địa lý để dạy chữ, bốc
thuốc chữa bệnh và trấn an tâm linh cho cộng đồng dân cư. Tư duy lý luận các
khái niệm khoa học, phương pháp khoa học chưa được coi trọng trong nền văn
hoá truyền thống.
- Nền văn hoá truyền thống của người Việt có hai dòng văn hoá rõ rệt.Dòng
văn hoá dân gian, văn hoá đại chúng thường phản ánh các kinh nghiệm sản xuất,
tìn cảm yêu thiên nhiên, tình cảm trai gái, trữ tình. Nó không phải là những
quan hệ, khuynh hướng văn hoá chính thống và ưu tiên của xã hội, còn nền văn
hoá bác học thường chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá Trung Quốc.
- Văn hoá Trung Hoa và các tư tưởng của hệ tư tương Nho-Phật-Lão ảnh
hưởng rất mạnh trong văn hoá truyền thống Việt Nam. Các tư tưởng nay chi
11
phối thiết chế văn hoá lao động, văn hoá giao tiếp và các quan hệ khác, vừa ảnh
hưởng lớn đến nhân cách làm người đặc biệt là nhân cách kẻ sĩ.
❖Khái niệm văn hoá:
Theo Hồ Chí Minh văn hoá có khái niệm: Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục
đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật, những công cụ hàng
ngày về ăn, mặc, ở, và phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn.
Nền văn hoá mới theo quan điểm của Hồ Chí Minh chứa đựng nhiều nội dung
phong phú, sâu sắc, liên quan tới các vấn đề như ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự
cường, nền văn hoá mới đó nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình, được
sống tự do, bình đẳng, hạnh phúc…
1.1.2) Quan điểm về xây dựng một nền văn hoá mới :
Cùng với định nghĩa về văn hoá, Hồ Chí Minh còn đưa ra năm điểm lớn định
hướng cho việc xây dựng nền văn hoá dân tộc:
1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
3.Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân
trong xã hội.
4. Xây dựng chính trị: dân quyền.
12
5. Xây dựng kinh tế.
Từ rất sớm, Bác đã quan tâm đến văn hoá. Điều này chứng minh vì sao sau
khi độc lập, Bác đã bắt tay vào xây dựng một nền văn hoá mới cho Việt Nam.
1.1.3) Sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh trong xây dựng nền văn hoá mới:
Năm 1943 với Đề cương về văn hoá Việt Nam của mình, Đảng Cộng sản ra
tuyên ngôn cơ cấu lại nền văn hoá truyền thống theo tư tưởng mácxít. Nhấn
mạnh các tư tưởng của Đảng Cộng sản thể hiện trong Đề cương về văn hoá Việt
Nam 1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ phương thức cơ cấu lại nền văn hoá
truyền thống trong giai đoạn lịch sử mới của dân tộc. Như đã trình bày trong
Báo cáo chính trị đọc tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II, ngày 11-2-1951,
Hồ Chí Minh viết rằng: “Xúc tiến công tác văn hoá để đào tạo con người mới và
cán bộ cho công cuộc kháng chiến kiến quốc. Phải triết để tẩy trừ mọi di tích
thuộc địa và ảnh hưởng của văn hoá đế quốc. Đồng thời, phát triển những
truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá
xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại
chúng”.
❖
Xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ một
nguyên lý tư tưởng mới, trước hết là nguyên lý tư tưởng về truyền thống và hiện
đại. Nền văn hoá mới phải kế tục những giá trị nội dinh của nền văn hoá truyền
thống, nó đồng thời phát triển những giá trị truyền thống và hấp thụ những cái
mới của văn hoá tiến bộ. Đó là nguyên lý tư tưởng quan trọng bậc nhất của các
nước phát triển xây dựng nền văn hoá mới.
Như đã trình bày, chủ nghĩa yêu nước truyền thống trong tư tưởng Hồ Chí
Minh là một giá trị quan trọng. Nó đã tạo nên khí phách kiên cường và chủ
13
nghĩa anh hùng Việt Nam. Nó thử thách cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, cái thấp
hèn, cái chính nghĩa, cái phi nghĩa. Tuy nhiên chủ nghĩa yêu nước truyền thống
coi vấn đề dân tộc theo một thế giới quan “vị chủng”. Xây dựng nền văn hoá
mới, tư tưởng biến nền văn hoá dân tộc thành “một bộ phận tinh thần quốc tế”,
một mặt, mỗi dân tộc phải chăm lo tới sự phát triển toàn diện của mình, mặt
khác nó phải xác lập được nguyên lý giao tiếp văn hoá bình đẳng trên nền tảng
giá trị. Văn hoá Việt Nam vừa kết tinh bản sắc dân tộc, vừa gắn với các giá trị
văn hoá loài người. Dưới ánh sáng tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh, mấy chục
năm qua văn hoá Việt Nam đã được cơ cấu lại theo định chuẩn dân tộc mới. Các
thành tựu của nó to lớn và đáng tự hào. Sự tham gia của Hồ Chí Minh vào việc
làm trong sáng tiếng Việt đã ngày càng làm hoàn thiện và nâng cao những giá
trị văn hoá mới. Nền văn hoá mới có giao lưu quốc tế mở rộng.
Hiệu ứng lịch sử có một quy luật rất nghiêm ngặt. Đó là quy luật phát triển tự
nhiên nội sinh của các quá trình văn hoá. Nếu tuyền thống không phat triển kịp
các giá trị mới thì sự hấp thụ văn hoá sẽ gặp nhiều khó khăn và xuất hiện hai
khuynh hướng lai căng. Hồ Chí Minh đã nhìn thấy trước và cảnh báo “phải tránh
nguy cơ trở thành kẻ bắt chước”.
1.2/ Những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hoá
1.2.1) Quan niệm về vị trí, vai trò của văn hoá
Từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 văn hoá được Hồ Chí Minh xác định là đời
sống tinh thần của xã hội, là thuộc kiến trúc thượng tầng.Văn hoá có mối quan hệ
mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội. Chính trị xã hội được giả phóng thì văn
hoá mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hoá phát triển.
Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lối “Phải tiến hành cách mạng chính trị trước, cụ
14
thể là cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, từ đó giải phóng văn
hoá, mở đường cho văn hoá phát triển”. Người còn nhấn mạnh “Xã hội thế nào
thì văn hoá thế ấy. Văn nghệ của ta rất phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân
và phong kiến nhân dân ta bị nộ lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không
thể phát triển được”. Văn hoá là một kiến trúc thượng tầng nhưng không đứng
ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính
trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Tuy kinh tế có kiến thiết rồi, văn hoá
mới kiến thiết được nhưng văn hoá phát triển không thụ động mà phải có tính
tích cực chủ động. Nó đóng vai trò to lớn thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển
như một động lực. “Văn hoá ở trong kinh tế” tức là văn hoá phải phục vụ, thúc
đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Văn hoá ở trong kinh tế và chính trị cũng có
nghĩa là chính trị và kinh tế phải có tính văn hoá.
1.2.2) Quan điểm về chức năng của văn hoá
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, văn hoá có ba chức năng chủ yếu :
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con
người. Văn hoá thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Người thường xuyên quan
tâm đến việc bồi dưỡng lý tưởng cho cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân
dân. Đó là chức năng cao quý cuả văn hoá. Văn hoá còn góp phần xây đắp niềm
tin con người, niềm tin khoa học, cách mạng, tin vào nhân dân, tin vào tiền đồ
tươi sáng của Cách mạng. Hồ Chí Minh nói phải làm cho văn hoá soi đường cho
quốc dân đi, đi sâu vào tâm lý quốc dân, để xây dựng tình cảm lớn cho con
người.
Hai là, nâng cao dân trí. Người đã răn dạy “một dân tộc dốt là dân tộc yếu”.
Chính vì thế “mọi người phải hiểu biết quyền lợi của mình…phải có kiến thức
15
mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết là phải biết
đọc, biết viết chữ Quốc ngữ. Tiếp đến là các hiểu biết các lĩnh vực khác nhau vè
chính trị, kinh tế, văn hoá. Tuỳ từng giai đoạn cách mạng mà mục đích của nâng
cao dân trí có điểm chung và riêng. Nhưng xuyên suốt là vì mục tiêu độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội.
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành
mạnh, luôn hướng con người vươn tới chân-thiện-mỹ để không ngừng hòn thiện
bản thân mình. Những phẩm chất tốt đẹp làm nên giá trị của con người. Mỗi
người phải biến tư tưởng và tình cảm lớn thành phẩm chất cao đẹp. Đó có thể là
phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chuyên môn nghiệp vụ. Hồ
Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh phẩm chất đạo đức, chính trị của cán bộ Đảng
viên. Nếu không có những phẩm chất đó thì không thể biến lý tưởng thành hiện
thực. Văn hoá giúp con người phân biệt cái tốt - xấu, cái lạc hậu – tiến bộ… Từ
đó văn hoá hướng con người vươn tới chân - thiện - mỹ.
1.2.3) Quan điểm về tính chất của nền văn hoá mới
Nền văn hoá mới là nền văn hoá dân chủ mới, đồng thời là nền văn hoá kháng
chiến. Nền văn hoá đó có ba tính chất: tính dân tộc – khoa học – đại chúng.
- Tính dân tộc, đặc tính dân tộc hay cốt cách dân tộc là cái tinh túy đặc trưng
riêng của văn hoá dân tộc. Cốt cách văn hoá dân tộc không phải “nhất thành bất
biến”, mà có thể phát triển và bổ sung nét mới. Biết giữ gìn, kế thừa và phát huy
những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
- Tính khoa học :để phát triển được các giá trị truyền thống, hấp thụ các cái mới,
cơ cấu lại nền văn hoá Việt Nam, Đảng Cộng sản và Hồ Chí Minh coi việc xây
16
dựng một hệ thống các giá trị khoa học trong đời sống xã hội có một ý nghĩa đặc
biệt quan trọng.
Nền văn hoá truyền thống trong toàn cơ cấu của nó chưa được xây dựng trên nền
tảng khoa học. Nền sản xuất nhỏ, tư duy kinh nghiệm chiếm vị trí ưu trội trong
nền văn hoá ấy. Hồ Chí Minh đã khẳng định tư tưởng khoa học hoá có một ý
nghĩa rất quan trọng. Chỉ có khoa học mới bắt kịp được nền văn minh thế giới.
Một nền văn hoá dựa trên cơ sở khoa học là dựa vào chiếc kiềng ba chân của cái
đúng, cái chân lý, đó là:
+ Quy luật khách quan
+ Cơ cấu công nghệ
+ Hành lang pháp luật.
Những người làm văn hoá phải có trí tuệ, hiểu biết khoa hoc tiên tiến, phải có
chiến lược xây dựng văn hoá mang tầm thời đại.
- Tính đại chúng: phục vụ nhân dân, phù hợp nguyện vọng của nhân dân, đậm
đà tính nhân văn.
Nguyên tắc đại chúng hoá mà Đề cương văn hoá năm 1943 đã nêu được Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ II năm 1951 xuất phát từ một
quan điểm lớn của lịch sử. Đó là nguyên tắc giải phóng năng lượng sáng tạo to
lớn trong lịch sử văn hoá Việt Nam. Ánh sáng của nó mở đường, rọi chiếu xuống
lòng sâu xã hội, làm bật dậy các khả năng sáng tạo và khêu gợi trong tận cùng
tâm khảm những khát vọng sáng tạo của hàng triệu quần chúng đã từng bị lịch sử
dồn nén và bỏ quên. Trên ý tưởng này, Hồ Chí Minh đã nói rằng: sản xuất văn
hoá nghệ thuật cốt để phục vụ nhân dân.
17
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm nhân dân, đại chúng vừa có tính phổ
cập vừa có tính nâng cao. Tính phổ cập ở chổ dễ hiểu, nhiều người cùng biết,
nhiều người cùng thực hiện; thực hiện một lần rồi lại thực hiện nhiều lần. Như
Hồ Chí Minh thường nói về lợi ích của văn hoá nghệ thuật đối với nhân dân, làm
sao cho mọi người thích xem, khi xem thì hiểu, xem một lần rồi muốn xem thêm.
Tính nâng cao ở chỗ nó kết tinh tinh hoa của cộng động rộng lớn, thể hiện cái
khát vọng vươn lên của những lực lượng cách mạng và có thể cách mạng tới
cùng. Nó làm nền tảng của mọi sự phát triển lành mạnh của xã hội. Hồ Chí Minh
đã nói về phẩm chất của nhân dân như sau: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực giấu
một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm”.
Hồ Chí Minh quan tâm đến tính đại chúng của văn hoá trên nền tảng giá trị và
tính liên tục lịch sử. Các giá trị văn hoá do quần chúng sáng tạo, phục vụ quần
chúng, đánh thức những nhà văn hoá trong biển cả quần chúng từ thế hệ này
sang thế hệ khác tạo ra những vòng khâu chất lượng vô tận của chủ thể và đối
tượng văn hoá trong các nhu cầu ngày càng cao của lịch sử. Trong tư tưởng văn
hoá Hồ Chí Minh, tính đại chúng vừa mang tính chính trị vừa mang tính phổ cập
và nâng cao của văn hoá. Văn hoá khơi dậy khả năng sáng tạo của đại chúng,
chúng tạo nên các chủ thể văn hoá có chất lượng cao trong lịch sử. Đó chính là
nội dung cơ bản chủ của yếu tố văn hoá trong sự phát triển của xã hội.
II - NỘI DUNG CHỦ YẾU
2.1) Trước khi Bác mất. (trước 1969)
2.1.1) Xây dựng nền kinh tế.
Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo
nhất trong xã hội, bị đế quốc, phong kiến bóc lột nặng nề.
18
Nền kinh tế của nước ta bị lệ thuộc vào đế quốc và thực dân phong kiến.
Bác chủ yếu vận động bà con nhân dân phát triển kinh tế chủ yếu là phục vụ
cho chiến đấu giải phóng dân tộc.
(Bác Hồ đi thăm bà con nông dân tỉnh Tuyên Quang trong cải cách ruộng đất)
2.1.2) Bác trong công tác giáo dục:
Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục phong kiến (kinh viện, xa thực tế, coi sách
của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức…) và nền giáo dục thực dân ( ngu dân,
đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát).Người quan tâm xây dựng nền
giáo dục mới của nước việt nam độc lập. Nền giáo dục này được hình thành từ
những năm hai mươi, thực sự ra đời từ cách mạng tháng tám thánh công và phát
triển cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hồ chí minh xác định, xây dựng
nền giáo dục mới là một nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, vì nó góp
phần làm cho dân tộc ta xứng đáng với nước việt nam độc lập. Văn hóa giáo dục
là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu
tranh thống nhất nước nhà.
19
( Bác Hồ đến thăm lớp học_bồi dưỡng văn hóa cho đồng bào Tây Nguyên)
•
Quan điểm Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục:
-
Mục tiêu của văn hóa giáo dục là thực hiện cả 3 chức năng của văn hóa
giáo dục: dạy và học để bồi dưỡng lý tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp; mở
mang dân trí; bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp cho con người.
Giáo dục để đào tạo con người có ích cho xã hội. Học để làm việc, làm người,
làm cán bộ. Giáo dục nhằm đào tạo con người có đức, có tài, kế tục sự ngiệp
cách mạng, làm cho nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
-
Cải cách giáo dục bao gồm xây dựng chương trình, nội dung dạy và học
hợp lý, phù hợp với các giai đoạn cách mạng. Nội dung giáo dục phải toàn diện:
văn hóa, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, lao động… Các nội dung đó có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Học chính trị khoa học chủ nghĩa Mác - Lê Nin,
đường lối, chính sách của đảng và nhà nước. Cải cách khoa học phải sáng tạo,
không giáo điều. Học để nắm các quan điểm có tính nguyên tắc, phương pháp
luận. Học khoa học kĩ thuật để đáp ứng đòi hỏi của thời đại mới, thời đại mới,
thời đại của cánh mạng khoa học- công nghệ đang phát triển như vũ bão.
•
Phương châm giáo dục:
Phương châm bao gồm: học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tế;
học tập kết hợp với lao động; phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội; thực hiện
20
dân chủ, bình đẳng trong giáo dục; trong suốt đời. Coi trọng việc tự học, tự đào
tạo và đào tạo lại. Học ở mọi lúc, mọi nơi, học mọi người.
•
Ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh học rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới, nhưng lại dùng
tiếng Việt một cách đơn giản, chuẩn mực và trong sáng. Tiếng Việt trong ngôn
ngữ của Bác là văn hoá, hồn cốt Việt, là tình yêu nước, yêu dân vô hạn… Trong
số những người nghiên cứu về ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh có GS.TS Bùi
Khánh Thế, một người con miền Nam vinh dự được gặp Bác Hồ ba lần. Những
lời dạy của Người đã theo sự nghiệp nghiên cứu ngôn ngữ của ông suốt cuộc
đời. “Bác là người tinh tế về mặt phong cách: Bác nói với người nông dân bằng
ngôn ngữ của người nông dân. Bác nói với người trí thức bằng ngôn ngữ của
người trí thức. Cho nên không phải ngẫu nhiên ông Phạm Huy Thông - một nhà
Tây học nói: Cụ Hồ dùng ngôn ngữ của Pháp tinh tế như người Pháp, khi nói
chuyện với người Nga thì am hiểu như người Nga. Sở dĩ được như vậy vì Bác
thâm nhập vào nhân dân rất sâu, tát nước với nông dân, kéo lưới với ngư phủ,
Bác đến lớp học ở Hàng Than. Bác thâm nhập vào dân nên bác hiểu ngôn ngữ.
2.1.3) Bác trong công tác văn nghệ.
•
Văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là
vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người
mới.
-
Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà nhân văn chân chính, nhà văn hóa
kiệt xuất ngay từ rất sớm đã nắm bắt được quy luật hình thành, vận động và phát
triển của một nền văn hóa. Xuyên suốt các tác phẩm của Người, từ "Đường Cách
21
mệnh" (1927), "Sửa đổi lối làm việc" (1947), "Cần, kiệm, liêm, chính" (1949)
cho đến "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" (1969) và
bản Di chúc của Người (1969) ta luôn thấy được lòng yêu nước, tính nhân văn
sâu sắc trong đó.Trong nhận thức của Người, "Văn hóa Việt Nam chứa đựng sự
kỳ diệu giữa cái ổn định và cái linh hoạt" bởi lẽ nền văn hóa này có sợi dây liên
hệ bền chặt với cuộc sống. Và, một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng
của Người về văn hóa đó là "Văn hóa phải gắn liền với cuộc sống". Tư tưởng cốt
lõi này trở thành nội dung xuyên suốt được quán triệt sâu sắc góp phần mang lại
nét độc đáo riêng có trong hầu hết các giá trị văn hóa mà Hồ Chí Minh để lại.
-
Hồ Chí Minh am hiểu nhiều lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như: Dân ca, âm
nhạc, đến hội họa, thơ ca cổ điển... Người đã từng khuyên chúng ta phải biết kế
thừa, phát triển di sản quý báu ấy. Người nói xóa bỏ triệt để những cái cũ phiền
phức, phát triển những cái cũ mà tốt, phải triệt để làm những cái mới và hay,
phải giữ gìn thuần phong, mĩ tục, phải tẩy sạch những gì mà giáo dục thực dân
để lại...
( Bác lên sân khấu với nghệ sĩ )
•
Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân. Thực tại đem lại
nguồn sinh khí vô tận cho văn nghệ. Chiến sĩ văn nghệ phải thật hòa mình với
quần chúng và không được quên rằng “…chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng cho
22
sáng tác của nhà văn bằng những nguồn nhựa sống. Còn nếu nhà văn quên điều
đó thì nhân dân cũng sẽ quên anh ta.” Thực tiễn không chỉ là nguồn nuôi dưỡng
những sáng tác, mà còn là những tinh hoa trong sáng tác dân gian đã được chắt
lọc từ thế hệ này qua thế hệ khác.
•
Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất
nước và dân tộc. Phải phản ánh cho hay, cho chân thật sự nghiệp cách mạng của
nhân dân.Văn nghệ phải hướng dẫn nhân dân loại bỏ cái giả, cái sai, cái không
đúng, để vươn tới cái lý tưởng đó chính là sự phản ánh có tính hướng đích của
văn nghệ.
2.1.4) Bác trong công tác đời sống.
Xây dựng đời sống văn hóa mới được Hồ Chí Minh chỉ ra ngay sau khi mới
giành được chính quyền, rồi nhanh chóng trở thành một phong trào quần chúng
sôi nổi, tạo động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.
•
Đạo đức mới: thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách
mạng cần, kiệm, liêm, chính.
Lối sống mới: lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức; kết hợp hài
•
hòa đời sống văn minh, và tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh,
tiên tiến. Tính văn hóa ở đây là biết cách ăn mặc, cách mặc, cách ở,.. Con ngừơi
văn hóa trong lối sống là phải có một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, chừng
mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, quý thời gian, ít lòng ham muốn
về vật chất, về chức quyền, danh lợi. trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng
chí thì cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị, giàu lòng thương yêu người…
23
•
Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới là xây dựng những thói quen và
phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển được những thuần phong mĩ tục
lâu đời của dân tộc.
2.2) Sau khi Bác mất. (sau 1969)
2.2.1) Xây dựng kinh tế.
Tất cả chúng ta đều đồng ý là sự phát triển kinh tế càng ngày càng tăng sau
khi đổi mới đã làm cho cuộc sống dân chúng khá lên, và đến năm 2010 chúng ta
sẽ thoát khỏi nhóm các nước đói nghèo. Nhưng không nhiều người chú trọng vào
văn hóa, như là động lực của kinh tế, như ý kiến của UNESCO.
Toàn cầu hóa kinh tế quốc tế là một xu thế, đòi hỏi chúng ta phải chủ động
và tích cực hội nhập.
Ví dụ:
1. Khai thác sử dụng vùng biển và bờ biển hiệu quả về kinh tế. (Mũi Né –
Bình Thuận).
24
2.
Mối quan hệ giữa người Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số thời kì hội
nhập.
3.
Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh ngành du lịch khu vực Châu Á
Thái Bình Dương (2008 – 2009).
Đây là cơ hội để chúng ta phát triển nhanh có hiệu quả, nhưng cũng là thách
thức rất lớn với nước ta trên nhiều mặt, trong đó có cả văn hóa. Sự thâm nhập
của văn hóa độc hại, của sự lai căng văn hóa, của lối sống thực dụng và những
tiêu cực khác của kinh tế thị trường…, đã và đang ảnh hưởng, làm băng
hoại những giá trị văn hóa truyền thống, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững
của đất nước.
Tạo sự hài hoà giữa phát triển văn hoá và kinh tế.
25
Phát biểu tại Hội nghị, ông Tô Huy Rứa nhấn mạnh: Phát triển văn hoá trong
kinh tế thị trường, trước hết cần nhận thức đúng về kinh tế thị trường và cần thấy
rõ vai trò của văn hoá trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta. Vai trò của văn hoá được thể hiện ở tầm hoạch định
chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nền tảng văn hoá và nguồn
lực xã hội, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người và chất lượng nguồn
nhân lực.
Sự tăng trưởng của ngành kinh tế từ năm 1989 đến 2003.
26
2.2.2) Đảng tiếp nối tư tưởng của Bác trong công tác giáo dục, văn nghệ và đời
sống.
-
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(năm 1991) của Đảng ta nêu rõ rằng, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc là một trong những nội dung cơ bản của việc xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng yêu cầu: đưa các nhân tố văn
hóa, tinh thần thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghị quyết Trung
ương 5, khóa VIII, ghi rõ: "Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa, phải
xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước..." và khẳng định rằng:
"Đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống
văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và nhà
nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình".
-
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng một lần nữa yêu cầu: "Nâng cao tính
văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân
dân". Kết luận của Hội nghị Trung ương 10, khóa IX, nhấn mạnh: Tiếp tục đặt
lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống lành
mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và nhà nước. Trong Diễn
văn đọc tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức
Mạnh cũng yêu cầu phải phấn đấu để mỗi tổ chức đảng và đoàn thể, mỗi cơ quan
nhà nước đều là "một tấm gương văn hóa trong xã hội".
-
Nhắc lại các nghị quyết nói trên để thấy rõ tính bức bách của nhiệm vụ
xây dựng văn hóa trong Đảng hiện nay; cũng là để thấy rõ rằng muốn xây dựng
được tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội,
trước hết phải xây dựng được các phẩm chất đó trong các tổ chức của Đảng và
bộ máy của Nhà nước...
27
-
Đối chiếu với tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, ta càng thấy rõ vai trò
quan trọng biết dường nào của đạo đức cách mạng trong việc xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung, và xây dựng văn hóa trong Đảng
nói riêng. Không phải ngẫu nhiên trong Di chúc Người nói về Đảng và đặc biệt
nhấn mạnh vấn đề đạo đức: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và
cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm,
chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là
người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân".
-
Những lời dạy của Bác Hồ về đạo đức cách mạng, đối với Đảng ta, đối
với mỗi cán bộ, đảng viên, ngày nay vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi; nhất là
những phẩm chất trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, về cần, kiệm,
liêm, chính, chí công, vô tư, về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân, về đảng viên đi trước, làng nước theo sau... là không bao giờ cũ.
Nếu có cái gì gọi là cũ thì đó chính là nhận thức của chúng ta về các lời dạy của
Bác không đến nơi, đến chốn, không thật đầy đủ và nhuần nhuyễn, nhất là chúng
ta nói mà không đi đôi với làm, hoặc nói nhiều làm ít, khiến cho đời sống văn
hóa trong Đảng, nhất là đời sống về đạo đức, có những biểu hiện suy thoái
nghiêm trọng. Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII, đòi hỏi phải khắc phục bằng
được tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống trong cán bộ, đảng
viên, đặc biệt là tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, một căn bệnh nguy
hiểm đang đục khoét cơ thể sống của Đảng ta. Trong cuộc chiến đấu sinh tử này,
mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta càng phải đề cao trách nhiệm tu dưỡng và thực
hành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
2.2.3) Tích cực và tiêu cực trong văn hóa đời sống (học sinh,sinh viên,..) hiện
nay.
28
❖
Thực trạng lối sống sinh viên hiện nay:
Theo một cuộc điều tra mới nhất về giáo dục học tại thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy thực trạng hiện nay về lối sống sinh viên đó là: có tới 60% sinh
viên sống khép mình, ít tham gia các hoạt động xã hội, 10% sinh viên hướng vào
vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập.
-
Theo đó, những sinh viên có lối sống khép mình, ít tham gia các hoạt
động xã hội là những sinh viên quỹ có thời gian sinh hoạt tập thể ít hay thiếu
năng động trong các hoạt động xã hội, luôn bàng quang không hứng thú trước
những sự kiện xảy ra xung quanh họ.
-
Tiếp theo là những sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ, họ chỉ luôn
tập trung vào những trò chơi mang tính giải trí, thiếu lành mạnh và vô bổ, ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe, kết quả học tập sa sút hay luôn hướng đến phạm vi
nhân cách mang tính tiêu cực.
-
Cuối cùng là những sinh viên say mê, hăng hái trong học tập, tham gia
các hoạt động mang tính tập thể, trách nhiệm luôn được đặt lên hàng đầu thông
qua cách suy nghĩ, thái độ mang tính năng động, tích cực và có chí hướng.
Những hoạt động của nhóm sinh viên này nhằm mục đích phát triển và hoàn
thiện cá nhân như học thêm, làm thêm, đọc sách,đi thư viện. Đồng thời họ cũng
thích xem biểu diễn nghệ thuật, tham gia vào các hoạt động xã hội, câu lạc bộ,
các lễ hội truyền thống. Nhóm sinh viên này hướng những hoạt động của mình
vào mục đích thỏa mãn nhu cầu phát triển cá nhân, đồng thời cũng có những hoạt
động hướng ngoại tích cực như hướng đến những nơi giao tiếp công cộng, đại
chúng. Nơi họ đến và tham gia hoạt động là những tổ chức hoạt động chính quy
với mục đích lành mạnh.
Theo kết quả nghiên cứu trên cho thấy : Thực trạng về lối sống sinh viên
hiện nay mang tính tiêu cực nhiều hơn tích cực. Thiết nghĩ những biện pháp khắc
29
phục là điều cần thiết và cấp bách mà chính quyền địa phương, nhà trường, các
tổ chức và những bậc phụ huynh cần làm để sớm đưa sinh viên có suy nghĩ lầm
lạc về con đường đúng đắn theo đúng tư tưởng triết lý mà Bác Hồ vĩ đại đã nêu
rõ trong bộ môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh.
❖
Dẫn chứng cho lối sống sinh viên hiện nay:
Càng ngày càng có nhiều bạn trẻ trong đó không ít là sinh viên bị ám
ảnh bởi quan niệm “trẻ không chơi, già hối hận” và lao vào những cuộc chơi bạt
mạng thâu đêm suốt sáng. Không phải họ đang tận dụng tuổi trẻ, họ đang liều
lĩnh, phí phạm tuổi xuân thì đúng hơn.
-
Cờ bạc, lô đề: Không phải là hiện tượng mới lạ gì trong giới sinh viên
mà tiêu biểu là các dịch vụ lô đề trá hình dưới hình thức là các quầy xổ số mọc
lên xung quanh các trường khó kiểm soát được “cơn nghiện” của chính họ. Kết
quả của những tháng ngày vui chơi là từ một sinh viên đã trở thành “con nợ” với
số tiền lên đến cả chục triệu.
-
Uống rượu: Hiện tượng sinh viên uống rượu đã trở thành chuyện thường
ngày ở huyện đối với nhiều người. Bất cứ một dịp nào: sinh nhật, lễ tết, ngày
cuối tuần…, thậm chí là chả cần “nhân dịp“, các sinh viên cũng tụ tập nhậu nhẹt
gần trường. Ai cũng biết uống nhiều như vậy sẽ cực hại đến lục phủ ngũ tạng
nhưng tất cả đều phớt lờ và cho rằng “vui là chính, sức khỏe là thứ yếu”. Thậm
chí những khi “viêm màng túi”, nhiều sinh viên còn đi mua những loại rượu rẻ
tiền chỉ vài nghìn/lít và đó là loại “rượu ít cồn nhiều”. Uống những loại này, đầu
đau như búa bổ, mắt nở hoa cà hoa cải vô cùng hại người. Biết thế, nhưng tất cả
đều bỏ qua, chỉ cần lúc “trăm phần trăm” thấy vui là được. Mọi chuyện sau này
đến đâu thì đến, chả cần quan tâm.
30
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tieu_luan_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_van_hoa.doc