Báo cáo Tìm hiểu kỹ thuật thu gom tái chế vải sợi

KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
KHOA LIÊN THÔNG  
  
BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT  
THẢI NGUY HẠI  
TP. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 4 năm 2012  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 1  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
MỤC LỤC  
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẢI SỢI VÀ NGÀNH DỆT MAY................... 4  
1.1.Tổng quan về vải sợi.......................................................................................... 4  
1.1.1.Định nghĩa vải sợi........................................................................................... 4  
1.1.2.Phân loại và tính chất vải sợi........................................................................... 4  
1.1.2.1. Vải sợi có nguồn gốc tự nhiên..................................................................... 4  
1.1.2.2.Vải sợi có nguồn gốc nhân tạo ..................................................................... 6  
1.1.3.Vòng đời của một sản phẩm vải sợi................................................................. 7  
1.2.Tổng quan về ngành dệt may ............................................................................. 12  
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH PHÁT THẢI VẢI SỢI............................................. 20  
2.1 Tình hình phát thải vải sợi trên thế giới.............................................................. 20  
2.2. Tình hình phát thải vải sợi ở Việt Nam.............................................................. 21  
CHƯƠNG III: THU GOM VÀ TÁI CHẾ VẢI SỢI ............................................ 23  
3.1. Thu gom và tái chế vải sợi trên thế giới............................................................. 23  
3.1.1. Tình trạng thu gom......................................................................................... 23  
3.1.2. Quá trình tái chế vải sợi trên thế giới.............................................................. 26  
3.1.2.1. Đối với vải sợi tự nhiên............................................................................... 27  
3.1.2.2. Đối với vải nhân tạo.................................................................................... 32  
3.1.3. Các rào cản trong quá trình tái chế................................................................. 33  
3.2. Thu gom và tái chế vải vụn ở Việt Nam............................................................ 34  
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ VẢI SỢI .................................. 36  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 2  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
4.1. Quản lý và xử lý vải vụn trên thế giới ............................................................... 36  
4.2. Quản lý và xử lý vải vụn ở Việt Nam................................................................ 36  
4.2.1. Quản lý, xử lý vải vụn điển hình cho công ty cổ phần dệt may 23/9 Tp. Đà Nẵng  
................................................................................................................................ 36  
4.2.2. Quản lý , xử lý vải vụn cho các công ty, xí nghiệp trên địa bàn Tp. Đà Nẵng. 41  
4.2.3. Hướng quản lý, xử lý vải vụn cho ngành dệt may ở Việt Nam........................ 43  
CHƯƠNG V: ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC TÁI CHẾ  
VẢI SỢI.................................................................................................................. 46  
5.1. Tác động của vải vụn đến môi trường ............................................................... 45  
5.2. Lợi ích của việc tái chế vải vụn......................................................................... 46  
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 54  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 3  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẢI SỢI VÀ NGÀNH DỆT MAY  
1.1. Tổng quan về vải sợi  
1.1.1. Định nghĩa vải sợi  
Sợi là dạng vật chất được tạo thành từ xơ, xơ được hình thành như sau: xơ được  
làm sạch nhằm loại bỏ các tạp chất như cát, bụi và vỏ cây. Sau đó, xơ được pha trộn  
theo tỷ lệ và kéo dài dưới dạng cúi sợi để các xơ gần như là song song mà không xoắn  
vào nhau. Quá trình pha trộn được tiếp tục bằng cách kết hợp các cuộn cúi và xe mảnh,  
được gọi là kéo duỗi. Việc loại bỏ các sơ xợi quá ngắn và đảm bảo chắc chắn rằng xơ  
sợi trong con cúi đều nằm trong giới hạn chiều dài nhất định được gọi là chải thô. Công  
đoạn chải kỹ sẽ tiếp tục làm các sợi song song với nhau và lặp lại cho đến khi không có  
hoặc còn rất ít sợi bị quấn vào nhau. Lúc này xơ sợi được gọi là sợi thô có đủ độ bền để  
không bị đứt khi bị kéo sợi. Cuối cùng, xơ sợi đồng nhất ở dạng sợi thô được kéo và xe  
lại tạo ra sợi thành phẩm.  
Vải là sản phẩm dạng tấm, được tạo thành từ các xơ hoặc sợi liên kết với nhau  
(theo nhiều cách dệt khác nhau).  
1.1.2. Phân loại và tính chất vải sợi  
Vải sợi có thể được làm từ nhiều loại nguyên liệu. Có 4 nguồn nguyên liệu  
chính là: từ động vật (len, tơ lụa), thực vật (sợi cotton, sợi đay, vải lanh), từ khoáng vô  
cơ (khoáng chất amiang, sợi thủy tinh), nguyên liệu tổng hợp (nylon, polyester,  
acrilyc). Trong quá khứ, tất cả các loại vải sợi đều được làm từ nguồn nguyên liệu tự  
nhiên như động vật, thực vật, nguồn khoáng sản. Vào thể kỷ 20 có thêm loại sợi nhân  
tạo làm từ dầu mỏ.  
Vải sợi được làm từ đủ loại nguyên vật liệu với độ bền và sức căng khác nhau,  
từ tơ nhện mỏng manh nhất đến những tấm bạt chắc nhất. Độ bền của sợi trong vải  
được đo bằng Deniers. Các siêu vi sợi làm từ các sợi tơ mỏng hơn cả một denier.  
1.1.2.1. Vải sợi có nguồn gốc tự nhiên  
@. Vải sợi từ động vật  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 4  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Vải sợi có nguồn động vật thường làm từ lông hay da lông thú.  
Sợi len được làm từ lông của cừu và dê ở trang trại. Những con cừu hoặc dê lấy  
lông được tuyển lựa riêng dựa trên những lớp lông có các sợi có vảy và nếp gấp hẹp và  
những sợi len này đều được phủ lên lớp hỗn hợp sáp lanolin (mỡ len), chống thấm và  
chống bụi. Loại len hoàn toàn được sản xuất từ những sợi không song song, trong khi  
loại len xe được làm từ các bó sợi tốt hơn, chúng được xoay lâu hơn và được chải cho  
song song. Len thường được dùng làm áo ấm. Cashmere, lông của loài dê cashmere ở  
Ấn Độ và Mohair, lông của loài dê Angore ở Bắc Phi được ưa chuộng bởi độ mềm của  
chúng.  
Các vải sợi động vật khác được làm từ lông hoặc da lông như len Anpaca, len  
Vicuña, len lạc đà không bướu và lông lạc đà thì thường được sử dụng trong sản xuất  
áo khoác, áo jacket, áo choàng, chăn và đồ giữ ấm khác. Angora là từ dùng để chỉ sợi  
lông dài, dày và của loài thỏ Angora.  
Wadmal là một miếng vải thô làm bằng len, sản xuất tại Scandinavia, chủ yếu là  
1000 ~ 1500 CE.  
Lụa là một loại vải sợi động vật được làm từ các sợi của kén tằm của Trung  
Quốc. Nó được quay thành một loại vải trơn bóng, được đánh giá cao vì kết cấu và vẻ  
đẹp của nó.  
@. Vải sợi từ thực vật  
Cỏ, cói, gai dầu, và xixan là tất cả những nguyên liệu được sử dụng làm dây  
thừng. Ở cặp đầu tiên, toàn bộ thực vật được sử dụng với mục đích này, trong khi ở cặp  
cuối cùng, chỉ sợi từ thực vật mới được sử dụng. Xơ dừa được sử dụng trong việc làm  
ra sợi xe và cũng dùng trong thảm chùi chân, rèm cửa, bàn chải, nệm, gạch lát sàn và  
bao tải.  
Cả rơm và tre đều được sử dụng để làm những chiếc mũ. Rơm, một dạng khô  
của cỏ cũng được sử dụng để nhồi như là bông gạo.  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 5  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Sợi từ bột gỗ, bông, lúa, cây gai dầu và cây tầm ma được sử dụng trong sản xuất  
giấy.  
Bông, lanh, đay, gai dầu thậm chí cả những sợi tre đều là những nguyên liệu sử  
dụng trong vải sợi. Piña (dứa sợi) và gai thường được pha trộn với các loại sợi khác  
(bông) cũng được sử dụng làm nguyên liệu trong quần áo.  
Rong biển cũng được sử dụng trong sản xuất vải sợi. Một chất xơ hòa tan trong  
nước gọi là alginate được sản xuất và sử dụng như một chất giữ xơ; khi vải được hoàn  
thành, alginate được phân hủy. Lúc này vải sẽ có kết cấu.  
Lyocell là vải nhân tạo có nguồn gốc từ bột gỗ. Nó thường được mô tả như là  
tương đương với tơ nhân tạo và là một loại sợi vải bền thường được pha trộn với các  
loại sợi vải khác - ví dụ như bông.  
Sợi từ các thân cây, như cây gai dầu, lanh, và cây tầm ma, cũng được biết đến  
như là sợi “vỏtrong công nghiệp sản xuất vải sợi.  
1.1.2.2.Vải sợi có nguồn gốc nhân tạo  
@. Vải vô cơ  
Amiăng sợi bazan được sử dụng cho các ngói vinyl, tấm ninyl và chất dính,  
bảng và lớp ván gỗ ngoài giàn khung, trần âm thanh, màn sân khấu và vật liệu chắn lửa.  
Sợi thủy tinh được sử dụng trong sản xuất quần áo liền bộ, bàn ủi và vỏ bọc  
nệm, dây thừng và dây cáp, sợi tăng cường cho vật liệu composite, lưới bắt côn trùng,  
vải bảo vệ và ngăn lửa, vải sợi cách âm, chống cháy và cách nhiệt.  
Sợi kim loại, lá kim loại và dây kim loại có nhiều loại để sử dụng, bao gồm cả  
việc sản xuất vải, vàng và đồ trang sức. Vải ngũ kim là một kiểu dệt thô của dây thép,  
được sử dụng trong xây dựng.  
@. Vải tổng hợp  
Một loạt các loại vải hiện đại như vải bông không dệt, nhung, vải bông in, vải in  
hoa, vải nỉ, satin, lụa, vải bao bố, polycotton.  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 6  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Tất cả hàng dệt tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong sản xuất quần áo.  
Polyester được dùng trong tất cả các loại quần áo, dùng riêng lẻ hay kết hợp với  
những loại sợi khác như cotton.  
Sợi Aramid (vd. Twaron) được dùng để tạo các loại quần áo chống cháy, bảo vệ  
khỏi vết cắt, áo giáp.  
Sợi Acrylic được dùng làm các loại len mô phỏng, bao gồm cả len Cashmere và  
đôi khi thay thế chúng.  
Sợi nylon được dùng để giả tơ lụa, sản xuất ra các áo nịt. Các sợi nylon dày hơn  
sẽ được dùng làm dây thừng, áo khoác.  
Spandex (tên thương mại Lycra) là một loại sản phẩm nhựa tổng hợp có thể giúp  
cho vừa khít thân thể mà không cản trở chuyển dộng. Chúng được dùng để làm trang  
phục vận động, áo ngực, áo bơi.  
Sợi olefin là loại sơi dùng làm áo vận động, vải lót và áo ấm. Olefins là loại sợi  
hút nước, giúp khô thoáng một cách dễ dàng.  
Ingeo là loại sợi polylacetide được kết hợp với sợi cotton và được dùng để làm  
quần áo. Loại sợi này hút ẩm tốt hơn hầu hết các loại sợi tổng hợp nên cho giúp cho  
loại bỏ mồ hôi dễ dàng.  
Lurex là loại sợi kim loại dùng để trang điểm quần áo.  
Protein sữa cũng được dùng để chế tạo nên loại sợi tổng hợp. Sữa và áo sợi casein  
được phát triển trong Thế Chiến I ở Đức và được phát triển xa hơn ở Ý và Mỹ trong  
suốt thập niên 30. Loại vải sợi làm từ sữa thì không bền và dễ bị tác động bởi các tác  
nhân vật lí nhưng loại vải này có pH tương đương với da người và có đặc tính ngăn  
ngừa vi khuẩn. Chúng được đưa ra thị trường như một loại sợi tổng hợp có thể phân  
hủy sinh học và tái tạo.  
1.1.3. Vòng đời của một sản phẩm vải sợi  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 7  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
1.1.3.1. Vòng đời của một sản phẩm vải sợi tự nhiên  
Hình 1.1. sơ đồ về Vòng đời của một sản phẩm vải sợi tự nhiên  
@. Nguyên liệu  
Nguyên liệu sản xuất các sản phẩm vải sợi tự nhiên gồm nhiều loại như lông động vật  
như cừu, lạc đà… hoặc tơ tằm hay các loại có nguồn gốc từ thực vật như bông, len, sợi  
dầu gai, đay… Tùy theo loại nguyên liệu mà ta có các phương pháp nuôi hay trồng  
thích hợp. Bên cạnh đó, phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, nước, thức ăn,  
thuốc bảo vệ thực vật (đối với cây trồng)… đầy đủ và thích hợp cho sự phát triển của  
các nhân tố cho nguyên liệu. Các yếu tố thức ăn, chất dinh dưỡng, nước… lấy trực tiếp  
từ môi trường bên ngoài.  
Sau khi các nhân tố cho nguyên liệu đã đến thời kỳ “chín”, người ta tiến hành thu  
hoạch các sản phẩm và xử lý sơ bộ (nếu cần) thành các nguyên liệu thô cho công đoạn  
sản xuất tại nhà máy.  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 8  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
@. Sản xuất  
Là giai đoạn chuyển hóa nguyên liệu thô đầu vào thành các sản phẩm vải sợi mong  
muốn thông qua các quá trình chế biến. Tùy theo yêu cầu sản phẩm đầu ra mà ta có các  
công nghệ chế biến khác nhau.  
Ngoài ra, các sơ vụn của vải nên được tập trung lại và có các cách tái chế thích hợp  
nhằm làm giảm khối lượng chất thải, sự lãng phí và thông quá đó làm giảm khối lượng  
tài nguyên khai thác từ môi trường.  
@. Vận chuyển  
Vải sợi sau khi được tạo ra sẽ được vận chuyển đến nơi bán và nơi tiêu thụ như các chợ  
đầu mối, cửa hàng bán sỉ... hoặc thành nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác như  
ngành thời trang, y tế (bông băng).  
@. Tiêu thụ  
Tùy mục đích sử dụng mà người tiêu dùng sẽ đến các nơi thích hợp để mua các sản  
phẩm vải sợi phục vụ cho nhu cầu của bản thân.  
Các quá trình sử dụng, giặt giũ, tẩy rửa, bảo quản... đều làm ảnh hưởng đến tính chất  
vải sợi. Tùy vào loại vải sợi, cách bảo quản và sử dụng mà vải sợi có tuổi thọ cao hay  
thấp. Vì thế, trong quá trình sử dụng, người dùng nên có các kiến thức về bảo vệ vải sợi  
và đọc kĩ hướng dẫn sử dụng nhằm nâng cao tuổi thọ và thời gian sử dụng vải sợi.  
Không chỉ thế, đó cũng là một cách giảm sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường  
sống.  
@. Thải bỏ  
Vải sợi sau khi hết khả năng sử dụng (quần áo không còn hợp thời trang, cũ hay các  
loại bị hư, mài mòn...) sẽ bị thải bỏ. Trước khi đưa đến bãi chôn lấp, vải sợi nên có sự  
phân loại cho mục đích tái sử dụng và tái chế.  
Các loại quần áo còn không còn hợp thời trang nên được đưa đến các tổ chức từ thiện  
nhằm gửi đến các nơi khác có nhu cầu sử dụng nhưng không đủ khả năng để mua quần  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 9  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
áo mới. Ngoài ra, vải sợi cũ có thể tái sử dụng cho các hoạt động khác như làm vải nhồi  
gối, giẻ lau nhà hoặc các công trình nghệ thuật từ vải tái sử dụng...  
Đối với vải sợi bị hư, mài mòn: nên có các công tác đánh giá thích hợp cho khả năng  
tái chế. Nếu mức độ hư hại của vải sợi thấp, hoặc cần phải thu hồi các thành phần có  
giá trị trong vải sợi thì vải sợi nên được tái chế. Ngược lại, các loại vải sợi nên được  
đốt để lấy năng lượng hoặc chôn tại các bãi chôn lấp.  
1.1.3.2. Vòng đời của một sản phẩm vải sợi nhân tạo  
Hình 1.2. sơ đồ về Vòng đời của một sản phẩm vải sợi nhân tạo  
@. Nguyên liệu  
Nguyên liệu sản xuất các sản phẩm vải sợi nhân gồm nhiều loại sản phẩm từ  
ngành hóa dầu, polymer thực vật, thủy tinh, kim loại.  
Nguyên liệu để sản xuất sợi nhân tạo chủ yếu là sản phẩm của các ngành khác như hóa  
dầu, sản xuất kim loại, thủy tinh...  
Đối với nylon  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 10  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Các loại Nylon được tạo ra từ quá trình trùng hợp polymer, trong những điều kiện khác  
nhau tùy thuộc vào loại monomer và đặc trưng của quá trình trùng hợp. Ví dụ Nylon  
6.6 được tạo ra từ quá trình trùng hợp hexamethylene diamine và acid adipic, đây là  
những sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ.  
Đối với các loại polyester  
Là sản phẩm của quá trình trùng hợp giữa acid terephthalic và ethylene glycol. Đây là  
những sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ.  
Đối với Ethylene vinyl acetate  
Đây là sản phẩm trùng hợp của ethylene và vinyl acetate.  
@. Sản xuất  
Là giai đoạn chuyển hóa nguyên liệu thô đầu vào thành các sản phẩm vải sợi  
mong muốn thông qua các quá trình chế biến. Tùy theo yêu cầu sản phẩm đầu ra mà ta  
có các công nghệ chế biến khác nhau. Ngoài ra, các sơ vụn của vải nên được tập trung  
lại và có các cách tái chế thích hợp nhằm làm giảm khối lượng chất thải, sự lãng phí và  
khai thác tài nguyên.  
@. Vận chuyển  
Vải sợi nhân tạo cũng được vận chuyển theo chuỗi và mạng lưới. Vải sợi sau khi  
được tạo ra sẽ được vận chuyển đến nơi bán và nơi tiêu thụ như các chợ đầu mối, cửa  
hàng bán sỉ... hoặc thành nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác như ngành thời  
trang...Trong quá trình vận chuyển có phát thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính.  
@. Tiêu thụ  
Tùy mục đích sử dụng mà người tiêu dùng sẽ đến các nơi thích hợp để mua các  
sản phẩm vải sợi phục vụ cho nhu cầu của bản thân.  
Trong quá trình sử dụng, giặt giũ, tẩy rửa, bảo quản... làm ảnh hưởng đến vải  
sợi. Tùy vào loại vải sợi, cách bảo quản và sử dụng mà vải sợi có tuổi thọ cao hay thấp.  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 11  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Vì thế, trong quá trình sử dụng, người dùng nên có các kiến thức về bảo vệ vải sợi và  
đọc kĩ hướng dẫn sử dụng nhằm nâng cao tuổi thọ và thời gian sử dụng vải sợi, không  
chỉ thế đó còn là một cách giảm sữ dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường sống  
@. Thải bỏ  
Vải sợi sau khi hết khả năng sử dụng (quần áo không còn hợp thời trang, cũ hay  
các loại bị hư, mài mòn...) sẽ bị thải bỏ. Trước khi đưa đến bãi chôn lấp, vải sợi nên có  
sự phân loại cho mục đích tái sử dụng và tái chế.  
Đối với vải sợi bị hư, mài mòn: nên có các công tác đánh giá thích hợp cho khả  
năng tái chế. Nếu mức độ hư hại của vải sợi thấp, hoặc cần phải thu hồi các thành phần  
có giá trị trong vải sợi, thì vải sợi nên được tái chế. Trái lại, các loại vải sợi nên được  
đốt để lấy năng lượng hoặc chôn tại các bãi chôn lấp. Tuy nhiên, vấn đề đốt chất thải,  
đặc biệt là các loại vải sợi nhân tạo cần thiết phải chú ý vì dễ dàng sinh các chất độc hại  
thứ cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường. Đồng  
thời, nếu chọn giải pháp là chôn lấp, cần thiết phải có các quy trình tiền xử lý nhằm làm  
giảm mạch cacbon trước khi đem chôn lấp  
1.2. Tổng quan về ngành dệt may  
Ngành dệt may hiện là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và có tốc độ  
tăng trưởng cao qua các năm. Sản phẩm Dệt may của Việt Nam đã thiết lập được vị thế  
trên các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, hình thức sản xuất  
chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn theo hợp đồng gia công, nguồn nguyên  
liệu tuân theo chỉ định của chủ hàng và phụ thuộc lớn vào nhập khẩu hạn chế cơ hội  
cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.  
Hiện mới chỉ có 5 doanh nghiệp Dệt may đang niêm yết trên sàn chứng khoán  
Việt Nam với tỷ trọng đóng góp vào tổng vốn hóa thị trường còn rất nhỏ. Trong những  
quý đầu năm 2011, doanh thu của các doanh nghiệp này đều có sự tăng trưởng mạnh so  
với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng không tăng  
trưởng tương ứng, phần nào phản ánh những điểm yếu cũng như khó khăn của ngành.  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 12  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Theo số liệu của Trung tâm thương mại thế giới, Việt Nam đứng trong danh  
sách TOP 10 các nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng Dệt may trong  
giai đoạn 2007-2009 và đứng ở vị trí thứ 7 trong năm 2010 với thị phần xuất khẩu gần  
3%, sau Trung Quốc (thị phần 36.6%), Bangladesh (4,32%), Đức (5,03%), Italy (5%),  
Ấn Độ (3,9%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3,7%).  
Bình quân giai đoạn 2006-10/2011, ngành Dệt may đóng góp trên 15% vào tổng  
kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong những năm 2006-2008, Dệt may là ngành  
hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô. Tuy nhiên, từ  
năm 2009 tính đến hết 10 tháng đầu năm 2011, Dệt may đã vươn lên vị trí hàng đầu  
mặc dù tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu có giảm nhẹ.  
Bảng 1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (2007-10/2011)  
Tính theo giá hiện thời, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam tăng  
trưởng mạnh trong năm 2008 (gần 18%). Tuy nhiên, đến năm 2009, dưới ảnh hưởng  
của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu Dệt may của Việt Nam  
giảm nhẹ (gần 0,6%) so với năm 2008 xuống còn 9.066 triệu USD. Theo UNCTAD, sự  
sụt giảm này có thể do các nhà sản xuất giảm giá hàng bán để khuyến khích người mua  
trong điều kiện nhu cầu tiêu thụ sụt giảm và do người mua chuyển sang sử dụng các  
sản phẩm rẻ tiền hơn để cắt giảm chi tiêu trong tình hình kinh tế khó khăn. Trong năm  
2010, giá trị xuất khẩu Dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trở lại với tốc độ  
tăng trên 20% (năm 2010) do các đơn hàng gia công được chuyển dần từ Trung Quốc  
sang Việt Nam, đồng thời, Việt Nam đã mở rộng thịtrường xuất khẩu sang các thị  
trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc, các nước ASEAN. và gần 30% (10 tháng năm  
2011) so với cùng kỳ năm trước.  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 13  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Trong 10 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may tiếp tục  
tăng trưởng cao (gần 30% so với cùng kỳ năm 2010). Theo Bộ Công Thương, giá xuất  
khẩu Dệt may của Việt Nam, tăng liên tục trong những tháng đầu năm 2011 kể từ  
tháng 3/2011. Riêng trong tháng 9/2011, giá các mặt hàng dệt may xuất khẩu tăng  
0,4% so với tháng 8/2011 và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.  
Mục tiêu 13,5 tỷ USD trong năm 2011 có thể thực hiện được  
Thống kê số liệu qua các năm 2006-2010 cho thấy xuất khẩu các sản phẩm Dệt  
may Việt Nam có tính chu kỳ khá rõ rệt với kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng dần  
từquý 2 hàng năm và đạt giá trị cao nhất trong quý 3.  
Trong năm 2011, ngành Dệt may hướng tới mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 13-  
13,5 tỷ USD và đã thu về thu về gần 11,7 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2011. Như  
vậy, trong 2 tháng cuối năm, ngành Dệt may phải đạt kim ngạch khoảng 650-900 triệu  
USD/tháng, những con số có thể thực hiện được đối với ngành trong điều kiện hiện tại.  
Hình 1.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam theo quý (2006-10/2011)  
Việt Nam xuất khẩu hàng Dệt may đi 54 thị trường trên toàn thế giới. Trong đó, các  
khách hàng lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Đài  
Loan. 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may đến các thị trường  
này chiếm gần 89,5% tổng kim ngạch.  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 14  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Hình 1.3. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may đi các thị trường 9T’2011  
Thị trường M vẫn là khách hàng nhập khẩu lớn nhất cho các hàng hóa của Việt Nam  
nói chung và các sản phẩm Dệt may nói riêng. Bình quân giai đoạn 2006-2010, giá trị  
xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang Mỹ chiếm trên 55% tổng giá trịxuất khẩu  
của ngành ra thị trường thế giới. Đồng thời, ngành hàng Dệt may là ngành hàng chiếm  
tỷ trọng lớn nhất trong tổng gía trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, chiếm bình quân  
trên 40% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này trong các năm 2005-2010.  
Với những khó khăn vĩ mô chung và chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ Mỹsau  
khi gỡ bỏ trần nợ công hồi đầu tháng 8/2011, các đơn hàng từ Mỹ có xu hướng sụt  
giảm. Đồng thời, ngành Dệt may Việt Nam cũng chủ động đẩy mạnh xuất khẩu sang  
các thị trường gần hơn như Hàn Quốc và giảm phụ thuộc vào thị trường khắt khe này.  
Do đó, trong 9 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu Dệt may của Việt Nam sang Mỹ cũng  
tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu khác  
(15,25%) trong khi tăng trưởng xuất khẩu vào Hàn Quốc tăng gần 142%. Tỷ trọng kim  
ngạch xuất khẩu sang Mỹ giảm từ 55% xuống còn gần 50% giai đoạn này.  
Kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng trưởng mạnh trong năm 2011. EU là thị trường lớn  
thứ hai cho các sản phẩm Dệt may xuất khẩu của Việt Nam với doanh thu gần 1,9 tỷ  
USD, chiếm trên 18% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam trong 9  
tháng năm 2011. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu Dệt may sang thị trường EU đạt  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 15  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
trên 2 con số trong năm 2007-2008, nhưng ở mức thấp hơn so với xuất khẩu sang thị  
trường Mỹ, và sụt giảm mạnh hơn trong năm 2009 (-3,11%) trong điều kiện kinh tế  
khủng hoảng trước khi tăng trưởng trở lại (17,5%) trong năm 2010. Trong 9 tháng đầu  
năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may sang thịtrường EU tăng mạnh (trên  
40%) với các khách hàng lớn nhất của Việt Nam tại khu vực này là Đức (42,35%), Anh  
(47,67%), Tây Ban Nha (34,6%), Hà Lan (49,74%) và Pháp (49,43%).  
Tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường NB và HQ khá tốt. Nhật Bản và Hàn Quốc  
là hai khách hàng lớn thứ 3 và thứ 4 của ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong 9  
tháng năm 2011 với tỷ trọng trong tổng kim ngạch lần lượt là 11,7% và trên 6%. Theo  
Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt Nam – Nhật Bản, sản phẩm dệt may là một  
trong các mặt hàng có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽnhất và năm 2010 là năm đầu  
tiên Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế cho mặt hàng này. Chính vì vậy, tăng trưởng  
xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đang trong giai đoạn đầu tăng  
trưởng mạnh dù Nhật Bản vừa chịu tác động kinh tếmạnh mẽ từ thảm họa sóng thần  
đầu năm 2011.  
Việt Nam cũng đang được hưởng lợi từ những thay đổi cơ cấu sản xuất ngành Dệt  
may của Hàn Quốc theo hướng tập trung vào phân khúc thị trường cao cấp, tạo nhiều  
cơ hội cạnh tranh hơn cho sản phẩm của Việt Nam trên phân khúc thị trường sản phẩm  
trung cấp. Đồng thời, theo cam kết Hiệp định thương mại tự do ASEAN5-Hàn Quốc,  
dệt may là một trong những sản phẩm mà Việt Nam được hưởng thuế suất rất thấp.  
Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn đầu vào nhập khẩu:  
Tính chung cho cả ngành Dệt may, Việt Nam là nước xuất khẩu ròng. Tuy nhiên,  
do ngành Dệt may chủ yếu hiện nay đang sản xuất theo hình thức gia công theo đơn  
hàng , hình thức sản xuất cấp thấp nhất và đang hướng đến nâng cấp sản xuất theo hình  
thức OEM và OBM và năng lực sản xuất ngành đối với các loại nguyên liệu và phụ  
liệu còn hạn chế, Việt Nam phải nhập khẩu đầu vào cho ngành với giá trị rất lớn,  
chiếm bình quân khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2007-  
10T/2011.  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 16  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Hình 1.4. Cán cân xuất – nhập khẩu hàng Dệt may 2007-10T’2011  
Trong kim ngạch nhập khẩu nói chung, vải là sản phẩm được nhập khẩu nhiều  
nhất, chiếm bình quân gần 62% giá trị nhập khẩu nguyên liệu Dệt May hàng năm trong  
giai đoạn 2007-10T’2011 và đạt trên 5,5 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2011.  
Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là nguyên phụ liệu với tỷ trọng bình quân gần 20% và đạt trên  
1,6 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2011. Bông và xơ sợi các loại đứng thứ 3 và thứ  
4 với tổng kim ngạch nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2011 trên 2,17 triệu USD, tăng gần  
51% so với cùng kỳ năm trước. Theo con đường thương mại quốc tế chính thức, Việt  
Nam vẫn nhập khẩu các nguyên liệu ngành Dệt May nhiều nhất từ Trung Quốc, tiếp  
đến là Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông.  
Hình 1.5. Cơ cấu nhập khẩu đầu vào ngàng Dệt may 2007-10T’2011  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 17  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Mặc dù không có các số liệu đầy đủ, nhưng theo một báo cáo của Viện nghiên  
cứu kinh tế Đài Loan, Việt Nam là nước có giá trị nhập siêu tương đối lớn đối với các  
mặt hàng vải trong những năm qua do chất lượng và chủng loại các sản phẩm Dệt của  
Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp Dệt may trong nước.  
Ngoài ra, các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu nên phải  
sử dụng các nguyên liệu do khách hàng chỉ định từ các nguồn nguyên liệu bên ngoài.  
Ngược lại, kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành May luôn có giá trị dương đáng kể  
trong nhiều năm trở lại đây. Điều này cũng phản ánh một phần chính sách hạn chế  
nhập khẩu các sản phẩm may vào Việt Nam và các biện pháp ưu đãi xuất khẩu cho các  
doanh nghiệp xuất khẩu may mặc. Tuy nhiên, các số liệu trên không bao gồm khối  
lượng lớn các mặt hàng may mặc của Trung Quốc được đưa vào Việt Nam qua đường  
tiểu ngạch.  
Theo số liệu của VITAS, trong 8 tháng đầu năm 2011, giá các mặt hàng Dệt  
may xuất khẩu của Việt Nam đi thị trường lớn nhất của Việt Nam là Mỹ có xu hướng  
tăng, trong đó đơn giá bình quân các mặt hàng may mặc tăng khoảng 4,8% trong khi  
đơn giá mặt hàng Dệt bình quân tăng trên 16%. Trong tháng 9/2011, theo Bộ Công  
Thương, giá các mặt hàng dệt may xuất khẩu tiếp tục tăng (0,4%) so với tháng trước và  
tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2010.  
Tuy nhiên, giá nguyên liệu nhập khẩu cho ngành Dệt may cũng tăng mạnh trong  
thời gian này, trong 8 tháng đầu năm, giá bông nhập khẩu đã tăng hơn gấp đôi so với  
cùng kỳ năm trước trong khi giá sợi nhập khẩu cũng tăng khoảng 38%. Vải nhập khẩu  
từ Trung Quốc chiếm trên 40% tổng thị phần vải nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm.  
Theo số liệu của Phòng Thương mại ngành Dệt may Trung Quốc, riêng trong nửa năm  
đầu 2011, giá vải sợi bông Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam đã tăng trên 33% so  
với cùng kỳ năm 2010. Những con số này cho thấy, kim ngạch xuất khẩu Dệt may của  
Việt Nam lớn và tăng trưởng cao chưa hẳn là tín hiệu tích cực về lợi ích của các Doanh  
nghiệp Dệt may Việt nam khi ngành còn phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên, phụ liệu  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 18  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
nhập khẩu trong điều kiện giá đầu vào tăng cao và khả năng đàm phán tăng giá đầu ra  
hạn chế.  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 19  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH PHÁT THẢI VẢI SỢI  
2.1 Tình hình phát thải vải sợi trên thế giới  
Ngành dệt may là một phần quan trọng của nền kinh tế thế giới. Trên toàn thế  
giới có khoảng 26,5 triệu người làm việc trong ngành dệt vải. Năm 2000, người tiêu  
dùng đã tiêu tốn 1 tỷ USD cho quần áo (Tây Âu chiếm gần 1/3, Bắc Mỹ 1/3 và châu Á  
1/4). Năm 2005, nhu cầu vải sợi trên toàn cầu là khoảng 60 triệu tấn; bao gồm gần 25  
triệu tấn vải sợi tự nhiên (gần như toàn bộ là cotton) và 34 triệu tấn vải sợi được sản  
xuất (chủ yếu là vải polyeste) .  
Chất thải vải sợi sau khi sử dụng và thải bỏ bao gồm nhiều loại quần áo, vật  
dụng trong nhà làm từ vải sợi mà người sở hữu không còn cần thiết và quyết định vứt  
bỏ đi. Những vật này thường được gửi đến các tổ chức từ thiện, tuy nhiên, người ta vẫn  
thích vứt chúng vào thùng rác và đem chôn tại các bãi chôn lấp. Khoảng 1.250.000 tấn  
(ít hơn 25% tổng lượng chất thải vải sợi sau khi sử dụng và thải bỏ) chất thải vải sợi  
loại này được tái chế hàng năm. Gần một nửa trong số sản phẩm tái chế thành quần áo  
tái sử dụng (second-hand) và được đem đi bán ở các quốc gia thuộc khối thế giới thứ 3  
(third world nations). Khoảng 20% trong số quần áo tái chế là sản phẩm được làm sạch.  
Cuối cùng, 26% chất thải vải sợi sau sử dụng được chuyển thành sợi và được chế biến  
thành nhiều lọai sản phẩm tương tự như được tái chế từ dạng chất thải vải sợi trước khi  
sử dụng.  
Ở Hoa Kỳ, năm 2006, ước tính có 11,8 triệu tấn chất thải vải sợi được thải ra,  
chiếm khoảng 5% tổng lượng chất thải rắn đô thị, trong đó phần lớn được xử lý tại bãi  
chôn lấp. Gần 20% chất thải là vải sợi ở châu Mỹ được đại lý thu gom chất thải sử  
dụng, bằng lượng chất thải bán cho các cơ sở tái chế gồm những người buôn bán và  
xuất khẩu quần áo cũ, cơ sở phân loại quần áo cũ làm giẻ lau và các cơ sở tái chế vải  
sợi.  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 20  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Các nước đang phát triển có vai trò chính trong ngành dệt, đặt biệt là các nước  
đang phát triển ở châu Á mà tiêu biểu là Trung Quốc. Các nước công nghiệp hoá như  
Đức, Italia và Hoa Kỳ vẫn là các nước xuất khẩu nhiều quần áo và vải dệt. Hiện nay,  
các nước đang phát triển có mặt hàng vải sợi xuất khẩu chiếm 1/3 thế giới và quần áo là  
3/4.  
Khoảng 3,3 triệu tấn quần áo và vải sợi được tiêu thụ ở Anh. Một phần năm các  
mặt hàng này được sản xuất ở Anh và người dân chi khoảng 780 bảng Anh/người/năm  
để mua  
Theo ước tính, ở Anh, chất thải vải sợi chiếm 3% lượng chất thải sinh hoạt. Năm  
2003, khoảng 12 triệu tấn sản phẩm vải sợi được sử dụng như sản phẩm mới và 53.000  
tấn được đưa đến chợ đồ cũ ở Anh. Trong đó, 15% được ngành công nghiệp dệt may  
đồ cũ thu gom và 63% đến tay người tiêu dùng và ngành công nghiệp. Số còn lại (0,4  
triệu tấn hay 6 kg/người) không được tính đến có thể vẫn được lưu giữ tại các gia đình.  
Tái sử dụng và tái chế toàn bộ chất thải vải sợi sẽ mang lại lợi ích môi trường, một  
phần do các yêu cầu về nguyên liệu đầu vào cao. Ở Anh, hiện nay, tái sử dụng và tái  
chế quần áo vẫn ở mức thấp mặc dù có các cửa hàng quần áo từ thiện và các kho lưu  
giữ sản phẩm dệt may. Năm 2007, Chính phủ Anh cho biết giá trị kinh tế từ hoạt động  
này đang giảm. Anh đẩy mạnh thu hồi chất thải vải sợi bằng các biện pháp sau:  
- Lập bản đồ hướng dẫn về sản phẩm quần áo.  
- Xây dựng các chính sách để đạt được tỷ lệ tái sử dụng và tái chế chất thải vải sợi ở  
mức cao và cho ra đời nhiều thị trường giá trị gia tăng về các chất thải vải sợi tái chế.  
2.2. Tình hình phát thải vải sợi ở Việt Nam (điển hình là thành phố Đà Nẵng)  
Ngành dệt may nói chung và ngành may mặc xuất khẩu ở Việt Nam nói riêng  
đang phát triển mạnh. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội mà ngành dệt may  
mang lại thì trong quy trình sản xuất, các xưởng may còn thải ra một khối lượng lớn  
chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) với thành phần chủ yếu là vải vụn và lượng vải  
vụn này thường được tập kết tại công ty.  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 21  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Cùng với tốc độ phát triển như vũ bão, thành phố Đà Nẵng hiện đã có 19 doanh  
nghiệp dệt may với tổng sản lượng hơn 5000 tấn sản phẩm/năm, không chỉ đáp ứng  
nhu cầu ăn mặc của người dân địa phương mà còn xuất khẩu sang các nước trong khu  
vực và trên thế giới. Tuy nhiên, hàng năm các doanh nghiệp này thải ra một lượng lớn  
vải vụn và chưa có hình thức nào xử lý ngoài việc công ty MTĐT Tp. Đà Nẵng đem đi  
chôn lấp ở bão rác Khánh Sơn gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.  
Theo kết quả thống kê cho thấy, công ty Cổ phần Dệt may 29-3 tại Tp. Đà  
Nẵng, chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc như:  
- Khăn bông, khăn ăn, khăn mặc, khăn tắm, áo choàng tắm với cac1c kiểu dệt  
dobby Jacka, in hoa, thêu, cắt vòng…phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và  
xuất khẩu.  
- May mặc: chủ yếu là hàng sản xuất gia công xuất khẩu như: quần áo, áo Jacket,  
quần áo thể thao, quần rằn ri, sơ mi, quần áo bảo hộ lao động…  
- Wash: công suất 5.000.000 quần âu với công nghệ Wash, bio-wash, ball-wash,  
stone-wash…  
Với dây chuyền công nghệ hiện đại, nguyên liệu sản xuất chủ yếu là các loại vải,  
sợi và hóa chất được mua tại thị trường Việt Nam và nhập khẩu. Hàng năm, sản lượng  
sản xuất của công ty đạt 14 triệu tấn/năm với 1000 tấn khăn, 3.500.000 sản phẩm quần  
Âu quy chuẩn. Thị trường của công ty được tiêu thụ tại nước ngoài và Việt Nam. Trong  
những năm qua, công ty đã khẳng định được vị thế và uy tính của mình trên các thị  
trường lớn quốc tế như: Mỹ, Nhật Bản, E.U…  
Trong quá trình sản xuất thì chất thải rắn là dòng thải lớn nhất (theo thể tích) chỉ  
sau nước thải với lượng CTRCN là 1.300 tấn/năm, bao gồm các xơ sợi thải (có thể ở  
dạng tái sử dụng được hoặc không thể tái sử dụng), vật liệu đóng gói thải (giấy,  
plastic), mép vải cắt thừa, vải vụn, các loại trổng bằng kim loại đã qua sử dụng và bùn  
thải ra từ trạm xử lý nước thải.  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 22  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
CHƯƠNG III: THU GOM VÀ TÁI CHẾ VẢI SỢI  
3.1. Thu gom và tái chế vải sợi trên thế giới  
3.1.1. Tình trạng thu gom  
Tại Mĩ:  
Người dân địa phương ở hầu hết các cộng đồng có thể mang quần áo không còn sử  
dụng và các phụ kiện đi theo quần áo đến các cửa hàng tiết kiệm, hay các tổ chức từ  
thiện hoặc đến các cửa hàng ký gửi và đem bán. Ngoài ra, để tạo sự thuận tiện cho  
người dân, nhiều thành phố và quận hạt để đặt các thùng thu gom (options-drop-off)  
được đặt ở lề đường. Đây là những cách thu gom vải sợi thông dụng nhất  
Drop-off: là Drop-off là nơi người dân có thể đưa rác tái chế đến (Drop-off box, drop-  
off point) thường là vận chuyển bằng xe riêng tới. Điểm đặc biệt ở đây là người dân  
đưa rác đến nhưng không phải đóng tiền xử lý rác  
Curbside: là hoạt động thu gom các vật dụng gia đình để tái chế bằng cách đặt những  
vật dụng có thể tái chế đúng chỗ quy định trên lề đường. Để hoạt động này hiệu quả,  
người dân nên tham gia hàng tháng và tuân theo những hướng dẫn từ địa phương để  
chắc chắn những vật dụng được đặt đúng chỗ trên lề đường và không chuyển chúng đi  
đến bãi rác.  
Pickup: là sự đi thu gom rác, ví dụ đến các điểm tập kết rác của các khu dân cư để vận  
chuyển đi đến nhà máy. Rác ở đây có thể là rác tạp, rác hữu cơ, rác tái chế được. Quá  
trình này thường thu tiền từ dân để bù chi phí.  
Bảng 3.1. Tóm tắt các cách trong giai đoạn thu gom vải sợi tại một số nơi tại Mỹ  
Vị trí  
Cách thức  
Loại vật liệu  
Hạt Calvert  
Drop-off  
Quần áo rách, phụ kiện quần áo…  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 23  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Vị trí  
Cách thức  
Loại vật liệu  
Hạt Carroll  
Hạt Chathan  
Curbside hàng tuần  
Quần áo, vải lanh (không bị rách)  
Quần áo còn nguyên (không rách)  
Các cửa hàng trao đổi hàng  
hóa  
Thành  
LA  
phố  
Curbside hàng tuần  
Quần áo, giày dép, vải lanh, vật  
dụng gia đình  
Hạt Cobb  
Hạt Mont  
Drop-off/curbside 2 ngày/lần  
Quần áo rách, phụ kiện quần áo…  
Quần áo rách, phụ kiện quần áo…  
Drop-off/pickup hàng tuần  
cho tổ chức từ thiện  
New Threads  
Drop-off, pickup theo định  
kỳ  
Quần áo rách, phụ kiện quần áo…  
San Jose  
Curbside hàng tuần  
Curbside 2 tuần/lần  
Curbside 2 tuần/lần  
Quần áo rách, phụ kiện quần áo…  
Quần áo rách, phụ kiện quần áo…  
Quần áo rách, phụ kiện quần áo…  
Hạt Somerset  
St Paul  
Tại Anh:  
Sau khi đã sử dụng, quần áo hay vải sợi biến thành chất thải. Ở Anh, một số quần  
áo hay vải sợi được vận chuyển đến các kho chứa quần áo tái chế Traid và Oxfam (tiến  
hành thu gom chất thải ở từng nhà).  
Năm 2003, ở Anh, 0,3 triệu tấn chất thải vải sợi được thu gom trong đó có 41.000  
tấn quần áo được bán lại để tái sử dụng và 174.000 tấn được xuất khẩu bán ra nước  
ngoài. Lượng quần áo và vải sợi làm rẻ lau được các gia đình sử dụng còn lớn hơn.  
Cuối cùng, quần áo được tái sử dụng sẽ được xử lý cũng thành chất thải.  
Năm 2003, chỉ có 0,26 triệu tấn (14%) chất thải vải sợi ở Anh được xử lý bằng  
cách tái chế thành sản phẩm mới hoặc xuất khẩu để tái sử dụng. Đây là cơ hội lớn cho  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 24  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
tái sử dụng/tái chế cho cả ngành công nghiệp lẫn các cơ sở xử lý chất thải còn chưa  
khai thác chất thải là vải dệt.  
Cơ sở hạ tầng hiện nay của ngành công nghiệp dệt phụ trợ ở Anh được hình thành  
để thu gom quần áo còn khả năng tái sử dụng để dùng. Lợi ích kinh tế của hoạt động  
thu gom chất thải được quy định bởi giá trị các sản phẩm dệt may được tái sử dụng làm  
quần áo. Giá trị doanh thu của tái chế các loại chất thải thực tế đã giảm gần 0,75 %  
trong 15 năm qua, chủ yếu do chúng được chuyển thành quần áo “giá trị” và hiện nay  
chi phí này còn thấp hơn chi phí thu gom và phân loại.  
Hầu hết chất thải vải sợi sau sử dụng được các tổ chức từ thiện và tổ chức tình  
nguyện thu gom. Ở Anh có khoảng 3200 cơ sở thu gom chất thải vải sợi. Các cơ sở này  
được sở hữu và cung cấp dịch vụ của các tổ chức từ thiện và cơ sở bán quần áo cũ,  
thường nằm gần các container chứa thuỷ tinh và giấy đặt ở các điểm thu gom tại chỗ.  
Thụy Sỹ  
Những năm gần đây, số lượng chất thải vải sợi ở Thụy Sỹ được thu gom hàng năm  
đã tăng mạnh và hiện nay có khoảng 35.000 tấn, trong đó một nửa lượng chất thải này  
đã được tái chế.  
Nhật Bản  
Năm 2003, tiêu thụ 2,35 triệu tấn vải sợi trong đó 2,1 triệu tấn (89%) được xử lý là  
chất thải từ các gia đình và công ty và 1,9 triệu tấn (80%) tổng lượng chất thải được  
thiêu đốt hoặc chôn lấp. Mặc dù các sản phẩm từ vải sợi có thể thấy trong các cửa hàng  
đồ cũ, nhưng các sản phẩm được bán để sử dụng làm quần áo, giẻ lau hoặc chuyển  
thành đồ nỉ chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng chất thải vải sợi.  
Ở Nhật Bản, việc đặt các thùng đựng chất thải vải sợi tái chế trong một số hệ  
thống thu gom chất thải sinh họat chỉ phát huy hiệu quả ở một số vùng. Các cửa hàng  
bán đồ cũ cũng trở nên quen thuộc với thanh niên Nhật Bản ăn mặc thời trang, đặc biệt  
ở nhiều nơi của thủ đô Tokyo. Tuy nhiên, hầu hết các quần áo cũ đều từ nước ngoài đổ  
vào thị trường nhánh này.  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 25  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Pháp  
Ngành dệt may của Pháp sản xuất khoảng 0,7 triệu tấn chất thải dệt/năm trong đó  
chỉ có 0,1 triệu tấn chất thải được thu gom. Trong số đó:  
- Một nửa lượng chất thải vải sợi được tái sử dụng tại các nước đang phát triển;  
- 20% được sử dụng làm giẻ lau;  
- 10% được vận chuyển cho ngành công nghiệp giấy/gỗ, 8% làm chỉ sợi;  
- 12% được chôn lấp.  
Năm 1998, Na Uy thải ra 106.000 tấn chất thải vải sợi (2% chất thải rắn đô thị).  
Nguồn phát thải là các hộ gia đình (83.000 tấn năm 1998). Phần lớn lượng chất thải dệt  
từ hộ gia đình là quần áo.  
Ai len, năm 1998, gần 40.000 triệu tấn chất thải vải sợi (chiếm 2% tổng số chất  
thải sinh hoạt và chất thải thương mại được thu gom) được thải ra. Trong đó hơn 90%  
lượng chất thải này được chôn lấp và 8% được tái chế.  
Canada, trung bình mỗi năm mỗi người thải ra 7 kg chất thải là vải sợi (bao  
gồm quần áo, bộ trải giường, rèm…) và ở Canada chất thải dệt chiếm hơn 4% lượng  
chất thải tại các bãi chôn lấp. Theo báo cáo, 85% quần áo tái chế còn lại được thải ra và  
trung bình, 80% sản phẩm vải sợi thải loại thì có tới 75% vẫn có thể sử dụng.  
3.1.2. Quá trình tái chế vải sợi trên thế giới  
Nhìn chung có 3 giai đoạn tái chế chất thải vải sợi:  
- Thu gom, phân loại và làm sạch  
- Cắt sơ bộ, tách và làm sạch  
- Xử lý sợi tái chế thành các sản phẩm mới  
Công nghiệp tái chế còn hạn chế ở một số sản phẩm cuối cùng. Một số quần áo  
vẫn có thể mặc, được thu gom hoặc mang đến cho các tổ chức từ thiện bán để tái sử  
dụng. Trong đó, một phần được thu gom và xuất khẩu sang các nước nghèo bán như  
quần áo cũ. Phần nhỏ được tái chế thành các sản phẩm như lớp lót thảm, chăn, vật liệu  
cách điện hoặc sản xuất giấy.  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 26  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Theo ước tính, thị trường chất thải vải sợi được tái chế ở Anh đạt gần 62.000  
tấn/năm trong đó chỉ riêng 3 loại chất thải chính đã lên tới 53.000 tấn/năm. Các chất  
thải được tái chế nhiều nhất là cotton sạch, len sạch và 100% polyeste.  
Một chỉ thị được đăng trên tạp chí chính thức của Pháp vào tháng 6/2008 đã quy  
định thuế môi trường và đưa ra một quy định mới về quản lý chất thải gồm có mục tiêu  
thu hồi 0,12 triệu tấn chất thải vải sợi vào năm 2012.  
3.1.2.1. Đối với vải sợi tự nhiên  
Giai đoạn vận chuyển đến nhà máy tái chế  
Vải sợi sau khi được thu gom tại các địa phương sẽ được chuyên chở nhờ các xe  
chuyên dụng đến các nhà máy tái chế vải sợi. khi vào nhà máy tái chế vải sợi, xe  
chuyên chở vải sợi sẽ được đo khối lượng tại các trạm cân. Mục đích của việc này là  
cân đo khối lượng vải sợi thu được sau mỗi chuyến:  
mvải sợi = Mxe tải đi vào – Mxe tải đi ra  
.
Trạm cân tại nhà máy tái chế vải sơi Wilcox, Anh Quốc  
Tại khu vực tập trung và tiền phân loại  
Sau khi qua trạm cân, xe chuyên chở sẽ tiếp tục đến khu vực tập trung của nhà  
máy. Tại đây xe sẽ trút toàn bộ vải sợi có trên xe ngay khu vực tập trung  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 27  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Xe chuyên chở tại khu vực tập  
Giai đoạn đổ đống  
Tại khu vực tập trung sẽ được nhân viên tiền phân loại các loại tạp phẩm như  
giấy, nhựa, giày dép…  
Giai đoạn tiền phân loại  
Vận chuyển vải sợi đến khu vực phân loại.  
Sau giai đoạn tiền phân loại tại khu vực tiếp nhận, vải sợi sẽ được vận chuyển đến khu  
vực phân loại bằng xe động cơ hoặc xe đẩy tay  
Vận chuyển vải sợi đến khu vực phân loại  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 28  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Khu vực tháo nút túi đựng vải sợi  
Tại khu vực phân loại, các túi vải sợi sẽ được vận chuyển bằng các băng chuyền  
đến khu vực tháo nút thắt của túi nhựa. Các túi nhựa sẽ được xếp và tập trung lại để  
cho việc tái sử dụng cho các gia đình thu gom vải sợi  
Băng chuyền vận chuyển các túi vải sợi  
Khu vực tháo nút thắt các túi đựng vải sợi  
Khu vực phân loại chính  
Vải sợi sẽ tiếp tục di chuyển trên bằng chuyền đến khu vực phân loại tiếp theo. Tất  
cả vải sợi sẽ được phân loại nhờ những người thợ có kinh nghiệm và thực hiện bằng  
tay. Thợ phân loại phải có nhiều kinh nghiệm trong công việc để có thể nhận ra lượng  
lớn các loại sợi khác nhau. Vải sợi sẽ được phân thành các loại sau:  
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 29  
KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÃI SỢI  
GVHD: LÊ HÙNG ANH  
Những loại còn tốt sẽ bán, thường được đưa xuất khẩu. Thông thường, loại này  
được đưa đến các nơi nghèo như vùng Đông Âu, Châu Phi, các nước Châu Á…  
Những loại khác chất lượng kém hơn sẽ được tái sử dụng thành vật liệu nhồi gối, giẻ  
lau…  
Sợi sạch có thể cắt nhỏ và chuyển thành loại sợi tái chế được gọi là “shoddy” (vải  
tái sinh). Tại đây, sợi có thể qua giai đoạn xe sợi lại và dệt thành sản phẩm mới.  
Những loại chất lượng kém nhất sẽ được cắt nhỏ, sau đó được đưa đến bãi chôn  
lấp hoặc đốt để thu hồi năng lượng.  
Toàn cảnh khu vực phân loại vải sợi tại nhà máy Wilcox.  
Khu vực nhận sản phẩm sau phân loại.  
Các loại vải sợi (chủ yếu là quần áo) sẽ được vận chuyển nhờ băng tải hoặc xe đẩy  
chuyên dụng đến khu vực tiếp nhận.  
Tại khu vực tiếp nhận, quần áo được gấp cẩn thận và xếp chồng theo loại. Các  
chồng quần áo tiếp theo sẽ được đóng thành các kiện lớn và chuẩn bị cho việc xuất ra  
thị trường.  
.
NHÓM 9 – ĐHMT7LT  
TRANG 30  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 55 trang yennguyen 18/10/2024 500
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Tìm hiểu kỹ thuật thu gom tái chế vải sợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_tim_hieu_ky_thuat_thu_gom_tai_che_vai_soi.pdf