Đặc điểm khoáng hóa vàng khu vực Suối Linh - Sông Mã Đà và triển vọng

TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 10 - 2009  
ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG HÓA VÀNG KHU VỰC SUỐI LINH – SÔNG MÃ ĐÀ  
VÀ TRIỂN VỌNG  
Nguyễn Kim Hoàng  
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐQG-HCM  
(Bài nhận ngày 08 tháng 01 năm 2009, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 27 tháng 07 năm 2009)  
TÓM TẮT: Khu vực Suối Linh–Sông Mã Đà thuộc vùng quặng Vĩnh An, phía tây nam  
đới Đà Lạt. Khoáng hóa vàng phân bố chủ yếu trong granitoid thuộc phức hệ Định Quán; ít  
hơn trong đới tiếp xúc với các trầm tích lục nguyên-carbonat tuổi Jura thuộc 2 hệ tầng Đăk  
Rông và Mã Đà. Các đá vây quanh bị biến đổi nhiệt dịch mạnh mẽ là sericit hóa, thạch anh  
hóa, clorit hóa và epidot hóa. Thân quặng dạng mạch, đới mạch, theo các phương khác nhau:  
chủ yếu là đông bắc-tây nam và tây bắc-đông nam; thứ yếu là á kinh tuyến và á vĩ tuyến.  
Chúng liên quan với đứt gãy chính đông bắc-tây nam. Khoáng vật quặng 5÷20%, chủ yếu  
pyrit, arsenopyrit, galena, sphalerit, chalcopyrit, vàng tự sinh và electrum.Khoáng hóa có  
nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ trung bình-thấp(125÷2700C) liên quan đến granitoid vôi-kiềm  
hình thành trong cung magma rìa lục địa kiểu Đông Á cổ vào Mesozoi muộn, thuộc kiểu mỏ  
vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch với 2 kiểu khoáng: vàng thạch anh–pyrit– arsenopyrit và  
vàng-thạch anh-sulphur đa kim; đây cũng là 2 giai đoạn tạo sản phẩm. Chỉ bị bóc mòn đến  
phần trên của đới giữa quặng nên khoáng hóa vàng có triển vọng với quy mô mỏ khoáng nhỏ.  
Với đặc điểm khoáng hóa trên, điểm vàng khu vực này có tiềm năng, cần được tiếp tục quan  
tâm nghiên cứu.  
Từ khóa: Suối Linh, khoáng hóa vàng, kiểu mỏ, kiểu khoáng, vàng – thạch anh – sulphur  
dạng mạch, vàng thạch anh–pyrit– arsenopyrit, vàng-thạch anh-sulphur đa kim.  
Khu vực Suối Linh – Sông Mã Đà thuộc vùng quặng Vĩnh An, phía tây nam đới sinh  
khoáng Đà Lạt; gồm 2 vùng liền kề: vùng Suối Linh (phía đông), thuộc xã Hiếu Liêm, huyện  
Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai và vùng Sông Mã Đà (phía tây) thuộc xã Tam Lập, huyện Phú Giáo,  
tỉnh Bình Dương.  
Sau 1975, các thành tạo địa chất được xác lập đến nay vẫn thể hiện tính đúng đắn như: loạt  
Bản Đôn (Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1980), phức hệ Định Quán (Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân  
Bao, 1979). Sau đó, loạt Bản Đôn được tách thành điệp Dray Linh (Nguyễn Đức Thắng và  
nnk, 1986) hoặc hệ tầng Dray Linh (Ma Công Cọ và nnk, 1987); về sau, được tách thành các  
hệ tầng: Mã Đà và Đăk Rông (Ma Công Cọ và nnk, 2007).  
Từ 1985, vàng gốc được phát hiện và khai thác trong đới tiếp xúc granitoid với đá trầm  
tích lục nguyên-carbonat tuổi Jura ở vùng Suối Linh; đến 1994, Liên đoàn Địa chất 6, tìm  
kiếm chi tiết hóa. Sau đó, Cty Donavik và Cty Khoáng sản Đồng Nai khai thác thử nghiệm ở  
khu Tổng Kho (1994-1996). Công ty Địa chất-Khoáng sản 6 tìm kiếm đánh giá điểm vàng  
Suối Linh vào 1995-1998. Tác giả và nnk (1998, 2001) nghiên cu bổ sung xác định kiểu và  
nguồn gốc khoáng hóa vàng ở đây. Điểm vàng Sông Mã Đà được Đoàn Địa chất I phát hiện và  
điều tra chi tiết vào 2008.  
1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT  
1.1. Đặc điểm địa chất khu vực  
1.1.1. Địa tầng  
1.Hệ tầng Đăk Krông (J1đk): Các đá phân bố rộng rãi ở phía tây khu vực. Thành phần  
gồm: bột kết, sét kết xen ít cát kết chứa vôi màu xám đen, chứa phong phú hoá thạch bậc  
Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM  
Trang 103  
Science & Technology Development, Vol 12, No.10- 2009  
Sinemuri và Toaxi. Các đá bị biến đổi: sericit hoá, sừng hoá mạnh; đôi nơi bị ép phiến mạnh,  
bị cà nát, dập vỡ theo phương đông bc–tây nam; tây bắcđông nam và á kinh tuyến. Các đá  
cắm dốc (30÷700) về 2 phía, tạo nếp lồi. Ranh giới trên chuyển tiếp lên các đá hệ tầng Mã Đà  
(J2mđ). Bề dày khoảng 450500m.  
2. Hệ tầng Mã Đà (J2mđ) : Các đá lộ ở phía đông khu vực. Thành phần gồm: sét kết,  
phiến sét xen ít lớp bột kết, sét bột kết, chứa nhiều vật chất hữu cơ, chứa ít vôi, màu xám đen,  
phân lớp trung bình đến dày. Các đá bị biến đổi: sericit hóa, sừng hoá và bị dập vỡ nứt nẻ tạo  
nhiều hệ khe nứt khác nhau. Đá cắm dốc 30-650 về phía đông. Bề dày khoảng 400 m.  
2
3. Hệ tầng Bà Miêu (N2 bm): Các trầm tích aluvi lộ khá rộng rãi trên các dải đồi gò phía  
tây nam, phủ lên bề mặt phong hóa bóc mòn của trầm tích hệ tầng Đăk Krông. Từ dưới lên  
gồm:  
- Cuội sỏi chủ yếu là thạch anh, chứa cát, cát bột màu nâu vàng, xám tro, gắn kết vừa đến  
chặt, chứa nước tốt. Cuội sỏi mài tròn tốt, chọn lọc kém, chiếm >45%; cát >40%, còn lại là  
bột. Dày 2,1m.  
- Sét, sét bột xen nhau, càng lên trên càng nhiều sét. Trầm tích có màu xám tro loang lổ,  
màu nâu đỏ, nâu vàng, phân lớp dày, gắn kết chặt, không chứa nước. Dày 7,1m.  
4. Eluvi-deluvi Đệ tứ không phân chia (edQ): Diện phân bố hẹp, thường ở địa hình +60 m.  
Thành phần gồm: cuội sỏi laterit, sét bột bị laterit hoá gắn kết yếu. Dày 0,5÷3,5 m.  
5. Trầm tích aluvi Holocen (aQ2): Phân bố dọc các sông suối, tạo các bãi bồi và thềm bậc I  
hẹp. Trầm tích bãi bồi, phần dưới gồm cát lẫn sạn sỏi; phần trên là sét, sét bột, cát bột, màu  
xám, xám nâu, gắn kết chặt đến yếu. Trầm tích lòng gồm: chủ yếu là cát và ít cuội, sỏi. Bề dày  
0,5÷1,5m.  
1.1.2. Magma xâm nhập  
Phức hệ Định Quán (Di-GDi/K1 đq): Lộ chủ yếu ở vùng Suối Linh, có dạng gần đẳng  
thước khoảng 40 km2 và rải rác các khối nhỏ ở vùng Sông Mã Đà, gồm 3 pha với thành phần  
thạch học:  
- Pha 1: Dạng thể sót và diện lộ nhỏ ven rìa tây pha II hay thành khối nhỏ độc lập tiêm  
nhập trong đá trầm tích hệ tầng Mã Đà và Đăk Rông, thành phần gồm: diorit sẫm màu hạt nhỏ.  
- Pha 2 chiếm phần lớn khối Suối Linh với thành phần: granodiorit biotit horblend hạt  
vừa, monzodiorit thạch anh, monzodiorit dạng porphyr (đới tiếp xúc trong).  
- Pha đá mạch: là các mạch diorit porphyr và spesartit.  
Các thành tạo này xuyên cắt và gây sừng hóa các đá trầm tích hệ tầng Mã Đà và Đăk  
Rông.  
Trong đá biến đổi có ít khoáng vật quặng: chủ yếu - pyrit, arsenopyrit; rất ít - galena,  
sphalerit, molybdenit. Các đá bị biến đổi hậu magma khá mạnh nhưng không đều.  
Các đá có tính phân dị từ gabrodiorit - monzodiorit thạch anh đến granodiorit, độ kiềm  
trung bình (Na>K). Bản chất magma là I-granit thuộc tổ hợp đá granitoid vôi–kiềm thành tạo ở  
cung magma rìa lục địa kiểu Đông Á cổ [6]. Granitoid có tiềm năng khoáng hóa Cu, Mo, Pb,  
Zn, Au, Ag.  
1.1.3. Cấu trúc - kiến tạo  
Các đá trầm tích tuổi Jura chủ yếu có thế nằm đơn nghiêng, cắm khá dốc về phía đông  
(30÷700), có thể đây là phần cánh phía đông của một nếp lồi. Các đá bị nứt nẻ với mức độ  
khác nhau.  
Trang 104  
Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM  
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 10 - 2009  
Đứt gãy được chia thành 3 hệ chính:  
- Hệ tây bắcđông nam (290-3000): khống chế các trũng và khối nâng hẹp cùng phương,  
hoạt động chủ yếu vào Kainozoi. Hệ thống này đóng vai trò phân cắt sau tạo quặng.  
- Hệ đông bắc–tây nam (450): hoạt động mạnh mẽ vào Mesozoi muộn và tiếp sang  
Kainozoi, tạo nên các khối nâng và sụt xen kẽ lẫn nhau. Hệ thống này đóng vai trò thuận lợi,  
tập trung quặng: dọc theo đứt gãy phát triển nhiều mạch, hệ mạch thạch anh - sulphur - vàng.  
- Hệ á kinh tuyến: phát triển khá mạnh mẽ. Đây là hệ đứt gãy cổ nhất.  
2. ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG HÓA VÀNG  
2.1. Đặc điểm phân bố và hình thái các thân quặng  
Khoáng hóa vàng tập trung chủ yếu ở đới xúc giữa khối granitoid phức hệ Định Quán với  
đá trầm tích hệ tầng Mã Đà và Đăk Rông. Vàng tồn tại chính ở dạng vàng tự sinh hay  
electrum, xâm tán chủ yếu trong các mạch thạch anh, thạch anh – sulphur và thứ yếu trong đới  
biến đổi cạnh mạch.  
2.1.1. Vùng Suối Linh  
Khoáng hóa vàng phân bchủ yếu trong đới ngoại tiếp xúc thuộc về phía tây khối  
granitoid thuộc pha 2, tạo đới khoáng hóa dài>8 km, rộng 2 km (chủ yếu trong đới diorit).  
Phần phía bắc, gồm các khu: Cây Gõ, Tổng Kho, Hội Chợ, Thác Đá, các thân quặng phát triển  
chủ yếu phương đông bắc-tây nam; phần phía nam, gồm các khu: Lò Than, Móng Bò, Đá  
Dựng - phát triển chủ yếu phương tây bắc-đông nam; một số phát triển theo phương á vĩ tuyến  
như ở Móng Bò.  
1/ Khu Cây Gõ: Có 5 thân quặng dạng mạch, mạng mạch thạch anh - sulphur; mỗi thân  
quặng dày 0,5 ÷18cm, xuyên cắt trong gabrodiorit và monzonit theo phương 105÷2050, dốc  
6÷140, cắm về đông nam hoặc tây nam; đôi chỗ tập trung thành đới rộng 50cm (theo Công ty  
Khoáng sản Đồng Nai).  
2/ Khu Tổng Kho: Đới quặng là hệ mạch, mạng mạch thạch anh–sulphur, phát triển theo  
các hệ khe nứt khác nhau; chủ yếu thế nằm 15585 và 32060. Theo khai thác của dân, thân  
quặng dạng trụ với nhiều mạch thạch anh ít sulphur, cắm dốc đứng với đường kính rộng  
20÷40m xuyên cắt trong gabrodiorit, monzodiorit bị biến đổi. Quặng vàng đã được khai thác  
đến độ sâu 30m.  
3/ Khu Hội Chợ. Thân quặng là các mạch, hệ mạch thạch anh có ít sulphur dày từ 1÷2 đến  
10÷15cm xuyên cắt trong gabrodiorit, diorit và monzodiorit bị biến đổi. Xác định 2 thân quặng  
chính: S6 và S7. S6 (phía tây) có ít nhất 3 mạch với thế nằm 30-4010-25 và 34025, mỗi  
mạch dài 100÷200m; S7 (phía đông), gồm ít nhất 2 mạch, dài 450m theo thế nằm 26550÷75,  
có nơi dày 0,6m.  
4/ Khu Lò Than: Thân quặng S4 [7] lộ dài >430m theo thế nằm 22050-53, dày trung bình  
0,65m (có nơi 0,9m); gồm nhiều mạch thạch anh–sulphur–vàng, mỗi mạch rộng từ 0,1 đến  
0,2m và đới đá biến đổi – cà nát rộng 10÷30 cm. Thân quặng nằm trong đới dập vỡ - cà nát  
của đới nội tiếp xúc giữa khối gabrodiorit, monzodiorit với đá trầm tích hệ tầng Mã Đà. Dân  
khai thác không liên tục sâu đến 20÷50m. Phía bắc khoảng 1km, có thân quặng S5, phát triển  
theo thế nằm 22060.  
5/ Khu Móng Bò Đá Dựng: Thân quặng chính là đới chứa hệ mạch thạch anh–sulphur–  
vàng, xuyên cắt theo phương tây tây bắcđông đông nam (phía tây) đến á vĩ tuyến (phía đông)  
trong đới xúc của khối xâm nhập và đá trầm tích. Chúng bị phân cắt và dịch chuyển thành 3  
đoạn - 3 thân quặng: S1, S2 và S3 [7]. Trong đó, S1 ở phía tây, thế nằm 22660, xuyên ct chnh  
Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM  
Trang 105  
Science & Technology Development, Vol 12, No.10- 2009  
hp vi đá trm tích sừng hóa; bị dịch chuyển bởi đứt gãy phương tây bắc đông nam; S2 và S3  
nối tiếp và dịch chuyển về phía đông bắc, thế nằm 190÷20045÷60, phân bố trong gabrodiorit,  
monzodiorit bị biến đổi. Thân qung dài ~1,5km, gồm 1 mạch chính dày trung bình 1m hoặc  
nhiều mạch nhỏ song song; mỗi mạch dày từ vài cm đến 30cm; cự ly giữa các mạch từ vài dm  
đến 14÷18m (ở độ sâu 20÷55m) ở S2 (dài 400m, dày 0,6 ÷1,2m) và S3 ; chỉ còn 1÷2 mạch ở S1  
(dài 500 m ,dày 0,4-0,7m).  
2.1.2. Vùng Sông Mã Đà  
Khoáng hóa vàng phát triển trong đới ngoại tiếp xúc phía tây khối nhỏ diorit, lộ ở lòng  
sông Mã Đà. Đá vây quanh chủ yếu là bột kết, sét kết, sét bột kết hệ tầng Đăk Krông.  
Đới khoáng hóa gồm đá trầm tích bị biến đổi có các mạch thạch anh-sulphur–vàng, phát  
triển theo phương đông bắc–tây nam khang 500m. Đới đá bị biến đổi nhiệt dịch dày  
0,3÷0,5m. Đới khoáng hóa bị đứt gãy phương tây bắc - đông nam phân cắt và dịch chuyển  
thành 2 khu:  
1/ Khu IIIA (đông bắc): Hệ mạch thạch anh–sulphur-vàng ldài 250m, tạo đới rộng 3÷5m  
theo thế nằm 120÷13080÷85; gồm 1 mạch dày 1,0÷1,4m và 3 mạch nhỏ, mỗi mạch dày  
0,1÷0,5m.  
2/ Khu IIIB (tây nam): Hệ mạch thạch anh-sulphur–vàng lộ dài 200m; tạo đới rộng 2,5m  
theo thế nằm 120÷13080÷85; gồm: 1 mạch dày 0,8÷1,4m và 1 mạch dày 0,1÷0,4m. Ngoài  
ra, còn quan sát có hệ mạch phương tây bắcđông nam, thế nằm 50÷8045÷70, là hệ mạch thứ  
yếu phát triển phân nhánh từ hệ mạch chính; gồm 2 mạch dày 0,3÷0,5m. Tỷ lệ sulphur thấp  
(1÷3%).  
2.2. Các biến đổi đá vây quanh  
Các đá vây quanh bị biến đổi mạnh bởi các quá trình biến đổi chủ yếu: sericit hóa, clorit  
hóa, epidot hóa, thạch anh hóa, carbonat hóa nhưng mức độ thay đổi tùy từng nơi; biến đổi  
mạnh sericit hóa, thạch anh hóa, carbonat hóa như ở khu Tổng Kho, Suối Móng Bò hay sericit  
hóa, clorit hóa, epidot hóa, thạch anh hóa, carbonat như khu Lò Than.  
2.3. Thành phần và đặc điểm khoáng vật quặng  
2.3.1. Thành phần khoáng vật quặng  
- Vùng Suối Linh: Khoáng vật quặng chiếm 5÷20%; thành phần (%) chủ yếu: pyrit 3÷10,  
arsenopyrit 2÷10, vàng tự sinh; thứ yếu: galena ~3, sphalerit ~1, chalcopyrit ~1 và electrum.  
Ngoài ra, còn có ít bornit, chalcozin, covenlin. Trong mẫu giã đãi còn có ít magnetit, rất ít  
ilmenit.  
- Vùng Sông Mã Đà: Khoáng vật quặng chiếm 5÷12%; thành phần (%) chủ yếu: pyrit 3÷4,  
arsenopyrit 6÷7. Trong đá biến đổi, ngoài các khoáng vật trên với tỷ lệ thấp hơn rất nhiều.  
Trong mẫu giã đãi gặp: vàng tự sinh 4 hạt/10kg, magnetit 1,06g/T; rất ít: galena,  
sphalerit,chalcopyrit, ilmenit.  
2.3.2. Cấu tạo và kiến trúc quặng  
- Cấu tạo quặng: chủ yếu dạng ổ và xâm tán (các sulphur và vàng tự sinh, electrum) không  
đều đến rất không đều trong mạch thạch anh; thứ yếu dạng mạch (các sulphur).  
- Kiến trúc quặng: tự hình, nửa tự hình (pyrit, arsenopyrit, galena) đến tha hình  
(chalcopyrit, sphalerit), nhũ tương (chalcopyrit trong sphalerit), khảm (pyrit, arsenopyrit), tàn  
dư, khung xương (magnetit, arsenopyrit, pyrit I).  
Trang 106  
Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM  
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 10 - 2009  
2.3.3. Đặc điểm khoáng vật quặng  
- Pyrit: phổ biến nhất trong mạch thạch anh và ít hơn trong đới biến đổi cạnh mạch. Pyrit  
có 2 thế hệ. Pyrit 1: xâm tán hoặc tập trung thành ổ, phân bố không đều; kích thước từ  
0,2÷0,5mm đến 1,52mm; thường bị nứt nẻ và xuyên cắt bởi chalcopyrit, galena,...; đôi khi, bị  
cà nát mạnh mẽ cùng arsenppyrit. Pyrit II: hạt nhỏ dạng nửa tự hình, tự hình với kích thước  
0,2-1mm. - Arsenopyrit: dạng hạt tha hình, nửa tự hình; kích thước 0,02÷4mm, chủ yếu  
0,8÷2,2mm; thường đi cùng pyrit, xâm tán không đều trong thạch anh; có nơi tập trung thành  
ổ đặc sít 2÷3cm3; có 2 thế hệ. Arsenopyrit I: hạt tự hình, kích thước lớn (chủ yếu 0,8÷2,2mm).  
Arsenopyrit II: ht tha hình, kích thước nhỏ (0,05÷0,5mm), ít phổ biến hơn. Trong arsenopyrit  
I, có vàng tự sinh, chalcopyrit kích thước nhỏ chen trong khe nứt hoặc là bao thể trong  
arsenopyrit II. - Vàng tự sinh: dạng hạt, vảy, cành cây, lưỡi liềm, kích thước từ 0,1÷0,5mm đến  
0,5÷1,5mm; xâm tán không đều hoặc tạo thành ổ nhỏ độc lập hay đi cùng tập hợp sulphur  
trong thạch anh. Đôi nơi, vàng dạng vi hạt kéo dài xen trong sphalerit. Một số hạt dạng bao thể  
đồng sinh trong pyrit I. - Electrum: ít gặp dưới kính, hạt nhỏ, tha hình; thường đi cùng  
sphalerit, chalcopyrit. - Galena: dạng hạt tương đối đẳng thước, kích thước từ <1mm đến 4-  
5mm. Các hạt có kích thước <1mm thường có dạng tha hình méo mó, đi cùng sphalerit,  
chalcopyrit. - Chalcopyrit: dạng hạt tha hình, kích thước 0,005÷0,1mm; xâm tán thưa hay tạo  
dải trong mạch thạch anh cùng các khoáng vật sulphur khác; thường ở rìa pyrit I; đôi chỗ, tập  
trung thành đám hạt nhỏ cùng pyrit II, electrum. - Tetrahedrit: là các hạt rất nhỏ, xâm tán rất  
thưa, ít gặp trong thạch anh và chalcopyrit. - Sphalerit: phổ biến đám hạt tha hình, kích thước  
từ 0,3÷0,5mm đến 1÷2mm, dạng đẳng thước, thường phân bố ven rìa arsenopyrit và pyrit. Đôi  
chỗ trong sphalerit, có chalcopyrit nhũ tương. - Chalcozin: rất ít gặp, hạt nhỏ, tự hình thường  
đi cùng chalcopyrit trên nền thạch anh. - Ilmenit: kích thước <0,5mm, khá tự hình trong nền  
thạch anh; đôi nơi tập trung thành đám. - Magnetit: thường có dạng hạt tự hình, đẳng thước với  
kích thước nhỏ (<0,2mm) phân bố rải rác chủ yếu trong đá granitoid bị biến đổi và ít hơn trong  
mạch.  
2.4. Thành phần và đặc điểm khoáng vật phi quặng  
Khoáng vật phi quặng trong các mạch chủ yếu là thạch anh 85÷95%; ngoài ra, còn có rất ít  
epidot-zoizit và carbonat (calcit). Trong các đá biến đổi, các khoáng vật thứ sinh phát triển chủ  
yếu là: sericit, clorit, epidot – zoizit, calcit và rất ít muscovit.  
- Thạch anh: có màu trắng sữa, dạng hạt vừa-lớn tha hình; phổ biến đặc sít dạng vô định  
hình, ít hơn là hang hốc và tinh đám xen kẽ. Sulphur thường phân bố trong thạch anh dạng  
xâm tán hoặc dạng dải không đều và không liên tục. Nhiều nơi, thạch anh bị cà nát hoặc bị nứt  
nẻ mạnh.  
Nhiệt độ đồng hóa bao thể trong thạch anh của các mạch quặng như sau (Bảng 1).  
Bảng 1. Nhiệt độ đồng hóa bao thể trong thạch anh (thạch anh–sulphur-vàng)  
Nhiệt độ bao thể (0C)  
S
TT  
Shiệu  
mẫu  
Vùng / Khu  
khí–lỏng  
nhiều pha  
lỏng-khí  
165, 182, 199  
1
2
3
4
5
6
KT4127/8  
KT4127/9  
KT4125/3  
LK9-54/1  
KT4134  
LT1  
Suối  
Linh  
-
-
Móng Bò  
Lò Than  
325÷363  
320, 325, 345  
-
233÷255  
219÷257  
-
215, 219, 225, 235, 267  
198, 210, 230  
-
Hội Chợ  
315, 320, 337  
215, 236  
186, 210, 225  
Lò Than  
125÷270, 135÷220, 202÷240  
243, 261, 267, 145÷160,  
243÷267  
7
8
G-14b  
Móng Bò  
LK21  
154÷243  
Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM  
Trang 107  
Science & Technology Development, Vol 12, No.10- 2009  
Tổng hợp  
MĐ01  
MĐ03  
Tổng hợp  
315 ÷ 363  
332 ÷ 359  
335 ÷ 365  
332 365  
215 ÷ 255  
125 ÷ 267  
169 ÷ 256  
172 ÷ 254  
169 256  
1
2
IIIB  
IIIA  
Mã  
Đà  
* Mẫu 6÷7: tham khảo từ [7]  
Từ kết quả này, có thể chia 3 khoảng nhiệt độ (0C) giảm dần: 315÷365, 169÷267, 125÷165.  
Như vậy, các khoảng nhiệt độ này ứng với các giai đoạn tạo khoáng với các thế hệ thạch anh  
khác nhau.  
- Các khoáng vật thứ yếu khác. Calcit: gặp rải rác, lấp đầy trong khe nứt của thạch anh  
hoặc pyrit; cộng sinh cùng epidot trong các mạch thạch anh nhỏ không có sulphur. Epidot: khá  
phổ biến, nhất là những nơi đá biến đổi và thường đi cùng calcit; dạng hạt tha hình méo mó.  
Trong các mạch thạch anh, chỉ có rất ít. Sericit: vảy nhỏ rải rác hoặc tập trung thành đám, ổ  
hay tia mạch, lấp đầy khe nứt. Chúng phát triển trên đá vây quanh nhưng mật độ không đều,  
chủ yếu trên plagioclas bị sericit hóa. Clorit: ít phổ biến, chỉ phát triển trong đá vây quanh bởi  
quá trình clorit hóa trên biotit.  
2..5. Hàm lượng các nguyên tố quặng trong các thân quặng  
- Vùng Suối Linh  
Các nguyên tố Au, Ag và các nguyên tố quặng đi kèm: Cu, Pb, Zn, As,... biến đổi khác  
nhau trong từng thân quặng cũng như giữa đá vây quanh và mạch thạnh anh – sulphur mang  
quặng.  
Kết quả tìm kiếm và khai thác được tổng hợp trên Bảng 2 [7].  
Bảng 2.Tổng hợp hàm lượng Au và Ag trong các thân quặng ở vùng Suối Linh  
Thân  
Hàm lượng (g/T)  
Au  
Đá chứa quặng  
S
Khu  
Ghi chú  
quặng  
TT  
Ag  
1
Tổng Kho  
S8  
3,5 ÷ 75 (TB 7)  
7 ÷ 200  
Q-Py-As-Au  
Q-Py-As-Au  
Q-Py-As-Au  
Đá biến đổi  
Q-Py-As-Au  
Q-Py-As-Au  
Đá biến đổi  
[7]  
Cty KSĐN khai thác (1986)  
2
3
4
5
Hội Chợ  
Đ.Hội Chợ  
Lò Than  
S7  
S6  
0,3 ÷ 30,6  
[7]  
[7]  
10÷117h/40dm3  
1÷55 (TB 16)  
1 ÷ 55 (TB 16)  
0,2÷4,6÷18,8  
S4  
10÷30 (TB 20)  
<10÷30 (TB 20)  
Móng Bò –  
S1, S2  
và S3  
Đá Dựng  
Kết quả phân tích 2 mẫu công nghệ (500 kg/1mẫu) ở Móng Bò và Lò Than [7] (Bảng 3):  
Bảng 3. Hàm lượng các nguyên tố trong mẫu công nghệ ở Móng Bò (CN.1) và Lò Than  
(CN.2)  
Ng/tAu (g/T) Ag (g/T) As (%) Sb (%) Cu (%) Pb (%) Zn (%) S (%) Fe (%) SiO2 (%)  
1
2
CN.1  
CN.2  
14  
4,4  
3,1  
0,72  
6,68  
0,75  
0,74  
0,20  
0,03  
0,11  
0,09  
0,03  
0,13  
16,1  
4,19  
18,88  
6,82  
54,12  
74,75  
17,5  
Một số kết quả phân tích (hấp thụ nguyên tử) phổ tra các mạch thạch anh – sulphur chứa  
vàng (Nguyễn Kim Hoàng, Nguyễn Văn Mài, 1999) phân bố trên các khu như sau (Bảng 4).  
Trang 108  
Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM  
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 10 - 2009  
Bảng 4. Hàm lượng các nguyên tố quặng trong mạch quặng vùng Suối Linh  
Các nguyên tố quặng (Au, Ag g/T; còn lại %)  
TT  
1
SH mẫu  
KT 4134  
Vị trí  
Hội Chợ  
Au  
2,16  
Ag  
0,6  
Cu  
91  
Pb  
36  
Zn  
27  
As  
122  
Mo  
Bi  
<3  
8
2
3
4
5
6
7
8
9
10  
11  
12  
13  
14  
15  
16  
17  
18  
19  
20  
21  
KT 4124/1  
KT 4124/2  
KT 4125/1  
KT 4125/2  
KT 4125/3  
KT 4126/2  
KT 4126/3  
KT 4126/4  
LK9-54/1  
KT 4127/1  
KT 4127/2  
KT 4127/6  
KT 4127/7  
KT 4127/11  
KT 4130  
<0,10  
<0,10  
1,33  
0,80  
21,26  
2,38  
0,3  
0,2  
70,6  
25,1  
6,3  
35,7  
2,3  
17,9  
22,4  
0,4  
103  
80  
40  
40  
47  
34  
124  
65  
8579  
10100  
203200  
55900  
35600  
54620  
188900  
1503  
<3  
<3  
<3  
<3  
4
<3  
<3  
5
<3  
<3  
10  
6
831  
600  
195  
331  
103  
200  
769  
62  
680  
1140  
790  
570  
125  
10100  
680  
27  
1470  
2220  
530  
700  
49  
Lò Than  
43  
13  
<3  
15  
180  
<3  
<3  
100  
22  
<3  
<3  
42  
18  
16,1  
23,54  
30,06  
0,58  
<0,10  
20,64  
15,14  
0,30  
<0,10  
27,76  
6,12  
5100  
98  
5
.
87  
88  
<3  
<3  
3
0,2  
78  
21  
146  
27,9  
26,6  
1,4  
0,5  
7,2  
1,9  
0,2  
0,2  
0,4  
3540  
1620  
637  
30  
135  
413  
1410  
7100  
210  
24  
620  
146  
260  
14300  
320  
29  
380  
191  
105900  
121700  
3684  
171  
200500  
266  
Móng Bò  
3
<3  
<3  
<3  
7
<3  
<3  
<3  
LK1-70/1  
KT 4122  
KT 4139/1  
KT 4139/2  
KT 4139/3  
Đá Dựng  
0,10  
<0,10  
0,86  
52  
53  
49  
10  
23  
16  
56  
41  
29  
75  
61  
3869  
3
<3  
10  
Tổng Kho  
- Vùng Sông Mã Đà  
Các nguyên tố quặng cũng thay đổi, kết quả phân tích [7] được tổng hợp như sau (Bảng 5).  
Tính tương quan giữa các nguyên t: Tính từ Bảng 4: Au-Ag có mối tương quan nghịch  
không chặt chẽ, Au-As có mối tương quan chặt chẽ, Pb-Zn có mối tương quan chặt chẽ.  
Mối tương quan đó, cũng thể hiện trong pyrit và arsenopyrit của các mạch thạch anh-  
sulphur.  
Bảng 5. Tổng hợp hàm l.ượng Au và Ag trong các thân quặng ở vùng Sông Mã Đà [7]  
Nung luyện (g/T)  
Hấp thụ nguyên tử (g/T)  
TT Khu  
Au  
Ag  
Au  
Ag  
Cu  
Pb  
Zn  
As  
0,8÷3,1  
(TB 1,71)  
<0,1  
0,1÷3,48  
(TB 1,36)  
0,1÷3,1  
(TB 0,5)  
19÷90  
(TB 44,8)  
5÷246  
6÷222  
145÷2444;  
1
2
IIIA  
IIIB  
(TB 50,2) (TB 67,8) (TB 1008,2)  
1,0÷10,5  
(TB 5,18)  
<0,1  
0,22÷12,2  
(TB 3,22)  
0,1÷1,2  
(TB 0,45)  
24÷73  
(TB 49,6)  
23÷170  
28÷98  
164÷6537  
(TB 71,8) (TB 53,6) (TB 1364,5)  
Bảng 6. Hàm lượng các nguyên tố quặng trong pyrit và arsenopyrit vùng Suối Linh  
Số hiệu  
STT  
Các nguyên tquặng  
Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM  
Trang 109  
Science & Technology Development, Vol 12, No.10- 2009  
Ag  
Au (g/T)  
19,79  
Cu (g/T)  
5.530  
Pb (g/T)  
4.200  
Zn (g/T)  
1.390  
160  
As (g/T)  
109.461  
111.600  
1
2
H.8/1-Py  
H10/1-As  
277,0  
63,8  
14,93  
2.080  
2.210  
Điều này thể hiện Vàng tự sinh – Pyrit – Arsenopyrit liên quan rất chặt chẽ. Ngoài ra, cũng  
thhiện các nguyên tố Ag, Cu, Pb, Zn cũng có mối liên quan chặt chẽ với Au.  
Bảng 7. Hàm lượng các nguyên tố trong vàng tự sinh vùng Suối Linh  
STT  
Số hiệu hạt  
Au  
Ag  
Cu  
0
Hg  
0
0
0
0
0
0
0
0
Tổng cộng Au/Au+Ag  
Ghi chú  
Vàng tự sinh  
(Au thế hệ I)  
1
2
3
4
1
2
3
4
86,915  
86,852  
90,348  
89,262  
88,34425  
78,398  
76,793  
77,5955  
12,919  
13,027  
9,968  
10,053  
11,49175  
20,545  
23,312  
21,9285  
99,834  
99,933  
100,339  
98,322  
99,607  
98,978  
100,105  
99,5415  
0,87  
0,87  
0,90  
0,90  
0,88  
0,79  
0,77  
0,78  
0,054  
0,023  
0,007  
0,021  
0,035  
0
Trung bình  
5
6
5
6
Electrum  
(Au thế hệ II)  
Trung bình  
0,0175  
* Các hạt vàng trong mẫu KT4139/1, được gửi bởi: Nguyễn Kim Hoàng (Liên đoàn Bản đồ ĐCMN), Trần Trọng Hòa,  
Ngô Thị Phượng (Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)  
* Phân tích tại Viện Địa chất và Khoáng vật học, Phân viện Siberi - Viện Hàn lâm Khoa học Nga, 2005  
Theo bảng 7, tỷ lệ Au/Au+Ag, tức là tuổi vàng, phản ảnh các hạt vàng có 2 thế hệ: tuổi  
0,88 tương ứng thế hệ I – vàng tự sinh; tuổi 0,78 tương ứng thế hệ II - electrum.  
3. TRIỂN VỌNG KHOÁNG HÓA VÀNG  
3.1.Kiểu mỏ khoáng  
Trong nội dung bài báo này, dùng thuật ngữ kiểu mỏ khoáng (còn gọi tắt là kiểu mỏ -  
deposit type): Kiểu mỏ khoáng là tập hợp tự nhiên các mỏ khoáng và các biểu hiện khoáng sản  
giống nhau về thành phần khoáng vật, hoàn cảnh địa chất thành tạo và những nhân tố đặc  
trưng như: hình thái thân quặng, biến đổi nhiệt dịch, về quan hệ nguồn gốc và không gian với  
các thành tạo địa chất nhất định. Còn kiểu khoáng là kiểu mỏ có cùng tổ hợp cộng sinh  
khoáng vật [5]. Ở đây, khóang hóa là các mạch, hệ mạch thạch anh – sulphur có các tổ hợp  
cộng sinh khoáng vật quặng: pyrit I – arsenopyrit I – vàng tự sinh, pyrit II, arsenopyrit II –  
galena – sphalerit – chalcopyrit – electrum; đi cùng, có thạch anh thế hệ tương ứng. Như vậy,  
khoáng hóa vàng có nguồn gốc nhiệt dịch, liên quan với họat động magma pha 2, phức hệ  
Định Quán có thể xếp vào kiểu mỏ: vàng – thạch anh – sulphur dạng mạch, với 2 kiểu khoáng:  
vàng-thạch anh – pyrit - arsenopyrit và vàng – thạch anh – sulphur đa kim.  
3.2. Điều kiện hình thành và mối liên quan với hoạt động magma  
So sánh theo phân loại thành hệ quặng vàng theo độ sâu của N. Petrovxkaia, Yu. Xafonov,  
X. Ser (1976), khoáng hóa thuộc loại sulphur vừa với kiểu địa hóa: Au–Fe (pyrit)-As  
(arsenopyrit) và Au–đa kim (Pb-Zn-Cu) thành tạo ở giữa đới sâu vừa (1,5÷2,5km cách mặt  
đất) và đới sâu (>3km).  
3.2.1. Các giai đọan tạo khoáng  
Tiến trình tạo khóang vàng nhiệt dịch có thể phân chia thành 3 giai đọan như sau (Bảng 4):  
- Thạch anh (315÷3650C): Phát triển khá mạnh, tạo các mạch thạch anh không quặng theo  
các khe nứt, đứt gãy chủ yếu phương đông bắc-tây nam và á kinh tuyến, cục bộ có á vĩ tuyến.  
Trang 110  
Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM  
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 10 - 2009  
- Thạch anh-pyrit-arsenopyrit-vàng (1692670C): Phát triển mạnh, tiếp tục có tính mạch  
động trên các mạch thạch anh giai đoạn trước. Đây là giai đọan tạo sản phẩm chính.  
- Thạch anh-pyrit-galena-sphalerit-electrum (1251650C): Các khe nứt tách được tiếp tục  
mở ra trên các thân quặng đã hình thành nêu trên, cục bộ có phương Tây Bắc-Đông Nam. Đây  
cũng là giai đọan tạo sản phẩm chính nhưng hiện nay chỉ thấy phát triển trên vùng Suối Linh.  
- Giai đọan thạch anh-(carbonat) (<1250C): Cường độ họat động kiến tạo yếu đi so với  
các giai đọan trước, hình thành các mạch thạch anh nhỏ không quặng có ít calcit và rất ít  
epidot.  
3.2.2. Mối liên quan khóang hóa với hoạt động magma  
- Về không gian, các mạch thạch anh–sulphur–vàng phân bố xung quanh, ven rìa và có  
phương tập trung tỏa tia từ khối xâm nhập granitoid nhất là vùng Suối Linh. Theo J. J. Bache  
(1979), các thân quặng kiểu này có quan hệ với sự tiến hóa phức hệ magma mang tính  
granodiorit mà thường có một pha chốt monzonit thạch anh; theo sau, có một dãy mạch. Như  
vậy, khoáng hóa vàng nhiệt dịch ở đây có liên quan về không gian và nguồn gốc với granitoid  
pha 2 phức hệ Định Quán; theo đó, chúng thuộc loại hình phụ: mỏ khoáng dạng mạch có vàng  
– bạc chiếm ưu thế và chì - kẽm, đồng đi cùng.  
- Về địa hóa, granitoid phức hệ Định Quán thuộc kiểu I-granit có tính chuyên hóa sinh  
khoáng về quặng đa kim, vàng (bạc) [3] trong đới Đà Lạt vào Mesozoi muộn thuộc cung rìa  
lục địa tích cực kiểu Đông Á cổ [6]. Các mạch quặng này có thành phần phù hợp với kiểu mỏ  
mesothemal (theo Lingrend, 1933), được thành tạo ở độ sâu 1.200÷4.500m, nhiệt độ 200-  
3000C, phân bố bên trong hoặc gần các khối granitoid. Trong đó, ở vùng Suối Linh, khóang  
hóa phát triển rất mạnh mẽ 2 kiểu khoáng; còn vùng Sông Mã Đà biểu lộ kém hơn với 1 kiểu  
khóang: vàng–thạch anh–pyrit-arsenopyrit.  
Như vậy, có thể cho rằng, khoáng hóa vàng có nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ trung bình-  
thấp (125-2670C) liên quan nguồn gốc với xâm nhập granitoid vôi-kiềm pha 2 phức hệ Định  
Quán.  
3.3. Triển vọng  
Trên cơ sở các tiền đề và dấu hiệu địa chất tìm kiếm (yếu tố khống chế quặng) thuận lợi:  
- Cấu trúc – kiến tạo: Khu vực có cấu trúc các đá trầm tích tuổi Jura bị các khối granioit  
phức hệ Định Quán tiêm nhập, gây uốn nếp có cấu trúc nếp lồi phương á kinh tuyến. Hoạt  
động kiến tạo đồng tạo quặng hình thành hai hệ thống đứt gãy chính phương Đông Bắc-Tây  
Nam và Tây Bắc-Đông Nam; trong đó, chủ đạo là phương đông bắc-tây nam, tạo khe nứt tách  
thuận lợi cho tích tụ quặng hóa.  
- Magma: Các khối granitoit gồm pha I và pha 2, phức hệ Định Quán thuộc kiểu I-granit  
có liên quan đến sự phân bố trong không gian và nguồn gốc với khoáng hóa Au, Ag, Cu, Pb,  
Zn vào Mesozoi muộn; trong đó, pha 2 là pha xâm nhập chính, liên quan nguồn gốc với  
khoáng hóa. Khoáng hóa có nguồn gốc nhiệt dịch, dạng mạch phân bố trong đới tiếp xúc (nội  
và ngoại tiếp xúc) chung quanh và phần nào định hướng tỏa tia từ khối xâm nhập này chủ yếu  
vi pha 2. Như vậy, các đá pha 1 chỉ là môi trường chứa quặng.  
- Biến đổi hậu magma: khá mạnh mẽ và phổ biến, đặc trưng có liên quan đến khoáng hóa  
vàng nhiệt dịch, gồm các quá trình chủ yếu: sericit hóa, clorit hóa, epidot hóa, thạch anh hóa,  
carbonat hóa, thể hiện liên quan khoáng hóa vàng theo phương đông bắc-tây nam.  
- Trọng sa: Ngoại trừ nơi gần thân quặng, có các vành phân tán vàng bậc II (6÷15h/ dm3),  
III; còn có vành bậc I (1÷5h/ dm3) bao trùm khối Suối Linh và vành bậc II với diện tích 10 km2  
phân bố kéo dài phương đông bắc-tây nam trùng với đới quặng.  
Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM  
Trang 111  
Science & Technology Development, Vol 12, No.10- 2009  
- Địa hóa: Vùng Suối Linh, các vành phân tán địa hóa thứ sinh [7] có lực tương quan theo  
chiều giảm dần các nguyên tố chỉ thị biến đổi: Lò Than Ag-Pb-As-Zn-Cu; Móng Bò Ag-As-  
Cu-Zn-Pb; Đá Dựng Cu-Zn-Pb và Đồi 73 As-Cu. Các nguyên tố nguyên sinh trong các mạch  
quặng: Au-Ag tuy có mối tương quan nghịch không chặt chẽ, nhưng Au-As và Pb-Zn có mối  
tương quan chặt chẽ (Bảng 4, 6). Vùng Sông Mã Đà, các nguyên tố Au, As, Ag, Cu, Pb, Zn  
nguyên sinh có biến đổi tạo nên mối tương quan khá chặt chẽ và sự biến đổi giữa các nguyên  
tố trong mạch quặng và đá biến đổi cạnh mạch thể hiện Au liên quan mật thiết với các nguyên  
tố: Ag, As, Cu, Pb, Zn (Bảng 5) - là nguyên tố chỉ thị cho khoáng hóa [7]. Theo S. V.  
Grigorian (1975), dãy phân đới đứng của vành phân tán nguyên sinh trong các mỏ vàng nhiệt  
dịch nhiệt độ trung bình từ dưới lên: (Co, W, Be)-Bi-(Sn, Mo)-Cu-Au- Zn-Pb- (Ag, As, Sb), tổ  
hợp Au-Ag-Cu-Pb-Zn-As-Sb biểu hiện cho sự bóc mòn ở phần trên (đới trên) căn cứ vào sự  
tăng cao hàm lượng của tổ hợp các nguyên tố trên nhất là As và Sb. Do đó, có thể dự đoán  
hàm lượng vàng theo chiều sâu sẽ tăng. Điều này được chứng minh: hàm lượng Au trong mạch  
thạch anh ở độ sâu 50m trong các lỗ khoan LK1 và LK9 [7] đạt 27 g/T.  
- Địa vật lý: Vùng Sông Mã Đà, ngoài các thân quặng lộ ra được phát hiện bằng các công  
trình khai đào, tài liệu địa vật lý cũng thể hiện các dị thường mở rộng và kéo dài hơn.  
- Kiểu khoáng hóa: Khoáng hóa vàng thuộc kiểu mỏ vàng–thạch anh-sulphur dạng mạch,  
có nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ trung bình–thấp (125÷2670C). Đây là kiểu mỏ khoáng có  
triển vọng ở miền Nam Việt Nam nói chung và đới Đà Lạt nói riêng ở quy mô nhỏ đến vừa.  
Có thể nhận thấy, khoáng hóa vàng thuộc kiểu mỏ khoáng có triển vọng; với mức độ bóc  
mòn địa chất và địa hóa hiện nay, mức độ bóc mòn quặng từ trên đến giữa thân quặng. Vùng  
Suối Linh, có hoạt động khoáng hóa vàng – thạch anh – sulphur nhiệt dịch mạnh hơn, phân bố  
rộng rãi hơn vùng Sông Mã Đà; ngược lại, mức độ bóc mòn quặng ở vùng Suối Linh có thể  
sâu hơn. Như vậy, có thể đánh giá sơ bộ, khoáng hóa vàng còn triển vọng với quy mô nhỏ.  
GOLD MINERALIZATOIN FEATURES OF SUOILINH – SONGMADA  
(LINH SPRING – MADA RIVER) AREA AND ITS PROSPECTS  
Nguyen Kim Hoang  
University of Science, VNU-HCM  
ABSTRACT: Suoilinh–Songmada area is situated in Vinhan ore region, in the SW of  
Dalat zone. Gold mineralization in this region occurred mainly in granitoid of Dinhquan  
complex, some of them are found in terrigenous-carbonate sedimentary rocks of formations:  
Dakrong and Mada. The host rocks were strongly altered mainly by sericitization,  
quartization, chloritization, and epidotization. The ores deposits were formed in veins, zones  
of veins that their direction is different: mainly in NE-SW, and NW-SE; secondary in sub-  
longitude and sub-latitude. They are related to main fault in NW-SE direction. The mineral  
associations are mainly presented by pyrite, arsenopyrite, galena, sphalerite, chalcopyrite,  
native gold, and electrum, occupying 10-20%. The gold mineralization genesis is low-medium  
temperature hydrothermal, (125÷2670C) related to calc-alkaline granitoid which was formed  
in magmatic arc of active continental margin of ancient East Asia type, developed in Late  
Mesozoic. The ore deposit type is vein-shaped gold-quartz-sulfide; mineral types are: gold-  
quart-pyrite-arsenopyrite and gold-quartz-polymetallic sulfide. With the above-mentioned  
Trang 112  
Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM  
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 10 - 2009  
features of spatial distribution and mineralization, gold mineralization of the Suoilinh–  
Songmada area has high potential which should be studied more.  
Key words: Suoilinh, gold mineralization, ore deposit type, mineral type, vein-shaped  
gold-quartz-sulfide, gold-quart-pyrite-arsenopyrite, gold-quartz-polymetallic sulfide  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
[1].Bache J.J, Các mỏ vàng trên thế giới. Chương VI: các mỏ vàng thuộc nhóm núi lửa.  
Bộ nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản Pháp xuất bản. Bản dịch tiếng Việt. Viện Thông  
tin Tư liệu Mỏ và Địa chất-Hà Nội, (1979).  
[2].Nguyễn Kim Hòang và Trần Phú Hưng, Các kiểu mỏ khoáng vàng nhiệt dịch đới Đà  
Lạt. Tuyển tập Báo cáo và Tham luận Hội thảo Khoa học: Công tác nghiên cứu cơ bản  
trong lĩnh vực các khoa học về Trái đất ở các tỉnh phía Nam, ....Đại học Quốc gia  
Tp.HCm, (2006).  
[3].Nguyễn Văn Mài, Đặc điểm thạch học-khóang vật-thạch địa hóa khối xâm nhập Suối  
Linh và khoáng hóa vàng liên quan. Luận văn cao học. Thư viện Đại học Khoa học Tự  
nhiên Tp. HCM, (1999).  
[4].Richards Jeremy P., Alkalic - type epithermal gold deposits - A review. Trích Magma,  
fluids, and Ore Deposits (Editor: J.F.H. Thomson), (1995).  
[5].Hoàng Sao, Nguyễn Kim Hoàng, Nguyễn Văn Bỉnh, Đặc điểm khoáng hóa vàng,  
thiếc, wolfram ở miền Nam Việt Nam và nhiệt độ thành tạo của chúng. Tạp chí Địa chất.  
Loạt A, Số 264 5-6/2001. Hà NộI, (2001).  
[6].Nguyễn Xuân Bao (chủ nhiệm), Nguyễn Kim Hòang,…, Báo cáo kết quả nghiên cứu  
kiến tạo và sinh khóang Nam Việt Nam tỷ lệ 1:500.000. Phần sinh khoáng. Lưu trữ Liên  
đoàn BĐĐCMN Tp.HCM, (2000).  
[7].Ma Công Cọ và nnk, Báo cáo Đo vẽ địa chất và điều tra khóang sản vùng Tân Uyên tỷ  
lệ 1/50.000. Lưu trữ Liên đòan Bản đồ Địa chất miền Nam. Tp.HCM, (2007).  
[8].Đinh Văn Hiếu và nnk; Báo cáo kết quả tìm kiếm và thăm dò sơ bộ Khoáng hóa vàng  
khu vực Suối Linh-Vĩnh Cửu-Đồng Nai. Lưu trữ Công ty Địa chất-Khoáng sản Tp.HCM,  
(1998).  
[9].Trần Trọng Hòa (chủ nhiệm) và …, Nguyễn Kim Hoàng, Nghiên cứu điều kiện thành  
tạo và quy luật phân bố khóang sản quý hiếm liên quan đến họat động magma khu vực  
Miền Trung và Tây Nguyên. Lưu trữ Viện Địa chất. Viện Khoa học và Công nghệ. Hà  
Nội, (2005).  
Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM  
Trang 113  
Science & Technology Development, Vol 12, No.10- 2009  
Trang 114  
Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM  
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 10 - 2009  
Hệ mạch Q-S-Au xuyên cắt qua sét bột kết, bột kết hMạch Q-S-Au có chiều dày ổn định xuyên cắt diorit  
tầng Đăk Rông  
Điểm lộ MĐ3  
bị phong hóa, vở vụn được dân khai thác bằng giếng  
theo mạch ở Lò Than.  
Điểm lộ KT4125  
0 mm  
1mm  
Autsdạng củ gừng  
Auts đi cùng pyI  
2mm  
Py-As  
3mm  
Auts  
4mm  
pyI  
Q
Vàng tự sinh dạng củ gừng , xâm tán cùng pyrit trong Vàng tự sinh (Auts) tập hợp dạng ổ xâm tán không  
mạch Q – S – Au vùng Sông Mã Đà.  
Mẫu giã đãi. MĐ03  
đều trong mạch Q – S – Au vùng Suối Linh.  
Mẫu cục. SL.04  
pyI  
sph  
q
chp  
cha  
ele  
Auts  
pyI  
Vàng tự sinh (Auts) dạng hạt dài trong chalcopyrit  
nhũ tương cùng sphalerit (sph) với tàn dư Pyrit I.  
Mẫu khoáng tướng MB3  
Pyrit I bị chen lấn bởi chalcopyrit (cha) và electrum  
(ele) xuyên cắt qua chalcopyrit.  
Mẫu khoáng tướng HC1  
Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM  
Trang 115  
Science & Technology Development, Vol 12, No.10- 2009  
Q
AsI  
As I  
AsII  
cha  
AsI  
Q
Mạch nhỏ arsenopyrit II xuyên cắt arsenopyrit I.  
Mẫu khoáng tướng SLH1/1B  
Tổ hợp: Pyrit I – arsenopyrit I (AsI)– chalcopyrit (cha)  
Mẫu khoáng tướng HC1  
Trang 116  
Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM  
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 10 - 2009  
Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM  
Trang 117  
Science & Technology Development, Vol 12, No.10- 2009  
Trang 118  
Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM  
pdf 16 trang yennguyen 11/03/2024 1780
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm khoáng hóa vàng khu vực Suối Linh - Sông Mã Đà và triển vọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_khoang_hoa_vang_khu_vuc_suoi_linh_song_ma_da_va_tri.pdf