Đồ án Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM  
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  
ĐỀ TÀI:  
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ CẢI THIỆN MÔ HÌNH  
PHÂN LOẠI, THU GOM, LƯU TRỮ CHẤT THẢI RẮN  
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI ĐỒNG NAI  
Ngành  
: Môi Trường  
Chuyên ngành : Kỹ Thuật Môi Trường  
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS HOÀNG HƯNG  
Sinh viên thực hiện : ĐẶNG DOÃN CHÍ THIỆN  
MSSV : 09B1080165 Lớp : 09HMT03  
TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2011  
BM05/QT04/ĐT  
Khoa: Môi trường và Công nghệ sinh học  
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  
(Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐATN)  
1. Họ và tên sinh viên được giao đề tài: ĐẶNG DOÃN CHÍ THIỆN  
MSSV: 09B1080165  
Lớp: 09HMT03  
Ngành  
: Môi trường  
Chuyên ngành  
: Kỹ thuật môi trường  
Tên đề tài :  
“Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn  
trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai”.  
2. Các dữ liệu ban đầu :  
- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai.  
- Quy trình chuyển giao chất thải rắn và chất thải nguy hại trong các khu công nghiệp tại  
Đồng Nai.  
- Giáo trình quản lý chất thải rắn.  
3. Các yêu cầu chủ yếu :  
Cải thiện được mô hình thí điểm thực hiện quản lý phân loại, thu gom, lưu trữ và  
chuyển giao chất thải thông thường và chất thải nguy hại trong phạm vi khu công nghiệp  
nhằm thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 11/03/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh  
Đồng Nai về chấn chỉnh công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn  
thông thường và chất thải nguy hại đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên  
địa bàn tỉnh Đồng Nai.  
4. Kết quả tối thiểu phải có:  
1) Tổng quan về chất thải rắn công nghiệp và các phương pháp xử .  
2) Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại trên địa  
bàn tỉnh Đồng Nai.  
3) Đánh giá công tác thu gom, phân loại chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng  
Nai.  
4) Đề xuất cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công  
nghiệp tại Đồng Nai.  
Ngày giao đề tài: 31/05/2011 Ngày nộp báo cáo: 07/09/2011  
TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….  
Chủ nhiệm ngành  
(Ký và ghi rõ họ tên)  
Giảng viên hướng dẫn chính  
(Ký và ghi rõ họ tên)  
Giảng viên hướng dẫn phụ  
(Ký và ghi rõ họ tên)  
LỜI CẢM ƠN  
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các  
Thầy giáo, Cô giáo Khoa Môi Trường & Công Nghệ Sinh Học của Trường Đại học  
Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM, những người đã dạy dỗ, trang bị cho em những  
kiến thức bổ ích trong những năm học vừa qua. Với vốn kiến thức được tiếp thu  
trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đồ án mà còn là  
hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.  
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Hoàng Hưng, người đã tận  
tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp.  
Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những  
người thân đã luôn bên em cổ vũ, động viên tiếp thêm cho em nghị lực để hoàn  
thành đồ án tốt nghiệp.  
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô và gia đình dồi dào sức khỏe và  
thành công trong sự nghiệp cao quý.  
Em xin chân thành cảm ơn !  
Sinh Viên Thực Hiện  
Đặng Doãn Chí Thiện  
LỜI CAM ĐOAN  
Tôi xin cam đoan Đồ án “Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu  
gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai” là công trình  
nghiên cứu của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Nội dung, kết quả  
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ đồ  
án nào trước đây./.  
Sinh viên  
Đặng Doãn Chí Thiện  
DANH MỤC CÁC HÌNH  
Hình 1.1 : Sơ đồ quy trình kiểm soát CTNH....................................................... 11  
Hình 1.2 : Sơ đồ quy trình quản lý CTNH............................................................ 13  
Hình 1.3 : Nguyên tắc chung công nghệ xử lý CTNH........................................... 16  
Hình 1.4 : Kỹ thuật giảm thiểu chất thải nguy hại ................................................. 17  
Hình 2.1 : Bản đồ địa phận tỉnh Đồng Nai .......................................................... 26  
Hình 4.1 : Sơ đồ quy trình xử lý và tiêu hủy phế liệu tại các doanh nghiệp trong  
KCN.................................................................................................................... 99  
Hình 4.2 : Sơ đồ quy trình chuyển giao CTRCN thông thường từ các chủ nguồn  
thải cho các đơn vị dịch vụ môi trường.............................................................. 101  
Hình 4.3 : Quy trình chuyển giao chất thải nguy hại cho chủ cơ sở hạ tầng KCN105  
Hình 4.4 : Sơ đồ quy trình chuyển giao CTNH từ chủ nguồn thải, Chủ kinh  
doanh hạ tầng KCN cho đơn vị có giấy phép xử lý CTNH ................................ 106  
Hình 4.5 : Hiện trạng quản lý CTRCN thông thường và CTNH tại các KCN tỉnh  
Đồng Nai........................................................................................................... 118  
Hình 4.6 : Sơ đồ mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng về quản lý CTR thông  
thường và CTNH tại các KCN tỉnh Đồng Nai theo Chỉ thị số 04/CT-UBND..... 119  
Hình 4.7 : Sơ đồ mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng về quản lý CTRCN  
thông thường và CTNH tại các KCN tỉnh Đồng Nai được đề xuất điều chỉnh so  
với Chỉ thị số 04/CT-UBND.............................................................................. 121  
DANH MỤC CÁC BẢNG  
Bảng 2.1 : Dự báo khối lượng chất thải rắn từ các KCN tỉnh Đồng Nai đến năm  
2020.................................................................................................................... 48  
Bảng 3.1 : Tổng hợp kết quả phân loại thành phần chất thải thông thường.......... 58  
Bảng 3.2 : Tổng hợp các thành phần CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp trong  
KCN Biên Hòa 2................................................................................................. 59  
Bảng 3.3 : Khối lượng, tỷ trọng và thể tích các chủng loại CTNH phát sinh từ các  
doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 2.................................................................. 73  
Bảng 3.4 : Tổng hợp diện tích cần thiết tối thiểu cho kho lưu chứa CTNH tại KCN  
Biên Hòa 2 .......................................................................................................... 74  
Bảng 3.5 : Các hạng mục cần xây dựng tại trạm trung chuyển CTNH tại KCN  
Biên Hòa 2 .......................................................................................................... 76  
Bảng 3.6 : Dự kiến phân chia các ô trong kho chứa CTNH dạng rắn .................. 76  
Bảng 3.7 : Đề xuất nhân sự phục vụ cho hoạt động của trạm trung chuyển tại  
KCN Biên Hòa 2................................................................................................. 78  
Bảng 4.1 : Danh sách quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............... 88  
Bảng 4.2 : Tình hình cho thuê đất tại các KCN của tỉnh Đồng Nai...................... 90  
Bảng 4.3 : Khối lượng CTNH phát sinh tại các KCN của tỉnh Đồng Nai ............ 94  
Bảng 4.4 : Tổng hợp diện tích cần thiết tối thiểu cho kho chứa CTNH tại các KCN  
của tỉnh Đồng Nai (tính tại thời điểm hiện tại)..................................................... 95  
Bảng 4.5 : Tổng hợp diện tích cần thiết cho kho lưu chứa CTNH tại các KCN của  
tỉnh Đồng Nai (khi các KCN cho thuê đất đạt tỷ lệ 100%)................................... 96  
Bảng 4.6 : Tổng hợp các thành phần CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp trong  
các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ................................................................. 103  
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  
KCN : Khu công nghiệp  
CCN : Cụm công nghiệp  
KCX : Khu chế xuất  
BVMT : Bảo vệ môi trường  
CTR : Chất thải rắn  
CTRCN : Chất thải rắn công nghiệp  
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt  
CTRNH : Chất thải rắn nguy hại  
CTNH : Chất thải nguy hại  
CTRCN-SH : CTRCN do sinh hoạt của công nhân  
CTRCN-SX : CTRCN thông thường từ dây chuyền sản xuất  
UBND : Ủy ban Nhân dân  
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa  
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường  
VSMT : Vệ sinh môi trường  
TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên  
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân  
QLCTRCN : Quản lý chất thải rắn công nghiệp  
GTVT : Giao thông vận tải  
MỤC LỤC  
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1  
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đồ án.............................................................. 1  
2. Mục tiêu của đồ án.............................................................................................. 2  
3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 2  
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 2  
5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn............................................................................... 3  
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP  
VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ.................................................................... 4  
1.1. Chất thải rắn công nghiệp............................................................................... 4  
1.1.1. Khái niệm....................................................................................................... 4  
1.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp .................................................. 4  
1.1.3. Phân loại chất thải công nghiệp.................................................................... 4  
1.1.3.1. Chất thải rắn thông thường.......................................................................... 4  
1.1.3.2. Chất thải nguy hại ....................................................................................... 4  
1.1.4. Tính chất chất thải rắn.................................................................................. 5  
1.1.4.1. Tính chất vật lý của chất thải rắn................................................................. 5  
a) Khối lượng riêng .................................................................................................. 5  
b) Độ ẩm .................................................................................................................. 6  
c) Kích thước và cấp phối hạt ................................................................................... 6  
d) Khả năng giữ nước tại thực địa (hiện trường) ....................................................... 7  
1.1.4.2. Tính chất hóa học của chất thải rắn............................................................. 7  
a) Phân tích sơ bộ ..................................................................................................... 7  
b) Điểm nóng chảy của tro........................................................................................ 8  
c) Phân tích cuối cùng các thành phần tạo thành chất thải rắn................................... 8  
d) Hàm lượng năng lượng của các thành phần chất thải rắn ...................................... 8  
1.2. Khái niệm thu gom, lƣu giữ chất thải rắn ...................................................... 9  
i
1.2.1. Thu gom chất thải rắn ................................................................................... 9  
1.2.2. Lưu giữ chất thải rắn..................................................................................... 9  
1.3. Tác hại của chất thải rắn................................................................................. 9  
1.3.1. Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe cộng đồng .................................. 9  
1.3.2. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô th....................................................... 10  
1.3.3. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường........................................................ 10  
1.4. Các biện pháp quản lý kiểm soát ngăn ngừa ô nhiễm CTNH ..................... 10  
1.4.1. Giai đoạn 1 - Quản lý nguồn phát sinh chất thải.................................................12  
1.4.1.1. Chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp ........................................13  
1.4.1.2. Chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt và thương mại....................................14  
1.4.1.3. Chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở khám, chữa bệnh...............................14  
1.4.2. Giai đoạn 2: Phân loại, thu gom và vận chuyển..................................................14  
1.4.3. Giai đoạn 3 - Xử lý trung gian..............................................................................18  
1.4.4. Giai đoạn 4: Chuyên chở CTNH đi xử lý tiếp......................................................19  
1.4.5. Giai đoạn 5: Thải bỏ chất thải..............................................................................19  
1.5. Tổng quan các phƣơng pháp xử lý CTNH ................................................... 20  
1.5.1. Các phương pháp hoá học và vật lý ....................................................................20  
1.5.2. Các phương pháp sinh học ..................................................................................21  
1.5.3. Phương pháp nhiệt (thiêu đốt chất thải).............................................................22  
1.5.4. Phương pháp chôn lấp an tòan CTNH...............................................................23  
CHƢƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN  
THÔNG THƢỜNG VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN  
TỈNH ĐỒNG NAI .............................................................................................. 25  
2.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 27  
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 27  
2.1.2. Khí hậu ........................................................................................................ 27  
2.1.3. Địa hình....................................................................................................... 28  
2.1.3.1. Địa hình đồng bằng ................................................................................... 28  
ii  
2.1.3.2. Dạng địa đồi lượn sóng.............................................................................. 28  
2.1.3.3. Dạng địa hình núi thấp .............................................................................. 28  
2.1.4. Đất đai.......................................................................................................... 29  
2.1.4.1. Các loại đất hình thành trên đá Bazan....................................................... 29  
2.1.4.2. Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét ....................... 29  
2.1.4.3. Các loại đất hình thành trên phù sa mới .................................................... 29  
2.1.5. Tài nguyên ................................................................................................... 30  
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................... 30  
2.2.1. Điều kiện kinh tế.......................................................................................... 30  
2.2.1.1. Công nghiệp............................................................................................... 30  
2.2.1.2. Nông - Lâm - Ngư nghiệp........................................................................... 31  
2.2.1.3. Thương mại ............................................................................................... 31  
2.2.1.4. Dịch vụ ...................................................................................................... 31  
2.2.1.5. Du lịch....................................................................................................... 31  
2.2.1.6. Hợp tác đầu tư nước ngoài ........................................................................ 32  
2.2.2. Điều kiện xã hội........................................................................................... 33  
2.2.2.1. Dân số ....................................................................................................... 33  
2.2.2.2. Giáo dục.................................................................................................... 33  
2.2.2.3. Y tế - Gia đình – Trẻ em............................................................................. 33  
2.2.2.4. Lao động.................................................................................................... 34  
2.3. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên và môi trƣờng 5 năm  
2011-2015 .............................................................................................................. 34  
2.3.1. Định hướng phát triển kinh tế..................................................................... 34  
2.3.1.1. Phát triển công nghiệp, xây dựng............................................................... 34  
2.3.1.2. Phát triển nông nghiệp............................................................................... 34  
2.3.1.3. Phát triển các ngành dịch vụ...................................................................... 35  
2.3.1.4. Xuất, nhập khẩu hàng hóa ......................................................................... 35  
2.3.1.5. Phát triển doanh nghiệp............................................................................. 35  
2.3.2. Định hướng phát triển xã hi...................................................................... 35  
iii  
2.3.2.1. Giáo dục-đào tạo....................................................................................... 35  
2.3.2.2. Khoa học và công nghệ.............................................................................. 36  
2.3.2.3. Lao động, việc làm..................................................................................... 36  
2.3.2.4. Dân số và kế hoạch hóa gia đình ............................................................... 36  
2.3.2.5. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ............................................... 36  
2.3.2.6. Phát triển văn hóa ..................................................................................... 37  
2.3.3. Tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững .......................................... 37  
2.4. Hiện trạng kiểm tra, thống kê về chất thải rắn, CTNH tại Đồng Nai năm  
2010 ....................................................................................................................... 37  
2.4.1. Hiện trạng kiểm tra, thống kê về CTR thông thường .................................. 37  
2.4.2. Hiện trạng kiểm tra, thống kê về CTNH...................................................... 43  
2.5. Tình hình, kế hoạch triển khai các khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh... 46  
2.5.1. Tình hình triển khai các khu xử lý chất thải theo quy hoạch ..................... 46  
2.5.2. Kế hoạch triển khai các khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh .................... 47  
2.6. Dự báo khối lƣợng chất thải rắn công nghiệp 2020 ..................................... 48  
2.7. Đánh giá công tác quản lý CTNH tại các KCN...................................................49  
2.8. Đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống QLCTNH tại các doanh nghiệp  
trong KCN......................................................................................................................50  
2.8.1. Đánh giá rủi ro môi trường cho việc xử lý tiêu hũy hay chôn lấp an tòan  
CTNH .................................................................................................................... 50  
2.8.2. Kiểm toán môi trường ..........................................................................................50  
2.8.3. Thiết lập hệ thống phân hạng cho các doanh nghiệp tại các KCN trên địa  
bàn Tỉnh ................................................................................................................ 51  
2.8.4. Quản lý CTNH theo phương cách “quản lý bằng thông tin” ...........................51  
2.8.5. Giải pháp kinh tế ..................................................................................................51  
2.8.6. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................................51  
2.9. Một số khó khăn, thách thức trong công tác quản lý chất thải rắn, chất  
thải nguy hại tại Đồng Nai ................................................................................... 51  
iv  
CHƢƠNG 3 : KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỂN HÌNH : KHU CÔNG  
NGHIỆP BIÊN HÒA 2...................................................................................... 54  
3.1. Giới thiệu chung về tình hình phát triển KCN Biên Hòa 2.......................... 54  
3.2. Kết quả điều tra khối lƣợng, thành phần CTR thông thƣờng và CTNH tại  
KCN Biên Hòa 2 ................................................................................................... 56  
3.2.1. Kết quả điều tra chất thải thông thường...................................................... 56  
3.2.1.1. Đối với rác thải sinh hoạt .......................................................................... 56  
3.2.1.2. Đối với rác thải công nghiệp không nguy hi............................................. 56  
3.2.1.3. Phân loại thành phần chất thải rắn thông thường...................................... 58  
3.2.2. Chất thải nguy hại ....................................................................................... 58  
3.3. Xem xét cơ sở pháp lý và đành giá tính khả thi đối với việc chuyển giao  
chất thải các cơ sở trong KCN Biên Hòa 2 cho chủ đầu tƣ cơ sở hạ tầng KCN  
hoặc chuyển giao trực tiếp cho chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH60  
3.3.1. Cơ sở pháp lý và đánh giá tính khả thi đối với việc chuyển giao CTNH từ  
các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 2 cho chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN .... 60  
3.3.2. Điều kiện hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu hủy CTNH........................ 61  
3.3.2.1. Điều kiện hành nghề vận chuyển CTNH..................................................... 61  
3.3.2.2. Điều kiện hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH ................................................ 63  
3.3.3. Thủ tục hồ sơ, cấp phép hành nghề QLCTNH, mã số QLCTNH................ 65  
3.3.3.1. Thủ tục lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH cho chủ vận chuyển  
CTNH..................................................................................................................... 65  
3.3.3.2. Thủ tục lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH cho chủ xử lý, tiêu hủy  
CTNH..................................................................................................................... 68  
3.4. Tính toán quy mô các kho lƣu giữ CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp  
trong KCN Biên Hòa 2 ......................................................................................... 72  
3.4.1. Căn cứ tính toán quy mô các kho lưu chứa CTNH..................................... 72  
3.4.1.1. Đối với CTNH dạng lỏng ........................................................................... 72  
3.4.1.2. Đối với CTNH dạng rắn............................................................................. 72  
3.4.1.3. Xác định quy mô các kho chứa CTNH........................................................ 74  
v
3.4.2. Đề xuất các hạng mục cần xây dựng phục vụ cho trạm trung chuyển  
CTNH tại KCN Biên Hòa 2................................................................................... 75  
3.4.3. Đề xuất tổ chức nhân sự thu gom CTNH từ các doanh nghiệp về khu vực  
trung chuyển CTNH.............................................................................................. 77  
3.5. Đề xuất ........................................................................................................... 78  
3.5.1. Đối với CTNH.............................................................................................. 78  
3.5.2. Đối với CTR thông thường .......................................................................... 79  
3.5.3. Đối với phế liệu............................................................................................ 80  
CHƢƠNG 4 : CẢI THIỆN MÔ HÌNH PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ  
LƢU TRỮ CHẤT THẢI RẮN TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI  
TỈNH ĐỒNG NAI .............................................................................................. 81  
4.1. Xây dựng hƣớng dẫn kỹ thuật đối với các trạm trung chuyển chất thải rắn  
thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại (CTRNH) phát sinh từ các KCN trên  
địa bàn tỉnh Đồng Nai .......................................................................................... 81  
4.1.1. Xác định vị trí và quy mô xây dựng trạm trung chuyển .............................. 82  
4.1.1.1. Những yêu cầu trong thiết kế trạm trung chuyển........................................ 82  
a. Lựa chọn loại trạm trung chuyển......................................................................... 82  
b. Quy mô, công suất của trạm trung chuyển .......................................................... 83  
c. Yêu cầu về thiết bị và các dụng cụ phụ tr.......................................................... 85  
d. Yêu cầu vệ sinh môi trường................................................................................ 86  
e. Vấn đề sức khỏe và an toàn lao động .................................................................. 86  
4.1.1.2. Lựa chọn vị trí trạm trung chuyển.............................................................. 87  
4.1.2. Xác định diện tích cần thiết để xây dựng các khu trung chuyển CTNH cho  
các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .................................................................... 87  
4.1.2.1. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai......... 88  
4.1.2.2. Xác định diện tích cần thiết để xây dựng các trạm trung chuyển CTNH cho  
các KCN của tỉnh Đồng Nai ................................................................................... 91  
a. Đánh giá tình hình chung về hiện trạng phát thải CTR tại các KCN trên địa bàn  
vi  
tỉnh Đồng Nai......................................................................................................... 91  
b. Xác định diện tích cần thiết để xây dựng các trạm trung chuyển CTNH cho các  
KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................................................................ 93  
4.2. Xây dựng quy trình chuyển giao phế liệu, chất thải rắn thông thƣờng và  
chất thải nguy hại từ các chủ nguồn thải trong KCN cho các chủ xử lý, tiêu hủy97  
4.2.1. Quy trình bán phế liệu từ các doanh nghiệp trong Khu Công Nghiệp ra thị  
trường.................................................................................................................... 98  
4.2.2. Quy trình chuyển giao chất thải rắn thông thường từ các chủ nguồn thải  
cho các công ty dịch vụ môi trường..................................................................... 100  
4.2.3. Quy trình chuyển giao chất thải nguy hại từ các chủ nguồn thải cho chủ  
kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.................................................................. 102  
4.2.4. Quy trình chuyển giao Chất thải nguy hại từ các chủ nguồn thải, từ chủ  
kinh doanh hạ tầng Khu Công Nghiệp cho các Công ty được cấp phép hành nghề  
vận chuyển và xử lý CTNH ................................................................................. 106  
4.2.4.1. Quy trình thu gom.................................................................................... 106  
4.2.4.2. Quy trình vận chuyển............................................................................... 107  
4.2.4.3. Quy trình lưu giữ và xử lý CTNH............................................................. 108  
4.3. Xây dựng cơ chế phối hợp và đề xuất các biện pháp giám sát, kiểm tra việc  
thực hiện quản lý chất thải rắn công nghiệp (QLCTRCN) thông thƣờng và  
CTNH tại các KCN............................................................................................. 109  
4.3.1. Xem xét các cơ sở pháp lý liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý chất  
thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại của các sở, ban ngành, huyện  
thị......................................................................................................................... 110  
4.3.1.1. Các cơ sở pháp lý trực tiếp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý CTR  
thông thường và chất thải nguy hại....................................................................... 110  
4.3.1.2. Nội dung Chỉ thị số 04/CT-UBND............................................................ 112  
4.3.2. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Xây  
Dựng, Sở Công Thương, Sở GTVT, Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp, UBND  
Huyện Thị trong việc quản lý CTR thông thường và CTNH .............................. 115  
vii  
4.3.2.1. Hiện trạng quản lý CTRCN thông thường và CTNH tại các KCN tỉnh Đồng  
Nai ....................................................................................................................... 115  
a. Đối với CTRCN thông thường.......................................................................... 116  
b. Đối với CTNH: hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom............................. 116  
4.3.2.2. Mối liên quan giữa các cơ quan quản lý tỉnh Đồng Nai trong việc quản lý  
CTR thông thường và CTNH (Chỉ thị số 04/CT-UBND) ....................................... 117  
4.3.2.3. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý tỉnh Đồng Nai trong  
việc quản lý CTRCN thông thường và CTNH........................................................ 117  
4.3.3. Đề xuất các biện pháp giám sát, kiểm tra việc thực hiện quản lý CTRCN  
thông thường và CTNH phát sinh từ các KCN ................................................... 128  
4.3.3.1. Giám sát và kiểm tra quá trình phân loại tại nguồn ................................. 128  
a. Tại các doanh nghiệp trong các KCN................................................................ 128  
b. Tại các công ty kinh doanh hạ tầng KCN.......................................................... 128  
4.3.3.2. Giám sát .................................................................................................. 128  
a. Quá trình vận chuyển CTR thông thường.......................................................... 128  
b. Quá trình vận chuyển CTNH ............................................................................ 129  
4.3.3.3. Giám sát và kiểm tra quá trình tiếp nhận và xử lý .................................... 129  
a. Quá trình tiếp nhận và xử lý CTR thông thường ............................................... 129  
b. Quá trình tiếp nhận và xử lý CTNH.................................................................. 129  
4.3.3.4. Đối chiếu và kiểm tra số liệu báo cáo ...................................................... 130  
4.3.3.5. Giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy trình .......................................... 130  
CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ................................................... 131  
5.1. Kết luận........................................................................................................ 131  
5.2. Một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng công tác quản lý chất thải rắn, chất  
thải nguy hại tại Đồng Nai ................................................................................. 132  
I LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 133  
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 135  
viii  
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải  
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai  
PHẦN MỞ ĐẦU  
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đồ án  
Sau 17 năm xây dựng và phát triển , đến nay cả nước thành lập được 219 khu  
công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) với tổng diện tích đất tự nhiên 61.472 ha.  
Các KCN, KCX đã thu hút được 3.325 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 39,3 tỷ USD  
và 3.082 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn trên 185.000 tỷ đồng.  
Mục đích xây dựng các KCN là tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất công nghiệp  
có địa bàn ổn định, cùng sử dụng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm giảm  
chi phí đầu tư và tăng sức cạnh tranh. Vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) trong  
phát triển công nghiệp đã được quan tâm từ khâu kêu gọi, tiếp nhận và triển khai  
các dự án trong các KCN. Một khó khăn lớn nhất đang diễn ra là do các Chủ đầu tư  
các KCN thiếu vốn đầu tư nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng BVMT cho các KCN  
như đã quy định không thể thực hiện trước khi KCN chính thức hoạt động mà vừa  
kêu gọi đầu tư vừa xây dựng cơ sở hạ tầng. Một số KCN đã thu hút trên 50% diện  
tích dành cho thuê nhưng vẫn chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải. Vấn đề  
thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) và chất thải nguy hại (CTNH)  
đang là vấn đề cấp bách của tỉnh Đồng Nai. Với tốc độ phát triển công nghiệp ngày  
càng cao, khối lượng CTRCN (trong đó có cả CTNH) ngày càng lớn.  
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam  
nói chung đã và đang hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thu gom, xử  
lý và tiêu hủy CTRCN, CTNH.  
Trong các quyết định phê duyệt các báo cáo đánh giá tác động môi trường của  
các KCN có quy định các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN phải đầu tư xây dựng các  
khu trung chuyển chất thải rắn nhằm thu gom, phân loại, lưu trữ tạm thời chất thải  
rắn. Tuy nhiên, cho đến nay hầu như chưa có KCN nào hình thành khu trung  
chuyển CTRCN và CTNH với những chức năng như trên. Các nhà máy nằm trong  
các KCN khi đi vào hoạt động trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận  
chuyển và xử lý chất thải, dẫn đến tình trạng rất khó kiểm soát và quản lý chất thải  
1
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng  
SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện  
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải  
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai  
phát sinh từ các KCN. Một số đơn vị thu gom, vận chuyển hoặc không có giấy phép  
hành nghề thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH đã thải trộn chất thải ra môi trường.  
Vì vậy, thực hiện Đồ án “Cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải  
rắn khu công nghiệp” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là cần thiết và cấp bách nhằm xây  
dựng được quy trình thu gom, phân loại, lưu trữ chất thải thông thường và CTNH  
để thu gom tất cả chất thải phát sinh từ các cơ sở trong KCN (đóng vai trò như một  
khu trung chuyển chất thải) sau đó chuyển giao cho các chủ xử lý, tiếu hủy chất thải  
có chức năng.  
2. Mục tiêu của đồ án  
Cải thiện được mô hình thí điểm thực hiện quản lý phân loại, thu gom, lưu trữ và  
chuyển giao chất thải thông thường và CTNH trong phạm vi KCN nhằm thực hiện  
Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 11/03/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về  
chấn chỉnh công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông  
thường và CTNH đối với các KCN, cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Đồng  
Nai.  
3. Nội dung nghiên cứu  
- Tổng quan về chất thải rắn công nghiệp và các phương pháp xử lý.  
- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn (CTR) thông thường và CTNH trên  
địa bàn tỉnh Đồng Nai.  
- Tổng quan về tình hình thu gom, phân loại chất thải rắn trong các KCN tại tỉnh  
Đồng Nai.  
- Đề xuất cải thiện mô hình thu gom, phân loại và lưu trữ chất thải rắn trong các  
KCN tại tỉnh Đồng Nai.  
- Kế hoạch triển khai thực hiện.  
4. Phƣơng pháp nghiên cứu  
- Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin phân tích các số liệu có sẵn  
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập bổ sung các thông tin còn thiếu  
- Phương pháp phân loại CTR thông thường, lấy mẫu, phân tích CTNH  
2
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng  
SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện  
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải  
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai  
- Phương pháp phân tích, đánh giá, xử lý số liệu.  
5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn  
* Ý nghĩa thực tiễn  
Khi thực hiện chương trình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn nhằm tạo  
điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn tiếp theo của việc xử lí chất thải rắn.  
Giúp mọi người hiểu được ý nghĩa của việc phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải  
rắn.  
Nhằm cải thiện môi trường, giúp mọi người tận dụng chất thải rắn nhằm tạo lợi  
ích về kinh tế.  
* Ý nghĩa khoa học  
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá hiện trạng trong phân loại, thu gom và lưu trữ chất  
thải rắn hiện tại, đồ án đã đề xuất cải thiện mô hình thu gom, phân loại và lưu trữ  
chất thải rắn phù hợp với điều kiện KCN và xây dựng kế hoạch hành động cho mô  
hình.  
Các đề xuất mang tính khả thi và có thể thực hiện tốt các biện pháp nêu trên  
không những mang lại lợi ích giảm thiểu chi phí vận chuyển, lưu trữ chất thải rắn  
mà còn mang ý nghĩa xã hội rất cao góp phần giữ gìn môi trường trong sạch và phát  
triển bền vững tại tỉnh Đồng Nai.  
3
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng  
SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện  
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải  
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai  
CHƢƠNG 1  
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC  
PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ  
1.1. Chất thải rắn công nghiệp [12]  
1.1.1. Khái niệm  
CTRCN là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ  
công nghiệp.  
1.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp  
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các  
nhà máy nhiệt điện;  
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất;  
- Các phế thải trong quá trình công nghệ;  
- Bao bì đóng gói sản phẩm.  
1.1.3. Phân loại chất thải công nghiệp  
1.1.3.1. Chất thải rắn thông thường:  
+ Rác thải sinh hoạt : Các thực phẩm thừa, chai nhựa, khăn giấy, bao ni lông,…  
+ Rác thải công nghiệp không nguy hại :  
- Thành phần có thể tái chế được (Giấy, nhựa dẻo, kim loại, thủy tinh,…);  
- Thành phần hữu cơ trơ có thể cháy được (Nhựa cứng, cao su, da, simili, gỗ,  
vải,…);  
- Thành phần hữu cơ có thể phân hủy sinh học (Bùn hoạt tính);  
- Thành phần vô cơ có thể chôn lấp (Bùn đất, xà bần, tro xỉ…);  
- Các thành phần khác  
1.1.3.2. Chất thải nguy hại:  
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ  
ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.  
4
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng  
SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện  
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải  
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai  
Bao gồm chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ  
theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực vật. Những chất này  
thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn. Đối với chất thải loại này, việc thu gom, xử  
lý phải hết sức cẩn thận.  
Rất nhiều loại công nghiệp, trong quá trình sản xuất, phát sinh ra các chất thải  
độc hại. Các ngành công nghiệp thường thải ra CTNH như là: công nghiệp hoá chất,  
công nghiệp luyện kim, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp sơn, mạ, công nghiệp  
thuộc da, công nghiệp nhuộm, công nghiệp điện tử, công nghiệp hoá hữu cơ phân  
tử, v.v... Các phòng thí nghiệm, nghiên cứu có tính chất tương tự cũng phát sinh các  
CTNH tương tự.  
1.1.4. Tính chất chất thải rắn  
1.1.4.1. Tính chất vật lý của chất thải rắn  
a) Khối lượng riêng  
Trọng lượng riêng của chất thải rắn là trọng lượng của một đơn vị vật chất tính  
trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Bởi vì chất thải rắn có thể ở các trạng thái như xốp,  
chứa trong các container, nén hoặc không nén được… nên khi báo cáo giá trị trọng  
lượng riêng phải chú thích trạng thái mẫu rác một cách rõ ràng.  
Trọng lượng riêng thải đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa  
trong năm, thời gian lưu trữ chất thải… trọng lượng riêng của một chất thải đô thị  
điển hình là khoảng 500 lb/yd3 (300kg/m3).  
Ghi chú: 1lb = 0,4536 kg, 1yd3 = 0,764m3.  
Phương pháp xác định trọng lượng riêng của chất thải rắn: Mẫu chất thải rắn để  
xác định trọng lượng riêng có thể có thể tích khoảng 500 lít sau khi xáo trộn bằng  
kỹ thuật “Một phần tư” các bước tiến hành như sau:  
1. Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào phòng thí nghiệm có thể tích đã biết (tốt nhất là  
thùng có dung tích 100 lít) cho đến khi chất thải đầy đến miệng thùng.  
2. Nâng thùng chứa lên cách mặt sàn khoảng 30 cm và thả rơi tự do, lặp lại 04  
lần.  
5
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng  
SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện  
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải  
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai  
3. Tiếp tục làm đầy thùng bằng cách đổ thêm mẫu chất thải rắn vào thùng thí  
nghiệm để bù vào phần chất thải đã đè xuống.  
4. Cân và ghi khối lượng của cả thùng thí nghiệm và chất thải rắn.  
5. Trừ khối lượng cân được ở trên cho khối lượng của thùng thí nghiệm được  
khối lượng của phần chất thải thí nghiệm.  
6. Chia khối lượng tính từ bước trên cho thể tích của thùng thí nghiệm ta được  
khối lượng của phần chất thải rắn thí nghiệm.  
7. Lập lại thí nghiệm ít nhất hai lần để có giá trị trọng lượng riêng trung bình.  
b) Độ ẩm  
Độ ẩm của chất thải rắn được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị  
trọng lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy.  
Độ ẩm chất thải rắn được biển diễn bằng hai phương pháp: trọng lượng ướt và  
trọng lượng khô.  
+ Phương pháp trọng lượng ướt: độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như là  
phần trăm trọng lượng ướt của vật liệu.  
+ Phương pháp trọng lượng khô: độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như phần  
trăm trong lường khô của vật liệu.  
Phương pháp trọng lượng ướt được sử dụng phổ biến, bởi vì ta có thể lấy mẫu  
trực tiếp ngoài thực địa.  
c) Kích thước và cấp phối hạt  
Kích thước và cấp phối hạt đóng vai trò rất quan trọng trong việc tính toán, thiết  
kế các phương tiện cơ khí như thu hồi vật liệu, đặc biệt là sử dụng các sàn lọc phân  
loại bằng máy hoặc phân chia bằng phương pháp từ tính. Kích thước của từng thành  
phần chất thải có thể xác định bằng 1 hoặc nhiều phương pháp như sau:  
S = l  
S = (l + w)/2  
S = (l + h + w)/3  
S = (l.w)1/2  
6
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng  
SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện  
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải  
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai  
S = (l.w.h)1/3  
Trong đó:  
S: kích thước của các thành phần.  
l: chiều dài (mm).  
w: là chiều rộng.  
Khi sử dụng các phương pháp khác nhau thì kết quả sẽ có sự sai lệch, tùy thuộc  
vào hình dáng kích thước của chất thải mà ta chọn phương pháp đo lường cho phù  
hợp.  
d) Khả năng giữ nước tại thực địa (hiện trường)  
Khả năng giữ nước tại hiện trường của chất thải rắn là toàn bộ lượng nước mà  
nó có thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng kéo xuống của trọng lực. Là một  
chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác. Khả  
năng giữ nước tại hiện trường thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân  
hủy của chất thải (ở khu dân cư và các khu thương mại thì dao động trong khoảng  
50 60%).  
1.1.4.2. Tính chất hóa học của chất thải rắn  
Các thông tin về thành phần hóa học đóng vai trò rất quan trọng trongviệc đánh  
giá các phương pháp lựa chọn phương thức xử lý và tái sinh chất thải. Có 04 phân  
tích hóa học quan trọng nhất là:  
- Phân tích gần đúng sơ bộ.  
- Điểm nóng chảy của tro.  
- Phân tích cuối cùng (các nguyên tố chính).  
- Hàm lượng năng lượng của chất thải rắn.  
a) Phân tích sơ bộ  
Phân tích sơ bộ gồm các thí nghiệm sau:  
- Độ ẩm (lượng nước mất đi sau khi sấy ở 1050C trong 1h).  
- Chất dễ cháy bay hơi (trọng lượng mất đi thêm vào khi đem mẫu chất thải rắn  
đã sấy ở 100oC trong 1h, đốt cháy ở nhiệt độ 9500C trong lò nung kín).  
7
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng  
SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện  
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải  
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai  
- Carbon cố định (phần vật liệu còn lại dễ cháy sau khi loại bỏ các chất bay hơi).  
- Tro (trọng lượng còn lại sau khi đốt cháy trong lò hở).  
b) Điểm nóng chảy của tro  
Điểm nóng chảy của tro là nhiệt độ đốt cháy chất thải để tro sẽ thành một khối  
rắn (gọi là clinker) do sự nấu chảy và kết tụ, và nhiệt độ này khoảng 2000 đến  
22000F (1100 đến 12000C).  
c) Phân tích cuối cùng các thành phần tạo thành chất thải rắn  
Phân tích cuối cùng các thành phần tạo thành chất chủ yếu xác định phần trăm  
(%) của các nguyên tố C, H, O, N, S và tro. Kết quả phân tích cuối cùng mô tả các  
thành phần hóa học của chất hữu cơ trong chất thải rắn. Kết quả này còn đóng vai  
trò rất quan trọng trong việc xác định tỉ số C/N của chất thải có thích hợp cho quá  
trình chuyển hóa sinh học hay không.  
d) Hàm lượng năng lượng của các thành phần chất thải rắn  
- Hàm lượng năng lượng của các thành phần chất hữu cơ trong chất thải rắn có  
thể xác định bằng một trong các cách sau:  
- Sử dụng nồi hay lò chưng cất qui mô lớn.  
- Sử dụng bình đo nhiệt trị trong phòng thí nghiệm.  
- Bằng cách tính toán nếu công thức hóa học hình thức được biết.  
+ Nhiệt trị :  
Giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị này được xác định theo công  
thức Dulong cải tiến:  
Btu/lb = 145C + 610(H2 1/8O2) + 40S + 10N) KJ/kg = (Btu/lb).2,326 ; (%)  
Trong đó:  
C: % trọng lượng của Carbon.  
H: % trọng lượng của Hidro.  
O: % trọng lượng của Oxi.  
S: % trọng lượng của Sulfua.  
N: % trọng lượng của Nitơ.  
8
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng  
SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện  
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải  
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai  
1.2. Khái niệm thu gom, lƣu giữ chất thải rắn [12]  
1.2.1. Thu gom chất thải rắn:  
Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại  
nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền  
chấp thuận.  
1.2.2. Lưu giữ chất thải rắn:  
Là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ  
quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý.  
1.3. Tác hại của chất thải rắn [12]  
1.3.1. Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe cộng đồng  
Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch  
nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm.  
Ô nhiễm môi trường ở nước ta đã gia tăng tới mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ  
người dân. Ngày càng có nhiều vấn đề về sức khoẻ liên quan tới yếu tố môi trường  
bị ô nhiễm.  
Theo đánh giá của chuyên gia, chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ  
cộng đồng; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, KCN, bãi chôn  
lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đến mức báo động.  
Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả,  
thương hàn…do chất thải rắn gây ra.  
Đội ngũ lao động của các đơn vị làm vệ sinh đô thị phải làm việc trong điều kiện  
nặng nhọc, ô nhiễm nặng, cụ thể: nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5  
đến 1,9 lần, khí độc vượt tiêu chuẩn cho phép từ 0,5 đến 0,9 lần, các loại vi trùng,  
siêu vi trùng, nhất là trứng giun, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ.  
9
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng  
SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện  
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải  
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai  
1.3.2. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị  
Nếu việc thu gom và vận chuyển rác thải không hết sẽ dẫn đến tình trạng tồn  
đọng chất thải trong các đô thị, làm mất mỹ quan, gây cảm giác khó chịu cho cả dân  
cư trong đô thị.  
Không thu hồi và tái chế được các thành phần có ích trong chất thải, gây ra sự  
lãng phí về của cải, vật chất cho xã hội.  
1.3.3. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường  
Chất thải rắn đổ bừa bãi xuống cống rãnh, ao, hồ, kênh, rạch…làm quá tải thêm  
hệ thống thoát nước đô thị, là nguồn gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt và nước  
ngầm. Khi có mưa lớn sẽ gây ô nhiễm trên diện rộng đối với các đường phố bị  
ngập.  
Trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, chất thải bị  
thối rữa nhanh là nguyên nhân gây ra dịch bệnh, nhất là chất thải độc hại, chất thải  
bệnh viện.  
Các bãi rác không hợp vệ sinh là các nguồn gây ô nhiễm nặng cho cả đất, nước,  
không khí.  
1.4. Các biện pháp quản lý kiểm soát ngăn ngừa ô nhiễm CTNH [12]  
Kiểm soát có hiệu quả quá trình phát sinh, lưu giữ xử lý, tái chế và tái sử dụng,  
chuyên chở, thu hồi và chôn lấp các CTNH có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nhằm bảo  
vệ sức khỏe và môi trường chuẩn mực, cũng như quản lý tài nguyên thiên nhiên và  
phát triển bền vững.  
10  
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng  
SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện  
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải  
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai  
Hình 1.1 : Sơ đồ quy trình kiểm soát CTNH  
Do CTNH có thể tồn lưu những độc tính trong một thời gian dài, có khi hàng thế  
kỷ, nên cần sớm giảm thiểu lượng CTNH được thải bỏ. Việc giảm thiểu lượng thất  
thải nguy hại có thể được thực hiện thông qua các biện pháp giảm lượng chất thải  
phát sinh tại nguồn, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải. Cần phải xử lý chất thải  
trước khi thải bỏ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của chúng  
tới môi trường. Việc xử lý này có thể thực hiện theo các phương pháp: Xử lý cơ  
học; phân huỷ nhiệt hoặc phương pháp hoá/lý/sinh học. CTNH sau xử lý (xử lý  
hoá/lý/sinh học hay xử lý nhiệt) sẽ được thải bỏ. Bước này sẽ được thực hiện bằng  
phương pháp chôn lấp an toàn.  
Có 5 giai đoạn trong toàn bộ quy trình quản lý CTNH, bao gồm:  
Giai đoạn 1 - Quản lý nguồn phát sinh chất thải  
Giai đoạn 2 - Thu gom và vận chuyển  
Giai đoạn 3 - Xử lý trung gian  
Giai đoạn 4 - Chuyên chở CTNH đến giai đoạn xử lý tiếp theo.  
11  
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng  
SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện  
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải  
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai  
Giai đoạn 5 - Thải bỏ chất thải (chôn lấp cuối cùng).  
Xử lý CTNH được ưu tiên đối với phương pháp giảm, quay vòng và tái sử dụng.  
Tuy nhiên phương án xử lý này thường chỉ dùng đối với một số loại rác thải như rất  
độc, chất quý hiếm có giá trị cần tái chế... Bên cạnh đó phương án xử lý này có  
những hạn chế như: đầu tư kinh phí cao, cần có kỹ thuật, tính chất đa dạng của chất  
thải,... Do vậy, cần xem xét đến các phương án xử lý khác như chôn lấp, thiêu đất, bê  
tông hoá... Có nhiều quá trình xử lý CTNH, nhưng có thể tóm lược lại thành 4 quá  
trình chính như sau:  
- Quá trình hoá lý: Tách CTNH từ pha này sang pha khác, hoặc để tách pha  
nhằm giảm thể tích dòng thải chứa CTNH.  
- Quá trình hoá học: Biến đổi hoá học các CTNH thành chất không độc hại hoặc  
ít nguy hại.  
- Quá trình sinh học: Phân huỷ sinh học các chất thải độc hại hữu cơ.  
Các quá trình kỹ thuật khác loại bỏ CTNH như: Đốt phế thải, giảm thể tích phế  
thải. Tuy nhiên, có một số loại phế thải không nên sử dụng bằng quá trình đốt như là  
chất phóng xạ, chất thải dễ nổ.  
Thực tế cho thấy, không có một quá trình đơn lẻ nào có thể xử lý triệt để CTNH mà  
dây chuyền xử lý bao gồm một tập hợp các quá trình xử lý trên hợp và bổ sung cho  
nhau để đạt hiệu quả xử lý tốt.  
1.4.1. Giai đoạn 1 - Quản lý nguồn phát sinh chất thải  
Các CTNH thường phát sinh từ các nguồn thải khác nhau, chúng không có  
khả năng giảm thiểu, phục hồi, tái sinh và tái sử dụng cần được xử lý và thải bỏ theo  
một trình tự nhất định.  
Quản lý nguồn phát sinh cần phải nắm vững và quản lý các thông tin về nguồn  
phát sinh CTNH: Trong địa phương có các nguồn phát thải nào? Lượng phát thải  
là bao nhiêu? Thành phần và tính chất độc hại của các chất thải đó. Ở nhiều nước đã  
tiến hành thủ tục đăng ký và cấp giấy phép đối với các nguồn thải CTNH, nhất là  
đối với các ngành công nghiệp. Nhiều khi cơ quan quản lý môi trường tiến hành  
khảo sát, đo lường, phân tích các nguồn thải chất nguy hiểm cụ thể để đảm bảo các  
12  
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng  
SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện  
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải  
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai  
thông tin về nguồn thải chất nguy hại là chính xác, đồng thời cũng tiến hành kiểm  
tra sự tuân thủ luật lệ về quản lý CTNH của các chủ nguồn thải, yêu cầu tất cả các chủ  
nguồn thải phân loại và tách các CTNH với các chất thải thông thường, đôi khi người  
ta còn phân loại thành phần CTNH và chất thải rất nguy hại. Để quản lý tốt các loại  
chất thải sinh hoạt nguy hại, cần tuyên truyền giáo dục xây dựng tập quán cho nhân  
dân tự giác tách riêng CTNH và bỏ vào túi ni-lông đặc trưng. Cần phải truyền bá các  
thông tin về CTNH, nâng cao hiểu biết về tác động nguy hại đối với sức khoẻ cộng  
đồng, làm sao cho mọi chủ nhân của các nguồn CTNH ý thức hết trách nhiệm của  
mình và biết cách quản lý CTNH ngay từ nguồn phát sinh, áp dụng các biện pháp  
giảm thiểu CTNH và không đổ thải CTNH lẫn lộn với chất thải thông thường.  
Sau đây là một số nguồn chính phát sinh thất thải nguy hại:  
Hình 1.2 : Sơ đồ quy trình quản lý CTNH  
1.4.1.1. Chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp  
Rất nhiều loại công nghiệp, trong quá trình sản xuất, phát sinh ra các chất thải  
13  
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng  
SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện  
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải  
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai  
độc hại. Các ngành công nghiệp thường thải ra CTNH như là: công nghiệp hoá chất,  
công nghiệp luyện kim, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp sơn, mạ, công nghiệp  
thuộc da, công nghiệp nhuộm, công nghiệp điện tử, công nghiệp hoá hữu cơ phân  
tử, v.v... Các phòng thí nghiệm, nghiên cứu có tính chất tương tự cũng phát sinh các  
CTNH tương tự.  
1.4.1.2. Chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt và thương mại  
Trong sinh hoạt đô thị và thương mại hiện đại cũng thường phát sinh CTNH, tuy  
không nhiều, nhưng nếu không có nhận thức và hiểu biết đầy đủ thì cũng là một nguy  
cơ đối với sức khoẻ cộng đồng. Các CTNH phát sinh từ sinh hoạt và thương mại đô  
thị thường là: các bao bì chai lọ đựng thuốc diệt ruồi: diệt muỗi đựng chất táy rửa, sát  
trùng mạnh. đồ dùng điện tử hư hỏng. đèn nê-ông hỏng, các ắcquy, pin hết hạn sử  
dụng. vật liệu bảo dưỡng ô tô, xe máy dần cặn, v.v... Ở các đô thị hiện đại. Ở nước  
ngoài, người ta ước lượng phát sinh CTNH từ sinh hoạt đô thị khoảng 6 kg trên mỗi  
người, mỗi tháng.  
1.4.1.3. Chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở khám, chữa bệnh  
Bao gồm các mô tế bào, các bộ phận của cơ thể con người cắt bỏ ra, chất bài tiết  
của bệnh nhân, các mô cấy vi khuẩn, vi trùng, xác động vật thí nghiệm, bông băng, các  
loại thuốc và hoá dược liệu hư hỏng, quá thời gian sử dụng, các dụng cụ y tế sắc nhọn,  
các ống tiêm, v.v..  
1.4.2. Giai đoạn 2: Phân loại, thu gom và vận chuyển  
Giai đoạn này thực hiện nhiệm vụ thu gom toàn bộ CTNH phát sinh từ các nguồn  
thải khác nhau và được chuyển đến khu xử lý và thải bỏ hoặc đến trạm trung  
chuyển hay đến nơi lưu giữ tạm thời, tuỳ thuộc vào điều kiện và khả năng cụ thể của  
từng khu vực và của các đơn vị, cơ sở phát sinh ra nguồn thải.  
Việc thu gom CTRNH từ các nguồn khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện, khả năng  
cụ thể của nguồn thải.  
Rác thải nguy hại trước khi xử lý phải được phân loại để giảm chi phí cho vấn đề  
xử lý tiếp theo.  
14  
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng  
SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện  
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải  
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai  
Công việc đầu tiên phải phân thành 2 loại:  
- Rác thải thường.  
- Rác thải nguy hại.  
Trong các cơ sở thải ra nguồn thải nguy hại cần có các thùng đựng riêng cho các  
loại rác này ngay từ đầu. Sau đó phân chia rác thải nguy hại thành các loại trên cơ sở  
phân theo công nghệ để đạt hiệu quả xử lý cao.  
Để hạn chế tác động nguy hại đối với sức khoẻ của người phân loại cần có biện  
pháp phòng tránh an toàn trong việc thu gom và phân loại (khẩu trang, găng tay, que  
nhọn, ủng, mũ, quần áo riêng...).  
Việc phân lập và thu gom rác thải nguy hại phải được áp dụng ngay từ khâu đầu  
phát sinh ra rác thải. Công tác thu gom và xử lý rác thải nguy hại yêu cầu phải có thiết  
bị và phương tiện an toàn. Tác động tích cực của công tác thu gom và vận chuyển chất  
thải rắn:  
- Quản lý và kiểm soát có hiệu quả chất thải rắn.  
- Giảm bớt số lượng bãi trung chuyển rác.  
- Giảm tối đa sự rò rỉ rác thải nguy hại.  
- Loại bỏ tình trạng sử dụng lại rác thải không được phép dùng (ví dụ: dùng bùn,  
cặn bã của bùn bể phối để trồng rau hoặc để lấp với mục đích chiếm dụng đất trái  
phép).  
- Cải tiến tình trạng hiện nay làm cản trở giao thông do thu dọn rác thải bằng tay.  
- Cải thiện điều kiện lao động cho công nhân.  
15  
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng  
SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 155 trang yennguyen 10/10/2024 440
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdo_an_danh_gia_hien_trang_va_cai_thien_mo_hinh_phan_loai_thu.pdf