Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN
̀
Ngꢀnh
: MÔI TRƯƠNG
Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Vu Lan
Sinh viên thực hiện : Vũ Kim Tùng
MSSV: 09B1080084 Lớp: 09HMT1
TP. Hồ Chí Minh, 2011
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
MỤC LỤC
Mục lục
1
3
Danh mục hình
Danh mục chữ viết tắt
Chương I: MỞ ĐẦU
1.1. Lời mở đầu
4
5
5
6
6
6
6
6
6
1.2. Mục tiêu
1.3. Nhiệm vụ đề tài
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Đối tượng nghiên cứu
1.6. Phạm vi nghiên cứu
1.7. Nội dung nghiên cứu
Chương II: TỔNG QUAN VỀ QUẬN BÌNH TÂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHẤT
THẢI RẮN
8
2.1. Giới thiệu chung về quận Bình Tân
2.2. Phòng Tài nguyên và Môi trường
2.3. Cơ cấu tổ chức, nhân sự phòng Tài nguyên và Môi trường
2.4. Khái niệm chất thải rắn đô thị
8
12
13
13
14
14
18
18
19
19
20
20
2.5. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị
2.6. Phân loại chất thải rắn đô thị
2.7. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại TPHCM
2.7.1. Thu gom
2.7.2. Trung chuyển và vận chuyển
2.7.3. Xử lý chất thải
2.7.4. Phân loại rác tại nguồn có những bất lợi và lợi ích
2.7.5. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại quận Bình Tân
Chương III: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN
27
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
1
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
3.1. Hệ thống quản lý lực lượng thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân 27
3.1.1. Hệ thống quản lý hành chính
3.1.2. Hệ thống quản lý kỹ thuật
3.2. Công tác quản lý lực lượng thu gom rác 10 phường
3.2.1. Phường An Lạc
27
31
37
37
38
39
40
40
41
42
43
43
43
44
44
45
47
47
48
3.2.2. Phường An Lạc A
3.2.3. Phường Tân Tạo
3.2.4. Phường Tân Tạo A
3.2.5. Phường Bình Trị Đông
3.2.6. Phường Bình Trị Đông A
3.2.7. Phường Bình Trị Đông B
3.2.8. Phường Bình Hưng Hòa
3.2.9. Phường Bình Hưng Hòa A
3.2.10. Phường Bình Hưng Hòa B
3.3. Đánh giá công tác quản lý lực lượng thu gom rác dân lập
3.3.1 Kết quả đạt được
3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại
Chương IV: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
4.1. Đề xuất biện pháp quản lý rác thải
4.2. Đề xuất của phòng Tài nguyên và Môi trường
4.3. Đề xuất phương hướng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
đến năm 2015
48
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
50
50
51
53
5.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
2
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Tài nguyên và Môi trường
Hình 2: Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải
13
18
22
37
38
39
40
42
42
44
Bảng 1: Các điểm thường xuyên bị vứt rác bừa bãi ở quận Bình Tân
Bảng 2: Thống kê các tổ thu gom rác dân lập phường An Lạc
Bảng 3: Thống kê khối lượng chất thải rắn trên địa bàn phường An Lạc A
Bảng 4: Thống kê khống lượng chất thải rắn trên địa bàn phường Tân Tạo
Bảng 5: Thống kê phương tiện thu gom và vận chuyển
Bảng 6: Khối lượng chất thải rắn trên địa bàn phường Bình Trị Đông A
Bảng 7: Phạm vi thu gom của các tổ trong phường Bình Trị Đông B
Bảng 8: Thống kê lực lượng thu gom rác dân lập tại 10 phường
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
3
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TPHCM:
CTR:
Thành phố Hồ Chí Minh
Chất thải rắn
CTRSH:
UBND:
BTĐ:
Chất thải rắn sinh hoạt
Ủy ban nhân dân
Bình Trị Đông
NĐ – CP:
QĐ – UB :
GTSX:
Nghị định – chính phủ
Quyết định- ủy ban
Giá trị sản xuất
TM – DV:
XD:
Thương mại – dịch vụ
Xây dựng
TNHH:
KDC:
Trách nhiệm hữu hạn
Khu dân cư
TNMT:
CSSX:
Tài nguyên và môi trường
Cơ sở sản xuất
HD-GT-PC:
Hướng dẫn giao thông công chánh
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
4
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
CHƢƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1 Lời mở đầu:
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân số đông nhất cả nước và
cũng là nơi đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi kinh tế
ngày càng phát triển thì các hoạt động sản xuất diễn ra ngày càng nhanh hơn,
nhiều hơn và năng động hơn; điều này đồng nghĩa với việc chất thải ô nhiễm
thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn, gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt
động sống của con người.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm rác thải trên địa bàn quận Bình
Tân chủ yếu là do ý thức người dân chưa cao, thiếu phương tiện thu gom rác,
đặc biết là công tác quản lý còn chậm. Nếu tình trạng ô nhiễm rác thải cứ kéo
dài và ngày càng trầm trọng, điều khó tránh khỏi là nguồn tài nguyên nước sẽ
bị ô nhiễm; cư dân xung quanh các bãi rác tự phát dễ bị các bệnh truyền
nhiễm; ngoài ra rác thải ứ đọng gây tắc nghẽn dòng chảy của các kênh rạch,
phát tán bệnh tật; …
Hiện trạng ô nhiễm môi trường nói chung và rác thải sinh hoạt nói
riêng trên địa bàn quận Bình Tân đang là nỗi băn khoăn lo lắng của các cơ
quan chức năng cũng như của những người dân sống trên địa bàn quận. Vì
vậy, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có những biện pháp quản lý về môi
trường sao cho có hiệu quả, để đem lại một môi trường sống tốt đẹp hơn cho
con người và cho xã hội.
Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản
lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân” được chọn để thực hiện.
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
5
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
1.2 Mục tiêu
Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý lực lượng thu
gom rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân và đề xuất các biện pháp quản
lý rác thải sinh hoạt phù hợp.
1.3 Nhiệm vụ của đề tài
Đánh giá được kết quả của công tác quản lý rác thải sinh hoạt và lực
lượng thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân trong thời gian qua.
Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
định hướng đến năm 2015.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
- Điều tra khảo sát thực địa.
- Thu thập số liệu liên quan.
- Thống kê tổng hợp số liệu.
1.5 Đối tƣợng nghiên cứu
Hệ thống quản lý lực lượng thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân.
Công tác quản lý lực lượng thu gom rác dân lập trên địa bàn 10 phường
của quận Bình Tân.
Số liệu, tài liệu liên quan đến công tác quản lý lực lượng thu gom rác
sinh hoạt.
1.6 Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn quận Bình Tân.
1.7 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát công tác quản lý lực lượng thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn
quận Bình Tân.
- Đánh giá kết quả của công tác quản lý lực lượng thu gom rác sinh hoạt
trên địa bàn quận Bình Tân.
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
6
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
- Ghi nhận một số vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý lực lượng thu
gom rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân.
- Đề xuất các biện pháp quản lý rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
định hướng đến năm 2015.
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
7
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
CHƢƠNG II
TỔNG QUAN VỀ QUẬN BÌNH TÂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ
CHẤT THẢI RẮN
2.1. Giới thiệu chung về quận Bình Tân
Quận Bình Tân là đô thị mới được thành lập bao gồm 10 phường theo
nghị định 130/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính Phủ, từ Thị trấn An Lạc,
xã Bình Hưng Hoà, xã Bình Trị Đông và xã Tân Tạo của huyện Bình Chánh
trước đây, với diện tích tự nhiên là 5188,67 ha (10 phường gồm: An Lạc, An
Lạc A, Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B, Bình Hưng Hòa,
Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B, Tân Tạo và Tân Tạo A). Trong những
năm gần đây tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh, có phường hầu như không
còn đất nông nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế - xã hội của quận phát triển
nhanh theo hướng đô thị.
Vị trí địa lý
Quận Bình Tân nằm ở phía Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, giới hạn
trong tọa độ từ 10027’38’’ đến 10045’30’’ vĩ độ Bắc và từ 106027’51’’ đến
106042’00’’ kinh độ Đông.
. Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn, quận 12.
. Phía Nam giáp huyện Bình Chánh, quận 8.
. Phía Đông giáp quận Tân Phú, quận 6.
. Phía Tây giáp huyện Bình Chánh.
Mặt khác, quận Bình Tân có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận
tiện, nhiều trục lộ chính nối liền giữa quận Bình Tân với các tỉnh đồng bằng
Sông Cửu Long nên được xem như cửa ngõ của thành phố đi về các tỉnh miền
Tây. Mạng giao thông quận Bình Tân có các trục chính sau:
. Quốc lộ 1A theo hướng Bắc – Nam.
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
8
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
. Tỉnh lộ 10 theo hướng Đông – Tây.
. Ngoài ra, trên địa bàn quận Bình Tân còn có một số đường liên khu
vực và đường nội bộ.
Địa hình – thổ nhưỡng
Địa hình
Bao trùm lên toàn bộ khu vực Bình Tân là địa hình đồng bằng, bề mặt
hơi dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng và bị
phân cắt bởi một số sông và kênh rạch. Độ cao của mặt địa hình biến động từ
0,5 – 4 m, phổ biến từ 1 – 3 m so với mực nước biển.
Thổ nhưỡng
Về thổ nhưỡng quận Bình Tân có 3 loại chính:
. Đất xám nằm ở phía Bắc thuộc các phường Bình Hưng Hoà, Bình
Trị Đông thành phần cơ học là đất pha thịt nhẹ kết cấu rời rạc.
. Đất phù sa thuộc phường Tân Tạo và một phần của phường Tân Tạo
A.
. Đất phèn phân bố ở An Lạc và một phần phường Tân Tạo.
Nhìn chung vị trí địa lý của quận Bình Tân thuận lợi cho sự hình thành
phát triển đô thị mới.
Thuỷ văn
Hệ thống sông, kênh rạch của quận chịu sự chi lưu của các sông Sài
Gòn, Nhà Bè - Soài Rạp và sông Vàm Cỏ Đông nên có chế độ thủy văn bán
nhật triều không đều dễ gây ngập úng vào mùa mưa và nhiễm mặn nội đồng
vào mùa khô.
Khí hậu
Quận Bình Tân có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nóng
ẩm và mưa nhiều, nhiệt độ khá ổn định. Khí hậu hàng năm có hai mùa rõ rệt:
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
9
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
. Mùa mưa: từ tháng 05 đến tháng 11.
. Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 04.
Nhiệt độ không khí trung bình của năm là 270C, độ ẩm bình quân năm
là 79,5%. Lượng mưa trung bình năm đạt 1.979 mm với số ngày mưa trung
bình trong năm là 154 ngày. Lượng bốc hơi trung bình là 3,7%/ngày.
Thảm thực vật
Thực vật khu vực quận Bình Tân rất ít, số lượng cây lớn không đáng
kể, chủ yếu do con người trồng. Các cây lớn tập trung các cụm công nghiệp,
khu công nghiệp Tân Tạo, Công ty Pouyuen, …
Đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực
Mật độ phân bố dân cư không đều, dân số quận Bình Tân tính đến ngày
30 tháng 09 năm 2008 là 482.723 người, trong đó nữ chiếm 280.272 người.
Phần lớn là dân nhập cư từ các tỉnh khác đến, chủ yếu tập trung ở các phường
Tân Tạo, Bình Hưng Hòa B, do các phường có nhiều xí nghiệp sản xuất. Vì
vậy, việc tăng dân số bên cạnh có các mặt tích cực nhưng cũng là áp lực lớn
trong việc quản lý con người, sự quá tải về giáo dục, y tế, nhà ở, ...
Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống,
trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc
Hoa chiếm 8,45%, còn lại là các dân tộc Khơme, Chăm, Tày, Thái, Mường,
Nùng, người nước ngoài, … Tôn giáo gồm có Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo,
Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi Giáo, … trong đó Phật Giáo chiếm 27,26%
trong tổng số dân theo đạo.
Cơ cấu kinh tế
Công nghiệp
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo
thành phần kinh tế, kinh tế đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất và có
xu hướng tăng. Ngược lại, thành phần kinh tế nhà nước có xu hướng giảm.
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
10
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
Nguyên nhân của tình hình trên là sự hình thành các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp đã thu hút đáng kể nhà đầu tư nước ngoài.
Khu công nghiệp do thành phố quản lý: khu công nghiệp Tân Tạo và
khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Riêng Công ty Cồ phần TNHH Pouyuen là công
ty có vốn 100% nước ngoài chuyên sản xuất giày da, diện tích 15 ha.
Cụm công nghiệp do quận quản lý: Thiên Tuế, Hợp Thành Hưng, Việt
Tài, Hai Thành với tổng diện tích 31,4 ha. Bốn cụm công nghiệp đều hình
thành tự phát, các chủ đầu tư tự đứng ra đầu tư về giao thông, điện, nước, hệ
thống nước thải, ... phần lớn thu hút những ngành nghề may mặc, giày da là
chủ yếu.
Thương mại – dịch vụ
Hiện nay, dịch vụ nhà trọ phát triển tự phát rất mạnh, có 802 dịch vụ
nhà trọ có đăng ký kinh doanh. Trên thực tế, các dịch vụ nhà trọ ước lượng
lên đến 3.322 dịch vụ, tập trung ở vùng lân cận các khu công nghiệp. Nhìn
chung, dịch vụ cho thuê nhà trọ rất phức tạp, hầu hết các đối tượng thuê đều
là dân nhập cư nên dễ phát sinh tình trạng mất an ninh trật tự.
Nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm mạnh do tác động của đô thị
hoá và phát triển các công trình hạ tầng nên giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp – thủy sản có xu hướng giảm dần hàng năm. Quỹ đất nông nghiệp mỗi
năm giảm khoảng 437 ha. Cụ thể: năm 2005 là 2.888,5 ha; năm 2006 là
2.390,5 ha; đến năm 2008 là 1.571,8 ha (giảm 1.310,7 ha). Khu vực còn canh
tác nông nghiệp chủ yếu về phía nam, tập trung phường Tân Tạo, Tân Tạo A
nhưng năng suất rất thấp.
Ngành giáo dục
Ngành giáo dục bao gồm giáo dục mầm non, tiểu học được xây dựng
phủ khắp trên địa bàn 10 phường. Riêng giáo dục trung học cơ sở và trung
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
11
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
học phổ thông chỉ tập trung trên địa bàn vài phường như An Lạc, An Lạc A,
Tân Tạo.
Trong những năm gần đây số học sinh trung học phổ thông tăng khá
nhanh trong khi cơ sở vật chất trường lớp không tăng tương ứng, vấn đề này
đã gây áp lực trong tuyển sinh lớp 10. Vì vậy, định hướng trong tương lai Nhà
nước cần quan tâm đến lĩnh vực này nhiều hơn.
Ngành y tế
Mạng lưới y tế cơ sở: 01 bệnh viện quận Bình Tân tại phường Tân Tạo
và 9 trạm y tế phường. Nhìn chung, các trạm y tế chưa đạt chuẩn quốc gia
theo quy định của Bộ Y tế.
Mạng lưới y tế tư nhân: gồm có 02 bệnh viện đa khoa tư nhân (Triều An
và Quốc Ánh) và 277 cơ sở phòng khám tư nhân, đại lý thuốc, nhà thuốc, cơ
sở y học cổ truyền….
Văn hoá thông tin – thể dục thể thao
Quận Bình Tân có 01 trung tâm văn hoá thông tin – thể dục thể thao
quận; 02 trung tâm văn hoá thông tin – thể dục thể thao phường; 01 đài phát
thanh. Trên địa bàn 10 phường đều có trạm truyền thanh; 01 thư viện và 01 tủ
sách ở câu lạc bộ văn hoá thể dục thể thao.
Kinh tế quận Bình Tân ngày càng phát triển mạnh về các ngành công
nghiệp, thương mại – dịch vụ, ngược lại ngành nông nghiệp ngày càng mất vị
trí. Quận Bình Tân với hệ thống văn hóa - giáo dục – y tế tương đối phát triển
nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu người dân trong khu vực, vì vậy cần định
hướng quy hoạch phát triển về các lĩnh vực này.
2.2. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân là cơ quan chuyên môn
thuộc UBND quận Bình Tân có chức năng tham mưu, giúp UBND quận Bình
Tân thực hiện quản lý nhà nước về: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
12
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, đo đạc, bản đồ, vệ sinh
môi trường, rác thải.
2.3. Cơ cấu tổ chức, nhân sự phòng Tài nguyên và Môi trường
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân có 1 Trưởng phòng và 2
phó Trưởng phòng.
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước UBND,
chủ tịch UBND quận Bình Tân, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường về thực hiện các mặt công tác chuyên môn và
trước pháp luật về thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
và toàn bộ hoạt động của Phòng.
Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt
công tác, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và pháp luật về nhiệm vụ được
phân công. Khi trưởng phòng vắng mặt, một phó phòng được trưởng phòng
uỷ quyền điều hành các hoạt động của Phòng.
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân tổ chức thành các tổ chuyên
môn như sau:
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Tổ cấp giấy sử
dụng đất và nhà
Tổ giải quyết
tranh chấp
Tổ lưu
trữ
Tổ môi
trường
Tổ tài
nguyên
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Tài nguyên và Môi trường
2.4. Khái niệm chất thải rắn đô thị
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại
ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
13
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị)
được định nghĩa là: vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực
đô thị mà không đòi hỏi dược bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó chất
thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như
một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom.
2.5. Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị
Các nguồn phát sinh CTR bao gồm: khu dân cư, khu thương mại (nhà
hàng, khách sạn, siêu thị, chợ,…), cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và
viện nghiên cứu, bệnh viện,…), khu xây dựng và phá hủy các công trình xây
dựng, khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi giải
trí, đường phố,...), nhà máy xử lý chất thải, công nghiệp và nông nghiệp. Chất
thải rắn đô thị có thể xem như chất thải công cộng ngoại trừ các CTR từ quá
trình sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
2.6. Phân loại chất thải rắn đô thị
Phân loại chất thải rắn có thể dựa vào nguồn gốc phát sinh, đặc tính chất
thải, mục đích quản lý…Hiện nay, ở nước ta và nhiều nước trên tế giới chất
thải rắn được phân loại theo: công nghệ xử lý và bản chất nguồn tạo thành.
Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại
theo nhiều cách:
a) Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong
nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ…
b) Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành
phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da ,
giẻ vụn, cao su, chất dẻo…
c) Theo bản chất nguồn tạo thành: chất thải rắn được phân thành các loại:
- Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
14
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần
bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo,
thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà
vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… Theo phương diện khoa
học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
- Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải
này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất
có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại
thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các
nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ...
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và
phân của các động vật khác.
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu
vực sinh hoạt của dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt
cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than , củi và các chất thải dễ cháy
khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ
than.
- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que,
củi, nilon, vỏ bao gói…
Chất thải rắn công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công
nghiệp gồm:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro , xỉ trong
các nhà máy nhiệt điện;
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất;
- Các phế thải trong quá trình công nghệ;
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
15
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ do các
hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình v.v…chất thải xây dựng gồm:
- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng;
- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng ;
- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…
Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước
thiên nhiên, nước thải sinh hoạt , bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố.
Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt
động nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản
phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ… Hiện tại việc quản lý và xả
các loại chất thải nông nghiệp không thuộc về trách nhiệm của các công ty
môi trường đô thị của các địa phương.
d) Theo mức độ nguy hại: chất thải rắn được phân thành các loại:
Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng , độc hại,
chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng
xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan.. có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người
, động vật và cây cỏ.
Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công
nghiệp và nông nghiệp.
Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây
nguy hại với môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Theo quy chế quản lý
chất thải y tế, các loại chất thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động
chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế. Các nguồn phát sinh ra
chất thải bệnh viện bao gồm:
- Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị , phẫu thuật;
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
16
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
- Các loại kim tiêm, ống tiêm;
- Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ;
- Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân;
- Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân,
Cadimi, Arsen, Xianua …
- Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.
Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc tính
cao, tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có những giải
pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó.
Các chất thải nguy hại từ các hoạt động công nghiệp chủ yếu là các loại
phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và
các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành
phần.
Trong số các chất thải của thành phố, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế
dùng ngay trong sản xuất và tiêu dùng, còn phần lớn phải hủy bỏ hoặc phải
qua một quá trình chế biến phức tạp, qua nhiều khâu mới có thể sử dụng lại
nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người. Lượng chất thải trong thành
phố tăng lên do tác động của nhiều nhân tố như: sự tăng trưởng và phát triển
của sản xuất, sự gia tăng dân số, sự phát triển về trình độ và tính chất của tiêu
dùng trong thành phố v.v… Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất
thải được trình bày ở hình 2.
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
17
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
Các hoạt động kinh tế
xã hội của con người
Các quá
trình
sản xuất
Các quá
trình
phi sản
Hoạt động
sống và tái
sản sinh con
người
Các hoạt
động
quản lý
Các hoạt
động giao
tiếp và
xuất
đối ngoại
Chất Thải
Dạng khí
Dạng lỏng
Dạng rắn
Bùn
ga
cống
Chất
lỏng
dầu mỡ
Hơi
độc
hại
Chất thải
công
nghiệp
Các
loại
khác
Chất thải
sinh hoạt
Hình 2. Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải
2.7. Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.7.1. Thu gom:
Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom rác, các nghiệp
đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân
lập chủ yếu thu gom rác hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng
dưới sự quản lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các
công ty gia đình (Nguồn: Điều tra chỉ số hài lòng về dịch vụ thu gom 2008,
Cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển). Rác dân lập chịu trách nhiệm
quét dọn rác trong các ngỏ hẻm, sau đó tập kết rác đến các điểm hẹn dọc
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
18
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
đường hoặc bô rác trung chuyển và chuyển giao rác cho các đơn vị vận
chuyển rác.
Lực lượng rác dân lập sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom rác tại
các nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận với chủ nguồn thải
hay theo giờ họ quyết định. Sau khi thu gom tại nguồn thải họ phân loại một
số chất thải rắn có thể tái chế đem bán phế liệu. Sau đó, một số rác dân lập
đẩy xe (thùng) đến điểm hẹn đổ vào xe cơ giới theo giờ quy định của đơn vị
vận chuyển, một số khác đến đổ rác trực tiếp tại bô rác gần nhất.
Tại các điểm hẹn, chất thải rắn từ xe đẩy tay sẽ được đưa lên các xe ép nhỏ
(2-4 tấn) và đưa về trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, một số công
nhân thu gom sẽ thu nhặt lại một lần nữa chất thải rắn có thể tái chế, sau đó xe
tải và xe ép lớn (từ 7-10 tấn) tiếp nhận chất thải rắn và vận chuyển ra bãi chôn
lấp.
Tập trung rác về các điểm hẹn gây mất vẻ mỹ quan, gây ô nhễm môi
trường và cản trở giao thông. Công đoạn này được thực hiện bằng thủ công là
chính nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người công nhân do thời
gian tiếp xúc với chất thải kéo dài.
2.7.2. Trung chuyển và vận chuyển:
Trung chuyển theo 2 cách: rác từ các điểm hẹn vận chuyển bằng xe tải đến
trạm trung chuyển hoặc các xe ép rác đến điểm hẹn để ép rác để giảm thể tích
rồi vận chuyển đến trạm trung chuyển.
2.7. 3. Xử lý chất thải:
Nhà máy phân bón Hoc Môn đã ngưng hoạt động do hoạt động thiếu hiệu
quả. Hiện nay rác sinh hoạt của thành phố được đem đi chôn lấp tại các bãi
Đông Thạnh có diện tích 40 ha tại huyện Hóc Môn, Vĩnh lộc A, Đa Phước,
Xuân Thới Sơn. Tuy nhiên thực trạng, một số bãi chôn lấp ở TP.HCM không
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
19
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
đảm bảo vệ sinh môi trường do không được vận hành đúng quy trình kỹ thuật
hay thiết kế không đạt yêu cầu nên gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường.
2.7.4. Phân loại rác tại nguồn có những bất lợi và lợi ích:
Trong thành phần rác thải sinh hoạt chất hữu cơ chiếm tỷ trọng chủ yếu
với rác chợ, nhà hàng, khách sạn,… Còn rác tại các công sở, trường học, khu
thương mại có tỷ lệ các chất có thể tái chế, tái sử dụng cao.
a. Hậu quả không phân loại rác tại nguồn:
- Lãng phí một nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ tốt.
- Không tận dụng các phế liệu có thể tái sinh, tái sử dụng.
- Tốn đất và kinh phí đầu tư xây dựng bãi chôn lấp….
b. Lợi ích khi phân loại rác sinh hoạt tại nguồn:
- Dễ áp dụng các biện pháp xử lý tiếp theo như xử lý sinh học hay hóa học,…
đối với thành phần hữ cơ trong rác, có thể ủ để sản xuất phân compost.
- Giảm đáng kể khối lượng chất thải.
- Góp phần nâng cao nhận thức và trình độ phát triển của cộng đồng….
2.7.5. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình
Tân
Hiện nay hệ thống thu gom rác đã được triển khai tới hầu hết các khu dân
cư nhưng khối lượng rác sinh hoạt thu gom không triệt để, chỉ khoảng 80-
85%. Người dân chưa quen với lối sống mới nên tuy có người thu gom rác
nhưng vẫn còn hiện tượng chôn, đổ rác trong vườn rồi đốt. Một số thì đổ ra
kênh rạch, ao hồ gần nhà khiến nguồn nước và môi trường chung quanh bị ô
nhiễm. Như con Kênh 19-5 chạy dài từ quận Tân Phú sang quận Bình Tân,
hai bên bờ kênh chợ búa, hàng quán và các cơ sở sản xuất nhỏ cũng thi nhau
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
20
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
mọc lên và hoạt động tấp nập. Nhiều người dân vô tư thả rác xuống kênh,
luôn bốc mùi không thể ngửi được.
Việc kiểm soát và thống kê rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân gặp
nhiều khó khăn do dân cư trên địa bàn phần lớn là dân nhập cư và có xu
hướng ngày càng tăng. Bên cạnh đó diện tích đất trống trên địa bàn quận lớn,
việc ý thức về môi trường còn chưa cao nên người dân vứt rác bừa bãi vào
các phần đất hoang.
Ngoài ra, hàng ngày trên địa bàn quận còn thải ra khối lượng rác rất lớn từ
các xí nghiệp sản xuất, các công trình xây dựng, bến xe, chợ, trường học,
bệnh viện,…Hầu hết, các đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ và vừa, lượng phát
sinh chất thải công nghiệp ít, các đơn vị có chức năng thu gom chất thải công
nghiệp không ký hợp đồng thu gom. Vì vậy, dẫn đến hiện trạng các đơn vị
sản xuất để lẫn rác công nghiệp vào rác sinh hoạt, được các tổ rác dân lập thu
gom, vận chuyển đến trạm chung chuyển.
Hiện nay, chất thải rắn có xu hướng ngày càng tăng là do quận Bình Tân
tập trung nhiều khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất dân sẽ tập trung về đây
để làm việc.
a) Nguồn gốc phát sinh trên địa bàn quận Bình Tân:
- Rác từ các hộ dân cư, cơ quan, trường học ( chủ yếu là rác sinh hoạt)
- Rác từ siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, nhà sách,…
- Rác y tế.
- Rác đường phố.
- Rác công nghiệp…..
b) Khối lượng rác trên địa bàn quận Bình Tân:
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
21
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
Với dân số năm 2009 là 575.568 người ( bao gồm khách du lịch lưu trú
trên địa bàn trong năm). Tốc độ phát sinh rác thải bình quân đầu người
khoảng 0.64kg, từ đó ta tính được lượng rác sinh hoạt của quận là 368.363
tấn/ngày đêm (62.000.009 tấn/năm). Ngoài ra trên địa bàn quận còn có một số
lượng lớn lượng rác xà bần sinh ra chưa được thu gom.
Tóm lại, tổng lượng chất thải rắn trên địa bàn quận là rất lớn mà khối
lượng rác thu gom được là khoảng 300 tấn /ngày , khối lượng rác còn lại sẽ
được thải thẳng vào kênh rạch, ao hồ, đất trống,…
Bảng 1: Các điểm thường xuyên bị vứt rác bừa bãi ở quận Bình Tân
Thời điểm phát sinh
Khối
Mô tả địa
điểm phát
sinh
Nguyên
nhân xả
thải
ướt tính
Đối tượng
xả thải
Địa điểm phát
lượng
sinh
phát sinh
ước tính
Thường Phát sinh
xuyên
mới
Do người
đi đường
nơi khác
mang đến
và các xe
bán hàng
rong
Ngã 3 đường
số 1 và đường
An Dương
Không có
thùng rác
công
Vỉa hè
50–70 Kg
X
Vương, phường
An Lạc A.
cộng
Những
người sống
gần khu
vực
Khu dân cư
An Lạc, Bình Trị Đất trống 50–70 Kg
X
X
Đông.
Thiếu ý
thức
Khu dân cư
Bác Lương Bèo
Số người
mua bán tại
khu vực.
Chợ
thuộc khu phố 3,
Phường Tân Tạo
A.
20–50 Kg
tự phát
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
22
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
379 Tân Hòa
Khách
Đông, phường
Đất trống
Đất trống
100 Kg
X
X
vãng lai
BTĐ
Thiếu ý
thức
Cạnh 356 Tân
Hòa Đông,
100 – 150
Khách
phường Bình Trị
Đông.
Kg
vãng lai
Gần 210 Đất
Mới, Bình Trị
Đông
Khách
Thiếu ý
thức
Đất trống 50–70 Kg
X
vãng lai
Ngã 4 Chiến
Lược, Bình Trị
Đông.
70–100
Khách
Thiếu ý
thức
Đất trống
X
X
vãng lai
Kg
Gần 305 Lê
Văn Quới,
100–150
Khách
Thiếu ý
thức
Đất trống
phường Bình Trị
Đông.
Kg
vãng lai
Đường Tây
Lân KP7, Bình
Trị Đông A.
Thiếu ý
thức
Vỉa hè
Vỉa hè
100 Kg
100 Kg
X
X
Người dân
Người dân
Hẻm 730
KP5, Bình Trị
Đông A.
Thiếu ý
thức
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
23
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
Đất trống
có cây
Buông
bán hàng
rong ở địa
phương
khác
Tổ 89 KP4,
phường Bình Trị
Đông B.
Thiếu ý
thức
nhưng
750 Kg
X
không
rào chắn
Kênh 19/5
thuộc địa bàn
phường Bình
Hưng Hòa.
Lòng
kênh
Hộ gia
Thiếu ý
thức
500 Kg
300 Kg
X
X
đình
Kênh Tham
Lòng
kênh
Hộ may gia Thiếu ý
Lương
công
thức
Công
trình thi
công dở
dang;
Kênh nước
đen thuộc
Đơn vị thi
công kênh
nước đen
và khách
vãng lai.
Dọc bờ
kênh
KP4,5,6 thuộc
địa bàn phường
Bình Hưng Hoà
A.
50–70 Kg
X
nước đen
người
dân
Hẻm 80,
đường Bùi
Những
100–150
Thiếu ý
thức
Dương Lịch,
KP1, Bình Hưng
Hòa B.
Vỉa hè
Vỉa hè
X
X
người bán
hàng rong.
Kg
Tổ 44, đường
Nguyễn Thị Tú,
KP2, phường
Bình Hưng Hòa
B.
Khách
Thiếu ý
thức
20–50 Kg
vãng lai
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
24
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
Công
Tổ 27, 29
nhân,
đường Bình
những
người
Thiếu ý
Thành, KP2,
phường Bình
Hưng Hòa B.
Đất trống
Đất trống
500 Kg
500 Kg
X
X
thức
buông bán
hàng rong.
Giáp ranh tổ
90, 96, KP5,
đường số 6
Người dân
Thiếu ý
thức
địa phương
phường Bình
Hưng Hòa B .
Cầu Cây
Cám, tổ 121,
KP6, phường
Bình Hưng Hòa
B.
Người dân
địa phương Thiếu ý
Đất trống 20–50 Kg
X
X
X
, khách
thức
vãng lai .
Đường cầu
Bình Thuận, tổ
111, KP6, Bình
Hưng Hòa B.
Chợ tự
500 Kg
phát
Bán hàng
rong.
Thiếu ý
thức
Người
dân địa
Hẻm 18,15,26
tổ 118, KP6,
Bình Hưng Hòa
B.
Thiếu ý
thức
Đất trống 20–50 Kg
phương ,
khách vãng
lai .
(Nguồn: Ủy ban nhân dân quận Bình Tân)
Nhận xét:
Qua bảng trên, ta thấy được những nơi công cộng là những điểm thường
xuyên có rác tồn đọng. Nhưng nơi có lượng rác tồn đọng nhiều nhất là những
bãi đất trống ( 500kg – 750kg), do một phần là khác vãng lai và đa phần là do
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
25
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
hộ dân sống gần các khu đất trống không đăng ký thu gom rác với các lực
lượng thu gom rác sinh hoạt tại địa phương, và ý thức của người dân không
giữ gìn vệ sinh chung (thuộc các khu vực phường Bình Trị Đông B và
phường Bình Hưng Hòa B), hiện tượng xả rác tại các con kênh ngày càng phổ
biến điển hình là rác dày đặc làm chặn dòng chảy tại kênh 19 tháng 5 thuộc
phường Bình Hưng Hòa. Đối với các khu chợ tự phát, thường do các tiểu
thương, người dân sống gần khu chợ tự phát thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh
chung. Tại một số bờ kênh như kênh Nước Đen thuộc phường Bình Hưng
Hòa A, phường Bình Hưng Hòa hiện tượng người dân đem rác ra đổ tại các
bãi đất trống dọc bờ kênh ngày càng phổ biến, một phần do khách vãng lai
dẫn đến hiện tượng rác thải được chất thành đống gây ra việc ô nhiễm không
khí xung quanh và lòng kênh.
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
26
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
CHƢƠNG III
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN
3.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ LỰC LƢỢNG THU GOM RÁC SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN:
3.1.1. Hệ thống quản lý hành chính:
UBND Quận
UBND Phường
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Tổ thu gom rác
Hình 3: Sơ đồ cơ cấu quản lý hành chính lực lượng thu gom rác.
a. Đơn vị quản lý:
a.1. Những quy định:
Dịch vụ thu gom rác dân lập là lực lượng làm nhiệm vụ thu gom rác được
hình thành dưới sự quản lý của nhà nước trong các khu dân cư theo nhu cầu
của nhân dân, vận chuyển rác đến đúng nơi quy định và được người dân trả
công theo hợp đồng, không được hưởng lương và các chế độ phụ cấp theo
quy định của nhà nước.
a.2. Chức năng của lực lượng thu gom rác dân lập:
Thu gom rác sinh hoạt của hộ gia đình, khu dân cư….
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
27
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
a.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng là nhiệm vụ thu gom rác dân
lập:
Nhiệm vụ: dịch vụ thu gom rác dân lập làm nhiệm vụ thu gom rác của hộ
dân trong các khu dân cư, thực hiện thu gom rác theo nhu cầu của nhân dân.
b. Cơ cấu tổ chức – nhân sự và kinh phí hoạt động:
b.1. Mạng lưới tổ chức của lực lượng thu gom rác dân lập :
Cơ quan quản lý: UBND phường là cơ quan trực tiếp tổ chức quản lý, chỉ
đạo điều hành mọi mặt hoạt động của “Tổ thu gom rác dân lập”
b.1. Cơ cấu tổ chức của “Tổ thu gom rác dân lập”:
Nhân sự của “Tổ thu gom rác dân lập”: có từ 3-9 người. trong đó có một tổ
trưởng và một tổ phó.
Tổ trưởng, tổ phó được bầu tại hội nghị toàn thể của tổ do UBND phường
chủ trì.
c. Điều kiện và thủ tục để đƣợc gia nhập vào lực lƣợng dịch vụ thu gom
rác dân lập:
c.1. Điều kiện để được gia nhập:
Nam có độ tuổi từ 18-60 tuổi.
Nữ có độ tuổi từ 18-55 tuổi.
Có sức khỏe để làm việc lấy rác tại địa bàn được phân công.
Có lai lịch rõ ràng, có hộ khẩu thường trú hoặc giấy tạm trú hợp lệ.
c.2. Hồ sơ gia nhập:
Đơn xin gia nhập gởi UBND phường.
Giấy khám sức khỏe.
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
28
SVTH: Vũ Kim Tùng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
Lý lịch cá nhân có xác nhận đóng dấu của địa phương về nơi thường trú
tạm trú.
c.3. Thủ tục hành chánh trong việc chứng nhận hoạt động:
Lực lượng thu gom rác dân lập chỉ được phép hoạt động sau khi đã được
ủy ban nhân dân phường ra quyết định thành lập tổ dịch vụ.
Đối với cá nhân: những người có đủ điều kiện được gia nhập lực lượng
thu gom rác dân lập thì UBND phường ra quyết định chấp thuận và bố trí vào
tổ dịch vụ lấy rác dân lập.
Đối với tập thể: UBND phường ra quyết định thành lập “Tổ lấy rác dân
lập” và gửi quyết định thành lập tổ, cùng với danh sách tổ trưởng, tổ phó cùng
các thành viên lên ủy ban nhân dân quận, phòng quản lý đô thị quận, phòng
tài chính kế hoạch quận để biết theo dõi chỉ đạo hoạt động.
c.4. Kinh phí hoạt động của “Tổ thu gom rác dân lập”:
- Mức thu:
Phòng tài chính kế hoạch dựa trên đơn giá thu gom rác được thành phố
ban hành hướng dẫn đơn giá thực hiện hợp đồng giữa “ Tổ thu gom rác dân
lập” và các hộ dân, hướng dẫn in ấn hợp đồng cấp phát phiếu thu, phiếu chi
và quyết toán theo quy định của pháp luật.
- Phương thức thu:
Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng thu gom rác giữa dịch vụ thu gom
rác và các hộ dân được UBND phường chấp thuận để thu tiền lấy rác (hình
thức thu hàng tháng) và khi thực hiện thu tiền phải có biên lai theo quy định
của nhà nước.
Việc nhận và quyết toán thu chi tiền lấy rác hàng tháng của tổ dịch vụ phải
do tổ trưởng tổ dịch vụ chụi trách nhiệm trước UBND phường các khoản chi
tiền thu được từ việc làm dịch vụ thu gom rác của các hộ dân.
- Các khoản chi:
Tiền thu được từ việc thu gom rác sinh hoạt các hộ dân trong tháng của “
Tổ thu gom rác” do UBND phường quản lý được chi vào các khoản sau (theo
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan
29
SVTH: Vũ Kim Tùng
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- do_an_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_cac_bien_phap_quan_ly_r.pdf