Đồ án Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải giết mổ gia cầm của Công ty TNHH Phạm Tôn công suất 300m³/ngày đêm
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
GIẾT MỔ GIA CẦM CỦA CÔNG TY TNHH PHẠM TÔN
CÔNG SUẤT 300 M3/NGÀY.ĐÊM
Ngành
: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đặng Viết Hùng
Sinh viên thực hiện : Võ Tường An
MSSV: 09B1080001 : Lớp: 09HMT2
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2011
Bộ Giáo dục và Đào tạo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN: Võ Tường An
NGÀNH: Kỹ Thuật Môi Trường
KHOA: Môi Trường
MSSV: 09B1080001
LỚP: 09HMT2
BỘ MÔN: Kỹ thuật Môi trường
1. Đầu đề luận văn :
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA CẦM
CỦA CÔNG TY TNHH PHẠM TÔN, CÔNG SUẤT 300 M3/NGÀY ĐÊM
2. Nhiệm vụ đồ án:
-
-
-
-
-
Tổng quan về nước thải giết mổ gia cầm
Xác định đặc tính nước thải. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải.
Tính toán thiết kế các công trình đơn vị.
Khái quát kinh phí xây dựng trạm xử lý
Thể hiện các công trình đơn vị trên bản vẽ A3.
3. Ngày giao đồ án: 01/11/2010
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 08/03/2011
Họ tên người hướng dẫn: TS. Đặng Viết Hùng
Nội dung và yêu cầu đồ án đã được thông qua bộ môn
Ngày……tháng…….năm 2011
Phần hướng dẫn:
Chủ Nhiệm Bộ môn
Người hướng dẫn chính
(ký và ghi rõ họ tên)
TS. Đặng Viết Hùng
Phần dành cho Khoa, Bộ môn:
Người duyệt:…………………………………………………………………….
Ngày bảo vệ: ……………………………………………………………………
Điểm tổng kết:…………………………………………………………………
Nơi lưu trữ đồ án:………………………………………………………
Khoa: …………………………..
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Điểm số bằng số:.............................. Điểm số bằng chữ …………………………….
Tp.Hồ Chí Minh, Ngày
tháng
Ký tên
năm 2011
TS. Đặng Viết Hùng
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Điểm số bằng số:.............................. Điểm số bằng chữ …………………………….
Tp.Hồ Chí Minh, Ngày
tháng
Ký tên
năm 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án là kết quả thực hiện của riêng tôi. Những kết quả
trong đồ án là trung thực, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát
tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đặng Viết Hùng
Nội dung đồ án có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng
tải trên các tác phẩm và các trang web theo danh mục tài liệu của đồ án.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp em đã nhận được rất nhiều ý
kiến đóng góp, sự giúp đỡ của thầy cô và bàn bè.
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Đặng Viết
Hùng là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho
em trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề .
Chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô Khoa Môi Trường Và Công Nghệ
Sinh Học đã truyền đạt những kiến thức quý báu làm hành trang vững chắc
cho em trong suốt thời gian học tại trường.
Cám ơn các anh chị em trong công ty Phạm Tôn, đặt biệt là anh Tôn
Thái Hưng người đã tạo điều kiện để em khảo sát tìm hiểu thu thập thông tin,
cũng như cung cấp thêm cho em kiến thức về công nghệ giết mổ gia cầm ở
Việt Nam.
Cám ơn tất cả các anh chị, các bạn sinh viên lớp 09HMT12 đã đóng góp
những ý kiến thiết thực để mình hoàn thành được luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Võ Tường An
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH .............................................................................. viii
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
2. Tính cấp thiết phải xây dựng trạm xử lý nước thải. .........................................1
3. Nhiệm vụ luận văn..............................................................................................2
4. Nội dung luận văn ..............................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHẠM TÔN ............................3
1.1 Thông tin chung về công ty TNHH Phạm Tôn.................................................3
1.2 Quy trình sản xuất của công ty Phạm tôn .........................................................4
1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất gia cầm...................................................4
1.2.2 nguyên, nhiên liệu, lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất.............5
1.3 Các vấn đề ô nhiễm môi trường và biện pháp khắc phục của công ty...........6
1.3.1 Ô nhiễm môi trường không khí..............................................................6
1.3.2 Ô nhiễm môi trường nước .....................................................................7
1.3.3 Chất thải rắn ............................................................................................8
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA CẦM VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ........................................................................9
2.1 Thành phần gây ô nhiễm chính trong nước thải giết mổ gia cầm ...................9
2.2 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải...............................................9
2.2.1 Phương pháp cơ học................................................................................9
2.2.2 Phương pháp hóa lý ..............................................................................11
2.2.3 Phương pháp sinh học...........................................................................16
i
2.3 Một số công trình xử lý nước thải tương tự trong thực tế..............................21
2.3.1 Trạm xử lý nước thải cho dây chuyền giết mổ gia súc, gia cầm công
ty TNHH Huỳnh thảo, công suất 250 m3/ngày.đêm......................................21
2.3.2 Trạm xử lý nước thải cho dây chuyền giết mổ gia súc, gia cầm công
ty chăn nuôi VIFACO, công suất 250 m3/ngày.đê, .......................................23
CHƯƠNG 3: ĐỀ SUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ .................................26
3.1 Cơ sở đề xuất công nghệ.................................................................................26
3.2.1 Địa điểm xây dựng trạm xử lý nước thải.............................................26
3.2.2 Công suất của trạm xử lý......................................................................26
3.2.3 Thành phần và tính chất nước thải.......................................................27
3.2 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia cầm......................................28
3.3 Đánh giá công nghệ đề xuất.............................................................................31
3.4 Lựa chọn công nghệ .........................................................................................31
3.5 Thuyết minh công nghệ lựa chọn ....................................................................32
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ......................................35
4.1 Tính toán thiết giỏ chắn rác .............................................................................35
4.1.1 Nhiệm vụ ............................................................................................35
4.1.2 Tính toán.............................................................................................35
4.2 Hầm bơm tiếp nhận ..........................................................................................36
4.2.1 Nhiệm vụ ............................................................................................36
4.2.2 Tính toán.............................................................................................36
4.3 Bể điều hòa .......................................................................................................37
4.3.1 Nhiệm vụ ............................................................................................37
4.3.2 Tính toán.............................................................................................38
4.4 Bể tuyển nổi......................................................................................................42
4.4.1 Nhiệm vụ ............................................................................................42
4.4.2 Tính toán.............................................................................................43
ii
4.5 Bể kỵ khí UASB .................................................................................................46
4.5.1 Nhiệm vụ ............................................................................................46
4.5.2 Tính toán.............................................................................................46
4.6 Bể bùn hoạt tính................................................................................................50
4.6.1 Nhiệm vụ ............................................................................................50
4.6.2 Tính toán.............................................................................................50
4.7 Bể lắng đợt II ....................................................................................................56
4.7.1 Nhiệm vụ ............................................................................................56
4.7.2 Tính toán.............................................................................................56
4.8 Bể trung gian.....................................................................................................58
4.8.1 Nhiệm vụ ............................................................................................58
4.8.2 Tính toán.............................................................................................58
4.9 Bể tiếp xúc ........................................................................................................59
4.9.1 Nhiệm vụ ............................................................................................59
4.9.2 Tính toán.............................................................................................59
4.10 Bể chứa bùn ......................................................................................................61
4.10.1 Nhiệm vụ ............................................................................................61
4.10.2 Tính toán.............................................................................................61
4.11 Thiết bị lọc........................................................................................................62
4.11.1 Nhiệm vụ ............................................................................................62
4.11.2 Tính toán.............................................................................................62
4.12 Tính toán đường ống và thiết bị động lực.......................................................64
4.12.1 Tuyến ống dẫn nước từ hầm bơm tiếp nhận vô bể điều hòa ...........64
4.12.2 Tuyến ống dẫn nước và bơm cho các công trình từ bể điều hòa về
sau .......................................................................................................65
4.12.3
4.12.4
Đường ống dẫn khí..........................................................................67
Ống thu bùn .....................................................................................68
iii
4.12.5
Máy thổi khí.....................................................................................68
CHƯƠNG 5: DỰ TOÁN KINH PHÍ............................................................................70
5.1 Chi phí xây dựng, cung cấp, lắp đặt trạm xử lý nước thải.........................70
5.2 Chi phí khấu hao...........................................................................................78
5.3 Chi phí vận hành...........................................................................................78
5.3.1 Chi phí điện năng (D)......................................................................78
5.3.2 Chi phí hóa chất (H)........................................................................78
5.3.3 Nhân công (N)................................................................................78
5.4 Chi phí xử lý 1 m3 nước thải........................................................................79
CHƯƠNG 6: THI CÔNG VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH................80
6.1 Thiết kế và thi công trạm xử lý....................................................................80
6.1.1 Trình tự thực hiện cơ bản của việc xây dựng trạm xử lý..............80
6.1.2 Đặc điển của việc thực hiện công trình..........................................80
6.1.3 Lực lượng thi công..........................................................................80
6.1.4 Biện pháp thi công ..........................................................................81
6.1.5 Giải pháp và chỉ tiêu kỹ thuật.........................................................81
6.2 Quản lý và vận hành trạm xử lý nước thải..................................................83
6.2.1 Giai đoạn khởi động........................................................................83
6.2.1.1 Bể UASB.............................................................................83
6.2.1.2 Bể Aerotank ........................................................................85
6.2.2 Giai đoạn vận hành..........................................................................86
6.2.1.1 Bể UASB.............................................................................86
6.2.1.2 Bể Aerotank ........................................................................88
6.2.3 Nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự cố trong vận hành hệ
thống xử lý nước thải......................................................................88
6.2.4 Tổ chức quản lý và kỹ thuật an toàn ..............................................89
6.2.5 Bảo trì...............................................................................................90
iv
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ.............................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................93
v
CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD
: nhu cầu oxi sinh hóa
BTNMT : bộ tài nguyên môi trường
COD
CO2
CH4
DO
: nhu cầu oxi hóa học
: carbon dioxide
: mêtan
: oxy hòa tan
+
NH4
: amoni
NOx
: các hợp chất oxit nito
: hydro sunfur
H2S
QCVN
TSS
: quy chuẩn Việt Nam
: tổng chất rắn lơ lửng
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÊN BẢNG
STT
1
TRANG
Bảng 1.1: Nguyên liệu sử dụng/ngày
5
2
Bảng 2.1: Thành phần nước thải giết mổ gia cầm
Bảng 3.1: Thành phần nước thải công ty Phạm Tôn
Bảng 4.1: Lưu lượng nước thải qua từng giờ sản xuất
Bảng 4.2: Tính toán thể tích nước thải lưu trong bể điều hòa.
Bảng 4.3: Thông số thiết kế bể tuyển nổi
9
3
28
38
39
43
70
4
5
6
7
Bảng 5.1: Bảng khái toán chi tiết các hạng mục thực hiện
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
1
TÊN HÌNH
TRANG
Hình 1.1: Mặt bằng tổng thể Công tyPhạm Tôn
3
4
2
Hình 1.2: Quy trình giết mổ gia cầm
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia cầm công ty
TNHH Huỳnh Thảo
3
4
22
24
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia cầm công ty
chăn nuôi Vifaco
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia cầm
(công nghệ 1)
5
6
29
30
Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia cầm
(công nghệ 2)
Hình 4.1: Sơ đồ bố trí đĩa phân phối khí trong bể điều hòa.
7
8
42
49
Hình 4.2: Sơ đồ tấm răng cưa thu nước
viii
SVTH: Võ Tường An; MSSV: 09B1080001
LỜI MỞ ĐẦU
GVHD :TS. Đặng Viết Hùng
1.
Đặt vấn đề:
Ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng, luôn được đề cập
đến như một phần tất yếu trong các kỳ họp của cấp chính phủ không những ở Việt
Nam mà trong cả thế giới. Mức độ ô nhiễm luôn được quan trắc thu thập kiểm soát
hàng năm, sự ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng lớn đến môi trường sống, sức khỏe của
con người là ô nhiễm môi trường nước. Nguyên nhân của sự ô nhiễm là do chúng ta
trong một khoảng thời gian dài không tập trung phát triển bền vững, chỉ chạy đua theo
tăng trưởng kinh tế, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thản nhiên phát thải các chất độc
hại hậu sản xuất ra môi trường sống.
2.
Tính cấp thiết phải xây dựng trạm xử lý nước thải
Một trong những ngành không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế là ngành chế
biến thực phẩm, với đòi hỏi ngày càng cao của con người về chất lượng thực phẩm,
tính hiện đại tiện ích, an toàn và đơn giản của thực phẩm nên nhiều siêu thị ra đời.
Nắm bắt được nhu cầu hiện tại, nhiều cơ sở, doanh nghiệp đã mở rộng hướng phát triển
kinh doanh bằng cách giết mổ gia cầm rồi đem bán hoặc giết mổ gia cầm thuê theo quy
trình hiện đại với công suất cao, nhằm đáp ứng một lượng gia cầm đã qua sơ chế vào
các siêu thị, chợ.
Bên cạnh việc tạo được nguồn thu nhập cho các doanh nghiệp, giải quyết việc
làm cho lao động địa phương, giúp giảm thời gian cho người tiêu dùng, góp phần phát
triển kinh tế xã hội thì các doanh nghiệp này cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường
nước rất trầm trọng. Nước thải từ khâu giết mổ gia cầm có tính ô nhiễm cao, ảnh
hưởng rộng đến khu vực xung quanh, vì thế để góp phần vừa phát triển kinh tế vừa bảo
vệ môi trường thì phải đảm bảo nước thải từ các doanh nghiệp trước khi thải ra môi
trường phải đạt được quy chuẩn cho phép.
Trang 1
SVTH: Võ Tường An; MSSV: 09B1080001
GVHD :TS. Đặng Viết Hùng
Hiểu được mức độ thiệt hại từ việc xả nước thải ra môi trường, ban giám đốc
Công ty TNHH Phạm Tôn đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất
300 m3/ngày đêm.
3.
Nhiệm vụ luận văn:
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia cầm cho Công ty TNHH Phạm
Tôn, công suất 300 m3/ngày đêm.
4.
Nội dung luận văn:
Giới thiệu chung về đề tài
Tổng quan về Công ty TNHH Phạm Tôn
Tổng quan về nước thải giết mổ gia cầm và các phương pháp xử lý
Lựa chọn công nghệ xử lý
Tính toán các công trình đơn vị
Khái toán giá thành xử lý
Quản lý và vận hành trạm xử lý
Trang 2
SVTH: Võ Tường An; MSSV: 09B1080001
GVHD :TS. Đặng Viết Hùng
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHẠM TÔN
1.1
Thông tin chung về công ty TNHH Phạm Tôn
Tên công ty: Công ty TNHH Phạm Tôn
Địa chỉ: Ấp Tân Thắng, xã Tân Bình, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 38942508;
Fax: 39968566
Người đại diện có thẩm quyền: (bà ) Tôn Thanh Thùy; Chức vụ: Tổng giám đốc
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, mua bán các sản phẩm chăn nuôi gia cầm (thịt,
trứng, sữa), kinh doanh giết mổ và chế biến động vật ( thịt gia cầm).
Mặt bằng tổng thể của công ty Phạm Tôn
Suối thoát nước
Trạm xử lý
nước thải
ống thoát nước
Hố ga
Trạm nước cấp
Đường
liên
tỉnh
Xưởng sản xuất
Chuồng
nhốt
Nhà
xe
Xưởng sản xuất
P. bảo
trì
Nhà
ăn
Văn phòng
P.Bảo vệ
Vườn hoa
Cổng vào
Cổng vào
Đường liên tỉnh
Hình 1.1: Mặt bằng tổng thể công ty Phạm Tôn .
Trang 3
SVTH: Võ Tường An; MSSV: 09B1080001
1.2 Quy trình sản xuất của công ty Phạm Tôn:
GVHD :TS. Đặng Viết Hùng
1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất gia cầm
Treo, gây mê
Gia cầm
Cắt tiết
Nhúng lông
Vặt lông
Nước thải
Chất thải rắn, lông
Nước thải
Ngâm pharaphine
Nước thải, CTR
Mỏ bụng
Đóng gói
Kho lạnh
Hình 1.2: Quy trình giết mổ gia cầm
Thuyết minh quy trình sản xuất
Các sản phẩm được sản xuất trên một dây chuyền khép kín và đồng bộ, có thể mô tả theo
từng công đoạn như sau:
Nhập liệu: Gia cầm (vịt, gà) được mua từ các tỉnh trong khu vực và các trang trại lân cận,
sau đó nhập vào chuồng nuôi dự trữ của công ty sau khi kiểm tra chất lượng đầu vào.
Trang 4
SVTH: Võ Tường An; MSSV: 09B1080001
GVHD :TS. Đặng Viết Hùng
Nguyên liệu: Sau khi được kiểm tra thì được chuyển vào băng chuyền, treo và gây mê
bằng điện. Sau đó gia cầm được chuyển vào các thiết bị: Cắt tiết, nhúng lông, vặt lông và ngâm
pharaphine.
Ngâm pharaphine: Sản phẩm của quá trình vặt lông sẽ được ngâm pharaphine (Pharaphine
không phải là hóa chất và không gây nguy hại cho môi trường và con người). Bể ngâm
pharaphine là dùng các vòi phun nước có áp lực lớn để làm sạch lông một lần nữa.
Mổ bụng
Pha cắt
Đóng gói: Sản phẩm sau khi được xử lý theo băng tải vào máy đóng gói và được đóng gói
theo quy cách định sẵn của máy.
Kho lạnh: Sau khi sản phẩm được đóng gói, băng tải tự động chuyển sản phẩm vào kho
lạnh. Ở đây, công nhân của công ty sẽ sắp xếp các sản phẩm theo khu vực được định sẵn.
1.2.2 Nguyên, nhiên liệu, lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất
-
Nguyên liệu: Gà, vịt dùng trong quá trình sản xuất chủ yếu được cung cấp từ thị
trường trong nước. Gia cầm khi được mua về thì được lưu trữ vào chuồng chứa.
Bảng 1.1 Nguyên liệu sử dụng /ngày
Stt
1
Nguyên liệu thô
Đơn vị tính
Số lượng
30000
20000
30
Gà
Con
Con
kg
2
Vịt
3
Pharaphine
Nguồn: Công ty TNHH Phạm Tôn – tháng 11 năm 2010
Nhiên liệu:
Nhu cầu sử dụng nước: Sử dụng nguồn nước ngầm với giếng khoan cấp nước
-
+
cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của công nhân viên tại công ty, lưu lượng nước sử
dụng khoảng 300 m3/ngày đêm.
+
Nhu cầu sử dụng điện của công ty Phạm Tôn được cung cấp từ chi nhánh
điện lực Dĩ An, lượng điện phục vụ cho hoạt động của nhà kho chủ yếu là thắp sáng và
Trang 5
SVTH: Võ Tường An; MSSV: 09B1080001
GVHD :TS. Đặng Viết Hùng
vận hành một số máy móc trong quá trình sản xuất của công ty. Nhu cầu sử dụng điện
trong công ty khoảng 1.600 kwh/tháng.
1.3
Các vấn đề ô nhiễm môi trường và biện pháp khắc phục của công ty.
Các nguồn thải gây ô nhiễm ở công ty chủ yếu từ các nguồn sau:
Khí thải
Nước thải
Chất thải rắn
1.3.1 Ô nhiễm môi trường không khí
1.3.1.1 Tiếng ồn và độ rung
Tiếng ồn từ 80 dBA trở lên sẽ làm giảm sự chú ý, dễ mệt mỏi, nhức đầu chóng mặt, tăng
cường sự ức chế thần kinh trung ương và ảnh hưởng tới thính giác của con người. Khi tiếp xúc
với tiếng ồn ở cường độ cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp. Tiếng ồn
cũng gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch và làm tăng bệnh đường tiêu hóa.
Tiếng ồn chủ yếu phát sinh từ quá trình giao nhận nguyên liệu và sản phẩm, hoạt động
của các phương tiện vận tải với mức ồn tương đối lớn nhưng đây là nguồn gây ồn không liên
tục, của các thiết bị máy móc như: Băng chuyền, máy nén, từ khu vực lưu giữu gia súc gia cầm.
nhìn chung độ ồn trong khu vực sản xuất ước tính khoảng 70-75dBA.
Các biện pháp giảm thiểu của công ty như sau:
Bố trí các máy móc trong từng khu vực một cách hợp lý
Các loại máy móc được cố định vào các bệ đỡ bằng bê tông
1.3.1.2 Nhiệt
Nguồn nhiệt phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy chủ yếu các khu vực sau:
Bức xạ nhiệt qua mái nhà xưởng
Khu vực trụng nóng gia cầm
1.3.1.3 Mùi
Trang 6
SVTH: Võ Tường An; MSSV: 09B1080001
GVHD :TS. Đặng Viết Hùng
Mùi hôi từ khu vực nhốt, chờ và giết mổ gia cầm. Các khí NH3, H2S phát sinh do quá
trình phân hủy phân và nước thải gây ra mùi hắc khó chịu.
Công ty đã tiến hành các biện pháp khắc phục mùi như sau:
Vệ sinh thường xuyên khu vực bãi nhập
Khu vực nhốt gia cầm được xây cao ráo, dể thoát nước, nền có độ dốc cao, xây dựng
đầy đủ các hệ thống thoát nước.
Sử dụng thuốc sát trùng, vôi định kỳ để diệt các vi khuẩn gây bệnh cũng như các vi
khuẩn kích thích quá trình phân hủy chất hữu cơ.
Định kỳ hốt dọn phân, quét dọn nền chuồng
Nước thải được thu gom triệt để về khu xử lý, vệ sinh định kỳ các hố ga.
1.3.2 Ô nhiễm môi trường nước
1.3.2.1 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của công ty phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân trong
Công ty có chứa các chất ô nhiễm đặc trưng như: rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (COD,
BOD5), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật.
Số lượng công nhân viên trung bình khoảng 80 người, tổng lượng nước thải sinh hoạt
ước tính khoảng 6 m3/ngày.
Nước thải từ các nhà vệ sinh thì được thu gom và cho chảy vào các bể tự hoại để lắng
phần cặn trước khi dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của công ty.
1.3.2.2 Nước thải sản xuất
Đặc trưng nước thải sản xuất phát sinh thường bị nhiễm bẩn nặng bởi huyết, mỡ,
protein, nitơ, phospho, các chất tẩy rửa và các chất bảo quản. Nồng độ các chất gây ô nhiễm cao
trong nước thường có nguồn gốc từ chất thải là huyết và khâu làm lông, trong huyết chứa hàm
lượng nitơ rất cao.
Trang 7
SVTH: Võ Tường An; MSSV: 09B1080001
GVHD :TS. Đặng Viết Hùng
Nước thải từ quá trình vệ sinh chuồng trại, đặc trưng của nguồn nước thải này là chứa
nhiều protit, axit amin…, lượng nước thải này thường kéo theo cả phần thức ăn thừa nên hàm
lượng chất hữu cơ rất cao.
1.3.3 Chất thải rắn
Chất thải rắn của Công ty bao gồm:
Rác thải từ quá trình sản xuất
Chất thải rắn là lông, móng, phế phẩm dư thừa, xác gia cầm chết được công ty hợp đồng
với các đơn vị có nhu cầu thu mua, khối lượng rác này phát sinh khoảng 300kg/ngày.
Rác thải sinh hoạt
Với số lượng công nhân viên làm việc tại công ty là 80 người và trung bình lượng rác
thải ra 34 kg/ngày. Lượng rác này được thu gom vào thùng rác và Công ty Công trình đô thị thu
gom vào cuối mỗi ngày.
Rác thải nguy hại
Lượng rác này chủ yếu là giẻ lau dính dầu nhớt, bóng đèn huỳnh quang thải cúng với
các thùng chứa dung môi, lượng rác này phát sinh rất ít, được công ty thu gom và chứa vào
thùng chứa.
Trang 8
SVTH: Võ Tường An; MSSV: 09B1080001
GVHD :TS. Đặng Viết Hùng
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA CẦM VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1
Thành phần gây ô nhiễm chính trong nước thải giết mổ gia cầm
Nước thải giết mổ gia cầm có nguồn ô nhiễm đặt trưng, chủ yếu là chất thải rắn
(lông, các phế phẩm..) và lượng nước thải có độ màu, coliform cao có mùi hôi thối khó
chịu.
Theo tham khảo thì thành phần nước thải giết mổ gia cầm thường có mức độ ô
nhiễm cao, các chỉ tiêu thường vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Thành phần các chất ô nhiễm
có trong nước thải giết mổ gia cầm thể hiện trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Thành phần nước thải giết mổ gia cầm
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
-
Nồng độ đầu vào
6.1 - 6.7
1
2
3
4
5
6
7
8
pH
TSS
COD
BOD5
mg/l
290 – 810
mg/l
1450 – 3000
750 – 2100
80 – 116
mg/l
Tổng Nito
mg/l
Tổng dầu, mỡ ĐTV
Tổng photpho
Tổng Coliforms
mg/l
85 – 175
Mg/l
12 - 26
2,5.106 – 2,5.107
MPN/100 ml
Nguồn: Theo sách xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, tính toán thiết kế công trình của Lâm
Minh Triết
2.2
Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải
2.2.1 Phương pháp cơ học
Xử lý cơ học thường áp dụng ở giai đoạn đầu của quá trình xử lý, dùng để loại
các tạp chất không tan cả vô cơ lẫn hữu cơ có chứa trong nước. Tùy theo đặc điểm của
Trang 9
SVTH: Võ Tường An; MSSV: 09B1080001
GVHD :TS. Đặng Viết Hùng
từng loại cặn có trong nước thải mà các công trình đơn vị sau đây có thể áp dụng như:
Song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng.
Lắng là một quá trình quan trọng trong công nghệ xử lý nước thải, thường được
áp dụng để tách các chất lơ lửng ra khỏi nước thải dựa trên sự khác biệt về trọng lượng
giữa các tạp chất và nước. Quá trình lắng có khả năng loại bỏ từ 60 – 70% lượng cặn lơ
lửng có trong nước thải (nếu không sử dụng hóa chất) và loại bỏ từ 80 – 90% lượng
cặn bẩn chứa trong nước (nếu có sử dụng hóa chất).
2.2.2.1 Một số công trình đơn vị trong phương pháp cơ học
Song chắn rác
Song chắn rác nhằm chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hay ở dạng sợi như:
giấy, rau cỏ, rác được gọi chung là rác. Đối với các tạp chất có kích thước < 5 mm
thường dùng lưới chắn rác. Cấu tạo của thanh chắn rác gồm các thanh kim loại tiết diện
hình chữ nhật, hình tròn hoặc bầu dục. Song chắn rác được chia làm 2 loại di động
hoặc cố định, có thể thu gom rác bằng thủ công hoặc cơ khí. Song chắn rác được đặt
nghiêng một góc 60 – 90 0 theo hướng dòng chảy.
Bể lắng cát
Bể lắng cát dùng để tách các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn hơn nhiều
so với trọng lượng riêng của nước như xỉ than, cát, sỏi ra khỏi nước thải. Cát từ bể lắng
cát được đưa đi phơi khô ở sân phơi và cát khô thường được sử dụng lại cho những
mục đích xây dựng.
Bể vớt dầu mỡ
Bể vớt dầu mỡ thường được áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ (nước
thải công ngiệp), nhằm tách các tạp chất nhẹ. Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm
lượng dầu mỡ không cao thì việc vớt dầu mỡ thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt
chất nổi.
Bể lọc
Trang 10
SVTH: Võ Tường An; MSSV: 09B1080001
GVHD :TS. Đặng Viết Hùng
Bể lọc nhằm tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách cho
nước thải đi qua lớp vật liệu lọc. Bể này được sử dụng chủ yếu cho một số loại nước
thải công nghiệp. Quá trình phân riêng được thực hiện nhờ vách ngăn xốp, nó cho nước
đi qua và giữ pha phân tán lại. Quá trình này diễn ra dưới tác dụng của áp suất cột
nước.
2.2.2.2 Hiệu quả của Phương pháp xử lý cơ học:
Có thể loại bỏ được đến 60% tạp chất không hoà tan có trong nước thải và giảm
BOD đến 30%. Để tăng hiệu suất công tác của các công trình xử lý cơ học có thể dùng
biện pháp làm thoáng sơ bộ, thoáng gió đông tụ sinh học, hiệu quả xử lý có thể đạt tới
75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 40-50 % theo BOD.
Trong số các công trình xử lý cơ học có thể kể đến bể tự hoại, bể lắng hai vỏ, bể
lắng trong có ngăn phân huỷ là những công trình vừa để lắng vừa để phân huỷ cặn
lắng.
2.2.2 Phương pháp hóa lý
Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi để xử lý nước cấp và nước thải dựa
trên cơ sở những quá trình keo tụ, hấp thụ, trích, trao đổi ion, bay hơi, tuyển nổi, cô
đặc, khử khí…
Những phương pháp hoá lý thường được áp dụng để xử lý nước thải là: keo tụ,
đông tụ, tuyển nổi, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc.
2.2.2.1 Phương pháp keo tụ - đông tụ
Keo tụ là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng khi cho các chất cao phân tử vào
nước. Khác với quá trình đông tụ, khi keo tụ thì sự kết hợp diễn ra không chỉ do tiếp
xúc trực tiếp mà còn do tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất keo tụ bị hấp phụ trên
các hạt lơ lửng.
Sự keo tụ được tiến hành nhằm thúc đẩy quá trình tạo bông hydrôxít nhôm và
sắt với mục đích tăng vận tốc lắng của chúng. Việc sử dụng chất keo tụ cho phép giảm
chất đông tụ, giảm thời gian đông tụ và tăng vận tốc lắng.
Trang 11
SVTH: Võ Tường An; MSSV: 09B1080001
GVHD :TS. Đặng Viết Hùng
Keo tụ được sử dụng để xử lý các chất lơ lửng và các hạt keo trong nước có kích
thước từ 10-6 – 10-4 mm, các chất keo này không thể lắng và xử lý bằng các phương
pháp cơ học cổ điển.
Các hạt keo có mặt trong nước thải ở hai dạng đó là dạng ưa nước và dạng kỵ
nước.
-
-
Dạng ưa nước (đất sét): Không ổn định và có thể dễ dàng keo tụ.
Dạng kỵ nước (protein): Dạng này ổn định, có thể keo tụ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ bao gồm:
-
-
-
-
-
pH
Bản chất của hệ keo.
Sự có mặt của các ion khác trong nước.
Thành phần của các chất hữu cơ có trong nước thải.
Nhiệt độ.
Tuyển nổi
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng rắn
hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng. Trong xử lý nước thải
tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lửng
Ưu điểm cơ bản của phương pháp này so với phương pháp lắng là có thể khử
được hoàn toàn các hạt nhỏ hoặc nhẹ, lắng chậm, trong một thời gian ngắn. Khi các hạt
đã nổi lên bề mặt, chúng có thể thu gom bằng bộ phận vớt bọt.
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thường là
không khí) vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi của tập
hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập
hợp lại với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban
đầu.
Hấp phụ
Trang 12
SVTH: Võ Tường An; MSSV: 09B1080001
GVHD :TS. Đặng Viết Hùng
Phương pháp hấp phụ được dùng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi
các chất hữu cơ hoà tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ khi nước thải có
chứa một hàm lượng rất nhỏ các chất đó. Những chất này không phân huỷ bằng con
đường sinh học và thường có độc tính cao. Nếu các chất cần khử bị hấp phụ tốt và chi
phí riêng cho lượng chất hấp phụ không lớn thì việc ứng dụng phương pháp này là hợp
lý hơn cả.
Các chất hấp phụ thường được sử dụng như than hoạt tính, các chất tổng hợp và
chất thải của vài ngành sản xuất được dùng làm chất hấp phụ (tro, rỉ, mạt cưa…). Chất
hấp phụ vô cơ như đất sét, silicagen, keo nhôm và các chất hydroxit kim loại ít được sử
dụng vì năng lượng tương tác của chúng với các phân tử nước lớn.
2.2.2.2 Phương pháp trao đổi ion
Trao đổi ion là một quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đổi
với ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này gọi là các
ionit (chất trao đổi ion), chúng hoàn toàn không tan trong nước.
Các chất có khả năng hút các ion dương từ dung dịch điện ly gọi là cationit,
những chất này mang tính axit. Các chất có khả năng hút các ion âm gọi là anionit và
chúng mang tính kiềm. Nếu như các ionit nào đó trao đổi cả cation và anion gọi là các
ionit lưỡng tính.
Phương pháp trao đổi ion thường được ứng dụng để loại ra khỏi nước các kim
loại như : Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Mn…, các hợp chất của Asen, phospho, Cyanua và
các chất phóng xạ.
2.2.2.3 Các quá trình tách bằng màng
Màng được định nghĩa là một pha đóng vai trò ngăn cách giữa các pha khác
nhau. Viêc ứng dụng màng để tách các chất phụ thuộc vào độ thấm của các hợp chất đó
qua màng. Người ta dùng các kỹ thuật như điện thẩm tích, thẩm thấu ngược, siêu lọc
và các quá trình tương tự khác.
Trang 13
SVTH: Võ Tường An; MSSV: 09B1080001
2.2.2.4 Phương pháp điện hóa
GVHD :TS. Đặng Viết Hùng
Mục đích của phương pháp này là xử lý các tạp chất tan và phân tán trong nước
thải, có thể áp dụng trong quá trình oxy hoá dương cực, khử âm cực, đông tụ điện và
điện thẩm tích. Tất cả các quá trình này đều xảy ra trên các điện cực khi cho dòng điện
một chiều đi qua nước thải.
Các phương pháp điện hoá giúp thu hồi các sản phẩm có giá trị từ nước thải với
sơ đồ công nghệ tương đối đơn giản, dễ tự động hoá và không sử dụng tác chất hoá
học.
Nhược điểm lớn của phương pháp này là tiêu hao điện năng lớn.
Việc làm sạch nước thải bằng phương pháp điện hoá có thể tiến hành gián đoạn
hoặc liên tục.
Hiệu suất của phương pháp điện hoá được đánh giá bằng một loạt các yếu tố
như mật độ dòng điện, điện áp, hệ số sử dụng hữu ích điện áp, hiệu suất theo dòng,
hiệu suất theo năng lượng.
2.2.2.5 Phương pháp trích ly
Trích ly pha lỏng được ứng dụng để làm sạch nước thải chứa phenol, dầu, axit
hữu cơ, các ion kim loại… Phương pháp này được ứng dụng khi nồng độ chất thải lớn
hơn 3-4 g/l, vì khi đó giá trị chất thu hồi mới bù đắp chi phí cho quá trình trích ly.
Làm sạch nước thải bằng phương pháp trích ly bao gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: Trộn mạnh nước thải với chất trích ly (dung môi hữu cơ)
trong điều kiện bề mặt tiếp xúc phát triển giữa các chất lỏng hình thành 2 pha lỏng.
Một pha là chất trích với chất được trích, còn pha khác là nước thải với chất trích.
- Giai đoạn thứ hai: Phân riêng hai pha lỏng nói trên
- Giai đoạn thứ ba: Tái sinh chất trích ly
Để giảm nồng độ tạp chất tan thấp hơn giới hạn cho phép cần phải chọn đúng
chất trích và vận tốc của nó khi cho vào nước thải.
2.2.2.6 Phương pháp trung hòa
Trang 14
SVTH: Võ Tường An; MSSV: 09B1080001
GVHD :TS. Đặng Viết Hùng
Nước thải chứa các axit vô cơ hoặc kiềm cần được trung hoà đưa pH về khoảng
6,5 đến 8,5 trước khi thải vào nguồn nước hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo
Trung hoà nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
Trộn lẫn nước thải axit với nước thải kiềm
Bổ sung các tác nhân hoá học
Lọc nước axit qua vật liệu có tác dụng trung hoà
Hấp thụ khí axit bằng nước kiềm hoặc hấp thụ amoniac bằng nước axit
Việc lựa chọn phương pháp trung hoà là tuỳ thuộc vào thể tích và nồng độ nước
thải, chế độ thải nước thải, khả năng sẵn có và giá thành của các tác nhân hoá học.
Trong quá trình trung hoà, một lượng bùn cặn được tạo thành. Lượng bùn này phụ
thuộc vào nồng độ và thành phần của nước thải cũng như loại và lượng các tác nhân sử
dụng cho quá trình.
2.2.2.7 Phương pháp oxy hoá khử
Mục đích của phương pháp này là chuyển các chất ô nhiễm độc hại trong nước
thải thành các chất ít độc hơn và được loại ra khỏi nước thải. Quá trình này tiêu tốn
một lượng lớn các tác nhân hoá học, do đó quá trình oxy hoá hoá học chỉ được dùng
trong những trường hợp khi các tạp chất gây ô nhiễm bẩn trong nước thải không thể
tách bằng những phương pháp khác, thường sử dụng các chất oxy hoá như Clo khí và
lỏng, nước Javen (NaOCl), Kalipermanganat (KMnO4), Hypocloric Canxi (Ca(ClO)2),
H2O2, Ozon…
2.2.2.8 Khử trùng nước thải
Sau khi xử lý sinh học, phần lớn các vi khuẩn trong nước thải bị tiêu diệt. Khi
xử lý trong các công trình sinh học nhân tạo (bể bùn hoạt tính) số lượng vi khuẩn giảm
xuống còn 5%, trong hồ sinh vật hoặc cánh đồng lọc còn 1-2%. Nhưng để tiêu diệt
toàn bộ vi khuẩn gây bệnh, nước thải cần phải khử trùng Clo hoá, Ozon hoá, điện phân,
tia cực tím…
Trang 15
SVTH: Võ Tường An; MSSV: 09B1080001
2.2.3 Phương pháp sinh học
GVHD :TS. Đặng Viết Hùng
Phương pháp xử lí sinh học là sử dụng khả năng sống, hoạt động của vi sinh vật
để phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các hợp chất
hữu cơ và một số khoáng chất làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá
trình dinh dưỡng, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và
sinh sản vì thế sinh khối của chúng được tăng lên. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ
nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Phương pháp xử lý sinh học có thể
thực hiện trong điều kiện hiếu khí (với sự có mặt của oxy) hoặc trong điều kiện kỵ khí
(không có oxy).
Phương pháp này thường được sử dụng để làm sạch hoàn toàn các loại nước
thải sản xuất có chứa các chất hữu cơ hòa tan, chất phân tán nhỏ hoặc keo. Do vậy,
phương pháp này thường dùng khi cần xử lý các tạp chất phân tán thô ra khỏi nước
thải.
Đối với các chất vô cơ chứa trong nước thải thì phương pháp này dùng để khử
các chất chưa bị oxy hóa hoàn toàn. Sản phẩm cuối cùng của quá tình phân hủy sinh
hóa các chất bẩn sẽ là khí CO2, nước, nitơ…, cho đến nay người ta đã biết vi sinh vật
có thể phân hủy tất cả các chất hữu cơ có trong thiên nhiên và rất nhiều chất hữu cơ
tổng hợp nhân tạo.
Phương pháp xử lý sinh học có thể ứng dụng để làm sạch hoàn toàn các loại
nước thải chứa chất hữu cơ hoà tan hoặc phân tán nhỏ. Do vậy phương pháp này
thường được áp dụng sau khi loại bỏ các loại tạp chất thô ra khỏi nước thải có hàm
lượng chất hữu cơ cao.
Quá trình xử lý sinh học gồm các bước:
Chuyển hoá các hợp chất có nguồn gốc cacbon ở dạng keo và dạng hoà tan
thành thể khí và thành các vỏ tế bào vi sinh.
Tạo ra các bông cặn sinh học gồm các tế bào vi sinh vật và các chất keo vô cơ
trong nước thải.
Trang 16
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải giết mổ gia cầm của Công ty TNHH Phạm Tôn công suất 300m³/ngày đêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- do_an_tinh_toan_thiet_ke_tram_xu_ly_nuoc_thai_giet_mo_gia_ca.pdf