Luận án Đánh giá hiện trạng chất thải rắn Thị xã Đồng Xoài
MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................2
CHƯƠNG 1.......................................................................................................................4
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................4
1.1. Đặt vấn đề...............................................................................................................4
1.2 Mục tiêu của đề tài .................................................................................................5
1.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................5
1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................5
1.5 Giới hạn và thời gian thực hiện đề tài ....................................................................6
1.6 Địa điểm nghiên cứu ...............................................................................................6
CHƯƠNG 2.......................................................................................................................7
TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI .......................................................................7
2.1. Điều kiện tự nhiên [16]...........................................................................................7
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội......................................................................................12
CHƯƠNG 3.....................................................................................................................17
3.1. Định nghĩa chất thải rắn....................................................................................17
3.3. Lượng chất thải rắn đô thị phát sinh [20] .............................................................19
3.5. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn........................................25
3.6. Trung chuyển và vận chuyển................................................................................27
3.7. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị.....................................................29
CHƯƠNG 4.....................................................................................................................34
CHƯƠNG 5.....................................................................................................................61
ĐỒNG XOÀI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.....................................................................61
CTR đô thị ........................................................................................................65
CTR Y tế...........................................................................................................65
5.2.2. Công tác thu gom tập trung ...........................................................................67
5.2.3. Đề xuất phương tiện thu gom vận chuyển.....................................................70
thống quản lý CTR đô thị ............................................................................................71
5.3.1. Nâng cao nhận thức cộng đồng .....................................................................71
5.3.2. Phân loại CTR ...............................................................................................72
5.4.1. Giải pháp về thể chế, chính sách: ..................................................................75
2
5.4.2. Giải pháp về tăng cường năng lực quản lý:...................................................75
5.4.3. Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật:...........................................................76
5.4.4. Giải pháp xã hội hóa công tác quản lý CTR:.................................................76
5.4.5. Các giải pháp hỗ trợ cụ thể:...........................................................................76
CHƯƠNG 6.....................................................................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................78
6.1. Kết luận ................................................................................................................78
6.2. Kiến nghị ..............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................80
3
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Xã hội phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con người, song
cũng dẫn tới những vấn đề nan giải như gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày càng
tăng cao. Lượng rác thải thải ra từ sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất của
con người ngày càng nhiều, và mức độ gây ô nhiễm môi trường ngày càng
nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau.
Thị xã Đồng Xoài được thành lập theo nghị định 90/NĐ-CB ngày 01/09/1999
và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2000. Thị xã Đồng Xoài là thủ
phủ của tỉnh Bình Phước và là một trong những vùng phát triển kinh tế trọng
169,6 km² và dân số là 69.305 người (năm 2008), thị xã Đồng Xoài đang trên đà
phát triển mạnh về kinh tế và xã hội. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, nền kinh tế xã hội của tỉnh đang có những bước phát triển nhanh chóng,
đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, đồng thời các hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng tăng lên rất nhiều lần trong những năm gần đây. Do đó, lượng
chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại thải ra môi trường ngày càng nhiều, ô
nhiễm môi trường do chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại đã trở thành mối
quan tâm chung của công tác quản lý và cộng đồng dân cư. đặc biệt ở những
vùng thành thị.
Trước tình trạng môi trường ở địa phương ngày càng ô nhiễm, tôi quyết định
thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã
Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp” để tìm hiểu sâu hơn về công
tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa phương, làm cơ sở cho việc đề xuất các
phương án quản lý và xử lý chất thải rắn phù hợp với địa phương mình.
4
Đề tài được thực hiện với sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Đức Cửu-Phó Chi
Cục Trưởng, Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Bình Phước và Th.S Dương Đức Hiếu - Viện Sinh học nhiệt đới, thành phố
Hồ Chí Minh.
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã
Đồng Xoài tỉnh Bình Phước.
- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp giúp cho các cơ quan
quản lý có chiến lược đầu tư và biện pháp bảo vệ môi trường hợp lý, kịp
thời.
1.3. Nội dung nghiên cứu
-
Thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đến quản lý chất thải rắn trên
địa bàn thị xã Đồng Xoài và tỉnh Bình Phước.
Điều tra, khảo sát các hoạt động thu gom, xử lý và quản lý chất thải rắn
trên địa bàn thị xã.
-
-
Phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn
của thị xã Đồng Xoài.
-
Đề xuất các giải pháp phù hợp cho việc quản lý và xử lý chất thải rắn của
thị xã Đồng Xoài nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
-
Thu thập tài liệu, kế thừa các thông tin có liên quan đến thị xã Đồng
Xoài tỉnh Bình Phước.
-
Thu thập, kế thừa các kết quả điều tra nghiên cứu của sở tài nguyên và
môi trường tỉnh Bình Phước, các sở khoa học công nghệ của tỉnh.
-
-
Xử lý các số liệu thống kê đã thu thập được.
Nghiên cứu các tài liệu về các chính sách, các chương trình có liên quan
đến vấn đề môi trường.
5
-
Khảo sát thực tế quá trình thu gom vận chuyển rác thải của xí nghiệp
công trình công cộng (đến các điểm tập kết rác trên các tuyến đường trong khu
vực của địa bàn thị xã, trung tâm thương mại chợ đồng xoài, trường học và các
công sở…).
-
Tham quan, khảo sát thực tế quá trình xử lý và tái chế chất thải rắn sinh
hoạt tại Công Ty Đầu tư Và Phát Triển Công Nghệ Môi Trường Bình Phước tại
thị xã Đồng xoài. Quan sát quá trình xử lý rác thải, làm phân vi sinh, làm
gạch…tại nhà máy xử lý rác.
-
Tham khảo và thu thập tài liệu từ sách báo của nhiều tác giả. Tìm kiếm
thêm thông tin và tài liệu trên các trang wed về lĩnh vực môi trường.
Chụp một số hình ảnh và thu thập các bản đồ có liên quan.
-
1.5 Giới hạn và thời gian thực hiện đề tài
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá trên địa
bàn thị xã Đồng Xoài thuộc địa phận tỉnh Bình Phước.
Đề tài bắt đầu thực hiện từ 15/03/2010 đến 15/06/2010.
1.6 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất
giải pháp tại thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
6
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
2.1. Điều kiện tự nhiên [16]
2.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Đồng Xoài nằm ở phía Nam tỉnh Bình Phước, có tổng diện tích tự
nhiên là 16.769,83 ha. Tọa lạc tại đường QL14, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình
Phước. Từ đường Nguyễn Huệ đến trụ sở điện lực tỉnh Bình Phước. Toàn thị xã
được chia làm 05 phường và 03 xã, trung tâm thị xã đặt tại phường tân phú, bao
gồm:
Phường Tân Phú: 963,58 ha
Phường Tân Đồng: 789,97 ha
Phường Tân Bình: 521,34 ha
Phường Tân Xuân: 997,85 ha
Phường Tân Thiện; 360,00 ha
Xã Tiến Thành: 2.565,86 ha
Xã Tân Thành: 5.575,82 ha
Xã Tiến Hưng: 4.995,41 ha
Ranh giới hành chính được xác định bởi:
Phía Đông, Nam, Bắc giáp huyện Đồng Phú
Phía Tây Nam giáp tỉnh Bình Dương
Phía Tây giáp huyện Chơn Thành
7
Thị xã Đồng Xoài nằm trong địa bàn phát triển kinh tế trọng điểm phía nam,
một trong các vùng kinh tế quan trọng và có vị trí chiến lược.
8
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Đồng Xoài
2.1.2. Đặc điểm địa hình
9
Thị xã Đồng Xoài có địa hình rất đa dạng và phức tạp. Trong thị xã vừa có
địa hình đồi núi thấp lại vừa có địa hình trung du xen lẫn với đồng bằng nhỏ hẹp
và bàu trũng. Địa hình thấp dần về phía Tây và Tây Nam.
2.1.3. Đặc điểm địa chất
Phần lớn thị xã Đồng Xoài có nền địa chất là lớp đất phun trào Bazan thuộc
các thời kỳ khác nhau. Trên nền địa chất này, cùng với yếu tố khí hậu nóng ẩm
lớp vỏ phong hoá phát triển khá dày và hình thành các lớp đất phát triển trên
Bazan có độ dày tầng đất trên 100cm, phần còn lại là đất phát triển kém.
2.1.4. Đặc điểm khí hậu
Thị xã Đồng Xoài thuộc khí hậu miền Đông Nam Bộ mang đặc điểm khí hậu
nhiệt đới xích đạo gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5
đến tháng 11 và mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các
đặc điểm khí hậu thể hiện qua các yếu tố khí tượng như sau:
-
Chế độ mưa: lượng mưa trung bình quân hàng năm biến động từ 2.045 -
2.325 mm. Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 và chiếm 90%
lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trong năm khoảng 142 ngày, mưa nhiều nhất
vào các tháng 7, 8 và tháng 9, các tháng 1, 2, 3 thường ít có mưa. Mưa gây lũ
thường xảy ra vào các tháng 8, 9, 10.
-
Nhiệt độ không khí: do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích
đạo nên thị xã đồng xoài có nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ
25,8 - 26,20C. Nhiệt độ bình quân thấp nhất là 21,5 - 220C. Nhiệt độ bình quân
cao nhất từ 31,7 - 32,20C. Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng trong
năm không lớn, khoảng 0,7 - 30C.
-
Nắng: thị xã Đồng Xoài nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng tích ôn bình
quân trong năm từ 9.288 – 9.3600C. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình từ
2.400 - 2.500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2 - 6,6 giờ. Thời gian nắng
nhiều nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4; thời gian ít nắng nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9.
10
-
Độ ẩm không khí: độ ẩm tương đối trung bình năm tại các trạm đo từ 80,8 -
81,4%. Bình quân năm thấp nhất là 45,6 - 53,2%. Tháng có độ ẩm cao nhất là
88,2%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 16%.
-
Bốc hơi: lượng bốc hơi hàng năm khá cao từ 1.113 - 1.447 mm. Thời gian
kéo dài quá trình bốc hơi lớn nhất vào các tháng 2, 3, 4.
Gió: chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió: Chính Đông, Đông - Bắc và Tây –
-
Nam theo 2 mùa. Mùa khô gió chính Đông chuyển dần sang Đông - Bắc, tốc độ
bình quân 3,5 m/s. Mùa mưa gió Đông chuyển dần sang Tây - Nam, tốc độ bình
quân 3,2 m/s.
Nhìn chung chế độ khí hậu về cơ bản cho phép đẩy mạnh phát triển ngành sản
xuất nông nghiệp. Tuy nhiên lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ
đến sản xuất nông nghiệp, cần phải bố trí cây trồng và mùa vụ cho phù hợp nhằm
khắc phục được tình trạng thiếu nước về mùa khô và phát huy được hiệu quả
kinh tế cao trên đơn vị diện tích canh tác, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa được
quá trình xói mòn rửa trôi và thoái hóa đất đai, nhất là về mùa mưa trên địa bàn
tỉnh.
2.1.5. Đặc điểm thuỷ văn
Hệ thống sông ngòi ở đây tương đối ít, chỉ có những con suối chảy qua với
lượng nước thấp, bao gồm một số hồ đập và suối như: Hồ Suối Cam, Hồ Suối
Lam, Suối Rạt và Suối Đồng Tiền…. những con suối này sẽ góp phần lớn cho
việc cung cấp lượng nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
Mùa mưa thì lượng nước tương đối lớn, nhưng về mùa khô thì lại thiếu nước
cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Đa số các hộ dân sử dụng nước giếng khoan
để sinh hoạt và sản xuất.
2.1.6. Đặc điểm sinh thái và đa dạng sinh học
Đặc điểm thực vật
Thị xã Đồng Xoài được xem là vùng sinh thái nông nghiệp với cây công
nghiệp dài ngày chiếm ưu thế, bên cạnh đó còn có các loại cây ngắn ngày, cây
rừng tự nhiên, trảng cỏ, cây bụi…
11
Thành phần thực vật chủ yếu ở đây bao gồm các loại cây trồng dài ngày như:
cây điều, cây hồ tiêu, cây cà phê và cây cao su…
Đặc điểm động vật
Các loài động vật quý hiếm chủ yếu tập trung ở các vườn quốc gia. Tại thị xã
Đồng Xoài chỉ có các thành phần nhóm động vật (thú, chim, bò sát, ếch nhái, cá)
và một số loài động vật phiêu sinh, động vật đáy sống ở dưới nước. Các loài
động vật phiêu sinh và động vật đáy tập trung chủ yếu ở Hồ Suối Cam và Hồ
Suối Giai.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1. Đặc điểm kinh tế [1]
Thị xã Đồng Xoài thuộc tỉnh Bình Phước nên chịu sự chi phối và phát triển
chung về kinh tế của thị xã nói riêng và của tỉnh Bình Phước nói chung. Phát huy
những thành quả đạt được, năm 2008 tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước
tíêp tục ổn định và phát triển.
-
Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm 2008 ước khoảng 58.635 tấn, tăng
3,6% so với cùng ký năm trước và đạt 95,7% so với kế hoạch năm.
Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng ước đạt 1.655.503 triệu đồng đạt 68.4%
kế hoạch năm, tăng 27,8 so với cùng ký năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu ước 207.585 ngàn USD đạt 66,3% kế hoạch năm và
-
-
tăng 18,2% so với cùng ký năm trước.
2.2.2. Đặc điểm dân số
Thị xã Đồng Xoài gồm 5 phường và 2 xã. Tình hình dân số tại thị xã đồng
xoài theo số liệu thống kê năm 2008 như sau[1]:
-
Dân số toàn thị xã: khoảng 69.305 người, mật độ dân số tính được là 415
người/km2.
-
-
Thành phần dân cư bao gồm nhiều dân tộc như Kinh, Stiêng, Khơme, Tày…
Dân số thị xã chủ yếu tăng mạnh do cơ học. Đây cũng chính là thị trường
tiềm năng cho việc phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại, sản xuất công
nghiệp trên địa bàn thị xã.
12
-
Thị xã Đồng Xoài là trung tâm văn hoá, chính trị. Hiện nay thị xã Đồng Xoài
được xếp vào đô thị loại III.
2.2.3. Sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp [16]
Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh cây trồng có quy
mô lớn. Các loại cây trồng chính chủ yếu là cây lương thực như: khoai mì; các
cây công nghiệp hàng năm như: đậu phộng, mè và các cây công nghiệp dài ngày
có gía trị kinh tế cao như: cao su, điều, cà phê, tiêu…. chiếm vị trị quan trọng
trong tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân.
Lâm nghiệp
Rừng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tham gia điều hoà các dòng
chảy của các con sông, suối, hồ.
Trong những năm qua, thị xã đã tập trung phát triển rừng một cách bền vững,
đảm bảo lợi ích hài hoà giữa phát triển rừng với môi trường sinh thái, sự phát
triển của nền kinh tế và đời sống của nhân dân trước mắt và lâu dài với mục tiêu
bảo vệ và phát triển 3 loại rừng: rừng bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ và rừng
sản xuất, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, trồng mới và khoanh nuôi tái sinh,
quản lý và khai thác có tái tạo diện tích rừng trồng.
2.2.4. Công nghiệp
Ngành công nghiệp của thị xã có điểm xuất phát thấp. Trong những năm gần
đây, nhịp độ phát triển công nghiệp tăng lên, hình thành các khu sản xuất công
nghiệp với quy mô cao. Số lượng lao động trong sản xuất công nghiệp cũng tăng
cao.
Hiện nay trên địa bàn thị xã đã hình thành và phát triển các ngành công
nghiệp như: công nghiệp chế biến nông lâm sản và đồ uống, công nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp dệt may, da dày, công
nghiệp sản xuất phân phối điện nước. Trong đó, nhóm ngành công nghiệp chế
biến nông lâm sản và đồ uống đang là ngành công nghiệp chiếm ưu thế về chiếm
lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu do phát huy được thế mạnh nguồn
13
nguyên liệu sẵn có của địa phương. Tuy nhiên, song song với phát triển công
nghiệp là vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, nước, hiện nay tại các khu vực
có cơ sở sản xuất công nghiệp.
Trên địa bàn thị xã hiện nay mới thành lập khu công nghiệp Đồng Xoài II với
diện tích 84,7 ha. Mặc dù trên địa bàn thị xã đã được quy hoạch các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp nhưng hiện nay số lượng các cơ sở sản xuất công
nghiệp vẫn mang tính tự phát, nằm rải rác trong các khu dân cư, hình thành
không theo quy hoạch tổng thể vẫn còn khá nhiều, công nghệ sản xuất cũ kỹ, lạc
hậu, hệ thống xử lý chất thải hầu như không có hoặc có nhưng không đạt yêu
cầu, đang gây áp lực lớn lên môi trường [13].
Hậu quả của ô nhiễm công nghiệp là vô cùng to lớn, việc khắc phục ô nhiễm
môi trường rất phức tạp và tốn kém, do đó ngay từ bây giờ các cấp, các ngành,
các cơ sở sản xuất phải có biện pháp hữu hiệu trong phát triển công nghiệp đi đôi
với bảo vệ môi trường.
2.2.5. Thương mại - dịch vụ
Thương mại của thị xã trong thời gian qua có bước phát triển khá, hàng hóa
phong phú và đa dạng hơn, đáp ứng các yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân
dân ngày một tốt hơn. Mạng lưới thương mại được mở rộng.
Mạng lưới chợ: hiện nay trên địa bàn thị xã, lĩnh vực thương mại dịch vụ
phát triển khá tập trung với một siêu thị Coopmart lớn vừa được mở. Tuy nhiên,
quy mô còn nhỏ, hàng hóa dịch vụ chưa phong phú đa dạng, chất lượng phục vụ
chưa cao.
Xuất nhập khẩu còn khó khăn, thị trường chưa được mở rộng, mặt hàng xuất
khẩu chưa phong phú đa dạng, chủ yếu là hàng nông sản dưới dạng thô, chưa qua
chế biến, giá cả không cao và dễ bị tác động từ các nước và khu vực nơi có
những mặt hàng tương tự.
2.2.6. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật [20]
Nguồn điện: sử dụng nguồn điện hiện hữu có cấp điện áp 220V bố trí dọc
theo tuyến đường QL14.
14
Cấp nước: sử dụng xe bồn, lấy nước từ hồ suối Cam.
Thoát nước: theo hệ thống thoát nước đã có sẵn.
Giao thông liên lạc: nằm ngay trung tâm tỉnh Bình Phước nên giao thông đi
lại và vận chuyển h àng hóa rất thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như các dịch
vụ khác.
2.2.7. Đô thị hoá và các vấn đề về môi trường
Thị xã là nơi có nhiều dân cư tập trung đông nhất, điều đó sẽ làm cho lượng
chất thải phát sinh càng nhiều. Theo số liệu điều tra về dân số và tốc độ phát triển
kinh tế cho thấy: lượng chất thải tính bình quân 1 người thải ra là khoảng
0.91kg/người/ngày (năm 2008). Như vậy với dân số của thị xã khoảng 69.305
người thì lượng rác thải bình quân là 63.067,55 kg/ngày hay 63 tấn rác/ngày.[5]
Qua thống kê điều tra cho thấy, dân số tư nhiên ở thị xã ngày càng tăng cao,
và số dân cơ học cũng tăng cao từ quá trình di cư ở các vùng nông thôn vào thị
xã. Đô thị càng phát triển mạnh sẽ càng thu hút số lượng dân cư từ các nơi tập
trung vào. Quá trình này sẽ làm thay đổi lối sống bản địa cũ và làm nảy sinh
nhiều vấn đề trong việc quản lý đô thị và môi trường. Đô thị hoá càng cao thì sự
tăng trưởng về kinh tế càng mạnh do đó tỷ lệ lao động chết sẽ giảm đi.
Đô thị hoá phát triển sẽ làm tăng dân số ở thị xã và hậu quả là sự quá tải đối
với hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị (giao thông, cấp nước, điện, hệ thống thu
gom và xử lý chất thải sinh hoạt…), làm hao hụt nguồn tài nguyên trong vùng.
Bên cạnh sự gia tăng dân số cao sẽ gây mất cân bằng về việc làm, giữa tỷ lệ lao
động có việc làm và chưa có việc làm. Sự nghèo đói và giàu có cũng sẽ chênh
lệch rất nhiều, nhất là tỷ lệ nghèo đói sẽ tăng cao, điều đó sẽ kéo theo nhiều bệnh
tật đối với trẻ em và cả người lớn. Trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng nhiều và thiếu
sức đề kháng để chống chọi bệnh tật, điều đó đòi hỏi chính quyền thị xã có
những giải pháp để xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều
người dân.
Đô thị hoá, công nghiệp hoá càng phát triển, sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức
tạp về đất đai và nhà ở. Tình trạng thiếu đất sẽ tăng cao dẫn đến nhiều người dân
15
phải chật vật với chổ ở. Điều đó làm cho thị xã xuất hiện nhiều nhà cao tầng gây
hiệu ứng nhà kình và vấn đề cấp thoát nước, vệ sinh chất thải sinh hoạt càng gây
ô nhiểm môi trường, hệ thống nước thải không đảm bảo.
Đô thị hoá và công nghiệp hoá sẽ là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng về
kinh tế và xã hội cao cho thị xã. Cung cấp nhiều cơ hội mới giúp thị xã có nhiều
hướng để phát triển và tạo một đô thị mạnh mẽ sạch đẹp.
16
CHƯƠNG 3
CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
3.1. Định nghĩa chất thải rắn
Chất thải rắn (CTR) (chủ yếu là chất thải rắn đô thị hay rác thải đô thị) là yếu
tố làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề về môi trường sinh thái, chúng đang có
nguy cơ đe doạ môi trường sống ở các đô thị. Chất thải rắn đô thị (CTRĐT)
không những là vấn đề nhức nhối đối với các nhà lãnh đạo, quản lý, quy hoạch
mà còn là sự lo lắng của các cư dân ở các đô thị. Vì vậy quan tâm nghiên cứu và
tìm hiểu về chất thải rắn, vấn đề về môi trường do chất thải rắn gây ra là công
việc hết sức cần thiết nhằm bảo vệ môi trường và tái sử dụng chúng vào mục
đích có lợi cho xã hội và nền kinh tế [6].
Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của
con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng
hay khi không muốn dùng nữa [6].
Bảng 3.1. Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần
Định nghĩa
Thí dụ
1. Các chất cháy được
a) Giấy
Các vật liệu làm từ giấy Các túi giấy, các mảnh
và bột giấy bìa, giấy vệ sinh …
b) Hàng dệt
Có nguồn gốc từ các sợi Vải , len , nylon …
c) Thực phẩm
Các chất thải ra từ đồ ăn Các cọng rau , vỏ quả,
thực phẩm
thân cây, lõi ngô …
d) Cỏ, gỗ củi, rơm rạ…
e) Chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩm Đồ dùng bằng gô như
được chế tạo từ gỗ, tre và bàn ghế, thang, giường,
rơm…
đồ chơi…
Các vật liệu và sản phẩm Phim cuộn, túi chất dẻo,
được chế tạo từ chất dẻo chai lọ chất dẻo, các đầu
vòi bằng chất dẻo, dây
f) Da và cao su
Các vật liệu và sản phâm bện …
2. Các chất không cháy được chế tạo từ da và cao Bóng, giầy, ví, băng cao
a) Các kim loại sắt su su …
17
Các loại vật liệu và sản Vỏ hộp, dây điện, hàng
phẩm được chế tạo từ sắt rào, dao, nắp lọ …
mà dễ bị nam châm hút.
b) Các kim loại phi sắt
c) Thủy tinh
Các loai vật liệu không bị Vỏ hộp nhôm, giấy bao
nam châm hút
gói, đồ đựng …
d) Đá và sành sứ
Các loại vật liệu và sản Chai lọ , đồ đựng bằng
phẩm chế tạo từ thủy tinh thủy tinh, bóng đèn …
Bất kỳ các lọai vật liệu Vỏ trai, ốc , xương, gạch
không cháy khác ngoài đá, gốm …
kim loại và thủy tinh
3. Các chất hỗn hợp
Tất cả các loại vật liệu Đá cuội, cát, đất, tóc …
khác không phân loại ở
bảng này. Loại này có thể
được chia thành 2 phần:
Kích thước lớn hơn 5 và
loại nhỏ hơn 5mm
(Nguồn: Công ty môi trường tầm nhìn xanh, năm 2007)
3.2. Nguồn tạo thành (phát sinh) chất thải rắn đô thị [3]
Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao gồm:
Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt)
Từ các trung tâm thương mại
Từ các công sở, trường học, công trình công cộng
Từ các dịch vụ đô thị, sân bay
Từ các hoạt động công nghiệp
Từ các hoạt động xây dựng đô thị
Từ các trạm xử lý chất thải…
Bảng 3.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Các hoạt động và khu vực liên
quan đến việc sản sinh ra rác
Các thành phần của
rác
Nguồn
Thức ăn thừa, rác, tro
và các loại khác
Thức ăn thừa, rác, tro,
chất thải rắn do quá
trình phá vỡ, xây dựng
và các loại khác
Kết hợp cả hai thành
phần trên
Khu dân cư Các hộ gia đình
Cửa hiệu, nhà hàng, chợ, văn
phòng, khách sạn, xưởng in, sửa
chữa ô tô, y tế..
Khu
Thương mại
Đô thị
Kết hợp cả hai thành phần trên
18
Khu
Đường phố, khu vui chơi, bãi
Chất thải rắn và các
loại khác
công cộng biển, công viên,...
Khu vực sản
xuất công
Chất thải rắn sinh hoạt, rác từ quá
trình sản xuất công nghiệp.
nghiệp
(Nguồn: công ty môi trường tầm nhìn xanh ,2007)
3.3. Lượng chất thải rắn đô thị phát sinh [20]
Lượng chất thải tạo thành hay còn gọi là tiêu chuẩn tạo rác được định nghĩa
là lượng rác thải phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm
(kg/người.ngày đêm). Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng
loại chất thải rắn mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức
sống, văn minh của dân cư ở mỗi khu vực (bảng 3.3).
Bảng 3.3. Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất
thải rắn đô thị
Tiêu chuẩn (kg/người.ngđ)
Nguồn
Khoảng giá trị
Trung bình
Sinh hoạt đô thị (1)
Công nghiệp
1 -3
1,59
0,5 - 1,6
0,86
0,27
0,18
Vật liệu phế thải bị tháo dỡ
0,05 - 0,4
Nguồn thải sinh hoạt khác (2) 0,05 – 0,3
(Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải rắn đô thị, GS.TS.Trần Hiếu Nhuệ, năm 2001)
Ghi chú: (1): kể cả nhà ở và trung tâm dịch vụ thương mại
(2): không kể nước và nước thải.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh và lượng rác thải [11].
– Điều kiện địa lý - khí hậu.
– Tập quán sinh hoạt của dân tộc, tôn giáo
– Nhận thức về môi trường và thái độ của cộng đồng.
– Mức độ phát triển kinh tế, trình độ sản xuất, tái chế, dịch vụ.
– Luật pháp, chính sách về quản lý rác.
19
3.4. Tính chất lý học, hoá học, sinh học của chất thải rắn đô thị [3]
3.4.1. Tính chất lý học
Khối lượng riêng
Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng riêng trên một đơn vị thể
tích, tính bằng kg/m3. Khối lượng riêng của CTRĐT sẽ rất khác nhau tuỳ theo
phương pháp lưu trữ: (1) để tự nhiên không chứa trong thùng, (2) chứa trong
thùng và không nén, (3) chứa trong thùng và nén.
Khối lượng riêng của CTRĐT sẽ khác nhau tuỳ theo vị trí địa lý, mùa trong
năm, thời gian lưu trữ, ... khối lượng riêng của CTRĐT lấy từ các xe ép rác
thường dao động trong khoảng từ 200kg/m3 đến 500kg/m3 và giá trị đặc trưng
thường vào khoảng 297kg/m3.
Độ ẩm
Độ ẩm của CTR thường được biểu diễn theo một trong hai cách: tính theo
thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô.
Trong lĩnh vực quản lý CTR, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn. Theo
cách này, độ ẩm của CTR có thể biểu diễn dưới dạng phương pháp sau:
w d
M =
x 100
w
Trong đó:
- M : độ ẩm (%)
- w : khối lượng ban đầu của mẫu CTR (kg)
- d : khối lượng của mẫu ctr sau khi đã sấy khô đến khối lượng không đổi
ở 1050C (kg)
Bảng 3.4. Khối lượng riêng và hàm ẩm của các chất thải trong rác sinh hoạt
Khối lượng riêng
Độ ẩm (% khối
lượng)
Loại chất thải
(1b/yd3)
Khoảng
dao động
Đặc
trưng
Khoảng Đặc trưng
dao động
Rác khu dân cư (không
20
nén)
Thực phẩm
220-810
70-220
70-135
490
150
85
50-80
4-10
4-8
70
6
5
Giấy
Carton
Nhựa
Vải
Cao su
Da
Rác vườn
Gỗ
Thuỷ tinh
70-220
70-170
110
110
220
270
170
400
330
150
270
540
810
1255
220
1-4
6-15
1-4
8-12
30-80
15-40
1-4
2-4
2-4
2-4
2
10
2
10
60
20
2
3
2
3
8
170-340
170-440
100-380
220-540
270-810
85-270
110-405
220-1940
540-1685
1095-1400
150-305
Lon thiếc
Nhôm
Các kim loại khác
Bụi, tro
6-12
6-12
5-20
Tro
Rác rưởi
6
15
Rác vườn
Lá (xốp và khô)
Cỏ tươi (xốp và ướt)
Cỏ tươi (ướt và nén)
Rác vườn (vụn)
Rác vườn (composted)
Rác khu đô thị
Xe ép rác
50-250
350-500
1000-1400
450-600
450-650
100
400
1000
500
550
20-40
40-80
50-90
20-70
40-60
30
60
80
50
50
300-760
500
15-40
20
Tại bãi rác
- Nén bình thường
- Nén tốt
610-840
995-1250
760
1010
15-40
15-40
25
25
Rác khu thương mại
Rác thực phẩm (ướt)
Thiết bị gia dụng
Rác khu thương mại (tt)
Thùng gỗ
800-1600
250-340
910
305
50-80
0-2
70
1
185-270
170-305
85-305
305-610
235-305
185
250
200
505
270
10-30
20-80
10-30
5-15
20
5
15
10
15
Phần rể cây
Rác cháy được
Rác không cháy được
Rác hỗn hợp
Rác xây dựng và phá dỡ
Rác khu phá dở (không
cháy)
20-25
1685-2695
2395
2-10
4
Rác khu phá dỡ (cháy được)
Rác xây dựng (cháy được)
505-675
305-605
605
440
4-15
4-15
8
8
21
Bê tông vỡ
Rác công nghiệp
Bùn hoá chất (ướt)
Tro
2020-3035
2595
0-5
-
1350-1855
1180-1515
170-420
1685
1350
270
3000
605
1685
605
1245
1515
1600
490
75-99
2-10
6-15
0-5
60-90
75-96
60-90
0-5
0-5
0-5
10-40
6-15
30-60
80
4
10
-
75
94
75
-
-
2
20
10
25
Vụn da
Vụn kim loại nặng
Trái cây thải bỏ (hỗn hợp)
Phân bón (ướt)
Rau cỏ thải bỏ (hỗn hợp)
Vụn kim loại nhẹ
Vụn kim loại (hỗn hợp)
Dầu, hắc ín, nhựa đường
Mạt cưa
2530-3370
420-1265
1515-1770
340-1180
840-1515
1180-2530
1350-1685
170-590
Vải thải
170-370
675-1265
305
840
Gỗ thải (hỗn hợp)
Rác nông nghiệp
Rác nông nghiệp (hỗn hợp)
Xác súc vật
675-1265
340-840
945
605
40-80
-
50
-
(Nguồn: Công ty môi trường tầm nhìn xanh, năm 2007)
3.4.2. Tính chất hoá học
Chất hữu cơ
Lấy mẫu, nung ở 950oC. Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn
thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 - 60%. Trong
tính toán, lấy trung bình 53% chất hữu cơ.
Chất tro
Phần còn lại sau khi nung - tức là các chất trơ dư hay chất vô cơ.
Hàm lượng cacbon cố định
Là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ khác không phải là
cacbon trong tro, hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 - 12%, trung bình là
7%. Các chất vô cơ khác trong tro bao gồm thủy tinh, kim loại… Đối với chất
thải rắn đô thị, các chất này có trong khoảng 15 - 30%, trung bình là 20%.
Nhiệt trị
Giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị này được xác định theo
công thức Dulông:
22
KJ
Kg
1
Đơn vị nhiệt trị
= 2,326 [145,4C + 620 H O + 41.S ]
8
Trong đó:
- C : Lượng cacbon tính theo %\
- H : Hydro tính theo %
- O : Oxi tính theo %
- S : Sunfua tính theo %
Bảng 3.5. Thành phần hóa học các hợp phần cháy được của chất thải rắn
% trọng lượng theo trạng thái khô
Hợp phần
C
H
O
N
S
Tro
Chất thải thực phẩm 48
6,4
6
37,6
44
44,6
22,8
31,2
Không xđ 2
11,6
38
42,7
2
2,6
0,3
0,3
0,4
0,2
0,2
5
6
5
Giấy
3,5
Catton
4,4
60
55
5,9
7,2
6,6
10
8
6
6
3
Chất dẻo
Vải, hàng dệt
Cao su
Không xđ Không xđ 10
4,6 0,15 2,45
Không xđ 10
78
Da
60
10
0,4
0,3
0,1
0,2
10
Lá cây, cỏ
Gỗ
Bụi, gạch vụn, tro
47,8
49,5
26,3
3,4
0,2
0,5
4,5
1,5
68
(Nguồn: Công ty môi trường tầm nhìn xanh, năm 2007)
Ghi chú: xđ: không xác định
3.4.3. Tính chất sinh học [3]
Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong chất
thải rắn sinh hoạt là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hoá sinh
học tạo thành các khí, chất rắn hữu cơ trơ, và các chất vô cơ. Mùi và ruồi nhặng
sinh ra trong quá trình chất hữu cơ bị thối rữa (rác thục phẩm) có trong chất thải
rắn sinh học.
Khả năng phân huỷ sinh học của các thành phần chất hữu cơ
Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 5500C,
thường được sữ dụng để đánh giá khả năng phân huỷ sinh học của chất hữu cơ
trong chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn
khả năng phân huỷ sinh học của phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt
23
là không chính xác vì một số thành phần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng rất
khó bị phân huỷ sinh học. (ví dụ: giấy in báo và nhiều loại cây kiểng).
Bảng 3.6. Thành phần có khả năng phân huỷ sinh học của một số chất hữu cơ
tính theo hàm lượng lignin.
Thành phần
VS (% chất rắn Hàm lượng lignin
tổng cộng TS) (LC), (%VS)
phần có khả
năng phân huỷ
sinh học (BF)
Rác thực phẩm
Giấy
7-15
0.4
0.82
Giấy in báo
giấy công sở
Carton
94.0
96.4
94.0
50-90
21.9
0.4
12.9
4.1
0.22
0.82
0.47
0.72
Rác vườn
(Nguồn: Công ty môi trường tầm nhìn xanh, năm 2007)
Sự hình thành mùi
Mùi sinh ra khi tồn trữ chất thải rắn trong thời gian dài giữa các khâu thu
gom, trung chuyển và thải ra bãi rác nhất là ở những vùng khí hậu nóng do quá
trình phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ có trong chất thải rắn sinh
hoạt. Ví dụ: trong điều kiện kỵ khí, sulfate có thể bị khử thành sulfide (S2-), sau
đó sulfide kết hợp vói hydro tạo thành H2S.
Sự sản sinh ruồi nhặng
Vào mùa hè cũng như tất cả các mùa của những vùng có khí hậu ấm áp, sự
sản sinh ruồi nhặng ở khu vực chứa rác là vấn đề đáng quan tâm.
Thông thường chu kỳ phát triển của ruồi ở khu dân cư từ trứng thành ruồi có
thể biểu diễn như sau:
- Trứng phát triển: 8-12 giờ
- Giai đoạn đầu của ấu trùng: 20 giờ
- Giai đoạn thứ hai của ấu trùng: 24 giờ
- Giai đoạn thứ ba của ấu trùng: 3 ngày
- Giai đoạn nhộng: 4-5 ngày
- Tổng cộng: 9-11 ngày
24
3.5. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn.
3.5.1. Phân loại chất thải rắn tại nguồn
Phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng được các phế liệu có thể tái sinh, tái chế,
hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguy cơ phát tán dịch
bệnh từ rác thải sinh hoạt, không gây mất mỹ quan đô thị vì các bãi rác lộ thiên,
góp phần xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn và giảm gánh nặng cho ngân
sách nhà nước về các khoản công tác vệ sinh đường phố, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn đô thị [4].
3.5.2. Thu gom chất thải rắn [6]
Thu gom chất thải là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở
hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển
tiếp, trung chuyển hay chôn lấp.
Dịch vụ thu gom rác thải thường có thể chia ra thành các dịch vụ "sơ cấp" và
"thứ cấp". Sự khác biệt này phản ánh yếu tố là ở nhiều khu vực, việc thu gom
phải đi qua một quá trình hai giai đoạn: thu gom rác từ các nhà ở và thu gom tập
trung về chổ chứa trung gian rồi từ đó lại chuyển tiếp về trạm trung chuyển hay
bãi chôn lấp.
Bảng 3.7. Nguồn nhân công và các thiết bị thu gom tại chỗ
Nguồn phát sinh rác
Người chịu trách
Thiết bị thu gom
thải
nhiệm
25
1. Từ các khu dân cư
- Nhà ở thấp tầng
- Dân cư tại khu vực, - Các đồ dùng thu gom tại
người làm thuê. nhà, các xe gom.
- Nhà trung bình
- Người làm thuê, nhân - Các máng tự chảy, các
viên phục vụ của khu thang nâng, các xe gom,
nhà, dịch vụ của các các băng chuyền chạy
công ty vệ sinh.
bằng khí nén.
- Nhà cao tầng
- Người làm thuê, nhân - Các máng tự chảy, các
viên phục vụ của khu thang nâng, các xe gom,
nhà, dịch vụ của các các băng chuyền chạy
công ty vệ sinh.
bằng khí nén.
2. Các khu vực kinh Nhân viên, dịch vụ của Các loại xe thu gom có
doanh, thương mại
các công ty vệ sinh.
bánh lăn, các côngtenơ lưu
giữ, các thang nâng hoặc
băng chuyền.
3. Các khu công
Nhân viên, dịch vụ của Các loại xe thu gom có
nghiệp
các công ty vệ sinh.
bánh lăn, các côngtenơ lưu
giữ, các thang nâng hoặc
băng chuyền.
4. Các khu sinh hoạt Chủ nhân của khu vực Các thùng lưu giữ có mái
ngoài trời (quảng hoặc các công ty công che hoặc nắp đậy.
trường, công viên …) viên, cây xanh.
5. Các trạm xử lý
nước thải
Các nhân viên vận Các loại băng chuyền khác
hành trạm nhau và các thiết bị.
6. Các khu nông
nghiệp
Chủ nhân của khu vực Tùy thuộc vào trang bị của
hoặc công nhân. từng đơn vị đơn lẽ.
(Nguồn:Giáo trình quản lý chất thải rắn .GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, năm 2001)
3.5.3. Vạch tuyến thu gom vận chuyển[3][6][20]
Các yếu tố cần xét đến khi chọn tuyến đường thu gom vận
chuyển
-
Xét đến chính sách và quy tắc hiện hành có liên quan tới việc tập trung chất
thải rắn, số lần thu gom 1 tuần.
-
Điều kiện làm việc của hệ thống vận chuyển, các loại xe, máy vận chuyển.
26
-
Tuyến đường cần phải chọn sao cho lúc bắt đầu và kết thúc hành trình phải ở
đường phố chính.
-
-
Ở địa hình dốc thì hành trình nên xuất phát từ điểm cao xuống thấp.
Chất thải phát sinh tại các nút giao thông, khu phố đông đúc thì phải được
thu gom vào các giờ có mật độ giao thông thấp.
Nguyên nhân nguồn tạo thành chất thải rắn với khối lượng lớn cần phải tổ
chức vận chuyển vào lúc ít gây ách tắc, ảnh hưởng cho môi trường.
Những vị trí có chất thải rắn ít và phân tán thì việc vận chuyển phải tổ chức
thu gom cho phù hợp.
Tạo lập tuyến đường thu gom vận chuyển
Chuẩn bị bản đồ vị trí các điểm tập trung chất thải rắn trên đó chỉ rõ số
lượng, thông tin nguồn chất thải rắn.
-
-
-
-
Phải phân tích thông tin và số liệu, cần thiết phải lập bảng tổng hợp thông
tin.
-
-
Phải sơ bộ chọn tuyến đường theo 2 hay 3 phương án.
So sánh các tuyến đường cân nhắc bằng cách thử dần để chọn được tuyến
đường hợp lý.
3.6. Trung chuyển và vận chuyển
3.6.1. Sự cần thiết của hoạt động trung chuyển [3]
Hoạt động trung chuyển và vận chuyển trở nên cần thiết khi đoạn đường vận
chuyển đến trung tâm xử lý hoặc bãi chôn lấp gia tăng làm cho việc vận chuyển
trực tiếp không kinh tế, cũng như khi trung tâm xử lý hoặc bãi chôn lấp nằm ở vị
trí rất xa và không thể vận chuyển trực tiếp chất thải rắn đến đó bằng đường quốc
lộ. Trạm trung chuyển được sử dụng khi:
-
Xảy ra hiện tượng đổ chất thải rắn không đúng quy định do khoảng cách vận
chuyển quá xa.
-
-
-
Vị trí thải bỏ quá xa tuyến đường thu gom (thường lớn hơn 10mi (16,09km)
Sử dụng xe thu gom có dung tích nhỏ (thường nhỏ hơn 20yd3 (15m3).
Khu vực phục vụ là khu dân cư thưa thớt.
27
-
Sử dụng hệ thống container di động với thùng chứa tương đối nhỏ để thu
gom chất thải từ khu thương mại.
-
Sử dụng hệ thống thu gom thuỷ lực hoặc khí nén.
3.6.2. Các dạng trạm trung chuyển [6]
Trạm Trung Chuyển (TTC) chất tải trực tiếp
Tại TTC chất tải trực tiếp, chất thải từ xe thu gom được chuyển sang xe vận
chuyển hoặc chuyển sang thiết bị ép chất thải vào xe vận chuyển hoặc thành từng
kiện chất thải để để chuyển đến bãi chôn lấp (BCL). Trong một số trường hợp,
chất thải được đổ ra bệ đổ và sau đó được đẩy vào xe vận chuyển sau khi đã tách
lọai các vật liêu có thể tái sinh được.
Trạm trung chuyển chất tải – lưu trữ
Trong TTC chất tải - lưu trữ, chất thải được đổ trực tiếp vào hố chứa, từ hố
này chất thải sẽ được chuyển lên xe vận chuyển bằng nhiều thiết bị phụ trợ khác.
sự khác biệt giữa TTC chất tải trực tiếp và TTC chất tải – lưu trữ là TTC chất tải
lưu trữ được thiết kế để có thể chứa chất thải trong khoảng từ 1-3 ngày.
Trạm trung chuyển kết hợp chất tải trực tiếp và chất tải thải
bỏ.
Hoạt động ở TTC này có thể mô tả như sau: tất cả những người chuyển chở
chất thải rắn đến TTC đều phải qua khâu kiểm tra ở trạm cân. Những xe thu gom
lớn sẽ được cân, sau đó đổ chất thải trực tiếp sang xe vận chuyển, rồi trở lại trạm
cân, cân xe và tính lệ phí thải bỏ.
3.6.3. Phương tiện và phương pháp vận chuyển [6]
Xe vận chuyển đường bộ, xe lửa và tàu thuỷ là những phương tiện chủ yếu sử
dụng để vận chuyển chất thải rắn. Hệ thống khí nén và hệ thống thuỷ lực cũng
được dùng.
Ở những nơi có thể vận chuyển chất thải từ TTC đến BCL cuối cùng bằng xe
vận tải thì các loại xe có toa moóc, xe có toa kéo một cầu và xe ép được dùng để
vận chuyển. Tất cả các loại xe náy có thể sử dụng ở bất cứ loại TTC nào. Một
cách tổng quát, các xe vận chuyển phải thoả mãn những yêu cấu sau:
28
-
Chi phí vận chuyển thấp nhất.
-
Chất thải phải được phủ kín trong suốt thời gian vận chuyển
Xe phải được thiết kế vận chuyển trên đường cao tốc
Không vượt quá giới hạn khối lượng cho phép
-
-
-
Phương pháp tháo dỡ chất thải phỉa đơn giản và có khả năng thực hiện độc
lập
3.7. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị
Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là giảm hoặc loại bỏ các thành phần không
mong muốn trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận dụng
vật liệu và năng lượng trong chất thải.
3.7.1. Xử lý sơ bộ chất thải rắn đô thị [6]
Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học
Nén rác là một khâu quan trọng trong quá trình xử lý chất thải rắn. Một số
phương tiện vận chuyển chất thải rắn được trang bị thêm bộ phận cuốn ép và nén
rác, điều này góp phần làm tăng sức chứa của xe và tăng hiệu suất chuyên chở
cũng như kéo dài thời gian phục vụ cho bãi chôn lấp. Các thiết bị nén ép có thể là
các máy nén cố định và di động hoặc các thiết bị nén ép cao áp.
Giảm thể tích bằng phương pháp hóa học
Chủ yếu bằng phương pháp trung hòa, hóa rắn kết hợp với các chất phụ gia
đông cứng , khi đó thể tích của chất thải có thể giảm đến 95%.
Tách, phân chia các hợp phần của chất thải rắn
Để thuận tiện cho việc xử lý, người ta phải tách, phân chia các hợp phần của
chất thải rắn. Đây là quá trình cần thiết trong công nghệ xử lý để thu hồi tài
nguyên từ chất thải rắn, dùng cho quá trình chuyển hóa biến thành sản phẩm hoặc
cho các quá trình thu hồi năng lượng sinh học.
3.7.2. Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện
29
Phương pháp ép kiện được thực hiện dựa trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung
thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng
tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như : kim loại, nilon, giấy, thủy
tinh, plastic… được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải
chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể
tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao [6].
3.7.3. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa các
chất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách
khoa học, tạo môi trường tối ưu đối với quá trình.
Phương pháp này được áp dụng rất có hiệu quả. Những đống lá hoặc đống
phân có thể để hàng năm và thành chất thải hữu cơ rồi thành phân ủ ổn định,
nhưng quá trình có thể tăng nhanh trong vòng một tuần hoặc ít hơn. Quá trình ủ
có thể coi như một quá trình xử lý tốt hơn được hiểu và so sánh với quá trình lên
men yếm khí bùn hoặc quá trình hoạt hóa bùn. Theo tính toán của nhiều tác giả,
quá trình ủ có thể tạo ra thu nhập cao gấp 5 lần khi bán khí mêtan của bể mêtan
với cùng một loại bùn đó và thời gian rút ngắn lại một nữa. Sản phẩm cuối cùng
thu được không có mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ. Trong quá
trình ủ, oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và hơn nữa so với ở bể aeroten. Quá
trình ủ áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử
lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra để giử cho
vật liệu luôn luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra
nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hóa sinh hóa các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng
của quá trình phân hủy là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin,
xenlulô, sợi [2].
3.7.4. Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt [6]
30
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đánh giá hiện trạng chất thải rắn Thị xã Đồng Xoài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_an_danh_gia_hien_trang_chat_thai_ran_thi_xa_dong_xoai.doc