Luận văn Nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm “Nước linh chi đóng chai”

́
̀
̀
̣GIAO DUC̣ VA ĐAO TAỌ  
  
LUẬN VĂN  
NGHIÊN CỨU  
THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM:  
“ NƯỚC LINH CHI ĐÓNG CHAI”  
..........., tháng ... năm ........  
CHƯƠNG 1  
MỞ ĐẦU  
1 Đặt vấn đề  
Từ ngàn xưa đến nay, cuộc đời bình thường của mỗi một con người đều phải trải qua bốn giai đoạn mặc  
định của tạo hóa, đó là chu trình sinh – lão – bệnh – tử. Để khắc phục phần nào của bệnh tật, bảo toàn mạng  
sống trước ngưỡng cửa cái chết và kéo dài tuổi thọ, các nhà khoa học đã không ngừng cố gắng tìm mọi cách can  
thiệp vào chu trình sống mặc định ấy. Từ những kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian, nhà nghiên cứu đã sử  
dụng nhiều loại thuốc, từ dạng sơ chế đến tinh chế, cô đặc, hoặc trích xuất từ các loại thảo dược có sẳn trong tự  
nhiên để điều trị bệnh.  
Ngày nay xu hướng sử dụng các thảo dược thiên nhiên để trị bệnh đã trở nên phổ biến, việc tìm kiếm  
những khả năng chữa trị từ các loại thảo dược đã được tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới: Nhật Bản, Trung  
Quốc, Đài Loan, Malaysia,  
Thái Lan, ….Trong đó, nấm Linh chi là đối tượng nghiên cứu của nhiều quốc gia. Đặc biệt là các nước vùng  
Châu Á, vì nó có nhiều tiềm năng về nguồn dược liệu.  
Linh chi là một loại dược liệu quý và được xếp trên cả nhân sâm. Tác dụng của Linh chi là phòng trị  
nhiều bệnh: huyết áp, tim mạch, gan, thận, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể…Chính vì thế, trên thế giới  
có nhiều nghiên cứu về linh chi nhằm tận dụng những lợi ích của nó để cải thiện sức khỏe con người.  
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây cũng đã xuất hiện khá nhiều sản phẩm từ Linh chi: thuốc Linh chi  
dạng viên nén, trà túi lọc Linh chi, rượu Linh chi…Tuy nhiên, những sản phẩm này còn quá ít so với yêu cầu  
của thị trường. Để đáp ứng được một phần nhu cầu này và đa dạng hóa sản phẩm nước giải khát. Chúng tôi tiến  
hành nghiên cứu thử nghiệm chế biến sản phẩm “ Nước Linh chi đóng chai”.  
1.2 Mục đích đề tài  
- 1 -  
Nghiên cứu thử nghiệm chế biến nước Linh chi đóng chai không sử dụng đường, không sử dụng chất bảo  
quản nhằm:  
- Cung cấp sản phẩm tốt cho sức khỏe mà những người bị bệnh béo phì, bệnh tiểu đường và bệnh tim  
mạch có thể sử dụng được.  
- Đa dạng hóa các sản phẩm nước giải khát trên thị trường  
3 Nội dung nghiên cứu  
- Khảo sát tỉ lệ nấm Linh chi với nước  
- Khảo sát tỉ lệ Bồ công anh với nước  
- Khảo sát tỉ lệ Cam thảo với nước  
- Khảo sát tỉ lệ Cỏ ngọt với nước  
- Khảo sát tỉ lệ Bụp giấm bổ sung  
- Các tỉ lệ khảo sát được đánh giá cảm quan về màu sắc và mùi vị sản phẩm. Từ đó chọn ra công thức  
chế biến tốt nhất  
- Đánh giá chất lượng sản phẩm về các chỉ tiêu lý hóa, chỉ tiêu vi sinh và cảm quan sau một tháng bảo  
quản xem có thay đổi hay không so với khi mới sản xuất. Nếu có thì sự thay đổi này còn nằm trong  
giới hạn cho phép hay không.  
CHƯƠNG 2  
TỔNG QUAN TÀI LIỆU  
- 2 -  
2.1 Tổng quan về nước giải khát  
2.1.1 Nguồn gốc nước giải khát[27]  
Lịch sử của nước giải khát có thể bắt nguồn từ loại nước khoáng được tìm thấy trong các dòng suối tự nhiên.  
Từ lâu, việc ngâm mình trong suối nước khoáng được xem là tốt cho sức khỏe do tác dụng trị bệnh của khoáng  
chất có trong nước suối. Các nhà khoa học cũng nhanh chóng phát hiện ra carbon dioxide (CO ) có trong các  
2
bọt nước khoáng thiên nhiên.  
Loại nước giải khát không ga (không CO ) đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 17 với thành phần pha chế gồm  
2
nước lọc, chanh và một chút mật ong. Năm 1676, Công ty Compagnie de Limonadiers tại Paris (Pháp) độc  
quyền bán các loại nước chanh giải khát. Đến năm 1767, tiến sĩ Joseph Priestley - một nhà hóa học người Anh -  
đã pha chế thành công loại nước giải khát có ga. 3 năm sau, nhà hóa học Thụy Điển Torbern Bergman phát  
minh loại máy có thể chế tạo nước có ga từ đá vôi bằng cách sử dụng acid sulfuric. Máy của Bergman cho phép  
sản xuất loại nước khoáng nhân tạo với số lượng lớn. Tuy nhiên, mãi đến năm 1832 loại nước khoáng có ga mới  
trở nên phổ biến nhờ sự ra đời hàng loạt của loại máy sản xuất nước có ga trên thị trường.  
Theo các chuyên gia y tế, thức uống bằng nước khoáng tự nhiên hay nhân tạo đều tốt cho sức khỏe. Các  
dược sĩ Mỹ bắt đầu bào chế thêm một số loại dược thảo với các hương vị khác nhau cho vào thức uống này. Do  
khách hàng thích đem thức uống về nhà nên ngành công nghiệp sản xuất nước đóng chai cũng phát triển theo để  
đáp ứng nhu cầu của họ.  
Năm 1899, ý tưởng về loại máy thổi thủy tinh sản xuất tự động chai thủy tinh đã được cấp bằng sáng chế. 4  
năm sau đó, máy thổi thủy tinh đi vào hoạt động. Khoảng đầu những năm 1920, máy bán nước giải khát tự động  
bắt đầu xuất hiện trên thị trường Mỹ. Năm 1923, những lốc nước ngọt gồm 6 hộp carton được gọi là Hom Paks  
đầu tiên ra đời. Từ đây, nước giải khát trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống người dân Mỹ.  
Kể từ 1852, với việc nước gừng được tung ra thị trường, các sản phẩm có thương hiệu đã xuất hiện và được  
cấp quyền kinh doanh. Bắt đầu từ những năm 1880, thị trường nước giải khát tràn ngập các loại nước uống có  
nhãn hiệu như Coca-Cola (1886), Moxie (1885), Dr.Pepper (1885), Pepsi-Cola (1898)...  
- 3 -  
Hình 2.1 Các loại nước giải khát được bày bán đa dạng trên thị trường  
Từ khi du nhập vào Việt Nam cho đến nay trên thị trường nước giải khát đa dạng các loại như nước giải khát  
không cồn và có cồn, nước giải khát có gas và không có gas, nước giải khát có thành phần thiên nhiên hay nhân  
tạo,…của rất nhiều công ty và cơ sở sản xuất như Coca-Cola, Pepsi-Cola, Chương Dương, Tân Hiệp Phát,…  
2.1.2 Tình hình tiêu thụ nước giải khát tại Việt Nam  
Nước ta là một nước nhiệt đới nên những ngày nắng nóng oi bức luôn kéo dài, vì vậy nhu cầu của con người  
cần có một sản phẩm hạ nhiệt nhanh chóng, tiện lợi, không làm mất nhiều thời gian đã góp phần làm đa dạng và  
thúc đẩy sự phát triển của thị trường nước giải khát Việt Nam.  
Trong một khoảng thời gian dài nước giải khát có gas chiếm lĩnh thị trường nhưng trong các năm từ năm  
2004 trở lại đây, Thị trường nước giải khát có gas đang bất lực nhìn sự lấn át của các loại nước không gas.  
Theo kết quả điều tra thị trường năm 2004 do Công ty cổ phần nước giải khát Tribeco đặt hàng một công ty  
nghiên cứu thị trường thực hiện, thị trường nước giải khát không gas tăng 10%/năm trong khi sản lượng nước  
ngọt có gas tiếp tục sụt giảm 5% [30].  
- 4 -  
Báo cáo này cũng cho thấy, để duy trì khả năng cạnh tranh, các công ty nước giải khát hầu như không tăng  
giá trong suốt năm qua, mặc dù giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Các công ty đã phải đầu tư lớn cho việc  
nghiên cứu để gia tăng thị phần các sản phẩm cũ và đưa thêm ngày càng nhiều sản phẩm mới ra thị trường.  
Theo cùng với xu hướng đó thì sự nhận thức của người tiêu dùng dần dần được cải thiện, bắt đầu thận trọng  
hơn trong việc bảo đảm sức khoẻ của mình. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đang có xu hướng chú trọng nhiều  
hơn đến sản phẩm chứa các thành phần có nguồn gốc thiên nhiên, đồ uống không cồn như nước ép trái cây tươi,  
nước uống bổ dưỡng, nước giải khát chứa thành phần thảo mộc, trà thảo dược,…bằng chứng là sự xuất hiện của  
Trà thảo mộc Dr.Thanh đã gây nên một cơn sốt trên thị trường nước giải khát.  
Theo điều tra các hộ gia đình ở TP.HCM do SGTT thực hiện, các loại trà giải khát có nguồn gốc thiên nhiên  
chiếm ưu thế với tỷ trọng lên đến 34,2% giá trị chi tiêu cho đồ uống. Nếu tính cả trà truyền thống (các loại trà  
bắc, trà tàu) thì tỷ trọng này lên đến 37,7% thị phần giá trị đồ uống giải khát.[29]  
Hình 2.2 Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng chi tiêu cho các sản phẩm đồ uống không cồn ở TP.HCM những  
tháng đầu năm 2009  
Các sản phẩm đồ uống có nguồn gốc thiên nhiên ngày nay còn được gọi với tên là “Thực phẩm chức năng”.  
Có rất nhiều các định nghĩa về thực phẩm chức năng, song tất cả đều thống nhất cho rằng: Thực phẩm chức  
- 5 -  
năng là loại thực phẩm nằm giới hạn giữa thực phẩm (truyền thống – Food) và thuốc (Drug). Đó là loại thực  
phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức  
khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số  
thành phần khác. Loại thực phẩm chức năng được kể đến đầu tiên là những thực phẩm mà khi ở dạng tự nhiên  
đã có những hoạt chất có lợi với lượng lớn. Tiếp đó là nhóm thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc  
tinh chế cô đặc lại ở dạng dễ sử dụng, hay gây biến đổi gene để tăng hàm lượng một số chất có lợi.  
2.1.3 Nguyên liệu sản xuất nước giải khát trong công nghiệp [31,32,33]  
Nguyên liệu căn bản nhất là nước, thường là nước tinh khiết (pure water) được tinh lọc với nhiều mức độ  
khác nhau tuỳ theo công nghệ và thiết bị xử lý nước. Nếu không đảm bảo, sản phẩm sẽ vẩn đục, lắng cặn, nhiễm  
vi sinh…  
Đường hoặc chất tạo ngọt (sweeteners) thường được gọi một cách "dân gian" là đường hoá học. Không phải  
loại đường hoá học nào cũng gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Saccharin đã bị cấm trên cả thế giới nhưng  
aspartame, sucralose... "được phép sử dụng". Chúng còn là thứ không có gì để thay thế trong sản xuất sản phẩm  
cho người có tiền sử tiểu đường.  
Hương liệu (flavor): hầu hết các loại nước ngọt đều có thêm hương liệu nhân tạo với nhiều mức độ khác  
nhau để tạo mùi thơm giống tự nhiên, tạo cảm giác dễ chịu. Có hai cấp độ: dùng để sản xuất công nghiệp và  
dùng để sản xuất trong thực phẩm. Ví dụ hương chè xanh dùng cho bột giặt không thể là hương chè xanh dùng  
trong nước chè xanh để uống. Hương liệu dùng trong chế biến công nghiệp thường có tạp chất, đôi khi là độc  
chất, sẽ rất nguy hiểm nếu dùng cho thực phẩm.  
Màu: màu thực phẩm (food grade) là một điều bắt buộc đối với các nhà sản xuất nước ngọt. Tuy nhiên,  
nhiều cơ sở nhỏ ở ta dùng màu công nghiệp ở chợ Kim Biên.  
Chất bảo quản (preservatives): nước ngọt do có chứa đường và một số chất dinh dưỡng có khả năng gây hư  
thối nên chất bảo quản sẽ kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm. Có những chất được phép sử dụng rộng rãi trên  
thế giới nhưng cũng có những chất bị cấm. Thông thường, dù được cho phép và coi như không độc hại, chất  
- 6 -  
bảo quản chỉ được phép sử dụng ở mức độ một phần ngàn trở lại (Phải xem danh mục cho phép sử dụng của cơ  
quan vệ sinh an toàn thực phẩm).  
Nước ngầm  
Cuối cùng, có thể có hoặc  
không có là C0 . Nước ngọt  
2
ga C02 dễ gây cảm giác  
hưng phấn khi uống nhưng  
với nhiều người, nhất là  
những người có vấn đề với  
hệ thống tiêu hoá, thì chất  
này có thể gây no hơi khó  
chịu hoặc một tác hại nào  
đó. 2.1.4 Giới thiệu qui  
trình sản xuất nước giải  
khát có gas không cồn  
trong công nghiệp[34]  
Xử lý 1  
Xử lý 2  
Đường tinh luyện  
Nấu Sirô  
Lọc  
Làm nguội  
Pha chế  
Chất phụ gia thực  
phẩm  
Hình 2.3 Quy trình sản  
xuất nước giải khát có gas  
không cồn trong công  
nghiệp  
Hoà trộn  
Làm lạnh bảo  
CO tinh khiết  
2
2.1.5 Thực tế của các loại  
nước giải khát có nguồn  
gốc thiên nhiên đang có  
trên thị trường Việt Nam  
[28,31,32,33]  
Chiết  
Chai rỗng, lon đã rửa  
sạch  
Thành phẩm  
Các loại nước trái cây, nước thảo mộc thiên nhiên đang chiếm tỷ lệ khoảng 40% thị trường nước giải  
khát.Người tiêu dùng chuộng các loại nước này, bởi sự liên tưởng với hình ảnh công nghệ chiết xuất hiện đại  
lấy thành phần tinh chất trong quả tươi mà pha chế thành nước giải khát.  
Góc khuất của công nghệ pha chế là hương liệu, màu tổng hợp, chất ổn định, chất bảo quản… không được  
nhắc tới hoặc chỉ nhắc tới rất mờ nhạt.Các loại nước trà xanh vị chanh, bên cạnh những quảng bá không màu  
- 7 -  
nhân tạo, không chất bảo quản, chiết xuất từ những đọt trà xanh tạo cảm giác tự nhiên hoàn toàn, trong thành  
phần vẫn có chất điều chỉnh độ chua 330, hương chanh. Nhìn vào thành phần ghi trên bao bì, gần như tất cả các  
loại nước cam đều pha chế từ hương liệu. Cụ thể, loại nước được coi là tươi ngon thiên nhiên như Twister của  
PepsiCo có thành phần là nước cam hoàn nguyên từ cốt cam cô đặc 65% (150g/l), và thành phần chứa chất điều  
chỉnh độ axít 330,331lll, chất ổn định 415, 414, 327, chất chống oxy hoá, hương cam tự nhiên và giống tự  
nhiên, chất bảo quản 202, màu tổng hợp…  
Nước cam của Orangina tự hào với “tép cam tươi nguyên chất” cũng chỉ có 12% nước cam nguyên chất, 2% tép  
cam, còn lại là nước có gas, tinh dầu cam…Còn với nước cam ép Mr Drink thì người tiêu dùng không thể xác  
định được hàm lượng cam trong đó là bao nhiêu khi nhà sản xuất chỉ ghi thành phần: nước cam ép, đường, nước  
tinh khiết, hương liệu tự nhiên, E110, axít Sorbic, Natricitrate...công nghệ sản xuất nước giải khát hiện nay là  
công nghệ pha chế hương liệu. Bởi dù có là trà, cam, táo, nho hay thảo mộc chăng nữa, nếu thiếu chất tạo màu,  
tạo mùi thì không thể giữ hương vị để cả năm trên quầy kệ bán ngoài đường mà không bị hư hỏng. Nước nào  
màu sắc đẹp, thơm, vị ngon thì dễ bán, quan trọng nhất là tiếp thị quảng cáo giỏi sẽ bán chạy.  
Các công đoạn pha chế cũng ngày càng đơn giản, khi các hương liệu tạo màu, tạo mùi, dịch quả (còn gọi là  
nước cốt), luôn có sẵn đủ các hương vị theo trái cây tự nhiên. Sản phẩm cao cấp thì dùng thêm đường trái cây  
vào cùng với đường kính để nước có hương vị thơm ngon hơn.  
Hiện nay do giá hương liệu và màu thực phẩm nguồn gốc thiên nhiên đắt 10 - 30 lần sản phẩm tổng hợp,  
nên muốn có giá thành rẻ, nhiều nơi không ngần ngại sử dụng các gói hương liệu, màu tổng hợp về pha với  
nước và đường. Thậm chí, nhiều điểm còn bán luôn gói nguyên liệu tổng hợp pha sẵn theo tỉ lệ một gói 10g/100  
lít nước…  
Theo ông Nguyễn Đăng Hiến, Giám đốc Công ty Bidrico nhận xét: “Nếu đúng là nước trái cây, thành  
phần chí ít phải có 15-20% nước cốt trái cây. Nhưng cạnh tranh nhau, để có được giá thành rẻ, nhà sản xuất  
dùng toàn hương liệu pha chế vẫn cho mùi và màu sắc tương tự. Còn khẩu vị thì chỉ có người tiêu dùng tinh ý  
mới nhận ra”.  
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Benzen là một hóa chất nằm trong danh sách chất độc hại có thể làm  
tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư máu leukaemia. Từ năm 1990, cơ quan thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ  
FDA đã có lời cảnh báo với ngành sản xuất nước giải khát Mỹ về hàm lượng Benzen có trong nước ngọt cao từ  
2,5 đến 5 lần giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới WHO để cho nước uống là 10ppb (parts per billion -  
phần tỷ). Vấn đề phát sinh do hai thành phần hiện nay vẫn thường gặp trong nước giải khát là chất bảo quản  
sodium benzoat và ascorbic acid (vitamin C) có thể phản ứng với nhau để hình thành benzen.Sodium benzoat,  
ký hiệu E211, hay 211 thường được dùng làm chất bảo quản trong công nghiệp thực phẩm. Ascorbic acid, hay  
- 8 -  
vitamin C, có trong rau quả, nước ép trái cây, thường cũng được cho thêm vào thực phẩm và thức uống như một  
chất kháng oxy hóa kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.  
Cơ chế phản ứng được Glen Lawrence-một trong những nhà hóa học đã từng thử nghiệm benzen cho FDA  
đầu thập niên 1990, giải thích:  
- Thoạt tiên, ascorbic acid tác dụng với kim loại sắt, đồng có trong nước để tạo thành những gốc tự do  
hydroxyl.  
- Cùng lúc sodium benzoat trong môi trường acid của nước ngọt, cho ra benzoic acid.  
- Các gốc hydroxyl sẽ tác kích benzoic acid, tách CO tạo thành benzen.  
2
Theo lawrence, phản ứng này có thể xảy ra trong thức uống cũng như thức ăn có chứa sodium benzoat và  
vitamin C, kể cả vitamin C tự nhiên có trong nước ép trái cây. Vì vậy, nước ép trái cây cũng như nước ngọt có  
dùng vitamin C không được dùng chất bảo quản là sodium benzoat.  
Trong khi đó, theo danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế Việt Nam  
ban hành, sodium benzoat và benzoic acid vẫn được phép sử dụng trong các sản phẩm nước giải khát như hoa  
quả ngâm giấm, ngâm đường, trong nectar quả thanh trùng đóng hộp, trong nước giải khát, nước uống dành cho  
thể thao, nước uống có dược thảo...  
2.2 Tổng quan về nguyên liệu  
2.2.1 Nấm Linh Chi  
2.2.1.1 Khái quát chung [ 3,6,14,17]  
Hơn 4000 năm trước đây (từ thời Hoàng đế 2550 – 2140 trước Công nguyên), giá trị dược liệu của nấm Linh  
chi đã được ghi chép trong các thư tịch cổ Linh chi được xếp vào “Thượng dược” trong sách “Thần Nông Bản  
Thảo” cách nay khoảng 2000 năm thời nhà Châu và sau đó được nhà y dược nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời  
Trân phân ra thành “Lục Bảo Linh Chi” (khoảng 1590) thời nhà Minh với các khái quát công dụng dược lý khác  
nhau, ứng theo từng màu.  
Từ đó đến nay, trãi qua bao thăng trầm của lịch sử, bao biến động của thời tiết, khí hậu, môi trường, Linh chi  
vẫn trường tồn và thể hiện giá trị “Siêu dược liệu”.  
- 9 -  
Hình 2.4 Nấm Linh chi đỏ  
Trong số các tên gọi: Bất lão thảo, Vạn niên nhung, Thần tiên thảo, Chi linh, Mộc linh chi, Hổ nhũ Linh  
chi, Đoạn thảo, Nấm Lim,…tên gọi Linh chi có lẽ tiêu biểu và mang tính lịch sử cần thống nhất sử dụng hơn cả.  
Đó là bắt nguồn từ tên phiên âm tiếng Trung Quốc: Lingzhi, hay theo tiếng Nhật: Reishi hoặc Mannentake. Ở  
các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,…việc nghiên cứu, phát triển và sử  
dụng Linh chi đang được công nghiệp hóa với qui mô rộng lớn, cả về phân loại học, thu hái tự nhiên, nuôi trồng  
chủ động, chế biến và bào chế dược phẩm, đồng thời nghiên cứu hóa dược các hoạt chất, tác dụng dược lý và  
phương pháp điều trị lâm sàng.  
Ở Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã nói về Linh chi từ lâu và Lê Quí Đôn đã chỉ rõ đó là  
“nguồn sản vật quí hiếm của đất rừng Đại Nam”. Linh chi được nuôi trồng thành công trong phòng thí nghiệm  
năm 1978 và vào thập niên 90, Linh chi mới “bùng nổ” ở Thành Phố Hồ Chí Minh sản lượng hàng năm mới đạt  
khoảng 10 tấn.  
2.2.1.2 Vị trí phân loại [3,4]  
Nấm Linh chi có vị trí phân loại được thừa nhận rộng rãi hiện nay:  
Ngành:  
Eumycota  
Ngành phụ:  
Lớp:  
Basidiomycotina  
Hymenomycetes  
Hymenomycetidae  
Lớp phụ:  
- 10 -  
Bộ:  
Aphyllophorales  
Ganodermataceae  
Ganodermoidae  
Ganoderma  
Họ:  
Họ phụ:  
Chi:  
Tên khoa học:  
Ganoderma lucidum  
2.2.1.3 Đặc điểm hình thái và chu trình sống của nấm Linh chi  
a) Đặc điểm hình thái nấm linh chi (Ganoderma lucidum)  
Linh chi thuộc nhóm nấm lớn và rất đa dạng về chủng loại. Từ khi xác lập thành một chi riêng là  
Ganoderma Karst (1881), đến nay tính ra có hơn 200 loài được ghi nhận, riêng Ganoderma lucidum đã có 45  
loài.  
Nấm Linh chi là một trong những loại nấm phá gỗ, đặc biệt trên các cây thuộc bộ Đậu (Fabales). Nấm  
xuất hiện nhiều vào mùa mưa, trên thân cây hoặc gốc cây. Ở Việt Nam Nấm Linh Chi được gọi là nấm Lim và  
được phát hiện ở miền Bắc bởi Patouillard N.T (1890 đến 1928).  
Nấm Linh Chi (quả thể) cây nấm gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm (phần phiến đối diện với mũ nấm).  
Cuống nấm dài hoặc ngắn, đính bên có hình trụ đường kính 0,5-3cm. Cuống nấm ít phân nhánh, đôi khi có uốn  
khúc cong queo. Lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm.  
Mũ nấm khi non có hình trứng, lớn dần có hình quạt. Trên mặt mũ có vân gạch đồng tâm màu sắc từ  
vàng chanh- vàng nghệ- vàng nâu - vàng cam - đỏ nâu - nâu tím nhẵn bóng như láng vecni. Mũ nấm có đường  
kính 2-15cm, dày 0,8-1,2cm, phần đính cuống thường gồ lên hoặc hơi lõm. Khi nấm đến tuổi trưởng thành thì  
phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm.  
b) Chu trình sống của nấm Linh chi  
- 11 -  
Quả thể  
Đảm  
Sợi nấm song nhân  
Sợi nấm đơn nhân  
ào tử  
đảm  
Phối nhân trong  
đảm  
Hình 2.5: Chu trình phát triển của nấm Linh chi [3]  
Khi nuôi cấy, tơ nấm lúc đầu có màu trắng, sau chuyển sang màu vàng, sợi nấm ngăn thành nhiều phần  
và hình thành các bào tử vô tính. Chu kỳ sống của nấm Linh chi giống hầu hết các loài nấm khác, nghĩa là cũng  
bắt đầu từ các bào tử, bào tử nảy mầm phát triển thành mạng sợi nấm gặp điều kiện thuận lợi sợi nấm sẽ kết  
thành nụ nấm, nụ phát triển thành chồi, rồi tán và thành tai trưởng thành. Mặt dưới mũ sinh ra các bào tử, bào tử  
phóng thích ra ngoài và chu trình lại tiếp tục (Đỗ Tất Lợi và ctv, 1991).  
2.2.1.4 Thành phần hóa học của nấm Linh chi(Ganoderma lucidum)  
Các phân tích của G-Bing Lin đã chứng minh các thành phần hóa dược tổng  
quát của nấm Linh chi như sau:[35]  
Bảng 2.1 THÀNH PHẦN HÓA DƯỢC TỔNG QUÁT CỦA NẤM LINH CHI  
THÀNH PHẦN TỈ LỆ CÁC CHẤT  
- 12 -  
Nước  
12 – 13%  
54 – 56%  
13 – 14%  
1.9 – 2.0%  
Cellulose  
Lignine  
Lipid  
Monosaccharide 4.5 – 5.0%  
Polysaccharide  
1.0 – 1.2% (chống hoạt động khối u, tăng  
sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể)  
0.14 – 0.16%  
Sterol  
Protein  
0.08 – 0.12%  
Thành phần khác K, Zn, Ca, Mn, Na, khoáng thiết yếu,  
nhiều vitamin, amino acid, enzyme và hợp  
chất alcaloid  
Từ những năm 1980 đến nay, bằng các phương pháp hiện đại: phổ kế UV (tử ngoại), IR (hồng ngoại),  
phổ kế khối lượng - sắc ký khí (GC – MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân và đặc biệt là kỹ thuật sắc ký lỏng cao  
áp (HPLC) cùng phổ kế plasma (ICP), đã xác định chính xác gần 100 hoạt chất và dẫn xuất trong nấm Linh  
chi.[17]  
Bảng 2.2: CÁC HOẠT CHẤT SINH HỌC VÀ DẪN XUẤT TRONG NẤM LINH CHI(GANODERMA  
LUCIDUM) [36]  
HOẠT CHẤT  
NHÓM  
HOẠT TÍNH DƯỢC LÝ  
Ức chế giải phóng histamine  
Ức chế kết dính tiểu cầu, thư giãn cơ,  
giảm đau  
Cyclooctasulfur  
Adenosine dẫn xuất Nucleotide  
Lingzhi – 8  
Proteine  
Chống dị ứng phổ rộng, điều hòa miễn  
dịch  
*** (Không xác Alcaloide  
Trợ tim  
- 13 -  
định)  
Ganodosterone  
Steroide  
Giải độc gan  
Lanosporeric acid A Steroide  
Ức chế sinh tổng hợp Cholesterol  
Ức chế sinh tổng hợp Cholesterol  
Ức chế sinh tổng hợp Cholesterol  
Lanosterol  
Steroide  
Steroide  
II, III, IV, V  
Ganoderans A, B, C Polysaccharide Hạ đường huyết  
Beta –D-Glucan  
BN-3B:1, 2, 3  
D -6  
Polysacc.  
Polysacc.  
Polysacc.  
Chống ung thư, tăng tính miễn dịch  
Chống ung thư, tăng tính miễn dịch  
Tăng tổng hợp protein, tăng chuyển  
hóa acid nucleic  
***  
Polysacc.  
Trợ tim  
Ganoderic acid R, S Triterpenoide Ức chế giải phóng histamine  
Ganoderic acid B, D, Triterpen.  
F, H, K, Y  
Hạ huyết áp, ức chế ACE  
Ganoderic acid  
Ganodermadiol  
Triterpen.  
Triterpen.  
Ức chế sinh tổng hợp Cholesterol  
Hạ huyết áp, ức chế ACE  
Ganodermic acid M, Triterpen.  
Ức chế sinh tổng hợp Cholesterol  
F
Ganodermic acid T, Triterpen.  
O
Ức chế sinh tổng hợp Cholesterol  
Lucidone A  
Triterpen.  
Triterpen.  
Triterpen.  
Triterpen.  
Acid béo  
Bảo vệ gan  
Lucidenol  
Bảo vệ gan  
Ganosporelacton A  
Ganosporelacton B  
Oleic acid dẫn xuất  
Chống khối u  
Chống khối u  
Ức chế giải phóng histamine  
2.2.1.5 Tác dụng trị liệu của nấm Linh chi  
Linh chi được dùng như một thượng dược từ khoảng 4000 năm nay ở Trung Quốc, chưa thấy có tài liệu  
nào về tác dụng xấu, độc tính của Linh chi. Cách đây hơn 400 năm, nhà y dược nổi tiếng của Trung Quốc Lý  
Thời Trân đã phân ra các nhóm Linh chi chính và khái quát tác dụng trị liệu của chúng.  
- 14 -  
Bảng 2.3: LỤC BẢO LINH CHI THEO LÝ THỜI TRÂN (1590)  
TÊN GỌI MÀU SẮC ĐẶC TÍNH  
Thanh chi  
(Long chi)  
Hồng chi  
Vị chua, tính bình, không độc, chủ trị sáng mắt, bổ sung  
khí, an thần tăng trí nhớ.  
Xanh  
Vị đắng, tính bình, không độc, tăng trí nhớ, dưỡng tim,  
bổ trung, chữa trị tức ngực.  
(Xích chi, Đỏ  
Đơn chi)  
Hoàng chi  
Vàng  
Vị ngọt, tính bình, không độc, an thần, ích tì khí.  
(Kim chi)  
Bạch chi  
(Ngọc chi)  
Hắc chi  
Vị cay, tính bình, không độc, ích phổi, thông mũi,  
cường ý chí, an thần, chữa ho, nghịch hơi.  
Trắng  
Vị mặn, tính bình, không độc, trị chí bí tiểu, ích thần  
khí.  
( H u y ề n Đen  
chi)  
Vị ngọt, tính ôn không độc, trị đau nhức khớp xương,  
gân cốt  
Tử chi  
Tím  
(Nguồn Đỗ Tất Lợi và ctv, 1991)  
Trên thực tế, có thể coi Linh chi không có độc tính. Quá trình kiểm tra đã được thực hiện ở Việt Nam, tại  
một số cơ sở sau:  
- Phân viện kiểm nghiệm Dược phẩm – Bộ y tế - Sài Gòn  
- Trung tâm đào tạo và nghiên cứu Y dược học dân tộc  
- Viện dược liệu, Hà Nội  
Kết quả cho thấy dùng liều cao (gấp 50 – 150 lần liều dùng thông thường cho người) cũng không gây ra  
nhiễm độc cấp tính, hay trường diễn. Do vậy chưa xác định được chỉ số LD 50 trên chuột nhắt trắng. Quan sát  
dài ngày, không thấy biểu hiện bất thường trên chuột thí nghiệm, các thông số hồng cầu, bạch cầu, tiểu  
cầu,…vẫn trong giới hạn bình thường.  
Theo cách diễn đạt truyền thống của người phương Đông, các tác dụng lớn của nấm Linh chi như sau:  
[4,5,16]  
-
Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn)  
- 15 -  
-
-
-
-
-
-
Bảo can (bảo vệ gan)  
Cường tâm (thêm sức cho tim)  
Kiện vị (củng cố dạ dày và hệ tiêu hoá)  
Cường phế (thêm sức cho phổi, hệ hô hấp)  
Giải độc (giải tỏa trạng thái dị cảm)  
Trường sinh (tăng tuổi thọ)  
Qua phân tích các hoạt chất về mặt dược lý và sử dụng nấm Linh chi, người ta thấy Linh chi có tác dụng với  
một số bệnh:  
Đối với các bệnh tim mạch: Nấm Linh Chi có tác dụng điều hoà, ổn định huyết áp. Khi dùng cho người  
huyết áp cao, nấm Linh Chi không làm tăng mà làm giảm bớt, dùng nhiều thì huyết áp ổn định. Đối với những  
người suy nhược cơ thể, huyết áp thấp thì nấm Linh Chi có tác dụng nâng huyết áp lên gần mức dễ chịu nhờ cải  
thiện, chuyển hoá dinh dưỡng. Đối với bệnh nhiễm mỡ, xơ mạch, dùng nấm Linh Chi có tác dụng giảm  
cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỷ trọng cao trong máu, làm giảm hệ số sinh bệnh. Nấm Linh  
Chi làm giảm xu thế kết bờ của tiểu cầu, giảm nồng độ mỡ trong máu, giảm co tắc mạch, giải toả cơn đau thắt  
tim. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra vai trò của các nguyên tố khoáng vết hiếm. Vanadium (V) có tác dụng  
chống tích đọng cholesterol trên thành mạch. Germanium giúp lưu thông khí huyết, tăng cường vận chuyển oxy  
vào mô. Hiện nay, chỉ số Ge trong các dược phẩm Linh chi được xem như là một chỉ tiêu quan trọng, có giá trị  
trong điều trị tim mạch và giảm đau trong trị liệu ung thư. [17,18]  
Đối với các bệnh về hô hấp: nấm Linh Chi đem lại kết quả tốt, nhất là với những ca điều trị viêm phế  
quản dị ứng, hen phế quản tới 80% có tác dụng giảm và làm nhẹ bệnh theo hướng khỏi hẳn.[4,5]  
Hiệu quả chống ung thư: Bằng việc kết hợp các phương pháp xạ trị, hoá trị, giải phẫu với trị liệu nấm  
trên các bệnh nhân ung thư phổi, ung thư vú và ung thư dạ dày có thể kéo dài thời gian sống trên 5 năm cao hơn  
nhóm không dùng nấm. Nhiều thông tin ở Đài Loan cho biết nếu dùng nấm Linh chi trồng trên gỗ long não  
điều trị cho các bệnh nhân ung thư cổ tử cung đạt kết quả tốt - khối u tiêu biến hoàn toàn.[4] Các nhà khoa học  
ở Đại học Haifa, Israel khẳng định nấm linh chi - một loài nấm dại thường dùng trong Đông Y ở Trung Quốc  
(và Việt Nam) - có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt. Ung thư tiền liệt tuyến là một trong những dạng ung thư phổ  
biến nhất ở đàn ông, với hơn 543.000 người được chẩn đoán mỗi năm trên toàn thế giới.  
Khả năng kháng HIV: Để khảo sát khả năng kháng HIV của các hợp chất trong nấm Ganoderma  
lucidum, người ta đã sử dụng dịch chiết từ quả thể trong thử nghiệm kháng virút HIV – 1 trên các tế bào lympho  
T ở người. Sự nhân lên của virút được xác định qua hoạt động phiên mã ngược trên bề mặt các tế bào lympho T  
đã được gây nhiễm HIV – 1. Kết quả cho thấy có sự ức chế mạnh mẽ hoạt động sinh sản của loại virút này (Gau  
- 16 -  
J.P, 1990; Kim, 1996). Do đó, nhiều quốc gia đã đưa Linh chi vào phác đồ điều trị tạm thời, nhằm tăng cường  
khả năng miễn dịch và nâng đỡ thể trạng cho các bệnh nhân trong khi AZT, DDI, DDC, còn hiếm và rất đắt.[4]  
Các nghiên cứu tại Nhật Bản đã chứng minh các hoạt chất từ nấm Linh chi có tác dụng như sau:(Masao Hattori,  
2001)  
- Ganoderiol F và ganodermanontirol có hoạt tính chống HIV – 1  
- Ganoderderic acid B và lucidumol B có tác động ức chế hữu hiệu protease HIV – 1  
- Ganodermanondiol và lucidumol A ức chế phát triển tế bào Meth – A (mouse sarcoma) và LLC  
(mouse lung carcinoma).  
Ngoài ra các ganoderma alcohol là lanostane triterpene với nhóm hydroxol  
năng chống HIV – 1, Meth – A và LLC ở chuột.[17,37]  
(-OH) ở vị trí C có khả  
25  
Khả năng antioxydant: Nhiều thực nghiệm chỉ ra vai trò của các saponine và triterpenoid, mà trong đó  
Ganoderic acid được coi là hiệu quả nhất (Wang C.H, 1985). Những nghiên cứu gần đây đang đẩy mạnh theo  
hướng làm giàu Selenium - một yếu tố khoáng có hoạt tính antioxydant rất mạnh – vào nấm Linh chi. Chính vì  
vậy con người có thể chờ đợi vào một dược phẩm tăng tuổi thọ, trẻ hoá từ nấm Linh chi nói chung và Linh chi  
Việt Nam nói riêng.[17]  
Các hoạt chất sinh học trong nấm Linh chi có khả năng khử một số gốc tự do trong cơ chế chống não  
hóa, chống ung thư. Bảo vệ và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ. Linh chi cũng có tác dụng giúp cơ thể thải  
loại nhanh các chất độc, kể cả các kim loại nặng như: Chì, Germanium..[16,18]  
2.2.1.6 Một số ứng dụng lâm sàn  
Trị suy nhược thần kinh: Bệnh viện Hoa sơn thuộc Viện Y học số 1 Thượng hải báo cáo: Dùng cả 2  
loại Linh chi nhân tạo và Linh chi hoang dại chế thành viên ( mỗi viên tương đương 1g thuốc sống), mỗi lần  
uống 3 viên, ngày 3 lần, một liệu trình từ 10 ngày đến 2 tháng. Trị 225 ca, tỷ lệ kết quả 83,5 - 86,3%, nhận xét  
thuốc có tác dụng an thần, điều tiết thần kinh thực vật và tăng cường thể lực.  
Trị chứng cholesterol máu cao: Báo cáo của Sở nghiên cứu kháng khuẩn tố công nghiệp Tứ xuyên,  
dùng liên tục từ 1 đến 3 tháng cho 120 ca thuốc có tác dụng hạ cholesterol huyết thanh rõ rệt, tỷ lệ kết quả 86%.  
Trị viêm phế quản mạn tính: Tổ nghiên cứu Linh chi tỉnh Quảng Đông báo cáo dùng siro Linh chi và  
đường Linh chi, trị 1.110 ca có kết quả và có nhận xét là thuốc có tác dụng đối với thể hen và thể hư hàn.  
Trị viêm gan mạn tính: Tác giả dùng polysaccarit Linh chi chiết xuất từ Linh chi hoang dại chế thành  
thuốc bột hòa nước uống, trị các loại bệnh viêm gan mạn hoạt động, viêm gan mạn kéo dài và xơ gan gồm 367  
ca, có nhận xét phần lớn triệu chứng chủ quan được cải thiện, men SGOT, SGPT giảm tỷ lệ 67,7%.  
- 17 -  
Trị chứng giảm bạch cầu: dùng polysaccarit chế thành viên (mỗi viên có 250mg thuốc sống) cho uống,  
theo dõi 165 ca, ghi nhận tỷ lệ có kết quả 72,57%.  
Trị bệnh xơ cứng bì, viêm da cơ, bệnh liput ban đỏ, ban trọc: dùng Linh chi chế thành dịch, tiêm bắp  
và viên uống. Trị xơ cứng bì 173 ca, tỷ lệ kết quả 79,1%, viêm da cơ 43 ca, có kết quả 95%, Liput ban đỏ 84 ca  
có kết quả 90%, ban trọc 232 ca, có kết quả 78,88%.  
Theo sách Trung dược ứng dụng lâm sàng: thuốc có tác dụng đối với bệnh loét bao tử, rối lọan tiêu hóa  
kéo dài, thường dùng phối hợp với Ngũ bội tử, Đảng sâm, Bạch truật, Trần bì, Kê nội kim, Sa nhân, Sinh  
khương.  
Trị xơ cứng mạch, cao huyết áp, tai biến mạch não: thường phối hợp với Kê huyết đằng, Thạch xương  
bồ, Đơn bì, Cẩu tích, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, Hoàng tinh. Thuốc còn cùng chữa bệnh động mạch vành, đau thắt  
ngực.  
Dùng giải độc các loại khuẩn: phối hợp với Cam thảo, Gừng, Táo.  
Ngoài ra sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam của Đỗ tất Lợi có ghi: thuốc chữa bệnh phụ nữ thời  
kỳ mãn kinh, giúp thông minh và trí nhớ, dùng lâu ngày giúp cho nhẹ người, tăng tuổi thọ. Nhiều người mua  
nấm Linh chi về nấu canh, nấu súp làm món ăn cao cấp.  
2.2.2 Cỏ ngọt  
2.2.2.1 Giới thiệu  
Cỏ ngọt ( Stevia, Sweetleaf, Candyleaf, Sweet herb of Paraguay) còn được gọi là cỏ đường, cỏ mật hoặc  
cúc ngọt.  
- 18 -  
Hình 2.6 Cây cỏ ngọt  
Nguồn gốc cỏ ngọt ở thung lũng Rio Monday nằm về phía đông bắc của xứ Panama, Nam Mỹ. Năm  
1888, nhà thực vật học người Paraguay là Moises Santiago Bertoni đã phân loại và chính thức đặt tên là Stevia  
rebaudiana Bertoni. Thổ dân Guarani ở Paraguay gọi cỏ ngọt là Caá-êhê. Từ cả ngàn năm nay, họ đã dùng loại  
thảo mộc này để làm dịu ngọt các thức ăn, thức uống có tính đắng, và cũng để chữa trị một số bệnh như béo phì,  
bệnh tim, cao huyết áp…[6]  
Cỏ ngọt là cây đa niên bán nhiệt đới, thuộc họ Cúc Asteraceae  
( Compositae). Stevia  
rebaudiana Bertoni là một trong số 154 loại cỏ ngọt thuộc giống họ Stevia. Cây cỏ ngọt mọc thành bụi, cao tới  
75cm khi trưởng thành. Thân non có màu xanh, thân già màu nâu. Bản lá dài 5-7cm, có mép hình răng cưa. Hoa  
nhỏ màu trắng. Phấn hoa có thể gây dị ứng. Chất ngọt tập trung ở lá. Lá già, ở dưới thấp chứa nhiều chất ngọt  
hơn lá non ở phía trên cao. Chất ngọt trong lá giảm đi khi cây trổ hoa vào tháng 9.  
Ngày nay, cây Cỏ Ngọt được trồng tại nhiều quốc gia như: Brazil, Argentina, Paraguay, Mexico, Nhật  
Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Israel, Hoa Kỳ…Riêng Canada, cây Stevia cũng được thấy  
trồng ở các tỉnh bang Alberta, British, Columbia, Ontario và Quebec. Bộ Canh Nông và Thực Phẩm Canada  
cũng có trồng thí nghiệm loại thảo mộc này tại nông trại thực nghiệm Delhi ( Ontario) [40]  
2.2.2.2 Thành phần  
Thành phần các chất có trong cỏ ngọt là diterpenoid glycosides và gồm có 4 loại chính: stevioside ( 5 –  
10%), rebaudioside A ( 2 – 4%), rebaudioside C ( 1 – 2%), và dulcoside A ( 0,5 – 1%). Hai loại phụ là  
rebaudioside D và E. Chất ngọt stevioside có vị ngọt gấp 300 lần hơn đường thường ( saccharose, sucrose). Đặc  
- 19 -  
0
biệt là nguồn đường không tạo calorie và rất ổn định ở nhiệt độ cao 198 C ( 388 độ F), không bị xậm màu và  
caramel hóa.[2,15]  
Chất ngọt chính trong cây là steviosid, ngọt gấp 300 lần saccharose.  
Hình 2.7 Công thức hoá học của Steviosid (theo wikimedia)  
Bên cạnh steviosid và rebaudiosid, số lượng ít hơn nhưng ngọt hơn steviosid 1,2 – 1,5 lần. Ngoài ra,  
trong thành phần cỏ ngọt chứa một hàm lượng rất thấp các chất: stigmasterol, sitosterol, campesterol, 8  
flavonoid, bên cạnh cosmosiin và 2 chất dễ bốc hơi caryophyllen, spathuienol. Một số khoáng đa lượng và vi  
lượng được tìm thấy trong cỏ ngọt: Ca, Mg, Fe, Mn, Sr, Cu, Cr, Cd.[41]  
Về mặt sinh vật học, sự hiện diện của gibberellin A trong cỏ ngọt đã chứng minh steviol có thể biến  
20  
hóa thành gibberillin. Phần chiết stevia có tính chất ức chế rotavirus, chống vi khuẩn Helicobacter pylori, được  
ứng dụng trị khối u. Những flavonoid trong cây ( 4,75%) có tính chất chống những vi khuẩn Bacillus subtilus,  
Staphylococcus aureus, Escherichia coli. Những người bị bệnh tiểu đường dùng steviosid giúp hạ đường trong  
máu, giảm huyết áp trên chuột, trên chó. Các thí nghiệm trên chuột, chất này ức chế sự phát triển ung thư trên  
da.[1,15]  
2.2.2.3 Công dụng  
Tại nhiều nước trên thế giới, chất steviosid hay chiết phẩm được dùng làm chất tạo vị ngọt thay thế các  
loại đường thường hoặc đường hóa học. Cỏ ngọt phơi khô, sấy khô có thể làm trà. Bột lá khô có thể trộn với bột  
làm bánh để thay thế đường. Trung Quốc xem cỏ ngọt như một dược liệu thiên nhiên rất tốt để giúp làm giảm  
- 20 -  
cân, ngon ăn và tiêu hóa tốt. Nhật Bản là quốc gia sử dụng cây cỏ ngọt nhiều nhất trên thế giới. Mỗi năm các  
công ty Nhật tiêu thụ từ 700 đến 1000 tấn lá stevia. Một số khác cần phải được nhập từ Đại Hàn, Đài Loan và  
Trung Quốc. Họ sử dụng chất tạo vị ngọt steviosid trong kẹo chewing gum, bánh ngọt, và trong các loại nước  
ngọt như Coca Cola. Như vậy, ở các quốc gia Á Châu và Nam Mỹ thì chất ngọt của Stevia được công nhận và  
được cho phép sử dụng như một chất phụ gia ( food additive). Ngược lại các quốc gia phương Tây ( Anh, Pháp,  
Hoa Kỳ, Úc Châu, Canada, v.v…) đều chưa công nhận stevia là chất phụ gia để tạo vị ngọt như các chất  
aspartame, sodium cyclamate, Stevia được xem là một loại thực phẩm bổ sung hay yếu tố dinh dưỡng. Tại Bắc  
Mỹ, các sản phẩm Stevia có thể được tìm thấy tại những tiệm bán thực phẩm thiên nhiên. Bột lá khô dùng làm  
trà, có vị ngọt gấp 300 lần vị ngọt của đường cát. Vị ngọt của Stevia thường để lại trong miệng hậu vị hơi  
đắng.[1]  
Cỏ ngọt nhìn từ phía Đông y và thực phẩm thiên nhiên: Giới kỹ nghệ thực phẩm thiên nhiên hết lòng ca  
ngợi và quảng cáo cây Cỏ ngọt như một giải pháp thiên nhiên rất tốt để thay thế các loại đường hóa học.  
Cỏ ngọt không tạo calorie nên rất thích hợp để làm giảm cân . Cỏ ngọt không làm bẩn răng , không gây  
sâu răng , bảo vệ vệ sinh răng miệng ,và cũng giúp vào việc làm lành các vết thương ngoài da . Bổ tim , lợi tiểu  
, làm giảm áp huyết ở những người cao máu , và đặc biệt nhất là đối với những người bị bệnh tiểu đường , cỏ  
ngọt giúp tụy tạng trong việc tiết chất insulin . Những người này thay gì dùng các loại đường hóa học như  
aspartame chẳng hạn, thì tốt hơn hết, họ nên dùng chất tạo vị ngọt thiên nhiên lấy từ Cỏ ngọt, vả lại nó cũng  
không làm tăng đường lượng .  
Giới chủ trương thuốc thiên nhiên thường dẫn chứng những kết quả tốt đẹp do cây Stevia mang đến tại  
Nhật bản và tại Nam Mỹ. Từ 30 năm nay, các nhà khoa học Nhật Bản đã hết lòng nghiên cứu các hoạt chất của  
Stevia , nhưng cũng không thấy có báo cáo nào nói lên tính chất độc hại hoặc tính gây ung thư của loại thảo  
mộc này cả . Thí nghiệm thực hiện tại đại học Maringa, Brazil cho biết chiết dịch lá Stevia có khuynh hướng  
giúp đem glucose vào trong tế bào nhờ vậy đường lượng trong máu được giảm xuống đi phần nào. [40]  
- 21 -  
2.2.3 Bồ Công Anh  
2.2.3.1 Giới thiệu  
Bồ công anh có 2 loại Bồ công anh Việt nam (Lactuca indica L.) và Bồ công anh Trung quốc  
(Taraxacum mongolicum Hand - Mazz) đều thuộc loại Hoa Cúc  
( Asteraceae). Bộ phận dùng làm thuốc là  
toàn cây có rễ. Vị đắng ngọt, tính hàn, qui kinh Can Vị.  
Hình 2.8 Cây Bồ công anh Trung Quốc(Taraxacum mongolicum Hand – Mazz)  
Bồ công anh được trồng nhiều ở Trung Quốc, trong nước loại cây này thường mọc hoang, mọc nhiều  
nhất là ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Trong sử dụng chữa bệnh, thường người ta dùng toàn thân cây.[42]  
Dược điển Việt Nam quy định lá Bồ công anh khô có độ ẩm không quá 12%, tro toàn phần không quá  
9%, ngọn có hoa không quá 10%, tạp chất hữu cơ (lá cây khác) không quá 1%, tỷ lệ ngọn mang lá và hoa dài  
quá 20 cm, không quá 10%.[4]  
- 22 -  
Hình 2.9 Bồ công anh khô - Ảnh: lương y Trần Duy Linh  
2.2.3.2 Thành Phần Hóa Học [43,46]  
Flavonoid toàn phần, trung bình là 0.98%.  
Phần lá và hoa thành phần gồm: nước 88,8%, protein 0,6%, sợi 0,44%, phần chiết được bằng Ether  
1,6%, tro 2,3%, Carbonhydrat toàn phần 3,7%, Phosphor 59,lmg, Vitamin C 73mg, Calci 473,5%, Vitamin A  
6700 đơn vị quốc tế/100g, Sắt 3,3%.  
Trong lá còn có: Thiamin 0,19mg, Riboflavin 0,14mg, Niacin 0,8mg/100g, Calci pectat 7,81%. Trong  
hoa còn có Lecithin, Violaxanthin, Xanthophyl, Taraxanthin. Toàn cây chứa chất đắng Taraxacin và một chất  
kết tinh Taraxacerin, Saponin,Phytosterol (b Sitosterol, Stigmasterol), Taraxasterol và Homotaraxasterol. Ngoài  
ra, còn chứa nhựa, tinh dầu, Pectose, Enzym, các acid béo gồm acid Melissic và p. Hydroxy phenacetic, sáp  
gồm Cerylpalmitat và Cerylstearat. Hạt có Alcaloid.  
2.2.3.3 Công dụng  
Thuốc sắc Bồ công anh có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết,  
phế cầu, não mô cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn lỵ Flexener, trực khuẩn mủ xanh, Leptospira  
hebdomadia.  
Nước sắc Bồ công anh có tác dụng lợi mật, bảo vệ gan, lợi tiểu.  
Nước sắc Bồ công anh có tác dụng nhuận trường.  
Lương y Phạm Như Tá (TP.HCM) cho biết: theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị ngọt, tính bình, giúp  
mát cho huyết, có công dụng giải nhiệt, giải độc, tán sưng, tiêu ung - đặc hiệu trị vú sưng đau, nên những  
trường hợp nhũ ung (nhọt mọc ở bầu vú), vú có ung nhọt thì nó là thứ thuốc rất hay dùng chữa trị. Ngoài ra, bồ  
công anh còn có tác dụng thông lợi được chứng lâm - chứng về tiểu tiện, giúp đen râu, đen tóc, giải được thức  
ăn có độc, tiêu được đinh nhọt…[42]  
- 23 -  
Bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt hòa trung, dưỡng vị, dùng chữa tỳ vị hư nhược, viêm dạ dày mạn  
tính, vùng dạ dày khoan bụng trướng đau, tiêu hóa kém.[34]  
Lá bồ công anh có tác dụng lợi tiểu, giúp cơ thể lọc thải các chất độc qua thận cũng như tăng tiết mật vào  
ruột để đào thải các chất độc trong gan.[45]  
2.2.4 Cam Thảo [46]  
2.2.4.1 Giới thiệu  
Cam có nghĩa là ngọt, thảo là cây cỏ. Cam thảo là cây có vị ngọt, vì vậy được dùng để gọi tên. Tên khoa  
học: Glycyrrhiza uralensis Fisch. Họ Cánh Bướm (Fabaceae).  
Hình 2.10 Cây cam thảo và cam thảo cắt lát phơi khô  
Vị thuốc cam thảo còn gọi là Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo (Bản Kinh), Mỹ thảo, Mật cam (Biệt Lục),  
Thảo thiệt (Thiệt Tịch Thông Dụng Giản Danh), Linh thông (Ký Sự Châu), Diêm Cam thảo, Phấn cam thảo  
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Điềm căn tử (Trung Dược Chí), Điềm thảo (Trung Quốc Dược Học  
- 24 -  
Thực Vật Chí), Phấn thảo (Quần Phương Phổ), Bổng thảo (Hắc Long Giang Trung Dược), Cam thảo bắc  
(Dược Liệu Việt Nam).  
Phần dùng làm thuốc: Rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô (Radix Glycyrrhizae). Rễ cam thảo hình trụ tròn  
không phân nhánh, thẳng, dài khoảng 30cm, đường kính 0,8-2cm. Mặt ngoài màu nâu đất hay đỏ nâu, có  
nhiều nếp nhăn dọc và lỗ vỏ nằm ngang lồi lên, lưa thưa có vết của rễ con. Mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang màu  
vàng nhạt, để lộ lớp bần mỏng, tầng sinh gỗ và tia tủy tỏa tròn. Mùi đặc biệt, vị ngọt dịu  
2 Thành phần hoá học  
Trong Cam Thảo có Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, Uralenic acid, Liquiritigenin, Isoliquitigrenin,  
Liquiritin, Neoliquiritin, Neoisoliquiritin, Licurazid  
- Glycyrrhizin, 18b-Glycyrrhetic acid, Glucuronic acid, Glycyrrhizic acid  
- Uralsaponin  
- Licorice-Saponin A3, B2, C2, D3, E2, F3, G2, H2, J2, K2  
- Liquiritigenin, Liquiritin, Isoliquiritigenin, Isoliquiritin, Neoliquiritin, Neoisoliquiritin.  
2.2.4.3 Tác dụng dược lý  
Tác động giải độc: Thuốc có tác dụng giải độc đối với rất nhiều loại thuốc và độc tố, như Chloralhydrat,  
Physostigmin, Acetylcholin, Pilocarpin.  
Giải các loại Barbituric, Histamin.  
Tam Hảo Anh Phu báo cáo: Muối Kali và Canxi của axit Glyxyrizic có tác dụng giải độc rất mạnh đối  
với độc tố của Bạch hầu, chất độc của cá, lợn, nọc rắn, hiện tượng choáng.  
Cửu Bảo Mộc Hiến và Tinh Kỳ Hòa Tử (Nhật Bản 1954) đã báo cáo chất Glyxyrizin có khả năng giải  
độc ngộ độc do Stricnin. Các tác giả còn cho biết khả năng giải độc của Cam thảo có liên quan đến sự thủy  
phân Glyxyrizin ra axit Glycuronic.  
Năm 1953, Otto Gessner và năm 1956, Từ Tá Hạ, Diệm Ứng Cử Bi Tây Bình báo cáo trong Trung Hoa  
Y Học tạp chí (8: (755-766) là Cam thảo có tác dụng giải độc đối với độc tố uốn ván.  
Chất Glyxyridin có tác dụng chống các hóa chất gây ung thư gan, có tác dụng bảo vệ gan chống các loại  
thuốc hại gan như Carbon tetra chloride… Chất Glyxyridin còn có tác dụng hút các chất độc nhưng Cam thảo  
không có tác dụng giải độc với Atropin, Mocphin, Stibium, lại có tác dụng tăng độc tính nhẹ đối với Ephedrin  
và Adrenalin.  
Tác dụng chỉ khái, hóa đàm: Tác dụng chỉ khái có quan hệ đến thần kinh trung ương, Cam thảo kích  
thích xuất tiết của hầu họng và khí quản, làm cho loãng đàm.  
- 25 -  
Tác dụng như loại Cocticoit: Cam thảo có tác dụng giữ nước và muối NaCl trong cơ thể, bài thải Kali  
gây phù, làm tăng huyết áp.  
Tác dụng chống loét đường tiêu hóa: Trên thực nghiệm súc vật, cao lỏng, nước chiết xuất Cam thảo đều  
có tác dụng chống loét, ức chế tiết dịch axit dịch vị do có tác dụng ức chế Histamin, làm vết loét chóng lành.  
Tác dụng chống co thắt đối với cơ trơn ống tiêu hóa.  
Năm 1956, H.Berger và H.Holler đã thí nghiệm so sánh nước Cam thảo với tác dụng của Papaverin  
clohydrat thì thấy kết quả là 1/450 và 1/3100.  
Tác dụng nội tiết tố dục tính: Năm 1950, Christopher H. Costello (J. Amer Pharmaceut ASS) đã báo cáo  
trong Cam thảo có chất tác dụng như nội tiết tố dục tính đối với âm đạo chuột bạch.  
Tác dụng kháng khuẩn: Cồn chiết xuất Cam thảo và Glycuronic acid (in vitro) có tác dụng ức chế các  
loại tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, trực khuẩn Coli, Amip và Trichonomas. Cam thảo còn có tác dụng kháng  
viêm, thành phần kháng viêm chủ yếu là Glycirisin và Glycuronic acid. Trên mô hình gây phản ứng dị ứng  
cho chuột Hà Lan, thuốc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau. Các tác giả cho rằng tác dụng kháng viêm  
và chống dị ứng của thuốc là do tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, kháng Histamin và làm  
giảm tính phản ứng của tế bào đối với kích thích.  
Tác dụng đối với khả năng thực bào của tế bào thực bào ổ bụng của chuột nhắt nếu chuột ở trạng thái bị  
kích thích, tức là khả năng đề kháng của cơ thể yếu, Cam thảo có tác dụng làm tăng khả năng thực bào; còn  
nếu chuột ở trạng thái yên tĩnh thì thuốc lại có tác dụng ức chế. Điều này cho thấy tác dụng bổ của Cam thảo  
xảy ra khi cơ thể suy yếu, còn lúc khỏe thì ảnh hưởng không tốt. Một chất chiết xuất từ Cam thảo gọi là LX  
(là một Glucoprotien khác với Glycuronic acid) chích vào tĩnh mạch chuột nhắt sẽ làm giảm số tế bào có tác  
dụng miễn dịch và sinh kháng thể, tức là ức chế tác dụng miễn dịch.  
Glyxyrisin của Cam thảo có tác dụng làm hạ mỡ rõ rệt, nhưng không có tác dụng phòng xơ mỡ động  
mạch.  
Cam thảo cùng với Sài hồ có tác dụng chống thoái hóa mỡ ở gan.  
Cam thảo còn có tác dụng giải nhiệt, chống lợi niệu và trên thực nghiệm có tác dụng chống rối loạn nhịp  
tim.  
Độc tính: độc tính của Cam thảo rất thấp. Cao lỏng Cam thảo cho chuột lớn và nhỏ uống trong 40 ngày  
theo dõi nhiễm độc bán cấp, đã phát hiện cân nặng tăng, tuyến thượng thận hơi teo và chức năng giảm. Cam  
thảo uống liều cao xuất hiện đầy bụng, kém ăn và rối loạn tiêu hóa. Chất thủy phân Glyxyrisin có tác dụng  
dung huyết  
- 26 -  
Có tác dụng trị bệnh Addison vì trong Cam thảo có acid Glycyretic cấu tạo gần như Cortison vì thế có  
tác dụng trên sự chuyển hóa các chất điện giải, giữ Natri và Clorua trong cơ thể, giúp sự bài tiết Kalium  
Việc phối hợp liều nhỏ Cimetidine và Cam thảo đã loại trừ Glycyrrhizin, thí nghiệm trên tổn thương  
niêm mạc dạ dày, đã làm giảm độc tính của Cimetidin và có tác dụng tốt điều trị loét dạ dày, tá tràng  
2.2.5 Bụp Giấm [47]  
2.2.5.1. Mô tả  
Cây có tên khoa học là Hibiscus subdariffa L.thuộc họ Bông: Malvaceae. Cây sống một năm , cao 1,5 -  
2m, phân nhánh gần gốc, mầu tím nhạt. Lá hình trứng, nguyên, mép lá có răng. Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần  
như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng.Quả nang hình trứng, có lông thô mang đài  
mầu đỏ sáng tồn tại bao quanh quả. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10. Bộ phận dùng là lá, hạt, đài hoa.  
Hình 2.11 Cây bụp giấm  
2.2.5.2. Thành phần hoá học  
Cả lá, đài hoa Bụp giấm giàu về axit và protein. Các axit chính tan trong nước là axit xitric, axit malic,  
axit tartric, axit hibiscus. Chúng cũng chứa gossypetin và clorit hibiscin là những chất có tính kháng sinh.  
Hoa chứa một chất mầu vàng loại flavonol glucosit là Hibiscitrin; Hibiscetin; Gossypitrin và Sabdaritrin.  
Quả khô chứa canxi oxalat, Gossypetin, Anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và Vitamin C.  
Hột chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ, 7% chất khoáng. Dầu hột bụp giấm tương  
tự như dầu hột bông vải có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Dầu chứa vitamin và các chất béo không no,  
có tác dụng tốt đối với người cao tuổi và người kiêng ăn.  
2.2.5.3. Tác dụng dược lý  
- 27 -  
Đài hoa Bụp giấm có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có  
tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài hoa bụp giấm để trị viêm họng, ho.  
Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa Bụp giấm đem tiêm vào  
mèo thí nghiệm (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin. Một  
chiết đoạn polysaccharit nụ hoa bụp giấm tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát  
triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột.  
Dầu ép từ hạt bụp giấm và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn  
như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus...  
và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: aspergillus, trychophyton, cryptococcus...  
2.2.5.4 Công dụng  
Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế  
nước giải khát, làm mứt.Có nơi dùng chế xiro. Người ta có thể cho xiro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và  
cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut. Toàn cây có thể chế rượu vang: rượu có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua  
dịu, dáng dấp của vang Bordeaux.  
Lá, đài của hoa bụp giấm chín rất nhanh và chỉ được thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở khi  
chúng còn mềm, không nhăn héo và có mầu đỏ xẫm. Lá đài để tươi, rửa sạch ép lấy nước, pha thêm đường và  
nước lọc làm đồ uống giải khát.  
Sắc đài hoa mọng nước lấy nước uống hay hãm uống giúp cho tiêu hoá và trị các bệnh về mắt. Nó cũng  
dùng để trị bệnh tim và thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch.  
Gần đây, Rovesti và Griebel công bố tác dụng chữa xơ vữa động mạch và tính kháng khuẩn đường ruột  
cao của Bụp giấm.  
Các nhà nghiên cứu Malaixia cho biết nước ép từ lá đài tươi của Bụp giấm có tác dụng bổ dưỡng và  
phòng ngừa bệnh ung thư.  
Ở Thái Lan, lá đài Bụp giấm phơi khô sắc uống là thuốc lợi tiểu mạnh chữa sỏi thận. Lá và cành chữa  
ho, hạt bổ dạ dầy.  
Ở Myanma, hạt Bụp giấm chữa suy nhược cơ thể, còn ở Đài loan, hạt được dùng để nhuận tràng nhẹ, bổ  
và lợi tiểu.  
Ở Philippin, rễ Bụp giấm là thuốc bổ và kích thích tiêu hoá.  
Trên thế giới hiện nay, người ta có xu hướng đi tìm và chiết xuất chất mầu từ cây cỏ để nhuộm mầu thức  
ăn và đồ uống thay thế cho các loại hoá chất. Nước ta cũng đã chiết mầu đỏ từ lá, đài Bụp giấm cho mục đích  
này.  
- 28 -  
CHƯƠNG 3  
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu  
Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 4/2009 đến 6/2009  
Địa điểm: Phòng thí nghiệm khoa công nghệ sinh học trường Đại Học Bình Dương  
3.2 Vật liệu nghiên cứu  
3.2.1. Nguyên liệu  
- Nấm Linh chi đỏ của Công ty TNHH Linh Chi VINA mua tại quận 12, TP Hồ Chí Minh. Linh chi ở  
dạng khô đã được làm sạch.  
- Bồ công anh mua tại tiệm thuốc trên đường Hải Thượng Lãn Ông - quận 5 - TP Hồ Chí Minh. Bồ công  
anh đã được phơi sấy ở dạng khô.  
- 29 -  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 78 trang yennguyen 29/10/2024 690
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm “Nước linh chi đóng chai”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_thu_nghiem_san_pham_nuoc_linh_chi_dong_c.pdf