Luận văn Quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm thủy sản đông lạnh

p tốt nghiệp  
GVHD: Nguy
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  
ĐỀ TÀI: “QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ  
SẢN XUẤT THỰC PHẨM THỦY SẢN  
ĐÔNG LẠNH”  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 1  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam  
Độc lâp - Tự do - Hạnh phúc  
ĐƠN XIN XÁC NHN  
Kính gủi: Ban giám đốc Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Xuất Khẩu Tân Bình  
Chúng tôi tên: Bảo Quý Phương – Hà Văn Điệp  
Hiện đang là sinh viên khoá 05 khoa thủy sản trường Cao Đẳng Công Nghiệp Thực  
Phẩm TP HCM.  
Trong thời gian qua được sự giúp đỡ của nhà trường và ban giám đốc Công Ty Cổ  
Phần Thực Phẩm Xuất Khẩu Tân Bình, tôi đã hoàn thành thực tập tốt nghịêp. Nay tôi  
làm đơn này kính mong ban giám đốc công ty xác nhận cho tôi đã thực tập tại công ty  
trong thời gian qua.  
Kính mong sự giúp đỡ của ban giám đốc công ty.  
Tôi xin chân thành cảm ơn !  
Xác nhận của: Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Xuất Khẩu Tân Bình  
………………………………………………………………………………………  
…………………………………………………………………………………  
…………………………………………………………………………………  
…………………………………………………………………………………  
…………………………………………………………………………………  
…………………………………………………………………………………  
…………………………………………………………………………………  
………………………………….  
TP HCM, Ngày…. Tháng 06 Năm 2008  
Người viết đơn:  
Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 2  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
MỤC LỤC  
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................3  
LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................5  
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY.........................................................................6  
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Tân Bình :.....6  
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty: ........................................................................................6  
1.2.Sơ đồ tổ chức bố trí nhân sự tại xưởng sản xuất mặt bằng nhà máy :.........................10  
1.3 An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy :....................................................................16  
1.4 Xử phế thải nước – khí thải vệ sinh công nghiệp : ................................................17  
CHƯƠNG II: CÁC SẢN PHẨM CHÍNH ...........................................................................20  
2.1 Sản phẩm : .........................................................................................................................20  
2.2. NĂNG SUẤT CỦA NHÀ MÁY VỚI TỪNG LOẠI SẢN PHẤM .................................23  
CHƯƠNG III: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT......................................................................25  
3.1 Bạch tuộc:.........................................................................................................................25  
3.2 Nhiệm vụ của nguyên liệu :...............................................................................................25  
3.3 Các phương pháp bảo quản nguyên liệu:...........................................................................27  
CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT .................................................29  
4.Quy trình sản xuất bạch tuộc cắt đông lạnh block:...............................................................29  
4.1Sơ đồ quy trình sản xuất bạch tuộc cắt đông lạnh block: ...................................................29  
4.2 Máy và thiết bị:..................................................................................................................46  
4.3 Các sự cố trong sản xuất và cách khắc phục sự cố trong từng công đọan :.......................50  
CHƯƠNG V: KIỄM TRA SẢN PHẨM..............................................................................53  
Các sản phẩm chính, phụ,phế phẩm của nhà máy:..................................................................53  
Phương pháp kiểm tra sản phẩm xử phế phẩm:..............................................................54  
Các thủ tục cần tuân thủ: .........................................................................................................56  
Giám sát và hành động sữa chữa: ............................................................................................57  
QUY PHẠM SẢN XUẤT (GMP).......................................................................................100  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 3  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
1.Quy trình:..........................................................................................................................100  
2. Giải thích /lý do:...............................................................................................................100  
3. Các thủ tục cần tuân thủ:................................................................................................100  
4.Phân công trách nhiệm biểu mẫu giám sát: ..............................................................100  
KẾT LUẬN KIẾN NGH.............................................................................................118  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 4  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
LỜI CẢM ƠN  
Chúng em xin chân thành cám ơn quý thầy, quý cô khoa Thủy Sản đã tạo điều  
kiện cho chúng em về cơ sở vật chất cũng như truyền đạt cho em những kiến thức về  
chuyên ngành. Và thầy đã hết lòng chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình học tập  
tại trường, thầy đã tạo điều kiện cho chúng em nắm vững thuyết từng bước  
tiếp cận thực tế. Đặc biệt em xin cảm ơn thầy Nguyễn Công Bỉnh, người đã tận tình  
hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo này.  
Chúng em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty cổ phần xuất khẩu thực  
phẩm Tân Bình và các cô chú, anh chị công nhân đã tạo điều kiện cho em hoàn thành  
tốt chuyên đề thực tập này. Các cô chú, anh chị đã bỏ nhiều thời gian của mình để giải  
đáp tất cả những câu hỏi của chúng em. Và các cô chú, anh chị luôn động viên nhắc  
nhở em, giúp đỡ em có thể vượt qua các trở ngại trong suốt thời gian thực tập và xây  
dựng đề tài.  
Trong quá trình hoàn thành đề tài này chúng em đã cố gắng rất nhiều, nhưng do  
thời gian có hạn nên đề tài của chúng em không thể nào tránh khỏi những sai sót. Vì  
vậy em rất mong thầy cô, ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể các cán bộ công nhân  
viên trong công ty và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài của chúng em được hoàn  
thành tốt hơn.  
Xin chân thành cảm ơn  
TP.HCM, ngày 12 tháng 6 năm 2008  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 5  
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
LỜI MỞ ĐẦU  
Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản với bờ biển  
dài và khí hậu nhiệt đới gió mùa đã góp phần tạo nên nguồn nguyên liệu thuỷ hải sản  
rất phong phú ở nước ta.Thủy sản Vịêt Nam rất đa dạng với khoảng 2000 loài cá  
trong đó có 40 loài có giá trị kinh tế, trên 70 loài tôm, khoảng 32 loài có giá trị kinh  
tế, mực khoảng100 loài và khoảng 30 loài được khai thác. Biết tận dụng những ưu  
thế đó, nước ta đang ngày càng khuyến khích phát triển ngành chế biến thuỷ sản để  
đem lại nguồn lợi kinh tế cho đất nước ngày càng phát triển. Muốn phát triển ngành  
chế biến thuỷ sản đòi hỏi phải một lực lượng được đào tạo bài bản, nắm bắt được  
các quy trình công nghệ chế biến tiên tiến hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của  
người tiêu dùng và để tham gia xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Các sản phẩm thuỷ  
hải sản được chế biến từ tôm, cá, mực đã trở nên rất quen thuộc với người tiêu dùng  
trong cũng như ngoài nước. Hiện nay có các sản phẩm mới được người tiêu dùng yêu  
thích và đặc biệt sản xuất để xuất sang các thị trường như Nhật, Mỹ …và các nước  
Châu Âu đó sản phẩm được chế biến từ bạch tuộc được cắt đem đông block. Do  
vậy việc tìm hiểu về quy trình và hệ thống quản chất lượng sản phẩm bạch tuộc  
đông block là một đề tài hữu ích giúp trang bị thêm những kiến thức bổ ích cho sinh  
viên ngành thuỷ sản, những người chuẩn bị góp sức mình để phát triển ngành thuỷ sản  
nước nhà.  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 6  
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY  
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần thực phẩm xuất  
khẩu Tân Bình :  
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty:  
Tên giao dịch: Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Tân Bình.  
Tên giao dịch quốc tế : Tan Binh Food Export Joint Company.  
Trụ sở giao dịch : 1/1 Trường Chinh – phường Tây Thạnh quận Tân Phú –  
TP.HCM  
Điện thoại : (84.8)8496042 – (84.8)8105401  
Fax:  
(84.8)8496091  
Emai:  
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:  
Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Tân Bình là một doanh nghiệp nhà nước  
trực thuộc tổng Công ty rau quả nông sản, với chức năng chính là kinh doanh chế biến  
rau quả đóng hộp, đông lạnh nước giải khát. Công ty tọa lạc tại số 1/1 đường  
Trường Chinh – Phường Tây Thạnh Quận Tân Phú – TP.HCM với tổng diện tích  
mặt bằng là 19.371m2, có địa thế rất thuận lợi cho việc kinh doanh, chế biến vận  
chuyển.  
Trước giải phóng Công ty là một nghiệp nhỏ sản xuất cơm xấy khô với thiết bị  
cũ kỹ lạc hậu.  
Năm 1976 được kết hợp với nhà máy đồ hộp Bông Sen, nhà máy sản xuất mặt  
hàng chính là dứa đóng hộp dứa đông lạnh.  
Năm 1979 nhà máy được đổi tên thành nhà máy đồ hộp Tân Bình và gần đây nhất  
theo quyết định số 1639 NN-CCB/QĐ của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển  
nông thôn ký ngày 11/7/1979 nhà máy được đổi tên thành Công ty thực phẩm xuất  
khẩu Tân Bình. Hiện nay Công ty thực phẩm xuất khẩu Tân Bình với vốn điểu lệ là  
12.121.200.000 đồng.  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 7  
     
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
Công ty thực phẩm xuất khẩu Tân Bình với chức năng chính là sản xuất rau quả  
đóng hộp, hiện nay đối với ngành rau quả nông sản xuất khẩu Việt Nam thì Công ty  
được xem là đơn vị đầu đàn. Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ ở nhiều nước như  
Tây Ban Nha, Nhật, Nga, Indonêxia, Malayxia, Mỹ, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc…  
Bên cạnh việc tìm kiếm thị trường ngoài nước thì Công ty còn đẩy mạnh việc tiêu thụ  
sản phẩm trong nước, tích cực giới thiệu sản phẩm với thị trường nội địa.  
Từ năm 2004 Công ty đã thực hiện cổ phần hóa để bán cổ phần bổ sung vốn cho  
họat động sản xuất kinh doanh.  
Ngoài việc sản xuất chính là mặt hàng rau quả đóng hộp Công ty còn sản xuất mặt  
hàng thủy sản.  
Mặt mới đi vào sản xuất mặt hàng thủy sản được gần 4 năm nhưng đã thu hút  
được nhiều đối tác, đem lại lợi nhuận cao và đã tạo một khối lượng công việc cho  
người lao động.  
1.1.2.1. Đặc điểm sản xuất, kỹ thuật quy trình sản xuất :  
Chức năng chính của Công ty thực phẩm xuất khẩu Tân Bình là kinh doanh chế  
biến rau quả đóng hộp, đông lạnh nước giải khát. Từ 9/2002 Công ty mở thêm sản  
xuất mặt hàng thủy sản.  
•Các sản phẩm đóng hộp của Công ty bao gồm : chôm chôm nhân dứa, đậu hà lan  
đóng hộp, nha đam (lô hội) đóng hộp, cooktail, măng thùng 5galon, măng sợi đóng  
hộp,chôm chôm hương vải, dứa mía đóng hộp.  
•Các sản phẩm rau quả đông lạnh của Công ty bao gồm : dứa đông lạnh, chôm  
chôm đông lạnh, đu đủ đông lạnh.  
•Các sản phẩm thủy sản đông lạnh của Công ty được sản xuất từ tháng 9/2002 bao  
gồm : mực, bạch tuộc, cá, tôm, cua… dưới dạng đông block và đông IQF.  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 8  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
1.1.2.2. Tình hình trang bị máy móc và cung cấp nguyên liệu :  
Trước giải phóng Công ty là một nghiệp nhỏ với trang bị cũ kỹ lạc hậu. Hiện  
nay máy móc thiết bị của Công ty khá hiện đại đồng bộ với hơn 30 loại máy móc,  
6 phương tiện vận tải truyền nhiêt, 29 thiết bị dụng cụ quản lý. Từ năm 2000 đến nay  
công ty đã đầu tư 12 tỷ đồng để mua thêm thiết bị máy móc nâng cấp và xây dựng  
thêm nhà xưởng.  
1.1.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh đạt được :  
Bảng sản lượng sản xuất :  
Tháng  
01  
Sản lượng 2006 (kg)  
81.642,69  
Sản lượng 2007 (kg)  
124.454,35  
49.301,57  
02  
95.166,86  
03  
118.993,04  
155.744,5  
144.689,1  
04  
175.351,8  
05  
156.627,84  
156.950,13  
036.932,26  
107.167,98  
116.480,83  
95.026,6  
151.033,35  
119.835,56  
133.386,65  
101.801,33  
134.952,78  
159.085,34  
111.449,07  
55.122,04  
06  
07  
08  
09  
10  
11  
123.036,71  
115.538,58  
1.459.308,02 (kg)  
12  
Tổng  
1.460.463,3 (kg)  
1.1.2.4 Những thuận lợi, khó khăn phương hướng phát triển sản xuất kinh  
doanh của công ty trong thời gian tới :  
a. Thuận lợi :  
Hiện nay đối với ngành rau quả nông sản xuất khẩu của Việt Nam thì Công ty thực  
phẩm xuất khẩu Tân Bình là đơn vị đi đầu về công nghệ sản xuất chiếm lĩnh thị  
trường, sau khi mất thị trường Liên Xô và khối Đông Âu thì công ty chuyển hướng  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 9  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
sang thị trường khu vực 2 gồm các nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Pháp, Canada,  
ý… Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng các nước tin dùng vì đa dạng hóa  
mặt hàng, hình thức mẫu mã bao bì được cải tiến, đồng thời sản phẩm của công ty  
không ngừng nâng cao và hoàn thiện chất lượng của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu  
cao của người tiêu dùng.  
Ngoài thị trường xuất khẩu nêu trên, sản phẩm của Công ty cũng được tiêu thụ  
rộng rãi trong nước, đã được bày bán trong các siêu thị lón như hệ thống Sài Gòn  
Coop Mart, khách sạn Caravel…  
Cán bộ công nhân viên trong công ty là những người có trình độ chuyên môn, đã  
nhiều năm kinh nghiệm sản xuất chế biến các loại sản phẩm rau quả, nông sản và  
có tinh thần đoàn kết cần chịu khó đầy nhiệt tình quý mến khách hàng, đó một  
động lực lớn để giúp Công ty phát triển.  
Tổng số lao động Công ty thực phẩm xuất khẩu Tân Bình năm 2008 là 503 người,  
trong đó :  
♥ Số nhân viên quản lý : 34 người ( chiếm 6,75%)  
♥ Số lao động trực tiếp : 469 người (chiếm 93,24%)  
Trình độ đại học : 28 người (chiếm 5,56%)  
Trình độ cao đẳng : không có  
Trình độ trung cấp : 5 người (chiếm 0,9%)  
♦ Số công nhân kỹ thuật bậc 1 đến bậc 2 : 151 người (chiếm 30% số lao động trực  
tiếp sản xuất).  
♦ Số công nhân kỹ thuật bậc 3 đến bậc 7 : 319 người (chiếm 63,41% số lao động  
trực tiếp sản xuất).  
Qua số liệu trên ta nhận thấy số công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên chiếm một tỷ lệ  
khá cao (3,41%), trình độ của cán bộ quản của công ty cao, điều đó cho thấy chất  
lượng của cán bộ công nhân viên trong công ty rất phù hợp với nền kinh tế thị trường,  
với một lực lượng lao động như vậy sẽ tạo nên một thế mạnh giúp công ty phát triển  
hơn nữa.  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 10  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
b. khó khăn :  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
Ngành chế biến thủy sản trong nước luôn gặp khó khăn và Công ty không phải  
ngọai lệ, sản phẩm đầu ra luôn gặp cạnh tranh gay gắt khốc liệt với các nước cùng  
khu vực lợi thế hơn ta nhiều mặt.  
Giá bán sản phẩm giảm lien tục do cạnh tranh giá bán với các nước khác. Nguyên  
liệu đầu vào của Công ty thì thất thường không ổn định, giá thu mua nguyên liệu năm  
2007 cũng tăng so với những năm trước đây là do ảnh hưởng của lũ lụt ở miền Tây  
Nam Bộ dẫn đến năng xuất cây trồng giảm. Mặt từ năm 2000 đến nay đã đầu tư  
thêm hơn 12 tỷ đồng để mua máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng nhưng cơ  
sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất để cạnh tranh với các nước trong  
khu vực.  
c. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty :  
Để khắc phục được khó khăn trên công ty có hướng đa dạng hóa sản phẩm, giảm  
bớt dần dần bỏ các mặt hàng có sức cạnh tranh kém, tăng cường các mặt hàng có  
sức cạnh tranh và làm thêm các mặt hàng mới.  
Ngoài ra công ty sẽ vay vốn Ngân hàng và từ năm 2004 công ty đã thực hiện cổ  
phần hóa để bán cổ phần bổ sung vốn chho hoạt động sản xuất kinh doanh.  
1.2.Sơ đồ tổ chức bố trí nhân sự tại xưởng sản xuất mặt bằng nhà máy :  
Giám đốc  
1.2.1Sơ đồ tổ chức :  
P.GĐ nhân sự  
P.GĐ kỹ thuật  
P. Kế Toán  
P.Kinh doanh  
P.Kỹ thuật  
P.Cung ứng  
P.TCHC  
PX.Đồ hộp  
Kho nhiên liệu  
PX.Bảo quản  
Kho thành phẩm  
PX.Thủy sản  
Tổ  
sản  
Tổ  
sản  
Tổ  
sản  
Tổ  
sản  
Tổ  
sản  
Tổ  
sản  
Tổ  
sản  
Tổ  
sản  
Tổ  
sản  
Tổ  
sản  
xuất  
xuất  
xuất  
xuất  
xuất  
xuất  
xuất  
xuất  
xuất  
xuất  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 11  
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
1.2.2. Chức năng cơ cấu tổ chức:  
Giám đốc Công ty :  
người đứng đầu công ty ,có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan  
đến họat động hằng ngày của công ty.  
Tổ chức thực hiện kế họach kinh doanh và kế họach đầu tư của công ty.  
Ban hành quy chế quản nội bộ công ty,quyết định tăng lương,thưởng,ký hợp  
đồng lao động.  
Bổ nhiệm ,miễn nhiệm ,cách chức các chức danh quản lý trong công ty,trực  
tiếp chỉ đạo các phòng ban họat động theo đúng kế họach đã định.  
Phó Giám đốc Công ty :  
người được giám đốc bổ nhiệm để trợ giúp giám đốc trong việc điều hành  
các họat động kinh doanh của công ty.  
Phó giám đốc đưa ra các đề xuất giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý  
và là người thay thế giám đốc quyết định các công việc chung khi giám đốc đi công  
tác hoặc nghỉ đột xuất.  
Phòng tổ chức hành chính :  
Lập các kế họach thực hiện quản lý các mặt hàng.  
Tổ chức công tác phục vụ tiếp tân cũng như các buổi hội nghị,hội thảo sắp xếp  
lịch trình cho các lớp đào tạo huấn luyện nghiệp vụ trong công ty theo yêu cầu của  
ban giám đốc.  
Tổ chức nghiên cứu thị trường,tìm kiếm mặt hàng mới,kết hợp với phòng kỹ  
thuật lập kế họach sản xuất các mặt hàng mới.  
Lập kế họach tuyển dụng người lao động,bố trí người lao động trong xí nghiệp.  
Xây dựng kế họach học tâp nâng cao tay nghề cho người lao động .  
Lưu trữ nắm vững các số liệu về số lượng lao động ,năng suất lao động ở  
từng công đọan sản xuất.  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 12  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
Phòng kế toán tài vụ:  
Thực hiện chức năng quản lý tài chính của công ty.  
Trả lương cho người lao động,thanh tóan với khách hàng.  
Quản nợ tồn kho cua công ty.  
Có trách nhiệm báo cáo với Giám Đốc về tình hình tài chính của công ty.  
Phòng kỹ thuật:  
Xây dng các chương trình qun lý cht lượng ca người lao động trong công ty.  
Kết hp vi phòng máy xây dng quy trình sn xut ,btrí dây chuyn công ngh.  
Chu trách nhim trước Giám đốc và người lao động vcht lượng ca sn phm.  
Được quyền yêu cầu người lao động thực hiện đúng các chương trình quản lý  
chất lượng mà công ty đang áp dụng.  
Phòng cung ứng :  
Tham mưu cho giám đốc công ty xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu,  
đầu tư phát triển vùng nguyên liệu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.  
Tổ chức quản lý, cung ứng đầy đủ kịp thời nguyên vật liệu cho kế hoạch sản  
xuất kinh doanh của công ty.  
Xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu vật tư theo kế hoạch sản xuất kinh doanh  
của công ty để trình lên giám đốc phê duyệt.  
Lập chứng từ sổ sách quản lý nguyên, nhiên vật liệu, vật tư. Thực hiện việc  
nhập xuất nguyên nhiên vật liệu, vật tư theo đúng chế độ quy định.  
Thực hiện công tác điều hành nhân viên trong phòng.  
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu :  
Tham mưu cho giám đốc công ty xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn.  
Tổ chức quản lý, thực hiện quản lý kinh doanh tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch  
đã xây dựng.  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 13  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
Xây dựng kế hoạch phương án sản xuất kinh doanh theo từng tháng, quý,  
năm để giám đốc phê duyệt.  
Soạn thảo lệnh sản xuất để giám đốc ký, sau đó báo cáo cho các đơn vị sản  
xuất thực hiện.  
Thực hiện các biện pháp Maketing, đẩy mạnh tốc độ mua bán hàng hóa, tiêu  
thụ sản phẩm để tăng mạnh vòng vốn.  
Quản lý hàng hóa sản phẩm thực hiện việc xuất, nhập hàng hóa theo đúng  
chế độ quy định.  
Tổ chức thực hiện thống kê, phản ánh kịp thời tình hình sản xuất của công ty.  
Thực hiện quản điều hành nhân viên trong phòng.  
♠ Sơ đồ cơ cấu tổ chức:  
QUẢN ĐỐC  
PHÓ QUẢN ĐỐC  
CÁC TỔ CHẾ BIẾN  
Quản đốc có trách nhiệm theo dõi việc sản xuất tại phân xưởng để sản xuất ra  
sản phẩm đúng chất lượng mà phòng kinh doanh và ban lãnh đạo đưa ra.  
Phó quản đốc kiểm tra thường xuyên về chất lương sản phẩm sao cho phù hợp  
với yêu cầu đề ra.  
Các tổ chức chế biến:thực hiện việc tham gia sản xuất chịu sự giám sát của  
QC.  
1.2.3 Bố trí mặt bằng của công ty :  
● Sơ đồ bố trí mặt bằng công ty :  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 14  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
♣ Những ưu khuyết điểm về mặt bằng tổng thể của công ty :  
Công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm Tân Bình Tafoco có diện tích mặt bằng  
khá rộng 19.371m2 thuận lợi cho việc thiết kế sắp xếp cho các phân xưởng, kho dự  
trữ, khu làm việc, nhà ăn…  
Do công ty nằm ngay trên tuyến giao thong chính đường Trường Chinh nối liền  
với xa lộ Đại Hàn, quốc lộ 1A nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa,  
nguyên liệu.  
Toàn bộ mặt bằng công ty được bao bọc bởi vách tường cao ngăn cách bên  
ngoài, có một cổng chính và một cổng phụ thông ra đường chính là Trường Chinh rất  
thuận tiện cho xe ra vào xếp giở hàng hóa và vận chuyển nguyên liệu. Lối đi trong  
công ty rộng rãi nên xe tải thể chở nguyên liệu trực tiếp đến khu tiếp nhận nguyên  
liệu. Lối đi xuống nhà ăn và phòng nghỉ thoáng sạch được xây dựng tách biệt so  
với xưởng sản xuất. Đảm bảo vấn đề sinh hoạt, nghỉ ngơi cho công nhân thuận tiện  
sau giờ sản xuất.  
Dọc theo các khu vực sản xuất là các đường ống thoát nước được đặt ngầm bên  
trong lòng đất ở mức độ an toàn dể dàng cho việc giao thông đi lại trong công ty  
nhưng không gây khó khăn cho việc kiểm soát hệ thống cấp nước cho toàn bộ phân  
xưởng.  
Ngoài ra công ty còn xây dựng hệ thống thoát nước hoạt động tốt không gây tình  
trạng ứ nước trong các khu vực sản xuất. Nền độ dốc thích hợp nên đảm bảo tốt  
cho việc thoát nước trong khu vực sản xuất.  
♣ Sự sắp xếp mặt bằng của công ty có nhiều ưu điểm, song bên cạnh đó vẫn  
còn một số nhược điểm :  
Do mặt bằng của công ty nằm xa cảng Sài Gòn và các cảng khác nên tăng chi phí  
vận chuyển cho việc xuất hàng.  
Công ty không nằm trong khu công nghiệp nên phần nào cũng ảnh hưởng đến  
công việc hợp tác và liên kết với các công ty xí nghiệp khác.  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 15  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
Chi phí xây dựng hệ thống cấp nước bằng nước máy cao mà nước thì được sử  
dụng trong tất cả các khâu trong quá trình sản xuất. Hiện tại công ty sử dụng hệ thống  
nước được cấp từ giếng khoan.  
Công ty có khuôn viên rộng nhưng lượng cây xanh thì lại hạn chế nên ảnh hưởng  
đến vẻ mĩ quan và không khí thoáng mát.  
♣ Những ưu điểm về mặt bằng phân xưởng sản xuất thủy sản :  
Phân xưởng sản xuất thực phẩm nằm phía bên tay phải từ cổng chính đi vào, diện  
tích khá rộng thuận tiện cho việc bố trí các phòng sản xuất, kho chứa hàng và phòng  
điều hành hệ thống máy móc thiết bị.  
Phòng tiếp nhận được bố trí khá rộng luôn đảm bảo đủ diện tích khi đưa nguồn  
nguyên liệu vào và chuyển phế liệu ra ngoài. các cửa ra vào đều có màn phủ cửa  
kính nhằm chắn côn trùng và ngăn không khí nóng từ ngoài xâm nhập vào. Trong  
phòng tiếp nhận nguyên liệu trang bị đầy đủ các dụng cụ : bồn chứa, các khay đựng,  
cân, rổ, bàn tiếp nhận và các bồn rửa tay với xà phòng, cồn đầy đủ… Toàn bộ tường  
được lát gạch men và nền xi măng độ dốc thích hợp nên rất thuận tiện cho việc  
công tác vệ sinh nền tường. Trước khi vào phân xưởng sản xuất toàn bộ công nhân  
trong công ty phải lội qua bể nhúng ủng 200ppm.  
Trong khu vực sản xuất toàn bộ được cách ly với bên ngoài bằng kính trắng nên  
rất dễ vệ sinh nền dễ quan sát quá trình làm việc của công nhân, cũng như tận dụng  
được nguồn ánh sáng tự nhiên, đồng thời cũng tránh được tiến ồn bụi bặm từ bên  
ngoài.  
Có hai đường đi vào khu vực sản xuất, mỗi khu vực đều có phòng thay đồ bảo hộ  
lao động riêng của nam và nữ. Trước khi vào sản xuất công nhân phải rửa tay và thao  
tác đúng yêu cầu của bảng nội quy về bảo hộ lao động và an toàn vệ sinh trong công  
ty.  
Phòng máy thiết bị được lắp đặt gần kho bảo quản và kho cấp đông nên có thể  
rút ngắn đường đi của môi chất, tiết kiệm được nhiều chi phí cho hệ thống dẫn chất  
thải lạnh một số máy móc khác nên giảm được sự hao hụt của chất thải lạnh.  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 16  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
Trong kho cấp đông có 3 tủ cấp đông và các tủ cấp đông này được làm vệ sinh  
sạch sẽ một ngày một lần.  
Kho bao gói khô thoáng sạch sẽ, mái hiên không dột, khô ráo.  
Các khâu trong dây chuyền sản xuất được thiết kế liên tục từ khâu tiếp nhận  
nguyên liệu đến khâu thành phẩm nên tiết kiệm chi phí vận chuyển và nhân công,  
cũng tránh được lây nhiễm chéo các vi sinh vật do nguyên liệu đi một chiều từ khâu  
tiếp nhận đến khâu bảo quản.  
Quanh khu vực sản xuất đặt các rảnh thoát nước nên khu vực sản xuất khô ráo  
đảm bảo vệ sinh.  
Nhìn chung mặt bằng chế biến thực phẩm được bố trí và hoạt động theo tiêu  
chuẩn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.  
1.3 An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy :  
1.3.1 An toàn lao động trong chế biến :  
Thủy sản những loại thực phẩm rất dễ bị ươn thối nhưng chỉ bị tạp nhiễm khi  
sự tiếp xúc với con người và môi trường xung quanh. Vì vậy nên công nhân bắt  
đầu ca sản xuất phải mang bảo hộ lao động. Trong khi sản xuất tránh chồng chất vật  
liệu như : khuôn, mâm quá cao sẽ gây tai nạn lao động cho người công nhân, tránh nói  
chuyện gây tiếng ồn.  
Nhà xưởng được phân bố các khu chế biến riêng biệt theo từng dây chuyền sản  
xuất tương đối phù hợp.  
Trong các khu chế biến được trang bị đèn, hệ thống máy lạnh đầy đủ. Dưới nền có  
rãnh thích hợp cho việc thoát nước nhanh chóng, đường ống nước chảy đặt từ sản  
phẩm chảy ngược về khâu nguyên liệu.  
Để thuận lợi trong quá trình chế biến người ta thường kê bàn inox cách nền 7-8  
tấc, được trang bị dụng cụ đầy đủ thớt, dao, thau, rổ lớn nhỏ, nhíp, kiềm nhổ xương…  
để đáp ứng cho việc sản xuất theo từng quy trình công nghệ.  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 17  
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
1.3.2 An toàn về phòng cháy – chữa cháy :  
Phòng cháy chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể công nhân viên, mọi người phải  
tham gia tích cực vào công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC).  
Cấm khách hàng và công nhân viên sử dụng bếp điện, hút thuốc nơi cấm lửa. Dưới  
mọi hình thức cấm khách hàng và cán bộ công nhân viên tự ý sữa chữa đường dây  
điện, không để các thiết bị dễ cháy gần nguồn điện.  
Phương tiện phòng cháy chữa cháy phải được đặt đúng quy định, chỗ dễ thấy, dễ  
lấy.  
Các cán bộ công nhân viên phải nghĩa vụ tham gia học phòng cháy chữa cháy.  
Cấm nhân viên mang chất dễ cháy vào nơi làm việc.  
Khi phát hiện cháy phải báo ngay cho đội phòng cháy chữa cháy.  
1.4 Xử phế thải nước – khí thải vệ sinh công nghiệp :  
`1.4.1 Xử phế thải :  
Các loại phế thải được thải ra từ quá trình chế biến sẽ được công nhân quét dọn  
thu gom lại và di chuyển vào khu vực phế thải, sau đó sẽ được bán cho các nhà chế  
biến thức ăn gia súc, phế thải được bàn cho các xí nghiệp tư nhân.  
1.4.2 Xử nước thải :  
a. Hệ thống xử nước thải :  
một dạng bề ngang, mặt bằng hình chữ nhật, làm bằng gạch và bê tông cốt thép  
gồm ba bể :  
- Bể xử sơ bộ và trung hòa.  
- Bể khử mùi bằng bùn vi sinh.  
- Bể lắng.  
b. Quy trình xử nước thải trong nhà máy :  
Do nước thải lượng chất hữu cơ nhiều nên nhà máy sử dụng biện pháp sinh học  
để xử lý. Nước thải từ khâu sản xuất được tập trung về một hố lớn, sau khi lượng  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 18  
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
nước đã chiếm nhiều, nước được đem xử lý. Đầu tiên nước thải sẽ được lọc sơ bộ  
bằng cách cho chảy qua các song chắn rác, các song này có tác dụng cản các vật có  
kích thước lớn như bao nilon… Phần nước gồm các tạp chất nặng như sạn, cát và các  
tạp chất lơ lững sẽ chảy vào bể xử lý sinh học. Trong bể xử lý sinh học dưới tác dụng  
của bùn vi sinh thì màu và mùi của nước thải sẽ bị xử lý. Khi thấy bùn lắng màu vàng  
được.  
Sản phẩm chủ yếu của quá trình phân hủy là các chất đơn giản CO2, H2O lượng  
bùn là rác và vi sinh vật còn sống tương đối lớn sẽ được lắng lọc và tách riêng làm  
phân bón. Nước sau khi xử sẽ không có mùi hôivà đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu hóa lý  
sẽ được bơm thải ra song.  
(CHO)NNS + O2 + CO2 + H2O + sinh khốiVSV  
Nước thải  
Loại tạp chất thô  
Lắng lọc  
Nước thải đã xử lý  
1.4.3 Xử lý khí thải :  
Khí thải phát sinh do đốt dầu Fo trong nồi hơi, lượng khí này được thải ra khỏi nhà  
máy qua ống khói cao 3m.  
1.4.4 Vệ sinh công nghiệp :  
a. Vệ sinh môi trường :  
Các loại phế phẩm, rác thải nên xử kịp thời để tránh sinh ra ruồi, nhặng thối  
rửa gây hôi thối.  
Phải có rãnh thoát nước giữ cho mặt sàn không đọng nước.  
Những chỗ trống đường đi trong phân xưởng nên dọn sạch, mặt sàn nên tráng  
xi măng tránh bụi bay.  
Thùng chứa rác và nhà vệ sinh cách xa phân xưởng phải dọn mỗi ngày.  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 19  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
b. Vệ sinh công nghiệp :  
- Vệ sinh cá nhân :  
Công nhân làm trong phân xưởng phải vệ sinh sạch sẽ, quần áo bảo hộ đầy đủ  
(găng tay, khẩu trang), người làm việc trong phòng thí nghiệm phải mặc áo blue  
trắng. Tuyệt đối không hút thuốc xã rác trong phân xưởng.  
Tất cả công nhân làm việc trong nhà máy phải kiểm tra sức khoẻ mỗi năm ít nhất  
1 lần, nếu mắc các chứng bệnh: lao phổi, bệnh truyền nhiễm… thì phải nghỉ việc  
ngay.  
Công nhân phải thường xuyên cắt móng tay, đầu tóc phải luôn gọn gàng.  
- Vệ sinh trong phân xưởng sản xuất :  
Thiết bị dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ sau mỗi ca sản xuất, sau khi làm việc phải  
dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ.  
Trong phân xưởng đầy đủ ánh sáng, có ô cửa kiếng, 3 cửa kính, có 10 dãy  
đèn, mỗi dãy có 10 bóng đèn neon, có quạt hút gió, có quạt treo tường để không có  
ruồi nhặng, côn trùng bay vào phân xưởng. Trần nhà, tường, nền, nơi để nguyên liệu  
hàng ngày phải vệ sinh sạch sẽ.  
Xung quanh nhà xưởng phải vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, đường ống dẫn nước  
thải phải nắp đậy để không ảnh hưởng đến môi trường làm việc.  
Sản phẩm hư hỏng sau khi chế biến phải bỏ vào thùng ngay.  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 20  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
CHƯƠNG II: CÁC SẢN PHẨM CHÍNH  
2.1 Sản phẩm :  
Các sản phẩm của công ty Thực Phẩm Xuất Khẩu Tân Bình mang thương hiệu  
TAFOCO.  
Sản phẩm phụ của công ty là: cá Ba Sa, Bạch Tuộc (Octopus) xếp khuôn, MaZa  
Kẽm (Poulp≤Quid), Isò (Arhsheu)  
Sản phẩm chính của công ty là mực đông block, đông IQF.  
Phế phẩm là: da, nội tạng, mắt răng.  
Mực nang, Bạch tuộc để sản xuất các sản phẩm đông lạnh: Mực nang đông lạnh  
block, đông lạnh IQF, Bạch tuộc cắt đông lạnh block, Bạch tuộc nguyên con đông  
lạnh block….  
2.1.1.Qui cách một số sản phẩm :  
Việc phân cỡ được giao cho những công nhân có kinh nghiệm, thời gian phân cỡ  
không được kéo dài. Tại công ty không có phòng phân cỡ phân loại riêng mà chung  
với phân xưởng sơ chế do đó việc lây nhiễm trở lại nếu bàn sơ chế không sạch sẽ.  
Yêu cầu bán thành phẩm phải đồng đều về cỡ.  
2.1.1.1. Bố trí sản phẩm :  
Sản phẩm Mực: Được tính là số thân / kg và được phân làm 5 cỡ  
Phân cỡ ( con /kg )  
10~20  
Số con  
Bố trí trên khuân  
2 ngang x 3 dọc  
2 ngang x 3 dọc  
4 ngang x 3 dọc  
4 ngang x 4 dọc  
5 ngang x 5 dọc  
6
20~40  
9
40~60  
12  
16  
25  
60~80  
80~100  
Bảng2.1: Phân cỡ bố trí sản phẩm trên khuân  
     
     
     
     
Cỡ 10 ~ 20  
Cỡ 60~80  
    
    
    
    
    
    
    
Cỡ 20~40  
Cỡ 40~60  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 21  
   
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
Cỡ 80 ~100  
     
     
     
     
     
Khối lượng của sản phẩm thông thường là 400g, 430g, 450g, 500g tuỳ thuộc vào  
yêu cầu của khách hàng.  
2.1.1.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu trong công ty  
2.1.1.2.1. Mực nang:  
Thành phần  
Thân  
Khối lượng  
52 - 55  
Khối lượng trung bình  
54  
19  
7
Đầu râu  
Túi mực  
Nang  
18 - 20  
6 - 11  
0,2 – 0,3  
10,2 - 14  
0,2  
12  
Nội tạng  
Bảng2.2. Khối lượng phần trăm so với toàn cơ thể  
Theo viện nghiên cứu Hải Sản 1996 ( Trần Đức Ba 1990 )  
Bộ phận  
Protein  
Lipid  
Glycogen  
Nước  
Tro  
%
%
%
%
%
Thân  
17,1~18,1  
15,6  
0,2~0,3  
0,3~0,4  
0,7~0,11  
0,8~1,3  
78,1~80,5  
78,9~81,8  
1,3~1,4  
1,2~1,7  
Đầu râu  
Bảng2.3. Thành phần hoá học của Mực nang  
Theo viện nghiên cứu Hải Sản 1996 ( Trần Đức Ba 1990 )  
Bộ phận  
Protein  
Lipid  
Glycogen  
Nước  
Tro  
%
%
%
%
%
Thân  
12,74  
9,79  
0,11  
0,12  
16,30  
15,70  
80,94  
80,99  
1,40  
1,18  
Đầu râu  
Bảng2.4: Thành phần hoá học của mực ống  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 22  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
Theo Broderius_ 1982 ( Trích bởi Kreuzer_ 1984 )  
Hàm lượng vitamin ở mực rất được chú ý theo nghiên cứu của viện Hải Sản thì  
hàm lượng vitamine B12, B2 và PP có trong mực nước ta rất cao so với các loài thuỷ  
sản khác.  
Bộ phận  
Thân  
Râu  
B12  
B2  
PP  
175~240  
85~150  
4300~9900  
7500~11000  
1050~11500  
12500~37000  
72000  
49000  
150000  
Gan  
Bảng2.5: Hàm lượng vitamine B12, B2, PP trong mực ( mg/ kg khô )  
Theo viện nghiên cứu Hải Sản 1996 ( Trần Đức Ba 1990 )  
Tên  
Canxi  
12  
Photpho  
119  
Chất rắn  
Mực  
0,5  
Bảng2.6: Hàm lượng canxi, phptpho, chất rắn trong mực  
Đơn vị: mg/ 100g trọng lượng ăn được  
Theo Condidine và Consntidine _1982 ( trích bởi Kreuzer_1984 )  
Thành phần chính  
Muối khoáng  
Vitamine  
Kcalo  
Mg  
ẩm pro liide glu tro Ca  
84,5 15,9 0,6 1,2  
A
B1 B2 PP C  
Calo  
73  
P
Fe  
22 0,01 0,00 1,5 2  
-
93  
0,1  
Bảng2.7: Thành phầm dinh dưỡngtrong 100g sản phẩm  
Sản phẩm bạch tuộc:  
Cỡ 10~20  
Cỡ20~30  
    
    
    
    
    
    
    
    
    
    
    
Cỡ 50 – 80  
Cỡ 80 - 100  
   
   
   
   
   
   
   
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 23  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
Thành phần chính  
Muối khoáng  
Vitamine  
mg  
Kcalo g  
mg  
Calo Ẩm Pro Lip Glu Tro Ca  
59 84,9 13,3 0,6 - 1,2 42  
P
Fe  
A
B1 B2 PP C  
103  
1,6  
45 0,01 0,09 2  
0
Bảng2.8: Thành phần giá trị dinh dưỡng của Bạch tuộc  
Theo Viện nghiên cứu Hải Sản 1996 ( Trần Đức Ba _1990)  
2.1.1.2.2. Thị trhường tiêu thụ:  
Thị trường Hàn Quốc thì chủ yếu Bạch tuộc và Sò:  
Bạch tuộc ở dạng block có khối lượng là 1kg  
khối lượng block có là 150g  
Thị trường Trung Quốc thì là cá BaSa và bao tử của nó:  
Bao tử có 2 dạng bịch khối lượng 500g và túi có khối lượng là 300g.  
Thị trường Châu Âu:  
Sản phẩm Bạch tuộc nguyên con xếp khuôn có trọng lượng là 2,4kg sau khi  
băng thì khối lượng của block tang lên là 2,6kg.  
2.2. NĂNG SUẤT CỦA NHÀ MÁY VỚI TỪNG LOẠI SẢN PHẤM  
Hiện nay công ty có 3 tủ cấp đông đều tủ cấp đông ở dạng tiếp xúc. Kích thước  
của tủ cấp đông dựa vào kích thước của của tấm lắc:  
Chiều rộng của các tấm lắc: 2200mm  
Chiều dài của tấm lắc: 3300mm  
2.2.1.Năng suất của sản phẩm :  
Kích thước của khuôn xếp cấp đông cá là: 50x40cm.  
Khối lượng của 1 khuôn cá BaSa là: 6 kg  
Chiều cao của khuôn là: 100mm.  
Một tủ cấp đông thể xếp được số khuôn là: 150x 6 kg = 900 kg  
22.2. Năng xuất của Bạch tuộc nguyên con xếp khuôn / Xếp vỉ nhựa.  
Kích thước của khuôn xếp cấp đông Bạch tuộc là: 210x290mm.  
Khối lượng của 1 khuôn bạch tuộc là: 1kg.  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 24  
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
Chiều cao của khuôn là: 70mm.  
Số lượng khuôn trong tủ là : 495x 1= 495 kg.  
2.2.3.Năng suất của bạch tuộc nguyên con ( trong trường hợp nguyên liệu chế  
biến dùng dự trữ hoặc xuất dưới dạng thô ) :  
Kích thước của khuôn xếp cấp đông giống của cá là: 50x40cm.  
Khối lượng của 1 khuôn cá có thể là: 1 kg.  
Một tủ cấp đông thể xếp được số khuôn là: 450x 1 kg = 450 kg  
2.2.4. Năng suất của bạch tuộc cắt khúc đông block xuất đi Châu Âu :  
Kích thước của khuôn xếp cấp đông Bạch tuộc là: 210x290mm.  
Khối lượng của 1 khuôn bạch tuộc là: 2,4kg.  
Chiều cao của khuôn là: 70mm.  
Số lượng khuôn trong tủ là : 495x2,4 = 1188 kg  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 25  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
CHƯƠNG III: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT  
3.1 Bạch tuộc:  
Tên thương mại:Dollfus Octopus  
Tên khoa học:Octopus Dollpus.  
Bạch tuộc động vật thân mềm thuộc lớp chân đầu. Đầu miệng đôi mắt,  
quanh miệng có 8 tua, trên tua có các giác bám phát triển …  
Bạch tuộc sống ở đại dương, thường có kích cơ nhỏ khi cùng nước ấm nhiệt  
đới, lớn hơn khi vùng nhiệt đới lạnh hơn.  
Bạch tuộc có não và thị giác phát triển. Hệ tuần hoàn có tim chia ngăn. Hệ thần  
kinh theo kiểu các phân hạch phân tán ở khắp cơ thể.  
Thân bạch tuộc được gọi là khoang áo. Trong khoang áo có chứa nội tạng. Khoang áo là  
bộ phận di chuyển khi bạch tuộc thở. Mỗi khi bạch tuộc hít vào, khoang áo phình ra hút nước  
rồi co bóp lại phụt nước qua phễu bụng, giúp cơ thể chuyển động ngược lại theo kiểu phản  
lực.  
Hình 1.4: Bạch tuộc.  
3.2 Nhiệm vụ của nguyên liệu :  
3.2.1.Bạch tuộc đông block :  
Tiếng việt: Bạch tuộc đông block  
Tiếng anh: Frozen Octopus  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 26  
     
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
3.2.2. Vùng đánh bắt, nuôi trồng phương pháp :  
Hiện nay công ty mua nguyên liệu tại Phan Thiết, Kiên Giang, Vũng Tàu,…  
Nguyên liệu được ướp đá trong các thùng phi và chở đến công ty bằng xe bảo ôn,  
thời gian vận chuyển khoảng 6-7 giờ, nguyên liệu về tới công ty ở dưới dạng đã được  
sơ chế bỏ nội tạng  
- Tiêu chuẩn của nguyên liệu :  
1. Bạch tuộc tươi không có mùi hôi.  
2. Thân Bạch Tuộc trắng không có biến đỏ hay biến xanh.  
3. Thân Bạch Tuôc không bị trầy xước, không đứt quá hai râu.  
Nguồn nguyên liệu nhập về công ty không được giám sát trực tiếp từ khâu đánh  
bắt đến khâu bảo quản để vận chuyển.  
vậy nguồn gốc nguyên liệu không được công ty nắm rõ. Công việc thu mua  
nguyên liệu do phòng thu mua của công ty thực hiện, nguyên liệu được đúng cỡ, loại  
theo quy định của công ty, cân trọng lượng và ghi hóa đơn.  
Nguyên liệu sẽ được kiểm tra phân loại sơ bộ theo tiêu chuẩn vệ sinh và yêu cầu  
đặt hàng, ưu tiên nguyên liệu chất lượng và giá trị cao. Nguyên liệu chất lượng  
kém nhiễm tạp chất, giập nát được để riêng hay dạt bỏ, nếu 50% nguyên liệu bi phân  
hủy phải trả lai lô hàng.  
Nguyên liệu phải được thường xuyên ướp đá trong suốt thời gian tiếp nhận vào  
cho vào sọt nhựa, đem cân nhằm đánh giá số lượng nhập vào trong ngày sản xuất và  
lập kế hoạch trong ngày. Tiếp đến nguyên liệu được rửa sạch đưa vào chế biến.  
Nguồn nguyên liệu của công ty không ổn định do đó thường có tình trạng nguyên liệu  
quá nhiều.  
3.2.3. Cách bố trí thành phẩm :  
Size (g/con)  
10 - 20  
Số con trên bề mặt Số con mỗi hàng  
Số hàng  
18  
6
5
5
4
3
3
3
2
2
2
20 - 30  
15  
30 - 50  
10  
50 - 80  
8
80 - 100  
6
Bảng 2.1 : Bố trí sản phẩm trên khuôn  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 27  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
3.2.4. Bao bì :  
Dùng bao PE có dán nhãn kích thước 25x15x0.05 (cm) bao gói từng block có ghép  
mí.  
Sản phẩm đóng vào thùng carton gồm có 5 lớp, đóng thùng 12kg dán băng keo,  
siết dây đai, nhựa 2 ngang, 2 dọc, kích thước thùng 30x30x20 ; 40x30x10.  
3.2.5. Điều kiện vận chuyển bảo quản :  
Vận chuyển : sản phẩm được vận chuyển bằng các xe lạnh, xe bảo ôn.  
Bảo quản : Sau khi bao gói, sản phẩm được đưa nhanh vào kho bảo quản, nhiệt  
độ bảo quản -200C.  
3.2.6. Thời gian bảo quản :  
TO = -200C, thời gian bảo quản không quá ba tháng.  
bq  
3.2.7. Khối lượng tịnh :  
Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà khối lượng của mỗi block là khác nhau  
0.5 kg, 1 kg, 2kg…  
3.2.8. Thành phần sản phẩm :  
Thành phần chính là Bạch Tuộc  
3.2.9. Cách sử dụng :  
Trước khi sử dụng cần đông sản phẩm. Sau đó tùy thuộc vào mục đích sử dụng  
người tiêu dùng chế biến các món ăn phù hợp.  
3.2.10. Thị trường tiêu thụ :  
Sản phẩm Bạch Tuộc đông block xuất sang thị trường chủ yếu là Hàn Quốc, Đài  
Loan, …  
3.3 Các phương pháp bảo quản nguyên liệu:  
Nguyên liệu thủy sản loại rất dễ bị hư thối,hư hỏng ,biến chất làm giảm giá trị  
dinh dưỡng và còn có thể gây ngộ độc.Do đó để sản phẩm đạt chất lượng cao ngoài  
việc tiếp nhận thu mua kỹ còn cần phải có quá trình bảo quản tốt để duy trì chất lượng  
nguyên liệu.  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 28  
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
Các phương pháp bảo quản:  
3.3.1 Bảo quản sơ bộ:  
Đầu tiên rửa sơ nguyên liệu để loại bớt vi sinh vật ,tạp chất sau đó cho vào thùng  
bảo quản bằng đá vảy khoảng 10cm,tiếp đến 1 lớp nguyên liệu 5cm,cứ thế xen kẻ và  
trên cùng là cho một lớp đá vảy dày 10cm.  
3.3.2 Bảo quản đông lạnh:  
phương pháp hạ nhiệt độ của nguyên liệu xuống -18o C.Áp dụng phương pháp  
này thì có thể cho nguyên liệu kéo dài thời gian bảo quản đến sáu tháng nhưng chi phí  
cho sản xuất sẽ tăng.  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 29  
Báo cáo thực tập tốt nghiệp  
GVHD: Nguyễn Công Bỉnh  
CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT  
4.Quy trình sản xuất bạch tuộc cắt đông lạnh block:  
4.1Sơ đồ quy trình sản xuất bạch tuộc cắt đông lạnh block:  
Nguyên liệu  
Rửa 1  
Bảo quản  
Ngâm dd nước muối  
Sơ chế  
Rửa 2  
Đóng thùng  
Bao gói  
Kiểm tạp chất  
Đánh khuấy  
Cắt tạo cỡ  
Kiểm cỡ  
Tách khuôn/mạ băng  
Cấp đông  
Chờ đông  
Cân/xếp khuôn  
Rửa 3  
Phân cỡ  
SVTT: Bảo Quý Phương  
Văn Điệp  
Trang 30  
     

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 119 trang yennguyen 16/12/2024 320
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm thủy sản đông lạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docluan_van_quy_trinh_cong_nghe_san_xuat_thuc_pham_thuy_san_don.doc