Luận văn Quy trình công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp Tân Bình

BÁO CÁO THỰC TẬP  
  
LUẬN VĂN  
Đề tài: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN  
TÂN BÌNH  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
1
BÁO CÁO THỰC TẬP  
MỤC LỤC  
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH ............................................................4  
1.1. Giới thiệu về công ty Tanimex............................................................................................................4  
1.2.2.  
Cơ cấu ngành nghề và lao động của KCN....................................................................................6  
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KCN TÂN BÌNH.....8  
2.1. Nhiệm vụ, chức năng của nhà máy ....................................................................................................8  
2.1.1.  
2.1.2.  
Nhiệm vụ ........................................................................................................................................8  
Chức năng......................................................................................................................................8  
2.2. Thuận lợi và khó khăn của nhà máy .................................................................................................8  
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN TÂN BÌNH......................10  
3.1 . Đặc điểm, thành phần và tính chất nước thải..............................................................................10  
Hiện trạng môi trường nước .............................................................................................................................11  
3.3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của nhà máy...............................................................................14  
3.3.2.  
Thuyết minh.....................................................................................................................................16  
3.4. Cấu tạo và chức năng từng công trình đơn v................................................................................17  
3.4.1 Song chắn rác thô...................................................................................................................................17  
3.4.2 Bể thu gom .............................................................................................................................................18  
3.4.3 Thiết bị lọc rác tinh................................................................................................................................19  
3.4.5 Bể điều hòa.............................................................................................................................................21  
3.4.6 Bể SBR (Sequencing Batch Reactor: bể phản ứng sinh học từng mẻ liên tục) .................................23  
3.4.7 Bể khử trùng...........................................................................................................................................27  
3.4.8 Bể nén bùn..............................................................................................................................................28  
3.5.1.  
Vận hành hệ thống..........................................................................................................................30  
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH..........................................................................................................................37  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
2
BÁO CÁO THỰC TẬP  
KẾT LUẬN........................................................................................................................................................37  
KIẾN NGH.......................................................................................................................................................39  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
3
BÁO CÁO THỰC TẬP  
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH  
1.1.  
Giới thiệu về công ty Tanimex  
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP  
KHẨU DICH VỤ VÀ ĐẦU TƯ TÂN BÌNH  
Tiền thân là Công ty Dịch vụ và Cung ứng Xuất khẩu, được thành lập theo Quyết  
định số 1920/QĐ – UB ngày 11 tháng 11 năm 1981 của Ủy ban Nhân dân quận Tân  
Bình.  
Năm 1992, Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân  
Bình được thành lập theo Quyết định số 218/QĐ – UB ngày 11 tháng 2 năm 1992 của Ủy  
ban Nhân dân tp. Hồ Chí Minh.  
Ngày 30 tháng 12 năm 2006, UBND tp. Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định số  
6686/QĐ – UBND về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển công ty Sản xuất  
kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình thành công ty cổ phần Sản xuất  
kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình.  
Công ty chính thức đi vào hoạt động vào ngày 18 tháng 7 năm 2006 theo giấy  
CNĐKKD số 4103005032 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tp. Hồ Chí Minh cấp.  
Địa chỉ: 89 Lý Thường Kiệt, P. 9, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.  
Điện thoại: (08) 8641885 – (08) 8644497  
Fax: 84.8.8642060  
Văn phòng KCN Tân Bình:  
Địa chỉ: 108 Tây Thạnh, P. 15, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.  
Điện thoại: (08) 8150073 – (08) 8161254 – (08) 8152435 – (08) 8152434  
Fax: 84.8.8150074  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
4
BÁO CÁO THỰC TẬP  
1.2. Sự hình thành và phát triển của khu công nghiệp  
1.2.1. Vị trí địa lý, địa hình  
KCN Tân Bình cố tổng diện tích khoảng 105,95 ha thuộc 2 phường Tây Thạnh và Sơn  
Kỳ, Quận Tân Phú – TPHCM  
Vị trí khu đất như sau:  
Cách trung tâm thành phố 10km.  
Nằm gần sân bay Tân Sơn Nhất.  
Cách cảng Sài Gòn 11 km theo đường vận chuyển container.  
Cách xa lộ vành đai Quốc lộ 1A 600m.  
Cách Quốc lộ 22 khoảng 4 km.  
1.2.2. Cơ sở hạ tầng  
Nguồn cung cấp điện  
Nhằm đảm bảo nhà máy hoạt động được liên tục, KCN có 2 nguồn cung cấp điện:  
Trạm Tân Bình 1 nằm trong KCN: 110/22 KWV – 2 x 40 KVA.  
Đường dây dự phong Hóc Môn và Vinatexco từ trạm 110/15 KW Bà Quẹo.  
Nguồn cung cấp nước  
Để đáp ứng đa tối nhu cầu về nước của các doanh nghiệp, KCN sử dụng 2 hệ thống cung  
cấp nước:  
Công ty khai thác và xử lý nước ngầm TP: 50.000m3/ngày đêm.  
Hệ thống nước sông Sài Gòn: 300.000m3/ngày đêm.  
Hệ thống cấp nước nội bộ KCN: 6.000m3/ngày đêm.  
Hệ thống giao thông  
Tổng chiều dài các tuyến đường trong KCN với các loại đường có lộ giới từ 16m-  
32m được trải bê tong nhựa nóng và nối trực tiếp với xa lộ vành đai (QL 1A), Quốc lộ  
22, tải trọng H.30.  
Khu phụ trợ KCN  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
5
BÁO CÁO THỰC TẬP  
Chiếm 13,4 ha dùng để bố trí các công trình cung cấp năng lượng, cung cấp nước và cung  
cấp các dịch vụ vận tải, kho tải, kho ngoại quan.  
Ngoài ra, để đa dạng hóa kinh doanh và cũng như ngày càng hoàn thiện các dịch vụ hỗ  
trợ cho hoạt động sản xuất cảu các nhà đầu tư, ngay từ đầu năm 2000, KCN đã đồng loạt  
triển khai các dự án loại hình dịch vụ như: xây dựng khhu nhà kho xưởng cho thuê,  
Xưởng cung ứng phần ăn công nghiệp, Đội cây xanh – Môi trường, Xí nghiệp xây lắp và  
cơ khí xây dựng (trực thuộc Công ty TANIMEX), Trạm cung cấp nhiên liệu , thực hiện  
Dịch Vụ Đại Lý Bảo Hiểm, phòng giao dịch ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP  
HCM. Ngoài ra còn triển khai thêm một số lại hình dịch vụ khác như: trạm khai thác  
nước ngầm , bán trả góp các căn hộ trong Chung cư cho các đối tượng có thu nhập thấp,  
các Khu vui chơi, Khu VHTDTT, Văn phòng cho thuê, Kho ngoại quan, Trạm xử lý  
nước thải, Bưu chính viễn thông và các công trình tiện ích phục vụ dân cư: trường học, y  
tế.  
Bên cạnh đó công tác tuyển dụng lao động để cung ứng cho các nhà máy trong KCN  
được Công ty Tanimex đặc biệt quan tâm.  
Đối với công tác bảo vệ và trật tự công cộng cũng được KCN quan tâm và thực hiện  
chuyên trách bởi Đội Bảo Vệ KCN, đồng thời phối hợp với các cơ quan địa phương.  
1.2.2. Cơ cấu ngành nghề và lao động của KCN  
Cơ cấu ngành nghề  
Cơ cấu ngành nghề đầu tư vào KCN Tân Bình được quy hoạch cho các loại hình công  
nghiệp khá sạch, ít có khả năng gây ô nhiễm môi trường. hiện tại có khoảng 136 nhà đầu  
tư đang hoạt động trong KCN Tân Bình với các ngành nghề sản xuất đa dạng bai gồm:  
Các ngành công nghiệp nhẹ như: dệt, may, giày da, nữ trang, mỹ phẩm, dụng cụ tủy tinh,  
pha lê, mỹ nghệ silicat.  
Các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.  
Các ngành công nghiệp in, sản xuất bao bì.  
Các ngành gia công chế biến nhựa cao su, composit, đồ gỗ.  
Các ngành sửa chữa, chế tạo máy, thiết bị phụ tùng, dụng cụ kim loại, xi mạ.  
Các ngành công nghiệp dược phẩm…  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
6
BÁO CÁO THỰC TẬP  
Lao động  
Các ngành nghề sản xuất có đặc tính chủ yếu sử dụng nhiều lao động phổ thông, lao động  
có tay nghề. Số lượng lao động chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất, các ngành dịch  
vụ chiếm số ít.  
Nguồn cung cấp lao động chủ yếu từ khu vực, các tỉnh thành khu vực lân cận. Lao động  
tập trung về phần lớn không được đào tạo ngành nghề cơ bản sẽ được đạy nghề tại đây.  
Hầu hết các lao động điều có trình độ văn hóa chưa tốt nghiệp phổ thông trung học.  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
7
BÁO CÁO THỰC TẬP  
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI  
TẬP TRUNG KCN TÂN BÌNH  
2.1. Nhiệm vụ, chức năng của nhà máy  
2.1.1. Nhiệm vụ  
Nâng cao hiệu suất xử lý nước thải.  
Tiết kiệm năng lượng.  
Không để xảy ra sự cố về nước thải.  
Đảm bảo xử lý triệt để nước thải của các doanh nghiệp trong KCN theo tiêu  
chuẩn nước loại B.  
2.1.2. Chức năng  
Nhà máy xử lý nước thải tập trung là nơi xử lý nước thải của các công ty, xí  
nghiệp đang hoạt động trong KCN. Đồng thời tổ môi trường của KCN tại đây làm  
nhiệm vụ thu thập thông tin liên quan đến môi trường của các doanh nghiệp, lập  
báo cáo để trình lên sở Tài Nguyên Môi Trường và Hepza (Hepza là ban quản lý  
KCN – Khu chế xuất).  
2.2. Thuận lợi và khó khăn của nhà máy  
2.2.1. Thuận lợi  
Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN được xây dựng ở một địa điểm rất thuận lợi  
nằm trong KCN lại cách xa khu dân cư nên việc xử lý không gây ảnh hưởng đến người  
dân.  
2.2.2. Khó khăn  
Nhà máy có diện tích tương đối nhỏ nên hệ thống xử lý cho cả KCN còn hạn chế và công  
nhân còn có hạn.  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
8
BÁO CÁO THỰC TẬP  
2.3. Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự trong nhà máy  
TỔ TRƯỞNG  
NHÂN VIÊN  
THÍ NGHIỆM  
NHÂN VIÊN  
VẬN HÀNH  
NHÂN VIÊN  
BẢO DƯỠNG  
BẢO VỆ  
2.4. Sơ đồ mặt bằng nhà máy  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
9
BÁO CÁO THỰC TẬP  
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI  
KCN TÂN BÌNH  
3.1. Đặc điểm, thành phần và tính chất nước thải  
3.1.1. Đặc điểm nước thải  
Nước thải từ KCN Tân Bình bao gồm 3 nguồn chính:  
Nước thải sản xuất: là loai nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các  
nhà máy trong KCN. Loại nước thải này chứa rất nhiều chất khó phân hũy do các nhà  
máy sản xuất thực phẩm, điện tử, in ấn bao bì, da dày, sản xuất nhựa, cao su…và được  
quy vào loại nước thải nguy hại như dầu khoáng, kim loại nặng…Bên cạnh đó còn có  
nước thải từ các quá trình thu gom, rửa nguyên liệu, vệ sinh thiết bị.  
Nước thải sinh hoạt: chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công – nhân  
viên. Nước thải này có chứa nhiều chất hữu cơ, các chất cặn bẩn, các chất lơ lửng, các  
chất dinh dưỡng và vi khuẩn.  
Nước mưa: hầu hết nước mưa được chảy tràn ra kênh Tham Lương và kênh 19/5.  
Trong quá trình chảy tràn nước mưa kéo theo một số bụi bẩn và cá chất ô nhiễm trên bề  
mặt. tuy nhiên mức độ ô nhiễm tương đối nhẹ nên được quy là sạch, do đó việc thoát  
nước mưa xuống các kênh trong KCN được xem là an toàn đối với môi trường.  
Ở KCN nước thải được kiểm soát bằng lượng nước cấp cho KCN hoạt động. Lưu  
lượng nước thải nước thải công nghiệp dao động phụ thuộc vào lượng nước được sử dụng  
trong sản xuất và trong sinh hoạt, biến động theo ngày.  
Nhà máy xử lý nước thải với công xuất 2000m3/ngày đêm.  
3.1.2 Thành phần và tính chất nước thải  
Hiện KCN với hơn 150 xí nghiệp lớn nhỏ và các ngành nghề khác nhau như: công  
nghiệp cơ khí, chế biến lương thực, may mặc, giày da, nhựa, cao su, vật liệu xây dựng,  
trang trí nội thất, gốm xứ, thủy tinh, lắp ráp điện tử, đồ điện gia dụng…Thành phần nước  
thải rất đa dạng phụ thuộc vào tùng khâu, từng nhà máy và luôn thay đổi. Nó chứa các  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
10  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
chất hữu cơ, chất rắn lơ lững, kim loại nặng, chất nổi…các hợp chất này ảnh hưởng lớn  
đến quá trình xử lý nước thải của nhà máy.  
Nước thải trong khu công nghiệp khi chế biến các chất hữu cơ, vô cơ. Trong công  
nghiệp sản xuất hình thành từ các quá trình sau:  
- Nước rửa nguyên liệu, sản phẩm, thiết bị.  
- Nước làm nguội  
- Nước được tách ra trong quá trình chế biến nguyên liệu.  
- Các loại nước khác: nước rửa bao bì, nhà xưởng, máy móc…  
Hiện trạng môi trường nước  
3.2.1. Chất lượng nước thải của trạm XLNT tập trung KCN Tân Bình  
Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Tân Bình với công suất thiết kế  
2000m3/ngày đêm đã được xây dựng và đi vào vận hành ổn định, được Sở Tài Nguyên &  
Môi Trường cấp văn bản nghiệm thu số 7272/TNMT-QLMT ngày 03/08/2006 cùng với  
giấy phép xả vào nguồn tiếp nhận.  
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sau sử lý, Công ty CP SX KD SNK DV &  
ĐT Tân Bình (Tanimex) đã cho tiến hành đo đạc các chỉ tiêu nước thải định kỳ 4  
lần/tháng với các chỉ tiêu: SS, COD, BOD5, pH trước xử lý và sau khi xử lý của nhà máy  
XLNT tập trung KCN Tân Bình. Đồng thời gửi đơn vị bên ngoài phân tích các chỉ tiêu  
theo TCVN 5945-2005.  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
11  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
Bảng 3.1. Chất lượng nước thải trung bình của Trạm XLNT ngày 9/12/2009.  
Kết quả  
STT  
Chỉ tiêu phân tích  
Đơn vị  
TC nước thải  
(TCVN 5945-2005,  
cột B)  
Nước thải trước  
Nước thải  
sau XL  
XL  
1
2
pH  
Mùi  
Mg/l  
6,2  
Khó chịu  
6,8  
Không khó  
chịu  
5,5-9  
Không khó chịu  
3
4
5
6
7
8
9
10  
11  
12  
Màu sắc  
SS  
COD  
BOD5  
T-N  
T-P  
Pt  
340  
140,4  
951  
42  
10,5  
55  
50  
100  
80  
50  
30  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
495  
28  
8,91  
2,76  
0,005  
0,01  
0,19  
0,01  
4,06  
0,95  
<0,001  
<0,001  
0,11  
0,001  
6
Hg  
As  
Pb  
Cd  
0,01  
0,1  
0,5  
0,01  
13  
14  
Coliform  
Cr3+  
MPN/100ml  
Mg/l  
75*106  
0,59  
1200  
0,08  
5000  
1
Mg/l  
oC  
15  
16  
17  
18  
19  
20  
21  
22  
23  
24  
25  
26  
27  
28  
Cr6+  
Nhiệt độ  
Cu  
0,51  
30,5  
0,82  
0,02  
0,31  
1,35  
0,03  
0,13  
-
0,04  
30,1  
0,07  
<0,01  
0,1  
0,1  
40  
2
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Zn  
3
Mn  
1
Fe  
0,31  
0,1  
5
Sn  
1
Ni  
0,007  
0,02  
<0,01  
<0,01  
2,54  
<0,02  
0,01  
0,5  
2
Clo dư  
Dầu mỡ khoáng  
Dầu ĐTV  
N-NH3  
Phenol  
Florua  
0,48  
0,25  
5,45  
0,11  
0,11  
5
20  
10  
0,5  
10  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
12  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
29  
30  
31  
32  
Sunlfua  
CN-  
1,01  
0,127  
312  
0,01  
<0,002  
255  
0,5  
0,1  
600  
1
Clorua  
Hóa chất BVTV:  
lân hữu cơ  
KPH  
KPH  
Mg/l  
33  
Hóa chất BVTV:  
Clo hữu cơ  
KPH  
KPH  
0,1  
Nguồn:Viện khoa học và công nghệ Việt Nam - Viện Hóa Học các hợp chất thiên nhiên- Liên Hiệp  
Khoa Học sản xuất công nghệ Hóa Học  
3.2.2. Chất lượng nước nguồn tiếp nhận  
Nguồn tiếp nhận lượng nước thải KCN Tân Bình là kênh Tham Lương, để đánh giá hiện  
trạng chất lượng nguồn tiếp nhận, Công ty CP SX KD SNK DV & ĐT Tân Bình  
(Tanimex) cũng đã tiến hành đo đạc tại các vị trí: phía trên nguồn tiếp nhận, gần nguồn  
tiếp nhận, phía dưới nguồn tiếp nhận.  
Bảng 3.2. Kết quả chất lượng nước kênh Tham Lương ngày 9/12/2009  
STT Chỉ tiêu ô  
nhiễm  
Đơn vị  
Mẫu 1  
Mẫu 2  
Mẫu 3  
Tiêu chuẩn nước mặt  
08:2008/BTNMT, cột  
B2  
1
2
pH  
Hg  
Mg/l  
Mg/l  
6,5  
0,001  
6,2  
0,001  
6,7  
0,001  
5,5-9  
0,002  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
3
4
BOD5  
COD  
67  
54  
107  
51  
25  
50  
129  
106  
5
TSS  
43,5  
0,01  
0,19  
0,10  
0,065  
0,012  
0,004  
0,01  
0,28  
152,4  
0,01  
14,5  
0,01  
0,01  
0,06  
0,087  
0,018  
0,001  
0,001  
0,22  
100  
2
6
Kẽm(Zn)  
Đồng(Cu)  
Pb  
7
0,25  
1
8
0,04  
0,05  
15  
9
NO3-  
0,072  
0,043  
<0,001  
0,002  
0,15  
10  
11  
12  
13  
NO2-  
0,05  
0,01  
0,1  
0,05  
Cadmi (Cd)  
Asen (As)  
Cr6+  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
13  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
Mg/l  
MPN/100ml  
Mg/l  
14  
15  
16  
17  
18  
19  
Cr3+  
Coliform  
Ni  
0,92  
21*105  
0,012  
0,84  
0,57  
19*104  
0,08  
0,02  
12*104  
0,13  
1
10.000  
0,1  
Mg/l  
Fe  
0,31  
0,52  
2
Mg/l  
N-NH3  
3,39  
1,97  
2,09  
1
Mg/l  
Phenol  
loảng  
KPH  
KPH  
KPH  
0,02  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
Mg/l  
20  
21  
22  
23  
24  
25  
26  
Florua  
0,01  
1,44  
0,01  
1,45  
KPH  
0,26  
2,03  
9*103  
227  
0,01  
1,45  
KPH  
0,24  
3,61  
7*103  
141  
2
≥2  
DO  
CN-  
0,02  
0,05  
0,3  
0,5  
200  
-
Dầu mỡ  
0,25  
3-  
PO4  
2,86  
Ecoli  
12*103  
652  
Clorua  
Nguồn:Viện khoa học và công nghệ Việt Nam - Viện Hóa Học các hợp chất thiên nhiên- Liên Hiệp  
Khoa Học sản xuất công nghệ Hóa Học  
3.3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của nhà máy  
3.3.1. Sơ đồ công nghệ  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
14  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
NƯỚC THẢI  
VÀO  
NaOH  
HCl  
Lọc rác và tách  
dầu mỡ  
Hố thu gom  
Bể điều hòa  
Rác  
Dầu mỡ  
Ca(OCl)2  
Bể SBR 1  
Bể SBR 2  
Bể khử trùng  
Khí thổi  
Khí thổi  
polyme  
Bể bùn  
Máy ép bùn  
NƯỚC ĐẦU  
RA  
Nước sau ép về  
lại bể nhận  
Bùn sau ép  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
15  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
3.3.2. Thuyết minh  
Nước thải từ nhiều nguồn khác nhau sẽ chảy trọng lực tập trung về nhà máy xử lý  
nước thải bằng 2 tuyến ống. Từ 2 vị trí này sẽ được nối vào bể thu gom có song chắn rác  
với kích thước khe là 10 mm sẽ giữ lại rác có kích thước lớn trước khi cho nước đi vào hệ  
thống. Nước thải từ bể thu gom được đưa lên thiết bị lọc rác tinh bằng 3 bơm chìm kiểu  
cánh hở nhằm loại bỏ những chất rắn có kích thước lớn hơn 0,75mm. Khi lưu lượng nước  
thải khu công nghiệp ở mức trung bình thì một bơm hoạt động, khi lưu lượng nước cao  
thì 2 bơm hoạt động. Một bơm đặt dự phòng khi một trong hai bơm có sự cố không hoạt  
động. Tại bể thu gom mùi phát sinh từ nước thải rất khó chịu nên bể dược thiết kế có nắp  
đậy để hạn chế mùi.  
Sau khi qua thiết bị lọc rác tinh thì nước thải tự chảy vào bể tách dầu mỡ nhờ bố trí  
theo sự chênh lệch cao độ. Dầu mở được tách ra nổi lên trên mặt nước thải sẽ được thải  
gạt vào máng bằng máy gạt và dầu này được đưa đi xử lý như chất thải độc hại, phần  
nước còn lại sẽ chảy tràn qua bể điều hòa.  
Tại bể điều hòa đầu dò pH sẽ kiểm tra pH của nước thải và đồng thời sẽ được điều  
chỉnh bằng dung dịch NaOH, HCl. NaOH, HCl được cấp bởi bơm riêng và hoạt động dựa  
trên tính hiệu nhận được từ máy điều khiển đặt trong bể cân bằng. Thông thường khoảng  
pH làm việc tốt nhất là 6,5 – 7.5.  
Trong bể điều hòa, nước được khuấy trộn chìm liên tục để điều hòa nồng độ và lưu  
lượng nước đòng thời ngăn không cho quá trình lắng xảy ra. Bơm chìm được sử dụng tại  
bể điều hòa để vận chuyển nước thải đến hai bể SBR. Đồng thời bể điều hòa cũng có vai  
trò làm bể chứa nước thải mỗi khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hoặc bảo trì.  
Tiếp đến, nước từ bể điều hòa được bơm chìm sang bể SBR theo từng mẻ một, hai  
bể hoạt động luân phiên nhau tạo thành một quy trình xử lý liên tục của hệ thống. Đây là  
bể phản ứng sinh học hiếu khí từng mẻ liên tục (sequencing bacth reactor).  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
16  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
Quy trình bể SBR diễn ra 5 giai đoạn: cấp nước, cấp nước và sục khí, sục khí, lắng,  
chắt nước. Các giai đoạn này được vận hành vận hành liên tục và được điều khiển với  
chương trình tự động SBR. Khi thời gian cấp nước kết thúc thì giai đoạn cấp nước và sục  
khí điễn ra, nước được cấp đủ vào hồ chứa trong quá trình sục khí thì sẽ được dừng lại  
nhưng khí vẫn được sục liên tục, lúc này nước được xáo trộn liên tục để tăng hiệu quả  
của quá trình xử lý hiếu khí bằng vi sinh. Thời gian sục khí kết thúc, tiếp đến sẽ là giai  
đoạn lắng , bùn sẽ được lắng trong điều kiện tĩnh, các bông cặn nặng sẽ lắng xuống với  
tốc độ nhanh trong suốt quá trình lắng. Giai đoạn cuối cùng của bể SBR là chắt nước.  
Nước được chắt cách nước mặt 30cm và được đưa qua bể khử trùng.  
Tại bể khử trùng, Ca(OCl)2 được châm vào với liều lượng xác định tùy thuộc vào  
dòng thải bể khử trùng nước trước khi đưa ra hồ chứa nước sau xử lý.  
Ngoài ra, sau quá trình xử lý ở bể SBR một phần bùn dư nén ở đáy được chuyển đến  
máy ép bùn để xử lý bằng bơm cấp bùn. Phần nước sinh ra trong quá trình ép bùn sẽ  
được chảy vào bể thu gom. Phần bùn sau khi ép được đem đi phơi.  
3.4. Cấu tạo và chức năng từng công trình đơn vị  
3.4.1 Song chắn rác thô  
Chức năng:  
Nhằm giữ lại các loại rác (giẻ, giấy, bao bì…) và các tạp chất rắn thô có kích thước lớn  
hơn 10mm trước khi đưa vào cá công trình xử lý tiếp theo. Việc sử dụng song chắn rác  
trong các công trình xử lý nước thải tránh được các hiện tượng tắt nghẽn bơm, van và các  
trường hợp gây hỏng bơm.  
Cấu tạo :  
Song chắn rác đặt vuông góc với dòng chảy, gồm các thanh kim loai (inox) đặt cách  
nhau 10mm trong một khung thép hình chữ nhật, dễ dàng trượt lên xuống dọc theo hai  
khe ở thành mương dẫn và có thể kéo lên khi vệ sinh.  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
17  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
3.4.2 Bể thu gom  
Chức năng:  
Thu nhận toàn bộ nước thải từ các phân xưởng sản xuất của KCN Tân Bình bao gồm cả  
nước thải sinh họat.  
Cấu tạo:  
Bể thu gom được thiết kế bằng bê tong cốt thép, chiều sâu đáy bể thấp hơn mực nước ống  
đầu vào 3m.  
Bể hình chữ nhật nằm sâu dưới mặt đất  
Kích thước hố thu: V=15.1×9.2×5.9 (m)  
Có 3 bơm chìm cấu tạo giống nhau, hoạt động luân phiên để bơm nước vào 2 thiết bị lọc  
rác tinh.  
Hình 1: Bể bom  
hình 2: Ba bơm chìm ở bể gom  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
18  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
3.4.3 Thiết bị lọc rác tinh  
Chức năng:  
Loại bỏ các tạp chất rắn và các hợp chất hữu cơ có kích thước lớn hơn 0.75mm.  
Hai thiết bị lọc rác được cấp nước nhờ 3 bơm hoạt động luân phiên nhau.  
Hình 3: Thiết bị lọc rác tinh  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
19  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
3.4.4 Bể tách dầu mỡ  
Chức năng:  
Trong nước thải có chứa nhiều váng dầu nổi lên trên bề mặt, được máy gạt dầu gạt vào  
máng và chảy vào thùng chứa sau đó được giao cho công ty môi trường Việt Úc xử lý. Bể  
tách dầu có nhiệm vụ gạt bỏ các chất nổi bề mặt giúp cho các công trình phía sau xử lý  
đạt hiệu quả.  
Cấu tạo:  
Bể tách dầu mở được thiết kế bằng bê tông cốt thép nằm cạnh bể điều hòa và nổi lên trên  
mặt đất nhờ liên kết với cụm bể chính.  
Kích thước bể: 2.5×18.9×5 (m)  
Hình 4: Bể tách dầu mỡ  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
20  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
3.4.5 Bể điều hòa  
Chức năng:  
Bể điều hòa sẽ điều dòng lưu lượng xuyên suốt trạm xử lý giảm đáng kể dao động thành  
phần nước thải đi vào các công đoạn tiếp theo. Đồng thời bể điều hòa còn có vai trò làm  
bể chứa nước thải khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hoặc bảo trì.  
Bể điều hòa tăng hiệu quả xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, giảm thiểu khả  
năng giảm tốc cho bể SBR do tải trọng tăng đột ngột, giảm thiểu đến mức thấp nhất tác  
hại của các chất gây ức chế cho các vi sinh vật  
Giảm một phần BOD  
ổn định pH của nước thải mà không tốn nhiều hóa chất.  
Thiết bị đo pH hoạt động theo chế độ cảm biến sẽ tự động châm NaOH nếu pH nước thải  
nhỏ hơn 6.49 còn nếu pH lớn hơn 7.49 thì sẽ châm HCl  
Cấu tạo:  
Kích thước : 18.9 × 10 × 5 (m).  
Chiều cao chứa nước: H = 4.7 (m).  
Thể tích chứa nước: V = 658 (m3).  
Thời gian lưu nước trong bể: t = 7.8 (giờ).  
Vật liệu xây dựng: bê tông cốt thép.  
Số bơm chìm: 2 cái (1 hoạt động, 1 dự phòng).  
Máy khuấy: 2 cái.  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
21  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
Hình 5: Bể điều hòa  
Hình 6: hai bơm chìm ở bể điều hòa  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
22  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
3.4.6 Bể SBR (Sequencing Batch Reactor: bể phản ứng sinh học từng mẻ liên tục)  
Chức năng:  
Oxy hóa các chất hữu cơ có khả năng phân hũy sinh học trong bể thổi khí (chất hữu cơ  
hòa tan được chuyển thành sinh khối tế bào mới).  
Kết bông các hợp chất hữu cơ ổn định và tách những sinh khối mới tạo thành ra khỏi  
nước thải sau xử lý.  
Loại các bông cặn sinh học ra khỏi nước bằng quá trình lắng trọng lực làm cho nước ra  
trong hơn.  
Cấu tạo:  
SBR (Sequencing Batch Reactor) là bể phản ứng gián đoạn theo từng mẻ hoạt động dựa  
trên quá trình sinh trưởng lơ lửng của vi sinh vật hiếu khí. Bể SBR là một dạng Aerotank  
làm việc theo mẻ xử lý nước thải với bùn hoạt tính.  
Số bể: 2 cái  
Kích thước mỗi bể: Chiều dài × chiều rộng × chiều cao = 18.9 × 8.73 × 5 (m)  
Chiều cao chứa nước: 4.7 (m)  
Thể tích chứa nước: V = 825 m3  
Thời gian lưu lưu nước trong bể: t = 19.8 giờ  
Số mẻ của 1 bể: 4 mẻ/ngày  
Thể tích rót đầy bể trong 1 mẻ: 334 m3/mẻ  
Lượng bùn sinh ra: 51.6 kg/mẻ  
Máy thổi khí: 2 cái (mỗi bể 1 cái)  
Sục khí chìm: 4 cái (mỗi bể 2 cái)  
Bơm bùn 2 cái  
Công suất chuyển tải oxy: 44 kg O2/giờ  
Ưu điểm:  
Quá trình xử lý đơn giản, hiệu quả xử lý các chất o nhiễm cao.  
Không cần bể lắng 1 và 2, không cần hệ thống tuần hoàn bùn.  
Vận hành tự động, giảm diện tích xây dựng và chi phí đầu tư.  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
23  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
Quá trình xử lý ổn định: khi sinh khối thích nghi với một khoảng rộng nồng độ chất nền  
và DO thì quá trình xử lý không bị ảnh hưởng bởi tải trọng BOD, có khả năng xử lý đạt  
tiêu chuẩn cao (tiêu chuẩn loại A).  
Có khả năng khử được các hợp chất Nito, Phootpho cao.  
Cạnh tranh giá cài đặt và vận hành  
Có thể lắp đạt từng phần và dễ dàng mở rộng thêm.  
Nhược điểm:  
Công nghệ xử lý sinh học đòi hỏi sự ổn định tính chất nước thải trước khi xử lý. Nếu có  
bất kỳ sự thay đổi đọt ngột của tính chất nước thải đầu vào (hàm lượng kim loại nặng  
cao, pH quá thấp hoặc quá cao…) thì sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả xử lý tải  
lương ô nhiễm tính theo BOD và nhiều khó khăn trong việc khắc phục các sự cố của các  
bể vi sinh vật.  
Để bể có thể vận hành một cách hiêu quả thì đòi hỏi người vận hành phải thường xuyên  
theo dõi các bước xử lý nuowvs thải.  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
24  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
Chu kỳ hoạt động của bể SBR:  
Giai đoạn  
Thời gian  
(phút)  
Mô tả  
Cấp nướcvà bắt đầu với lượng nước thải đã được định  
cho bể SBR và bắt đầu phân hủy chất hữu cơ mạnh mẽ.  
Cấp nước  
60  
Khi nước được cấp vào bể trong thời gian 60 phút thì  
máy thổi khí bắt đầu hoạt động, nước được tiếp tục cấp  
trong vòng 60 phút nữa thì ngưng (nếu trong bể điều hòa  
còn nước trên mức cho phép thì bơm nước sẽ tự động  
chuyển vào bể SBR còn lại).  
Cấp nước và  
sục khí  
60  
Khi cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, các phản ứng sinh  
hóa hoạt động nhờ vào việc cung cấp oxy không khí,  
sinh khối tổng hợp BOD, ammoniac và nito hữu cơ.  
Sục khí  
Lắng  
180  
60  
Sau khi oxy hóa sinh học xảy ra, bùn được lắng và nước  
trên bề mặt tạo ra sự phân cách giữa bùn và nước. quá  
trình lắng diễn ra trong môi trường tĩnh, hiệu quả thủy  
lực của bể đạt 100%.  
Tháo nước đã được lắng trong bể SBR ra bể khử trùng.  
Hệ thống thu nước bằng phao nổi trên bề mặt từ trên  
xuống để lấy nước mà cặn không bị kéo theo. Thời gín  
xả nước chỉ kéo dài trong vòng 80 phút, còn lại 10 phút  
là bơm xả bùn dư trong bể SBR ra bể nén bùn và sau đó  
tiếp tục nạp mẻ mới.  
Xả nước  
60  
Tổng cộng  
360 phút  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
25  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
Hình 7: Bể SBR 1  
Hình 8: Bể SBR 2  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
26  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
3.4.7 Bể khử trùng  
Chức năng:  
Nước thải sau khi xử lý ở bể SBR còn chứa khoảng 105-106 vi khuẩn trong 1ml sẽ  
được đưa từ bể theo đường ống trọng lực tới bể khử trùng để diệt vi khuẩn gây bệnh  
trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Trong bể này Clorua vôi (NaOCl) được châm vào bể  
với liều lượng xác định tùy thuộc vào nước thải dòng ra để khử trùng trước khi vào cống.  
Trong bể, nước chuyển động zích zắc tạo nên sự xáo trộn hóa chất và nước, lúc này vi  
sinh vật bị tiêu diệt. Nước sau khi khử trùng được thải ra ngoài theo cống đến bể chứa  
nước sau xử lý.  
Cấu tạo:  
Kích thước: L × W × H = 18.9 × 1.5 × 3.4 (m)  
Chiều cao chứa nước: H =3.2 (m)  
Thể tích chứa nước: V = 56m3  
Thời gian lưu nước trong một chu kỳ: 1.5 giờ  
Hóa chất sử dụng: NaOCl 10%  
Vật liệu xây dựng: bê tông cốt thép  
hình 9: Bể khử trùng  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
27  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
3.4.8 Bể nén bùn  
Bùn dư từ bể SBR được bơm đến bể nén bùn nhằm cô đặc bùn sơ bộ, bể này được  
thiết kế như bể nén bùn trọng lực. Bùn nén ở dưới đáy được chuyển đén máy ép bùn bằng  
các máy bơm bùn. Bùn bơm từ bể nén bùn được trộn với polimer trong để tăng khả năng  
tách nước vầ kết dính của bùn. Phần nước tách ra trong quá trình ép bùn theo mương dẫn  
chảy về hố thu gom.  
Bùn dư từ quá trình xử lý được bơm về bể nén bùn, độ ẩm của bùn khoảng 80% –  
90%, sau đó bùn được bơm đến máy ép bùn và cô đặc đến độ ẩm từ 20-30%. Bùn khô  
được giao cho công ty môi trường Việt Úc xử lý.  
Hình 10: Bể nén bùn  
Hình 11: Thiết bị bơm bùn nén  
3.4.9 Máy ép bùn  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
28  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
Khi nồng độ bùn trong bể chứa nằm trong khoảng từ 20.000-50.000 mg/l và bùn đã  
được phân hũy tốt (bùn có màu nâu xám) thì sẽ tiến hành ép bùn.  
Chọn lựa Polymer thích hợp bằng cách lấy mẫu bùn đã lắng để xác định thể tích  
polymer/thể tích bùn để tạo keo bùn tối ưu. Từ đó diều chỉnh lượng bơm của bơm  
polymer và bơm bùn thích hợp.  
Tách nước ra khỏi bùn với mục đích: giảm khối lượng vận chuyển ra bãi thải, cặn  
khô dễ đưa đi chôn lấp hay cải tạo đất có hiệu quả cao hơn bùn ướt, giảm thể tích nước có  
thể ngấm vào nước ngầm ở bãi chôn lấp.  
Hình 12: Máy ép bùn  
3.5. Vận hành hệ thống, sự cố và khắc phục sự cố  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
29  
BÁO CÁO THỰC TẬP  
3.5.1. Vận hành hệ thống  
Hệ thống được giám sát và điều khiển tự động hoàn toàn bằng hệ thống SCADA  
(phần mềm lập trình và quản lý dự án cấp độ cao) và màn hình chạm được đặt trong  
phòng điều khiển. Ngoài ra hệ thống còn được cài sẵn trên máy tính.  
Ở chế độ AUTO, nguyên lý hoạt động của hệ thống như sau:  
Hố thu gom  
3 bơm chuyển nước thải, 2 hoạt động và một dự phòng.  
Nếu có bơm làm việc nào bị lỗi, bơm dưn phong sẽ hoạt động như bơm làm việc.  
Hoạt động của bơm (khởi động/dừng) được kiểm soát bởi cảm biến mặt nước.  
Đèn báo lỗi của bơm tương úng sẽ hiển thị trên tủ điều khiển nếu bơm đó bị lỗi.  
Khi mực nước cao đến mức “ High Level” (mức cao) thì còi báo sẽ báo động cho  
biết trong tủ điều khiển.  
Một máy lọc rác tự động tắt/ mở bằng tay trên tủ điều khiển.  
Đèn báo lỗi của máy lọc rác sẽ báo động trên tủ điều khiển nếu máy lọc rác bị lỗi.  
Một lưu lượng kế điện từ để đọc lưu lượng ( đo lưu lượng giờ và tổng lượng nước)  
trên tủ Scandal và màn hình chạm.  
Một cảm biến mực nước siêu âm.  
Bể tách dầu mỡ  
Một máy hút dầu, tắt/ mở bằng tay trên tủ điều khiển.  
Đèn báo lỗi của máy hút dầu sẽ hiển thị trên tủ điều khiển nếu máy hút dầu bị lỗi.  
Bể điều hòa  
Đầu dò pH  
Đầu điều khiển pH/ bộ truyền tín hiệu được liên động với bơm định lượng NaOH  
hoặc HCl tùy thuộc vào giá trị đọc trên đầu dò pH.  
Hai máy trộn chìm, hoạt động đồng thời.  
Ở chế độ AUTO các máy khuấy trộn hoạt động theo thì kế trong PLC.  
Máy khuấy sẽ không vận hành ở chế độ “tự động” nếu công tắc của máy không  
bật được sang vị trí “auto”.  
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC DIỆU  
30  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 39 trang yennguyen 15/10/2024 760
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quy trình công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp Tân Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_quy_trinh_cong_nghe_xu_ly_nuoc_thai_khu_cong_nghiep.pdf