Tiểu luận Công nghệ CDW xử lý rác thải sinh hoạt, quy mô vừa và nhỏ 20-30 tấn rác/ngày
ĐỀ TÀI
“Công nghệ CDW xử lý rác thải sinh
hoạt, qui mô vừa và nhỏ 20-30 tấn
rác/ngày”
Công nghệ CD-WASTE ..........................................................................................3
Tóm tắt công nghệ ...................................................................................................3
NGUYÊN LÝ CÔNG NGHỆ .................................................................................4
Công nghệ CD-WASTE
“Công nghệ CDW xử lý rác thải sinh hoạt, qui mô vừa và nhỏ 20-30 tấn rác/ngày”
Công nghệ nầy sẽ góp phần giải quyết các khó khăn cho các thị trấn, thị tứ, … xa nơi bố trí các
bãi rác xử lý tập trung, các địa phương có địa bàn phức tạp, khó thu gom và tập trung. rác thải.
Hạn chế lưu tồn rác thải lâu 2-3 ngày, làm phát sinh mùi hôi, nước rỉ rác từ sự phân hủy yếm khí,
thủy phân các chất thải hữu cơ, hình thành dạng keo dính bết các thành phần rác thải, gây trở
ngại cho việc phân loại và xử lý.
Công nghệ xử lý rác thải CDW là một giải pháp quản lý chất thải qui mô vừa và nhỏ, gắn liền
trách nhiệm của các Tổ, đội vệ sinh môi trường và các chủ nguồn thải. Là phương tiện để thực
hiện chủ trương “Xã hội hóa” trong lỉnh vực quản lý và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, công nghệ CDW còn có nhiều tính mới về kỷ thuật, thiết kế và bố trí dây chuyền thiết
bị tinh, gọn, chắc chắn. Liên kết nhiều loại thiết bị trong không gian hình tháp kín, ít tốn diện
tích, hạn chế phát tán ô nhiễm. Giảm khoảng cách an toàn để có thể bố trí địa bàn xây dựng, lắp
đặt gần nguồn phát sinh rác thải, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Tính cơ động cao, có thể di dời,
giải quyêt nhanh các tình trạng khẩn cấp về an ninh rác thải tại những thời điểm nóng ở những
khu vực nhạy cảm. Vốn đầu tư không quá cao, thu hút nhiều thành phần kinh tế đầu tư vào lỉnh
vực quản 1ý và xử lý môi trường.
Tóm tắt công nghệ
Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt CDW qui mô vừa và nhỏ là một sự kết hợp giữa phương pháp
quản lý và xử lý chất thải ngay ở gần nguồn thải của từng khu vực dân cư. Với một số đặc điểm
như sau:
• Xã hội hóa trong giải pháp thu gom, vận chuyển có định hướng. Tạo mối quan hệ hữu cơ giữa
chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, xử lý rác thải.
• Kết hợp thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trong một tổ chức môi trường (doanh
nghiệp tư nhân hay nhà nước) với qui mô vừa và nhỏ. Rút ngắn cự ly giữa các điểm tập kết đến
khu xử lý. Hạn chế phát tán ô nhiễm và chi phí vận chuyển rác thải.
• Công nghệ và thiết bị phân loại, xử lý rác thải tinh gọn. Bố trí hợp lý, liên kết nhiều thiết bị
trong không gian hình tháp. Hạn chế đến thấp nhất ô nhiễm thứ cấp (mùi hôi, nước rỉ rác, chất
thải rắn và khí thải) tại nơi xử lý. Ít tốn diện tích và rút ngắn khoảng cách giới hạn với khu vực
dân cư.
• Đặt trọng tâm vào các công nghệ xử lý môi trường. Chuẩn hóa ẩm độ rác thải đầu vào. Phân
loại các thành phần tái chế, tái sử dụng với độ lẫn tạp chất rất thấp để tạo nguyên liệu cho các cơ
sở tái chế ở các địa phương. Tận dụng các tài nguyên từ rác thải sinh hoạt.
• Kết hợp các giải pháp cơ khí và sinh học (MBT : Mechanic Bio Treatment) trong toàn bộ công
nghệ và thiết bị của dây chuyền xử lý rác thải sinh hoạt CDW. Tạo ra phương pháp xử lý đơn
giản, dể quản lý, vận hành. Tính an toàn kỷ thuật của hệ thống thiết bị và lao động, môi trường
cao.
NGUYÊN LÝ CÔNG NGHỆ
Công nghệ CDW bao gồm 3 hợp phần :
1. Quản lý thu gom và tập kết rác thải có định hướng:
Giữa chủ nguồn thải và Doanh nghiệp xử lý rác thải (tư nhân hay nhà nước) có mối quan hệ hữu
cơ thể hiện qua hợp đồng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Qui định thời điểm, địa điểm và loại
chất thải cần thu gom, xử lý. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp xử lý rác thải sẽ bố trí lực lượng lao
động, phương tiện thu gom và các điểm tập kết theo dòng rác thải (phân loại sơ bộ có định
hướng). Điều động phương tiện vận chuyển và chuyển về Trạm CDW tiếp tục phân loại, xử lý.
2. Nguyên lý công nghệ phân loại rác thải:
Phân loại là công đoạn rất phức tạp và có vai trò quyết định trong toàn bộ tiến trình xử lý rác thải
hổn tạp nhiều thành phần. Mặc dù, đã thu gom và vận chuyển có định hướng, công nghệ CDW
vận dụng nhiều nguyên lý phân loại và bố trí hợp lý dây chuyền thiết bị để đạt mục đích tách loại
các thành phần không sử dụng đưa vào đốt tạo nhiệt. Tận thu phế thải dẻo, sơ chế, đóng kiện để
bán cho các cơ sở tái chế. Phế thải trơ dùng san lấp mặt bằng hay đóng rắn áp lực tạo sản phẩm
gạch các loại. Đặc biệt, tách lọc dòng hữu cơ ít lẫn tạp chất đưa vào hệ thống phân hủy sinh học
tiên tiến (các tháp ủ nóng và ủ chín CDW) khử trùng và mùn hóa tạo sản phẩm mùn hữu cơ sạch
phục vụ nông nghiệp.
Các nguyên lý được vận dụng trong công nghệ phân loại rác thải gồm :
Nguyên lý phân loại rác thải sinh hoạt – Công nghệ CDW
Giới thiệu vài nét về Công nghệ MBT-CD.08
Công nghệ MBT- CD.08 là một công nghệ xử lý rác thải thành nhiên liệu, được nghiên cứu và
chế tạo trong nước. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam, chưa qua phân loại đầu nguồn,
hạn chế chôn lấp. Sản phẩm được sử dụng trong dân dụng và công nghiệp.
Công nghệ MBT-CD.08:
• Có tính linh hoạt cao, tạo ra nhiều lựa chọn sản phẩm tái chế từ các nguyên liệu trong rác thải .
Có thể dùng sản xuất phân bón hữu cơ, sản xuất nhiên liệu dân dụng tái tạo từ các chất thải hữu
cơ và nhiên liệu công nghiệp từ các chất thải hỗn hợp, nhiều thành phần khác.
• Công nghệ thiết bị gọn, phân khu chức năng rõ ràng cho từng công đoạn xử lý, dễ quản lý và
vận hành, bảo trì thiết bị.
• Đơn giản hóa khâu phân loại
• Tận thu các phế thải kim loại và nylon để tái chế riêng( tái chế tại nhà máy có chức năng suất
xử lý lớn hay cung cấp cho các cơ sở chuyên nghiệp đối với nhà máy có năng suất nhỏ.
• Các sản phẩm hình thành từ việc xử lý rác thải đều có thị trường tiêu thụ ổn định tại các địa
phương (đối với các nhà máy sản xuất nhỏ ) hay sử dụng vận hành nhà máy phát điện (nhà máy
năng suất lớn) đáp ứng nhu cầu về điện cho các tiểu vùng của địa phương.
• Công nghệ và thiết bị được nghiên cứu và chế tạo tại Việt Nam theo dạng module đáp ứng cho
các nhu cầu xử lý rác thải từ nhỏ nhất cho các vùng dân cư xa (20->50 tấn/ngày) đến các nhu cầu
lớn tại các tỉnh thành phố (500->1000 tấn/ngày). Phù hợp với tính chất, thành phần rác thải hỗn
tạp tại Việt Nam. Để nâng cao năng suất xử lý khi cần thiết .
• Chi phí đầu tư và vận hành thấp. Sản xuất thu hồi và tái tạo sau xử lý có chất lượng cao và
được thị trường chấp nhận. Nhanh thu hồi vốn
• Sử dụng công nghệ MBT-CD.08 sẽ giống như một dự án CDM, giảm phát thải khí gây hiệu
ứng nhà kính(chủ yếu là khí CH4, dễ dàng thông qua các ngân hàng carbon và có thêm thu nhập
bằng việc bán chứng chỉ carbon.
Giấy chứng nhận công nghệ xử lý chất thải của Bộ Xây Dựng
Khánh thành Nhà máy xử lý và tái chế rác thải công nghệ hiện đại tại xã Tân Quang Thị
xã Sông Công Tỉnh Thái Nguyên
Ngày 15/4/2011 tại Xã Tân Quang, Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Hội nghị đầu tư xây dựng
các cơ sở xử lý chất thải rắn và Lễ khánh thành Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Thị xã Sông Công do Bộ
Xây dựng, UBND tỉnh Thái Nguyên và DANIDA Đan Mạch phối hợp tổ chức.
Tham dự hội nghị và Lễ khánh thành có Bộ trưởng Bộ
Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, Bí thư Tỉnh Uỷ - Chủ
tịch UBND tỉnh Phạm Xuân Đương và đại diện của Văn
phòng quốc hội, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính,
Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Ngân hàng phát triển
Việt Nam, đại diện các tổ chức quốc tế, UBND Thị xã
Sông Công, đại diện lãnh đạo và nhân dân xã Tân
Quang.
Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Thị xã Sông
Công ứng dụng công nghệ cơ sinh học xử lý rác thành
nhiên liệu - công nghệ MBT-CD.08 do Công ty TNHH
Thuỷ lực máy là doanh nghiệp trong nước thiết kế và chế
tạo, được Bộ Xây Dựng và Hợp phần Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo
lựa chọn triển khai trình diễn thí điểm, được đầu tư xây dựng và lắp đặt đầu tiên tại địa bàn tỉnh
Thái Nguyên. Ưu điểm của công nghệ này là xử lý được triệt để 100% rác thải hàng ngày,ầm
không cần chôn lấp, rác được thu gom và tự động phân loại để tái chế thành vật liệu xây không
nung và viên đốt làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ...
Dự án xây dựng Nhà máy xử lý và tái chế rác thải 50 tấn/ngày Thị xã Sông Công được
xây dựng trên diện tích 02 ha tại xã Tân Quang, cách Thị xã Sông Công 7 km, cách công trình
dân cư gần nhất là 1 km, cuối hướng gió, xung quanh có rừng cây ngăn cách và 15 ha đất dự trữ
vành đai xung quanh khu vực, đảm bảo được quy định về khoảng cách an toàn vệ sinh môi
trường của nhà máy xử lý rác. Tổng vốn đầu tư của nhà máy hơn 35 tỷ đồng, trong đó Chính phủ
Đan Mạch tài trợ hơn 52%, còn lại là vốn đối ứng của Ngân sách tỉnh, Thị xã Sông Công và
Công ty TNHH Thuỷ lực máy. Ngoài ra Chính quyền địa phương và nhân dân còn đóng góp gần
20 tỷ đồng để xây dựng 7 km đường và giải phóng mặt bằng cho khu vực nhà máy.
Thay mặt lãnh đạo Bộ Xây dựng Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân đã biểu dưỡng sự nỗ lực
cố gắng của Sở Xây dựng Tỉnh Thái Nguyên với vai trò là chủ đầu tư công trình đã thực hiện dự
án đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả, cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo
tỉnh Thái Nguyên và Thị xã Sông Công, sự tích cực tham gia của UBND xã Tân Quang và cộng
đồng dân cư đã góp phần vào sự thành công của dự án. Bộ trưởng cũng khẳng định những thành
côcng ban đầu của dự án là bài học kinh nghiệm quan trọng để phát triển và nhân rộng mô hình
này trong cả nước, phù hợp với đặc thù và điều kiện mỗi địa phương.
Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Thị xã Sông Công được đưa vào sử dụng sẽ mang lại lợi
ích về kinh tế , xã hội và môi trường, đáp ứng yêu cầu cấp bách hiện nay về xử lý ô nhiễm môi
trường cho Thị xã Sông Công và các khu vực xung quanh của Thành phố Thái Nguyên, cải thiện
môi trường xanh, sạch đẹp cho đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trên địa
bàn Thị xã Sông Công.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên
Hà Nội sắp hết chỗ chôn rác
04/04/2011
Nếu không quyết liệt triển khai kết quả dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn 3R, sớm
đưa vào vận hành nhà máy xử lý rác quy mô lớn đầu tiên của Hà Nội ở Sóc Sơn, và áp
dụng các công nghệ tiêu thụ rác thành sản phẩm hàng hoá, v.v…, chỉ hai năm nữa Hà Nội
sẽ không biết đổ rác đi đâu.
Rác thiếu ý thức ngày càng lắm
Bất chấp Hà Nội được mở rộng thành thủ đô lớn thứ ba thế giới, quỹ đất dành cho chôn lấp rác
Hà Nội được xác định cũng đã hết, hầu như không mở rộng thêm được chỗ nào ngoài các bãi rác
hiện hành của Hà Nội cũ và Hà Tây cũ cộng lại.
Xe ủi hoạt động trên các núi rác ở Nam Sơn giờ không còn chuyện hiếm
Cách duy nhất trong vòng 10-20 năm tới để đối phó với nguy cơ này là thực hiện phân loại rác
tại nguồn hay, nói cách khác, nâng cao ý thức của người xả rác.
“Nếu tất cả rác ở Hà Nội được phân loại từ nguồn, các bãi rác hiện hành của Hà Nội sẽ kéo dài
tuổi thọ thêm ít nhất 30-50 năm, thậm chí nhiều hơn nữa”, một nhà khoa học ở Hội Bảo vệ Thiên
nhiên&Môi trường Việt Nam nhận định.
Đáng tiếc, hành vi xả rác ở Hà Nội hầu như không thay đổi và các vi phạm về xả rác hầu như
không được xử lý nghiêm bất chấp các quy định xử phạt có đầy đủ. Có thể đến bất cứ nơi nào ở
Hà Nội, dù nội hay ngoại thành, cũng sẽ không khó để chiêm ngưỡng các túi rác, đống rác, bãi
rác, ngổn ngang. Các nơi được liệt vào điểm nóng ngày càng dài.
Đã thế, “Tỷ lệ các thành phần nilon, cao su, kim loại, thuỷ tinh trong chất thải rắn ở Hà Nội ngày
càng tăng; tỷ lệ thu gom đối với chất thải rắn nguy hại vẫn không được cải thiện”, GS.TSKH
Phạm Ngọc Đăng, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị&Công nghiệp Hà Nội, nói.
Một trong những điểm đổ rác nhức nhối nhất có lẽ là trên tuyến đường Hào Nam, nơi có các cơ
sở đào tạo âm nhạc. Từ mấy năm nay, bất chấp tuyến đường được nâng cấp dù chưa hoàn chỉnh,
rác, nhát là rác xây dựng, gần như lúc nào cũng lấp đầy hai bên đường vào học viện âm nhạc
quốc gia, nơi lẽ ra phải là điển hình về một môi trường thanh khiết.
Tại Nam Sơn, nước rác đen ngòm quá nhiều đến mức không xử lý xuể (Ảnh: Quốc Dũng)
Năm năm trước, Sở Tài nguyên&Môi trường Hà Nội cảnh báo lượng thải của thành phố đang
ngày càng tăng cả về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm dù, hồi ấy, tổng lượng chất thải rắn
phát sinh của Hà Nội mới chỉ 1.500 – 1.600 tấn/ngày và chất thải công nghiệp nguy hại khoảng
24.000 – 25.000 tấn/năm.
Vậy mà năm năm sau, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của Hà Nội lên đến 5.000 tấn/ngày
đêm, trong đó 3.500 tấn là chất thải sinh hoạt đô thị.
Ông Lê Trung Dũng, Trưởng phòng Tổ chức Lao động, Công ty TNHH Nhà nước Một Thành
viên Môi trường Đô thị (URENCO), cho hay mỗi ngày URENCO xử lý 3.200 – 3.400 tấn rác
thải, của chín quận nội thành và năm huyện ngoại thành, tại bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn)
mà vẫn không xuể.
“Với lượng rác gia tăng chóng mặt như thế này, đến hết năm 2012, hơn 10 ô chôn lấp trên quỹ
đất 83,3 hectare ở khu xử lý rác Nam Sơn sẽ đầy ứ”, ông Dũng lo ngại mặc dù cho biết thêm,
“UBND TP Hà Nội đang làm tiếp công tác đền bù giải phóng mặt bằng để mở rộng bãi Nam Sơn
giai đoạn 2.”
Nam Sơn, khu xử lý rác hiện đại nhất của Hà Nội, thiếu chỗ chôn rác đến mức phải xây
tường gạch kiên cố để đựng rác nổi Ảnh: PV.
Rờ rẫm 3R
“Phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng tiếp tục bất cập, xã hội hoá quản lý chất thải rắn vẫn ở
tình trạng manh mún, khiến tỷ lệ chôn lấp chất thải rắn ở Hà Nội quá lớn”, GS.TSKH Phạm
Ngọc Đăng, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị&Công nghiệp Hà Nội, nói.
Hà Nội từng tuyên truyền rất nhiều dự án phân loại rác tại nguồn (3R) do Cơ quan Hợp tác Quốc
tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Dự án bốn triệu USD được triển khai thí điểm trên tại bốn phường
của nội thành Hà Nội gồm Phan Chu Trinh, Nguyễn Du, Thành Công và Láng Hạ. Từ năm 2006
đến hết năm 2009 ,18.000 gia đình được huấn luyện cách phân loại rác tại nguồn. Từ năm 2008,
cùng với dự án 3R, URENCO phát cho mỗi gia đình hai thùng rác và hướng dẫn họ phân loại rác
tại nguồn.
Lợi ích của 3R được nói rất lắm tại rất nhiều hội thảo. Tại hội thảo mới đây nhất ngày 30-3 ở Hà
Nội về đề tài này, một lần nữa, người ta lại khẳng định chi phí cho vận chuyển rác tương đương
với việc áp dụng 3R nhưng việc phân loại tốt tiết kiệm được diện tích chôn lấp, đảm bảo vệ sinh
môi trường.
Một lần nữa, đại diện nhà tài trợ, ông Tadashi Suzuki, Văn phòng JICA, nói triển khai 3R là lối
thoát khả thi cho Hà Nội trước nguy cơ hết chỗ chôn lấp với hàng loạt lợi thế như giảm khối
lượng rác thải tạo ra tại nguồn, tiết kiệm không gian chôn lấp, tái chế rác như một nguồn nguyên
liệu, ngăn chặn suy thoái môi trường.
Dự án còn tạo cảm hứng cho việc thành lập Câu Lạc bộ 3R Hà Nội, với các tình nguyện viên đa
số còn rất trẻ. Họ, học sinh, sinh viên, chia làm nhiều nhóm kết hợp với các công nhân thu gom
đi hướng dẫn người dân đổ rác đúng nơi quy định.
Hoàng Thị Lan Chi, Chủ nhiệm Câu Lạc bộ 3R Hà Nội, chia sẻ sự chuyển đổi nhận thức của
mình: “Phân loại rác tại nguồn sẽ góp phần giảm thiểu lượng rác thải mang đi chôn lấp ở các bãi
rác và một lượng rác thải hữu cơ còn được chế biến thành phân hữu cơ”.…
Thế nhưng tại sao khi dự án chấm dứt, các chuyển biến về nhận thức và hành vi ấy gần như cũng
đi theo luôn dự án, thay vì được cộng hưởng sang các khu dân cư khác?
Chỉ biết Câu Lạc bộ 3R Hà Nội vẫn duy trì các hoạt động hướng dẫn nhân dân phân loai rác tại
nguồn.
“Thời gian qua, việc đổ rác ra đường đã giảm, đường phố đã sạch hơn” như đại diện URENCO
nói, v.v… Nhưng một con nhạn như thế không thể làm nổi mùa xuân. 15.400 gia đình tại bảy
phường khác tại TP Hà Nội đang bắt đầu được hướng dẫn thực hiện áp dụng 3R mà rất chật vật,
trong khi cả Hà Nội có hơn triệu gia đình.
Nhà máy xử lý rác lớn nhất VN, vẫn ì ạch
Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), ông Nguyễn Hồng Sơn, cho Tiền
Phong hay, dự án xử lý rác Hà Nội triệt để nhất từ trước đến nay, giúp đối phó với nguy cơ hết
chỗ chôn lấp rác, vẫn ì ạch.
Theo dự án trị giá 39 triệu USD, rác sau khi xử lý có thể xuất khẩu một phần đáng kể. Với công
suất tiêu thụ rác 2000 tấn/ngày đêm, dự án lẽ ra chính thức khởi công dịp kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long-Hà Nội.
Do rác thải được chế biến thành một lượng lớn các sản phẩm khác nhau, đảm bảo tái chế, sử
dụng trên 85%, lượng rác phải đem chôn lấp còn rất ít. Riêng việc này sẽ giúp cứu các bãi chôn
lấp rác lớn nhất của Hà Nội đang có nguy cơ đầy ứ chỉ vài ba năm nữa. Đấy là chưa kể lượng rác
còn lại cuối cùng ấy sẽ được đóng bao gọn gàng, không gây ô nhiễm cho đất, không toả mùi, có
thể tái sử dụng sau vài chục năm chôn.
Không chỉ bao tiêu và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm tái chế, họ còn xử lý triệt để các ô nhiễm thứ
cấp (nước thải, khí thải, tiếng ổn), đảm bảo thực hiện các quy định về đầu tư và bảo vệ môi
trường của địa phương, đồng thời chuyển giao công nghệ và nhà máy cho đối tác Việt Nam một
năm trước khi dự án BOT chấm dứt.
“Các vị lãnh đạo TP Hà Nội tạo điều kiện gần như tốt nhất để chúng tôi triển khai dự án đúng dự
kiến. UBND TP Hà Nội thông qua chủ trương dự án chỉ một năm kể từ khi chúng tôi đặt vấn
đề”, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Tổng Giám đốc AIC, xác nhận.
Vì đâu? Lại câu hỏi nữa chưa được giải mã khi dại diện AIC trả lời Tiền Phong “Thực tình
chúng tôi cũng không rõ”. Không hiểu, hai năm nữa, khoảng thời gian sống còn lại của các bãi
rác lớn nhất Hà Nội, chúng ta sẽ xoay chuyển sao đây?
Tài nguyên rác, chưa quan tâm
“Rác đúng là tài nguyên”, ông Lê Trung Dũng, Trưởng phòng Tổ
chức Lao động, URENCO, nói, “Hiện mỗi đêm có hàng nghìn
người vào thu nhặt phế liệu ở bãi rác Nam Sơn, tạo ra nguồn thu
nhập trên 50.000 đồng mỗi người”. URENCO là đơn vị chịu trách
nhiệm thu gom vận chuyển, xử lý phần lớn lượng chất thải rắn sinh
hoạt nội thành. Các doanh nghiệp khác chịu trách nhiệm thu gom,
vận chuyển tại khu vực các huyện ngoại thành Hà Nội.
Bản thân URENCO mỗi ngày cũng thu được từ 60 – 70 tấn rác hữu
cơ (đã được phân loại) chuyển về nhà máy xử lý rác Cầu Diễn để
xử lý thành phân hữu cơ và bán thành hàng hoá.
Từ rác thải, Trung tâm Nghiên cứu&Chuyển giao Công nghệ Môi
trường đã nghiên cứu thành công công nghệ biến chúng thành gạch
và bê tông với giá rẻ hơn nhưng chất lượng tương đương gạch và
bê tông thương phẩm. Trung tâm còn dùng rác làm bê tông và đã
được thử nghiệm chịu tải đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam. TS. Nguyễn
Quang Thái, Cục Hạ Tầng Cơ sở, Bộ Xây dựng, nhận định: “Sáng
chế này có giá trị cao về kinh tế và có tính thực tiễn cao”.
Tuy nhiên, công nghệ làm gạch và bê tông từ rác, đến nay, vẫn
dừng ở quy mô rất khiêm tốn. Rộng hơn, các hoạt động tiêu thụ rác
ấy, từ tự phát của những lao động chân lấm tay bùn đến hoạt động
quy mô của doanh nghiệp và sáng kiến của nhà khoa học, không
hiểu sao vẫn chỉ dừng ở quy mô rất nhỏ so với lượng rác thải hằng
ngày.
Trong khi chưa có bất cứ cơ chế tài chính đủ mạnh nào để khuyến
khích tái chế, quay vòng rác, chưa tìm thêm chỗ chon lấp rác mới,
lượng rác không xử lý và lượng rác thải thêm ngày càng nhiều, gia
tăng chóng mặt sau mỗi tháng, thậm chí, mỗi tuần, đại diện
URENCO – đơn vị vận chuyển rác lớn nhất thủ đô, nhận định.
XỬ LÝ RÁC THẢI Ở HÀ NỘI: MÃI KHÔNG LỰA CHỌN ĐƯỢC CÔNG NGHỆ
Xử lý rác thải ở Hà Nội: Mãi không lựa chọn được công nghệ (16/07/2010)
Xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt đang là vấn đề cấp bách và bức xúc đối với các địa
phương, đặc biệt là Hà Nội. Hiện tại, hầu hết rác của thành phố đều sử dụng biện pháp
chôn lấp chất thải. Tuy nhiên, có tới 85-90% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Khó khăn chậm trễ trong quá trình xử lý rác thải ở Hà
Nội có rất nhiều nguyên nhân; nhưng nguyên nhân vô lý nhất là: chậm... vì phải chờ các
cơ quan chức năng lựa chọn công nghệ.
Vẫn chưa chọn được công nghệ xử lý rác thải
Giải pháp tình thế
Ngán ngẩm về chuyện nhà nằm cạnh hố chôn lấp rác thải, chị Đỗ Thị Hồng ở Đồng
Giăng, Chương Mỹ bức xúc nói: thành phố có cơ chế mới về việc xử lý rác thải chất đống
trên đường, bằng cách tìm cho mỗi xã một nơi chôn lấp rác, nhưng theo tôi chôn lấp vẫn
chỉ là giải pháp tình thế. Nếu rác đó là chất hữu cơ thì có thể phân huỷ theo thời gian.
Nhưng với những túi nilong thì dù được chôn lấp đến vài trăm năm thì rác vẫn là...rác.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị:
Giải quyết các vấn đề ô nhiễm cần được xúc tiến nhanh chóng
“Tìm những biện pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề môi trường
cần được xúc tiến một cách nhanh chóng. Thành phố không thể không có nơi tập trung
rác, rác của Hà Nội cũng không thể chuyển sang tỉnh khác để xử lý. Muốn giải quyết triệt
để việc này, cần tìm ra những giải pháp ưu tiên, chẳng hạn nếu trở thành địa phương nhận
những trọng trách phức tạp của thành phố, như đặt nơi xây nhà máy xử lý rác hay làm khu
xây dựng nghĩa trang...Chính quyền cần cho họ biết họ sẽ được hưởng lợi gì, con cái họ sẽ
được ưu tiên thế nào. Nếu chính quyền làm được điều đó, việc tìm khu xử lý rác sẽ không
phức tạp như các ngành chức năng vẫn phàn nàn.”
Xử lý rác bằng việc chôn lấp là quá lạc hậu, vừa tốn diện tích đất, tốn công mà không triệt
để, Phó Tổng giám đốc Cty TNHH nhà nước 1 thành viên Môi trường đô thị, Phạm Ngọc
Hải cũng khẳng định như vậy. Ông Hải cho biết, mỗi ngày bãi chôn lấp rác Nam Sơn (Sóc
Sơn) tiếp nhận khoảng 2.500 tấn rác và với khối lượng rác tăng trung bình 15%/năm như
những năm vừa qua, đến năm 2015, Hà Nội sẽ không còn chỗ chôn lấp rác.
Xử lý rác một cách triệt để đã khó, nhưng để tìm được nơi đặt hố chôn rác còn khó hơn,
Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Nguyễn Văn Ngọc cho biết: Dù chính quyền
thành phố đã hỗ trợ toàn bộ kinh phí xây dựng khu chôn lấp rác thải của từng địa phương
nhưng rất khó khăn để tìm được địa điểm thích hợp cho việc chôn lấp rác thải ở huyện.
Thôn, xã, huyện không có một đơn vị hành chính nào chấp nhận việc địa phương mình trở
thành “hố rác” của thành phố hay của huyện. Thường Tín đã phải chấp nhận việc 167
thôn, thì có 167 hố chôn lấp rác, chỉ vì lý do duy nhất: Ai cũng sợ bẩn! Và chuyện cả
huyện thành “bãi rác” âu cũng là điều dễ hiểu.
Chậm không phải vì thiếu vốn
Chuyện xử lý rác thải theo hướng nào, vẫn là đề tài “nóng” trong rất nhiều các diễn đàn
của Hà Nội. Thành phố vừa ban hành quyết định hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho tất cả các
huyện thuộc địa bàn xây dựng khu chôn lấp rác thải cho chính địa phương mình, dù đây là
chủ trương đúng nhưng cũng ít được người dân tán thành. Anh Nguyễn Mạnh Dũng ở
Thường Tín chia sẻ: Nhà tôi gần khu chôn lấp rác thải nên tôi hiểu tại sao tại nhiều địa
phương người dân ngăn cản, thậm chí chống đối chính quyền vì “biến” địa phương mình
thành nơi tập kết rác. Bởi, dù rác có được chôn lấp, thì ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm. Thế
nhưng, Hà Nội đã sắp tròn 1000 năm tuổi, nhưng mỗi vấn đề ô nhiễm vì rác thải... mà vẫn
phải loay hoay tìm giải pháp. Nhiều người dân băn khoăn “phải chăng Hà Nội đang thiếu
nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này”. Nếu vậy, khâu thu hút đầu tư của thành phố quá
kém? Mang câu hỏi ấy đến gặp Giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường Hà Nội, ông Vũ
Văn Hậu cho rằng: Hà Nội không thiếu nguồn lực cũng như các nhà đầu tư trong lĩnh vực
này, khó khăn không nằm ở việc thiếu vốn, mà Hà Nội đang lựa chọn loại công nghệ nào
cho thích hợp với điều kiện thực tế của Thủ đô”. Ông Hậu còn khẳng định: “Chúng tôi
vẫn đang trong giai đoạn lựa chọn công nghệ”, có thể là đốt rác hay ép rác... tóm lại cần
tìm mô hình xử lý rác thông minh, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, nhưng đồng thời
cũng phải phù hợp với Hà Nội.
Thế chẳng hoá ra, vấn đề ô nhiễm môi trường vì rác thải vẫn chưa được giải quyết triệt để,
chậm trễ lại nằm ở phía các nhà quản lý, hoạch định chính sách?
Theo KTĐT
Ì ạch các dự án xử lý rác
Thứ Ba, 19.4.2011 | 10:35 (GMT + 7)
Thực ra, ngay từ năm 2009, Hà Nội đã nhìn thấy nguy cơ hết chỗ đổ rác và đưa ra nhiều
giải pháp, trong đó có việc mở rộng các bãi rác Nam Sơn và Xuân Sơn, xây dựng các nhà
máy (NM) chế biến rác. Tuy nhiên, công việc triển khai vẫn đang rất ì ạch.
90% rác được xử lý bằng... chôn lấp
Trên địa bàn Hà Nội hiện có 2 bãi rác quy mô lớn là Nam Sơn
(đặt tại H.Sóc Sơn) và Xuân Sơn (đặt tại TP Sơn Tây) cùng một
số bãi rác nhỏ như: Hữu Bằng, Núi Thoong, Tả Thanh Oai, Kiêu
Kỵ… Ngoài ra, TP cũng đã xây dựng và đưa vào hoạt động 2 NM
chế biến rác thải Cầu Diễn và Seraphin Sơn Tây. Trong đó,
khoảng 5.500 tấn trong tổng số khoảng 6.000 tấn rác thải sinh
hoạt thu gom trên địa bàn TP mỗi ngày “chảy” về bãi rác Nam
Sơn. Bãi rác Xuân Sơn đảm trách việc chôn lấp rác thải thu gom
từ TP Sơn Tây, các huyện Thạch Thất, Ba Vì và Q.Hà Đông. Rác
thải tại Chương Mỹ tập kết về bãi Núi Thoong, tại Gia Lâm được
đưa về bãi Kiêu Kỵ…
Theo các chuyên gia về môi
trường, đầu tư xây dựng 1 ô
chôn lấp rộng 5 ha phải mất
khoảng 5 tỉ đồng, chưa kể
trung bình mỗi ngày phải xử
lý 1.000m3 nước rác. Để
tránh tình trạng ô nhiễm môi
trường và nguồn nước tại các
khu vực dân cư đòi hỏi quy
trình kỹ thuật phải rất cẩn
thận. Việc Hà Nội tiếp tục
mở rộng diện tích chôn lấp
rác vừa gây lãng phí tài
nguyên, vừa tốn kém công
thu gom, vận chuyển, diện
tích chôn lấp.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Tổng giám đốc Công ty môi trường (MT)
đô thị Hà Nội (Urenco) cho biết, 90% rác thải sinh hoạt của Hà
Nội đang được xử lý theo phương pháp chôn lấp, số còn lại tập
kết về NM tái chế ở Cầu Diễn để chế biến thành phân hữu cơ vi
sinh. “Sở dĩ tỷ lệ chôn lấp vẫn chiếm chủ yếu là do lượng rác thải
hữu cơ rất ít ỏi. Nguồn rác này được thu gom được từ các địa bàn thí điểm trong dự án (DA)
phân loại rác tại nguồn do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ và rác tại các chợ”,
ông
Hòa
nói.
Mới đây JICA Việt Nam cũng đưa cảnh báo, đến năm 2012, các bãi rác ở Hà Nội sẽ bị lấp đầy,
không còn năng lực để xử lý. Nếu không có những biện pháp kịp thời người dân Hà Nội sẽ
không còn chỗ đổ rác. Một chuyên gia trong lĩnh vực MT tính toán, chỉ cần các bãi rác đóng cửa,
sau 3 ngày, cả Hà Nội sẽ ngập ngụa vì rác.
Chỗ đổ rác đang là vấn đề cấp thiết của Hà Nội.
Ông Hòa xác nhận, thời điểm này bãi rác Nam Sơn, bãi rác thải lớn nhất TP, gánh gần như toàn
bộ rác của các quận nội thành đã kín chỗ và gần như chắc chắn vào năm 2012 sẽ bị lấp đầy hoàn
toàn,
không
còn
khả
năng
tiếp
nhận
rác
để
xử
lý.
Ông Hòa cho biết: “Không còn chỗ chôn lấp rác, chúng tôi phải tiến hành hạ cốt nền và chất rác
cao lên để vận hành bãi rác nhằm duy trì việc tiếp nhận rác thải của TP”. Trong khi bãi rác Nam
Sơn gần hết chỗ chôn lấp, thì khả năng “chia lửa” từ các bãi rác khác trên địa bàn là rất ít nếu
không muốn nói là không có. Theo ông Nguyễn Văn Lưỡng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ MT
Hà Nội, bãi rác Xuân Sơn cũng đang trong cảnh hết quỹ đất chôn lấp, bãi rác Núi Thoong thì đã
dừng hoạt động do gặp sự cố và phục vụ quá trình xây dựng một NM xử lý rác trong khi các bãi
rác Kiêu Kỵ, Tả Thanh Oai… chỉ gánh được lượng rác tại các tiểu khu vực vùng ngoại thành mà
thôi.
Tại khu vực dự kiến mở rộng
bãi rác Nam Sơn, trong khi
các hộ dân nằm trong khu vực
được lựa chọn để xây dựng,
mở rộng (thuộc xã Nam Sơn,
Hồng Kỳ, Bắc Sơn) còn chưa
chịu di dời thì cũng cách đó
không xa, gần 100 hộ dân
sinh sống tại hai xóm 19 và
20 thuộc thôn Xuân Thịnh, xã
Nam Sơn, nơi chỉ cách các ô
chôn rác số 8, 7, 6 của Khu
liên hợp chất thải Nam Sơn
vài chục mét, lại đang khẩn
thiết xin được chính quyền sử
dụng toàn bộ 60 ha đất của
hai xóm cho việc mở rộng bãi
rác. Ông Vũ Tuấn Lực,
Trưởng thôn Xuân Thịnh, cho
hay, từ nhiều năm nay, gần
Đụng
đâu
cũng
khó
100 hộ dân thôn ông đã nhiều
lần làm đơn kiến nghị xin
nhường lại đất để mở rộng bãi
rác, và được chuyển đi nơi
khác sinh sống. Tuy nhiên,
cấp lãnh đạo chỉ đồng ý đền
bù tiền công trình di chuyển,
nhưng không đền bù tiền đất,
cũng như cấp đất nơi ở mới.
Ông Phạm Văn Khánh, Phó giám đốc Sở TN-MT Hà Nội cho
biết, DA mở rộng bãi rác Xuân Sơn và Nam Sơn đã được phê
duyệt, đang trong quá trình triển khai thực hiện, dự kiến trong
năm 2012 sẽ có thể tiếp nhận một lượng rác nhất định.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên ông Hà Thanh Tùng, Trưởng
phòng Kế hoạch, BQL DA hạ tầng đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội)
cho biết, DA giai đoạn 2 bãi rác Nam Sơn đã được phê duyệt với
diện tích 140 ha nhưng đến thời điểm này vẫn đang trong quá trình thực hiện công tác chuẩn bị
đầu tư.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện DA vẫn đang trong quá trình nghiên cứu đánh giá về tác động
MT; các nhà khoa học đang nghiên cứu để đóng góp ý kiến trên cơ sở tài liệu của BQL DA hạ
tầng đô thị gửi đến. DA mở rộng bãi rác Xuân Sơn thêm 13 ha nữa cũng chưa hoàn thành, trong
khi theo xác nhận của ông Khánh, DA xây dựng bãi rác Đồng Ké rộng 24 ha đang gặp khó khăn
trong công tác giải phóng mặt bằng.
DA xây dựng NM xử lý rác thải lớn nhất VN tại Nam Sơn do Công ty CP tiến bộ quốc tế (AIC)
làm chủ đầu tư theo mô hình BOT cũng đang gặp không ít khó khăn. DA đã được khởi công từ
tháng 9 năm ngoái với tổng vốn đầu tư lên tới 140 triệu USD, dự kiến cuối năm nay sẽ đi vào
vận hành với công suất 2.000 tấn rác/ngày đêm.
Mục tiêu là sản xuất chế biến 90% rác thành sản phẩm như: phân compost, các vật liệu tái chế sử
dụng được, vật liệu san lấp. 10% phần phế thải sau xử lý sẽ đem đi chôn lấp. Tuy nhiên, đến nay
đã hơn nửa năm trôi qua, DA vẫn chưa khởi động vì mãi đến ngày 4.4 vừa qua, công ty mới
được giao mặt bằng. Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó tổng giám đốc AIC cho biết, cuối tháng 5, đầu
tháng 6 này mới có thể tiến hành xây dựng và phải mất gần 1 năm nữa, NM mới có thể đi vào
chạy thử nghiệm.
Theo Thanh Niên
Một số vấn đề về chi phí xử lý rác thải sinh hoạt
14/04/2011 11:51
•
•
•
•
•
Quản lý chất thải rắn đang trở thành vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay do lượng chất thải
rắn ngày càng gia tăng, trong khi năng lực thu gom và xử lý chất thải rắn còn rất nhiều bất
cập.
Về mô hình tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị: Rác được gom từ các ngõ,
hẻm, trên phố đưa về vị trí tập kết để đưa lên xe ô tô vận chuyển đến địa điểm xử lý. Việc thu
gom và vận chuyển rác được thực hiện bởi các Cty TNHH Nhà nước một thành viên môi trường
đô thị, Cty TNHH hoặc HTX môi trường đô thị.
Viên đốt, sản phẩm của dây chuyền xử lý rác thải công nghệ MBT-CD.08.
Về các công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị được xử lý theo các công nghệ chủ yếu sau: Chôn lấp
rác là phương pháp xử lý rác phổ biến nhất. Hiện nay tại mỗi đô thị từ loại IV trở lên có ít nhất 1
bãi chôn lấp rác; trong đó có khoảng 85% bãi chôn lấp là loại bãi chôn lấp đơn giản, chất lượng
xử lý rác chưa đáp ứng các yêu cầu về môi trường. Công nghệ chôn lấp rác đang đặt ra nhiều vấn
đề rất bức xúc đòi hỏi cần phải giải quyết.
Chế biến thành phân vi sinh là phương pháp xử lý rác thành phân vi sinh và một số sản phẩm
phụ khác như ống nhựa, túi đựng, gạch xây… Công nghệ chế biến này hiện nay đã được một số
nhà đầu tư trong nước áp dụng bởi có ưu điểm nổi bật là giảm thiểu tình trạng chôn lấp rác và tận
dụng được lợi ích từ rác thải. Tuy nhiên, công nghệ này hiện nay đang tồn tại những nhược điểm
sau: Sản phẩm phân vi sinh phần lớn không đảm bảo yêu cầu về chất lượng nên ít được thị
trường chấp nhận sử dụng (chủ yếu dùng để bón cây công nghiệp); tỷ lệ rác sau xử lý cần phải
chôn lấp chiếm đến 70% - 75% lượng rác đầu vào; cần phải xử lý nước rác từ khu vực chế biến
phân vi sinh và chi phí xử lý nhìn chung còn tốn kém. Nguyên nhân là do thành phần rác của
nước ta không phù hợp với yêu cầu của công nghệ và quá trình tổ chức thu gom, vận chuyển rác
bị chia cắt làm cho thành phần rác bị biến đổi trong quá trình thu gom, vận chuyển, không đáp
ứng yêu cầu xử lý.
Chế biến thành viên nhiên liệu là phương pháp chế biến rác thành những viên nhiên liệu. Công
nghệ chế biến này do Cty TNHH Thủy lực - Máy nghiên cứu ứng dụng, bắt đầu được triển khai
ứng dụng ở một số địa phương. Một số công nghệ khác như đốt rác phát điện, thu khí phát
điện… Các công nghệ này hiện nay chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Chi phí đầu tư xử lý chất thải rắn là toàn bộ các chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng cơ sở xử lý
chất thải rắn; bao gồm chi phí đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị, chi phí quản lý, chi phí liên
quan đến vốn đầu tư, lợi nhuận đầu tư và một số khoản chi phí khác. Chi phí để xử lý chất thải
rắn đô thị cần phải được nhìn nhận bao gồm các chi phí từ nơi phát sinh nguồn rác thải đến chi
phí xử lý rác đáp ứng yêu cầu về môi trường, tức là toàn bộ chi phí của quá trình thu gom, vận
chuyển và chế biến rác.
Đối với chi phí thu gom và vận chuyển được xác định trên cơ sở khối lượng rác cần thu gom,
vận chuyển và đơn giá do UBND cấp tỉnh, TP trực thuộc Trung ương ban hành. Đơn giá trung
bình của một số loại công tác thu gom và vận chuyển rác theo mặt bằng giá cuối năm 2010 là:
Quét rác đường phố bằng thủ công: 389 - 435 nghìn đồng/ha, quét rác đường phố bằng máy: 118
- 237 nghìn đồng/ha, vận chuyển rác đến địa điểm xử lý: 6.400 ÷ 6.800 đồng/tấn/km. Chi phí
chôn lấp rác hợp vệ sinh rác không tính đến thu hồi vốn đầu tư theo mặt bằng giá cuối năm 2010
là 115 - 142 nghìnđồng/tấn.ngày; chi phí chôn lấp rác có tính đến thu hồi vốn đầu tư là 219 - 286
nghìn đồng/tấn/ngày. Chi phí chế biến rác thành phân vi sinh công suất xử lý dưới 150.000
tấn/ngày là 290 - 270 nghìn đồng/tấn/ngày. Chi phí chế biến thành viên viên đốt bao gồm chi phí
đầu tư ban đầu, chi phí năng lượng, nguyên liệu xử lý, một số khoản chi phí khác có liên quan từ
270 - 230 nghìn đồng/tấn.ngày.
Từ kết quả nghiên cứu chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đô thị, Nhà nước cần xem
xét, đánh giá, kiểm nghiệm các công nghệ xử lý đã thực hiện để khẳng định loại công nghệ xử lý
không phải chôn lấp có ưu điểm nổi trội để khuyến khích áp dụng. Mặt khác, cũng cần tăng
cường nghiên cứu, đánh giá các công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị đã thực hiện trên thế giới
nhưng phải phù hợp với đặc điểm rác thải cũng như công nghệ thu gom rác của nước ta để tiến
hành chuyển giao ứng dụng tại Việt Nam. Việc phân bổ kế hoạch vốn hàng năm cần tính đến
nguồn vốn đủ cho việc xử lý chất thải rắn đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật môi trường. Đơn giá cho
công tác xử lý chất thải rắn phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu thu hồi vốn đầu tư. Chi phí xử lý chất
thải rắn chịu sự ảnh hưởng rất lớn của cự ly vận chuyển rác đến cơ sở chế biến. Vì vậy, trong qui
hoạch các cơ sở xử lý chất thải rắn cũng như phê duyệt các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn theo
công nghệ không chôn lấp cần lựa chọn những địa điểm gần đô thị để giảm chi phí vận chuyển
rác. Thủ tục để cho vay ưu đãi về vay vốn cho đầu tư xử lý chất thải rắn cần phải đơn giản,
nhanh chóng để thu hút khu vực kinh tế tư nhân đầu tư. Quá trình kiểm tra, quản lý việc thực
hiện hợp đồng xử lý rác cần phải giám sát chặt chẽ về công nghệ xử lý, các sản phẩm của quá
trình xử lý và các điều kiện về môi trường.
TS Trần Hồng Mai
Viện trưởng Viện Kinh tế Xây dựng.
Từ 1-5, TP Hồ Chí Minh: Tăng phí rác thải
sinh hoạt
2009
* Năm 2008, chi 1.000 tỷ đồng ngân sách để vận chuyển và xử lý rác thải
Đó là kết luận của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Trung Tín tại cuộc họp với các
quận huyện và sở ban ngành liên quan về việc tăng mức thu phí rác thải diễn ra ngày 9-4.
Theo đó, tuỳ vào đối tượng cụ thể mà phí rác thải sẽ có mức từ 10.000 đồng đến hơn
100.000 đồng/tháng.
Mức phí đến 176.800 đồng/m³/tháng
Lý giải việc tăng mức thu phí đối với rác thải sinh hoạt, ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết, việc tăng phí vệ sinh nhằm tăng khoản thu bù
đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
trên địa bàn thành phố.
Từ trước đến nay, việc thu phí rác thải còn nhiều bất cập, chưa
thống nhất về giá giữa các công ty dịch vụ công ích quận huyện
và lực lượng thu gom rác dân lập.
Dẫn đến tình trạng có chỗ chất thải nhiều nhưng mức thu phí
thấp, thậm chí bằng với giá thu của các hộ dân có ít chất thải;
giữa các khu vực dân cư khác nhau cũng có mức thu phí cao
thấp rất khác nhau; việc thu phí cũng không hoàn toàn do cơ
Lực lượng thu gom rác dân lập
quan chức năng quản lý khiến cho thành phố bị thất thoát lớn
cần được đưa vào diện quản
nguồn thu cho ngân sách.
lý. Ảnh: CAO THĂNG
Do đó, quy định đối tượng cụ thể để áp dụng mức phí, đồng thời tổ chức lại đội ngũ thu phí là rất
cần thiết.Theo đó, đề xuất mà sở đưa ra là với những hộ dân ngoại thành, nội thành, chung cư tuỳ
theo nhà trong hẻm hay mặt tiền, chung cư cao cấp hoặc không thì mức phí áp dụng thu 10.000 –
20.000 đồng/hộ.
Còn đối với các đối tượng như các quán ăn uống, cơ sở thương nghiệp sản xuất; cơ sở y tế có
đăng ký kinh doanh; trường học, thư viện; cơ quan hành chính sự nghiệp; cá nhân kinh doanh
buôn bán vãng lai có số lượng chất thải phát sinh nhỏ hơn 250kg/tháng sẽ phải chịu mức phí
60.000 đồng/cơ sở/tháng. Trường hợp có mức chất thải từ 250kg/tháng đến nhỏ hơn 420kg/tháng
sẽ phải đóng mức phí 110.000 đồng/cơ sở/tháng.
Riêng các đối tượng như nhà hàng, khách sạn, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cao ốc, toà
nhà cho thuê văn phòng, các địa điểm vui chơi giải trí, công trình xây dựng sẽ phải đóng mức thu
phí 176.800 đồng/m³/tháng (hệ số quy đổi từ thùng (lít hoặc m3) sang ký là: 1m³ ~ 420kg).
Thu phí: Phải có tư cách pháp nhân
Về đơn vị đi thu phí sẽ do UBND phường, xã, các công ty dịch vụ công ích, đơn vị trúng thầu,
đơn vị có tư cách pháp nhân khác đảm trách. Các đơn vị này sẽ xác định khối lượng và định mức
phí cho từng chủ nguồn thải theo biểu giá quy định. Tuy nhiên, tuỳ theo tình hình thực tế tại địa
phương mà UBND quận huyện cho phép các đơn vị thực hiện thu phí tự trích giữ lại 5% -
10%/tổng mức phí rác thải thu được, phần còn lại nộp vào ngân sách nhà nước.
Liên quan đến việc triển khai đề xuất trên của Sở Tài nguyên và Môi trường, nhiều quận huyện
vẫn rất băn khoăn. Trong đó, chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào để đưa lực lượng rác dân
lập vào các tổ chức có quản lý.
Đại diện quận 10 cho biết, hiện hơn 1/2 khối lượng rác trên địa bàn quận do lực lượng rác dân
lập đảm trách. Họ tự thu rác, tiền của hộ dân ở các hẻm rồi đổ vào điểm tập kết rác. Bản thân họ
không phải trả tiền vận chuyển cũng như xử lý rác. Nhưng làm thế nào để quản lý được lực
lượng này, đưa họ vào tổ chức quản lý là rất khó. Còn bắt họ đóng tiền cho ngân sách nhà nước
để bù đắp các chi phí vận chuyển, xử lý rác thì cần thiết phải có biện pháp mạnh. Nếu không rất
khó khả thi.
Đại diện UBND quận Tân Phú cho rằng, cần phải phân biệt rõ đối tượng thuộc cơ sở kinh doanh.
Có những cơ sở kinh doanh nhưng không phát sinh chất thải như cửa hàng bán điện thoại di
động, quần áo, tạp hoá… thì áp dụng mức phí khoảng 60.000 đồng/tháng là chưa hợp lý. Riêng
đại diện quận Thủ Đức thì cho rằng mức thu phí 10.000 đồng/hộ dân trong đường hẻm ở ngoại
thành là quá lạc hậu, cần thiết phải tăng lên mức 15.000 đồng/hộ…
Về vấn đề trên, Phó Chủ tịch UBND TPHCM đã khẳng định, việc thống nhất tăng phí và đơn vị
quản lý thu phí là rất cần thiết. Hiện mỗi năm thành phố phải chi hơn 1.000 tỷ đồng để bù vào
chi phí vận chuyển và xử lý rác. Trong khi đó, khối lượng rác thải vẫn tiếp tục tăng. Thành phố
không thể mãi sử dụng ngân sách để chi cho vấn đề này. Do đó, Phó Chủ tịch UBND TPHCM
Nguyễn Trung Tín đề nghị các quận huyện nhanh chóng chuẩn bị, bắt đầu từ ngày 1-5-2009
chính thức triển khai mức thu phí rác thải mới này.
Phó Chủ tịch cũng đồng ý với đề xuất của sở cho phép các đơn vị thực hiện thu phí tự trích giữ
lại 5% - 10%/tổng mức phí rác thải thu được, phần còn lại nộp vào ngân sách nhà nước; giao các
quận huyện sẽ chủ động, linh động giải quyết những vướng mắc, phù hợp với tình hình thực tế
của địa phương. Sau 3 tháng triển khai thực hiện thí điểm, UBND TP sẽ tổ chức họp các đơn vị
để tiếp tục rút kinh nghiệm và đề xuất thêm các giải pháp phù hợp hơn với thực tế
ÁI VÂN
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Công nghệ CDW xử lý rác thải sinh hoạt, quy mô vừa và nhỏ 20-30 tấn rác/ngày", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tieu_luan_cong_nghe_cdw_xu_ly_rac_thai_sinh_hoat_quy_mo_vua.doc