Tiểu luận Vi sinh vật môi trường

VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG  
  
TIỂU LUẬN  
VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG  
Trang 1  
VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG  
MỤC LỤC  
MỤC LỤC ......................................................................................................................2  
I CHU TRÌNH NITO ......................................................................................................3  
1 GII THIU ............................................................................................................3  
2 VI SINH VT TRONG CHU TRÌNH NITO ...........................................................4  
2.1 SCỐ ĐỊNH N ( NITROGEN FIXATION) ....................................................4  
2.1.1 VI SINH VT CỐ ĐỊNH NITO.....................................................................5  
2.1.2 CƠ CHCA QUÁ TRÌNH CỐ ĐNH NITƠ PHÂN T:.................................7  
2.2 SỰ ĐNG HÓA NITO ( ASSIMILATION) ......................................................7  
2.3 SKHOÁNG HÓA NITO ( AMMONIFICATION) ............................................7  
2.4 QUÁ TRÌNH NITRAT HÓA ..........................................................................8  
2.4.1 KHNITRAT HÓA ( DENITRIFICATION)...................................................10  
2.4.2VI SINH VT CÓ TRONG QUÁ TRÌNH KHNITRAT HÓA........................10  
2.4.3 NG DNG TRONG XLÝ NƯỚC. .............................................................12  
2.4.4 TÁC ĐỘNG CA CON NGƯỜI VÀO CHU TRÌNH NITO  
- Ngày nay con  
người can thip rt mnh vào chu trình Nitơ bng cách sn xut các loi phân đm như ure  
CO(NH2), amoni (NH4)2SO2, NH4Cl, NH4NO3... Kết quca vic sdng nhiu phân  
đm là tăng năng sut cây trng nhưng hquca nó đli là gây ô nhim nước, đt, gây ô  
nhim thc ăn cho bn thân con người qua hin tượng tích lũy các loi đm vô cơ trong  
thc vt, đng vt.......................................................................................................14  
Trang 2  
VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG  
I CHU TRÌNH NITO  
1 GIỚI THIỆU  
- Khí nitơ chiếm 78% trong khí quyển. Tuy vậy nitơ thường tỏ ra thiếu  
thốn đối vớicác sinh vật. Phân tử nitơ N2 gồm một cặp nguyên tử liên kết  
cộng hoá trị rất bền vững.Năng lượng của liên kết 3 này khoảng 225 kcal/M,  
muốn phá vỡ chúng cần phải có nhiệt độ cao khoảng 1000 – 1100 oC, áp  
suất 1000atm và các chất xúc tác khác.  
- Chỉ có một ít sinh vật tiết ra enzym cần thiết để phân rã các phân tử ấy  
mới có khả năng dùng nitơ ở dạng khí như thế, mọi sinh vật khác buộc phải  
nhận N2 ở dạng đã được cố định trong các dạng hợp chất.  
- Trong trường hợp của thực vật, ion nitrat NO3 là dạng có ích nhất,  
chúng cũng có thể sử dụng ion ammoniac NH4 hay urea CO(NH2)2 thay thế.  
- Động vật và các cơ thể sống bậc cao khác thường cần nitơ ở dạng hợp  
chất hữu cơ ví dụ như axit amin.  
Trang 3  
VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG  
2 VI SINH VẬT TRONG CHU TRÌNH NITO  
- Trong chu trình nito vi sinh vật đóng vai trò quan trọng và được chia  
làm 5 giai đoạn: cố định N, đồng hóa N, khoáng hóa N, nitrat hóa và khử  
nitrat hóa.  
2.1 SỰ CỐ ĐỊNH N ( NITROGEN FIXATION)  
- Khả năng cố định đạm sẽ không thể nếu như không có mặt của các vi  
sinh vật cố định đạm.  
- Cây họ đậu, tảo lam cũng có khả năng cố định đạm. Đồng hành với  
công việc này, các nhà khoa học chế tạo phân vi sinh vật cố định đạm cho  
cây họ đậu (phân Nitragin) và cả cây hòa thảo mà đặc biệt là cây lúa (phân  
Azogin).  
Trang 4  
VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG  
2.1.1 VI SINH VẬT CỐ ĐỊNH NITO  
Vi khuẩn nốt sần:  
- Vi khuẩn nốt sần: thuộc loại hiếu khí không tạo bào tử có thể đồng hóa  
nhiều nguồn cacbon khác nhau, pH thích hợp: 6,5-9,5, nhiệt độ phát triển  
thích hợp: 24-26oC.  
- Phân loại vi khuẩn nốt sần có nhiều ý kiến chưa thống nhất:  
+ Theo Todorovic chia vi khuẩn nốt sần ra 2 loài: Rhizibiomonas  
leguminosarum và Rhizobacterum leguminosrum  
+ Theo Bergli thì giống Rhizobiumbao gồm 6 loài vi khuẩn nốt sần:  
Rh.leguminosarum, Rh.phaseoli, Rh.Trifolii, Rh.lupini, Rh.sapnicum,  
Rh.meliloti.  
- Cơ chế tạo thành nốt sần:  
+ Vi khuẩn nốt sần xâm nhập vào rễ cây họ đậu thông qua lông hút đôi  
khi thông qua vết thương. Một số cây họ đậu tiết ra xung quanh rễ những  
chất có tác dụng kích thích những vi khuẩn tương ứng với mình phát triển  
mạnh hơn (để có thể nhiễm vào thực vật, vi khuẩn phải đạt mật độ tế bào  
104/gam đất.  
+ Vi khuẩn sau khi tiếp xúc với lông hút của thực vật, tạo thành dãy xâm  
nhập đi dần vào bên trong của rễ và xâm nhập vào nhu mô kích thích tế bào  
thực vật bị phân chia nhanh chóng thành tế bào mới.  
+ Vi khuẩn đi vào tế bào chất và phân chia chuyển thành thể giả khuẩn.  
Giả khuẩn không phân chia được nhưng phát triển mạnh tăng nhiều ribosom,  
nốt sần xuát hiện.  
+ Nốt sần thích hợp ở các điều kiện: Độ ẩm của đất: 60 - 70%; Độ thoáng  
khí: càng nhiều càng tốt, điều này cho thấy rễ càng sâu lượng nốt sần càng  
kém; pH thích hợp từ 4,6-8,0.  
+ Phân đạm thường ức chế tạo thành nốt sần; Phân lân, kali có tác dụng  
tích cực; Phân canxi, magiê và các muối khác cũng có tác dụng tốt đến quá  
trình tạo thành nốt sần.  
+ Chất dinh dưỡng cacbon như nước đường, rơm, rạ làm tăng khả năng  
xâm nhập và khả năng cố định nitơ, ngược lại những vi sinh vật cho kháng  
sinh sẽ gây ức chế vi khuẩn Rhizobium.  
Vi khuẩn hiếu khí sống tự do thuộc giống Azotobacter và  
Beiferinckia:  
- Azotobacter: chủ yếu có 4 loài  
Trang 5  
VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG  
+ Azotobacter chroocuccum: kích thước 3,1x2,0µ khi còn non có khả  
năng di động, khi già có sắc tố màu nâu đến màu đỏ, không khuyếch tán vào  
môi trường.  
+ Azotobacter beijerincki: kích thước 3,1x2,0µ không di động, khi già có  
sắc tố màu vàng đến màu nâu sáng, không khuyếch tán vào môi trường.  
+ Azotobacter Vinelandi: kích thước 3,4x1,5µ có khả năng di động, sắc tố  
màu vàng lục đến huỳnh quang, khuyếch tán vào môi trường.  
+ Azotobacter agilis: kích thước 3,3x2,8µ có khả năng di động, sắc tố  
màu lục, huỳnh quang, khuyếch tán vào môi trường.  
Azotobacter làm tăng cường nguồn thức ăn cung cấp cho cây trồng, kích  
thích khả năng tăng trưởng, nâng cao tỷ lệ nảy mầm và độ phát triển của  
mầm (vì nó tiết ra môi trường thiamin, a.nicotinic, a.pantotenic, piridoxin,  
biotin,..) và có khả năng tiết ra một số chất chống nấm.  
Chế phẩm Azotobacterin là dịch Azotobacter cho hấp thụ trong than bùn  
(hoặc các loại đất giàu hữu cơ đã trung hòa và bổ sung photpho, kali).  
- Beiferinckia: là loài hiếu khí, cố định nitơ giống Azotobacter nhưng có  
khả năng chịu chua cao hơn. Gồm có 3 nhóm:  
+ B.Indica: kích thước tế bào 0,5-1,5 x 1,7-3,0µ có khả năng di động hoặc  
không di động, khi già có sắc tố màu đỏ đến màu nâu, có tốc độ cố định nitơ  
nhanh  
+ B.fluminensis: kích thước tế bào 1,1-1,5 x 3,0-3,5µ có khả năng di động,  
sắc tố màu nâu tối, tốc độ cố định nitơ chậm.  
+ B.derxii: kích thước tế bào 1,5-2,0 x 3,5-4,5µ không di động, sắc tố màu  
lục huỳnh quang.  
Vi khuẩn kỵ khí sống tự do thuộc Clostridium:  
- Loài được nghiên cứu nhiều nhất là Clostridium pasteriaum.  
- Ngoài ra còn có các loài Clostridium khác như Cl.butylicum, Cl.  
Bacterinkin, Cl. Aceticum,..  
- Kích thước tế bào 2,5-7,5 x 0,7-1,3µ có thể riêng rẽ hoặc xếp đôi hoặc  
thành chuỗi ngắn.  
- Có khả năng di động khi còn non, có khả năng tạo bào tử, bào tử có kích  
thước lớn hơn tế bào và có thể nằm ở đầu hoặc ở giữa tế bào.  
Tảo lam sống tự do và tảo lam cộng sinh trong bèo hoa dâu:  
- Hiện nay đã phát hiện nhiều loài tảo lam sống tự do trong đất và trong  
nước có khả năng cố định nitơ.  
- Có một số sống cộng sinh với thực vật, trong đó đáng chú ý nhất là tảo  
cộng sinh trong bèo hoa dâu (tảo này có tên là Asiabaena azollae).  
Trang 6  
VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG  
- Đa số các loài tảo phát triển tốt trong môi trường trung tính hoặc kiềm,  
hiếu khí, thích hợp ở nhiệt độ 28-30oC, cần khí CO2  
2.1.2 CƠ CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH CỐ ĐỊNH NITƠ PHÂN TỬ:  
- Quá trình cố định nitơ phân tử theo 2 hướng cơ bản: Con đường khử và  
con đường oxy hoá.  
- Con đường khử theo chuỗi biến hoá:  
N2 → HN=NH → H2N-NH2 → NH3 → NH4OH  
Con đường oxy hoá:  
N2 → N2O → (HNO)2 → NH4OH  
Qua 2 hướng đó, người ta thu được kết quả sau:  
- Nếu nồng độ Oxy nhiều sẽ ức chế quá trình cố định nitơ phân tử.  
- Hiệu suất cố định nitơ phân tử của những vi sinh vật kỵ khí thường cao  
hơn những vi sinh vật hiếu khí.  
- Tìm thấy hợp chất loại khử khi nuôi các vi sinh vật cố đinh nitơ phân tử.  
Qua đó cho thấy con đường khử có nhiều khả năng xảy ra hơn.  
2.2 SỰ ĐỒNG HÓA NITO ( ASSIMILATION)  
- Các vi khuẩn dị dưỡng và tự dưỡng sử dụng nitrat hóa và đồng hóa nó  
thành amon.  
- Trong các công trình xử lý nước thải sự đồng hóa chịu trách nhiệm loại  
bỏ nito.  
- Các tế bào thực vậy và tế bào tảo thích xử dụng nito ở dạng amon.  
-Trong đất, các phân bón ở dạng amon được ưu thích hơn là phân bón  
nitrat. Tế bào sẻ chuyển hóa nitrat hoạc amon thành protein thành yếu tố giới  
hạn.  
2.3 SỰ KHOÁNG HÓA NITO ( AMMONIFICATION)  
- Sự khoáng hóa nito là sự chuyển hóa các hợp chất nito hữu cơ thành các  
dạng vô cơ.  
- Sau khi các sinh vật chết, vi sinh vật phân giải protein và nitơ hữu cơ  
chuyển thành nitơ khoáng.  
-Trong đất, chất hữu cơ trước hết được biến thành mùn và một phần sẽ  
thành các dạng amoni hay nitrit.  
Trang 7  
VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG  
- Thoạt đầu, amoni thành nitrit dưới tác động của các vi khuẩn hiếu khí  
Nitrosomonas, sau đó, qua một quá trình oxi hoá nữa, các nitrit chuyển  
thành nitrat do các vi khuẩn hiếu khí Nitrobacter.  
- Nitơ dưới dạng nitrat là giai đoạn cuối cùng của quá trình khoáng hoá  
nitơ hữu cơ trong đất, là dạng thích hợp nhất cho cây trồng. Nitrat dễ hoà tan  
trong nước nên dễ bị rửa trôi, nhất là trong mùa mưa lớn.  
- Sự khoáng hoá nitơ, sự mất nitơ do rửa trôi và thực vật hấp thụ nitơ dưới  
dạng nitrat và hiện tượng khử nitơ NH4 → NO3 → NO2 → NO → N2 sẽ làm  
nghèo dự trữ nitơ trong đất và ruộng lúa nếu không có sự bù lại. Trong trồng  
trọt thâm canh, phải cung cấp đủ nitơ cho cây trồng bằng các loại phân bón  
để đạt năng suất cao.  
- Quá trình này được thực hiện bởi rất nhiều loại vi sinh vật: vi khuẩn, xạ  
khuẩn, nấm…  
2.4 QUÁ TRÌNH NITRAT HÓA  
- Quá trình nitrat hóa là quá trình oxy hóa sinh hóa nitơ của các muối  
amon, đầu tiên thành nitrit và sau đó thành nitrat dưới tác dụng của vi sinh  
vật hiếu khí trong điều kiện thích ứng (có oxy và nhiệt độ trên 4oC).  
- Hầu hết các vi khuẩn nitrate hóa là các loại vi khuẩn tự dưỡng, thuộc họ  
Nitrobacteraceae, lấy năng lượng trực tiếp từ quá trình chuyển hóa hóa học  
-
-
-
NH3 thành NO3 hoặc từ NO2 thành NO3 . Những vi khuẩn này sử dụng CO2  
làm nguồn carbon chính và cần oxy để sinh trưởng.  
- Những vi khuẩn có ích này thường là vi khuẩn Gram dương (Gram +),  
do đó bạn nên thận trọng khi sử dụng các thuốc tiêu diệt vi khuẩn Gram +  
như Erythromycin (Maracyn), Ampicillin, hay Penicillin.  
- Sự nitat hóa là sự chuyển hóa amon thành nitrat bởi hoạt động của vi  
sinh vật.  
- Vi sinh vật tham gia quá trình nitrat hóa gồm có 2 nhóm:  
Vi khuẩn nitrit ( Nitrosomonas): oxy hóa amoniac thành nitrit hoàn  
thành giai đoạn thứ nhất.  
Trang 8  
VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG  
Vi khuẩn nitrat ( Nitrobacter ): oxy hóa nitrit thành nitrat, hoàn thành  
giai đoạn thứ hai.  
Vi khuẩn nitrosomonas  
Nitrobacter  
- Các phản ứng được biễu diễn qua các phương trình sau:  
nitrosomonas  
2NH3 + 3O2  
2HNO2 + O2  
2HNO2 + 2H2O (1)  
2HNO3 (2)  
nitrobacter  
hoặc:  
(NH4)2CO3 + 3O2 = 2HNO2 + CO2 + 3H2O (1)  
2HNO2 + O2 = 2 HNO3 (2)  
- Ở phương trình (1) + (2) : cứ 214 = 28g N cần 816 = 128g ôxy. 1g N  
cần 128/28 = 4,57g ôxy.  
- Trong quá trình khử nitrat của nitrit (N2O5) thường phóng ít O2 hơn vì  
một phần O2 cần để tạo ra CO2 + H2O. Tức là 2 nguyên tử N giải phóng 3  
nguyên tử ôxy : từ (N2O5) 1 g N giải phóng được (16 5)/ (14 2) = 2,85 g  
ôxy.  
- Tốc độ của giai đoạn thứ nhất xảy ra nhanh gấp 3 lần so với giai đoạn  
hai.  
Trang 9  
VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG  
- Bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh rằng lượng oxy tiêu hao để  
oxy hóa 1mg nitơ của muối amon ở giai đoạn tạo nitrit là 343 mg O2, còn ở  
giai đoạn tạo nitrat là 4,5 mg O2. Vì thế tốc độ tăng trưởng của Nitrobacter  
cao hơn Nitromonas, do đó giai đoạn tốc độ giới hạn trong quá trình nitrat  
hóa là sự chuyển hóa amon thành nitrit bởi Nitrosomonas.  
- Sự có mặt của nitrat trong nước thải phản ánh mức độ khoáng hóa hoàn  
thành các chất bẩn hữu cơ.  
- Trước tiên nó phản ánh mức độ khoáng hóa các chất hữu cơ. Nhưng  
quan trọng hơn là quá trình nitrat hóa tích lũy được một lượng oxy dự trữ có  
thể dùng để oxy hóa các chất hữu cơ không chứa nitơ khi lượng oxy tự do  
(lượng oxy hòa tan) đã tiêu hao hoàn toàn cho quá trình đó.  
2.4.1 KHỬ NITRAT HÓA ( DENITRIFICATION)  
- Quá trình khử nitrat là quá trình tách oxy khỏi nitrit, nitrat dưới tác dụng  
của các vi khuẩn yếm khí (vi khuẩn khử nitrat). Oxy được tách ra từ nitrit và  
nitrat được dùng lại để oxy hóa các chất hữu cơ. Lượng oxy được giải phóng  
trong quá trình khử nitrit N2O3 là 2,85 mg oxy/1mg nitơ. Nitơ được tách ra ở  
dạng khí sẽ bay vào khí quyển.  
2.4.2VI SINH VẬT CÓ TRONG QUÁ TRÌNH KHỬ NITRAT HÓA  
Trang 10  
VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG  
Pseudonomonas  
Bacillus  
Spirillum  
Hyphomicrobium  
Trang 11  
VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG  
Agrobacterium  
Acinetobacter  
2.4.3 ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC.  
- Trong nước mặt cũng như nước ngầm nitơ vô cơ tồn tại ở 3 dạng  
+
-
-
chính là: ion amoni ( NH4 ), nitrit ( NO2 ) và nitrat ( NO3 ). Dưới tác  
động của nhiều yếu tố hóa lý và do hoạt động của một số sinh vật các dạng  
nitơ này chuyển hóa lẫn nhau, tích tụ lại trong nước ăn và có độc tính đối  
với con người.  
-
- Nếu sử dụng nước có NO2 với hàm lượng vượt mức cho phép kéo  
dài, trẻ em và phụ nữ có thai có thể mắc bệnh xanh da vì chất độc này cạnh  
tranh với hồng cầu để lấy oxy.  
- Người ta có chứng minh được rằng dẫn xuất hữu cơ từ NO2- như  
nitrosamin có thể gây bệnh ung thư, bởi vậy theo Quyết định số 505 ngày  
13.4.1992 của Bộ Y tế thì hàm lượng các chất trên không vượt quá đối với  
+
NH4 : nước mặt là 0, nước ngầm là 3mg/l (cũng có quy định chung là  
-
-
0,05mg/l; đối với NO2 là 0, đối với NO3 là 10mg/l).  
- Dưới đây ta sẽ xem các biện pháp khử các hợp chất trên trong cung  
cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, ăn uống.  
+
Phương pháp khử Ammonium NH4 :  
Trang 12  
VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG  
+
- Có thể khử NH4 ra khỏi nước bằng phương pháp hóa lý hoặc phương  
pháp sinh học.  
Phương pháp hóa lý:  
+
- Khi nồng độ ion NH4 trong nước cao hơn tiêu chuẩn cho phép có thể  
khử bằng cách nâng pH của nước lên > 7, làm thoáng cưỡng bức bằng  
không khí với tỉ lệ >=103 khi cho 1m3 nước, hỗn hợp khí nước có thể đi  
cùng chiều hoặc ngược chiều qua lớp vật liệu tiếp xúc dạng hạt chiều dày  
+
>= 1m, cường độ tưới 5- 10m3/m2.h.ion, NH4 được khử ra khỏi nước dưới  
+
dạng khí amoniăc NH3. Lượng dư < 1mg/l NH4 có thể khử bằng clo kết  
hợp với quá trình xử lý nước thành Cloramonic.  
HClO + NH3 = NH2Cl+ H2O  
- Cloramonic có tác dụng kéo dài thời gian tiệt trùng.  
Phương pháp sinh học:  
+
- Do quá trình hoạt động vi khuẩn Nitrosomonas oxy hóa NH4 thành  
-
NO2 thành NH3 và vi khuẩn Nitrobacter oxy hóa NO2- thành NO3-. Tổng  
hợp quá trình diễn ra theo phương trình:  
+
-
NH4 + 2O2 ---> NO3 + 2H+ + H2O  
Các điều kiện cần thiết như sau:  
- Cấp đủ lượng Oxy để oxy hóa NH4 thành NO3  
+
-
- Có sẵn hoặc cấp thêm phốtpho tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.  
- pH tốt nhất <7,5.  
- Nhiệt độ môi trường luôn <100C.  
- Vật liệu tiếp xúc thường chọn dạng hạt trong các bể lọc.  
- Không có các chất độc hại ( kim loại nặng, thuốc sát trùng... )  
+
- Khi lọc nước qua bể lọc sinh học để khử NH4 thì cỡ hạt vật liệu, chiều  
nước chảy cùng chiều hay ngược chiều với khí cấp để lấy oxy có ảnh  
+
hưởng đến cường độ khử NH4 trong bể lọc tức là tốc độ lọc.  
Phương pháp khử Nitrat NO3-:  
-
-
- Trong các phương pháp khử NO2 đều dễ chuyển thành NO3 .  
-
Hàm lượng cho phép của NO3 trong nước ăn uống theo các tiêu chuẩn Việt  
Nam là 10mg/l.  
Phương pháp hóa lý:  
- Để khử nitrat dùng lọc thẩm thấu ngược, điện phân, trao đổi ion trong  
các bể lọc ionit. Điều kiện áp dụng các phương pháp trao đổi ion:  
Trang 13  
VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG  
- Nước có hàm lượng cặn <1mg/l.  
-
2-  
-
- Tổng hàm lượng NO3 , NO4 , HCO3 , Cl- có sẵn trong nước phải nhỏ  
hơn Cl- lớn nhất cho phép có trong nước ăn uống. Vì khi lọc qua bể lọc  
2-  
-
-
anionit có các ion SO4 , HCO3 , NO3 được giữ lại, thay thế bằng ion Cl-  
khi hoàn nguyên bể lọc anionit bằng dung dịch muối ăn.  
Phương pháp sinh học:  
- Quá trình sinh học khử Nitrat thành Nitơ: NO3----> N2  
-
- Diễn ra trong môi trường yếm khí, NO3 đóng vai trò nhận electron.  
- Trong thực tế có thể gọi là quá trình thiếu oxy (anocixprocess) tức  
không cấp oxy từ ngoài vào. Vi khuẩn thu năng lượng để tăng trưởng từ  
-
quá trình chuyển NO3 thành khí N2.  
- Nếu môi trường dinh dưỡng thiếu carbon thì phải thêm ví dụ metanol  
CH3 để vi khuẩn thu nhận làm nguồn tổng hợp thành tế bào.  
-
- Quá trình khử NO3 có thể mô tả bằng phản ứng sau:  
-
NO3 + 1,183 CH3OH + 0,273 HCO3 ---> 0,091 C3H7O2N + 0,45N2+ 1,82  
-
H2O + HCO3  
-
- Tức là khi khử 1mg NO3 thành khí N2 cần 2,7mg CH3OH để tạo ra  
0,74mg tế bào mới và 3,57mg kiềm tính theo CaCO3.  
-
Người ta cũng tính được cứ 1mg/l NO3 chuyển thành khí N2 cần lấy đi  
2,86mg/l oxy. Lượng oxy này có thể tận dụng 50% cấp cho quá trình Nitrat  
hóa.  
2.4.4 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI VÀO CHU TRÌNH NITO  
- Ngày nay con người can thiệp rất mạnh vào chu trình Nitơ bằng cách  
sản xuất các loại phân đạm như ure CO(NH2), amoni (NH4)2SO2, NH4Cl,  
NH4NO3... Kết quả của việc sử dụng nhiều phân đạm là tăng năng suất  
cây trồng nhưng hệ quả của nó để lại là gây ô nhiễm nước, đất, gây ô  
nhiễm thức ăn cho bản thân con người qua hiện tượng tích lũy các loại  
đạm vô cơ trong thực vật, động vật.  
- Nguyên nhân của việc lượng Nitơ tăng quá cao (thừa Nitơ)  
- Sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp đã báo trước một sự thay  
đổi nghiêm trọng làm ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng Nitơ.  
- Việc đốt cháy những nguyên liệu dưới lòng đất như than đá, dầu mỏ với  
qui mô lớn đã giải phóng những lượng lớn Nitơ oxit (bao gồm cả đinitơ oxit  
hay N2O).  
Trang 14  
VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG  
- Điều này trở nên nghiêm trọng hơn khi Thế chiến I diễn ra, với sự phát  
triển của quá trình Haber-Bosch (quá trình điều chế NH3 từ khí N2 mà không  
có sự tham gia của vi khuẩn cố định đạm nói trên).  
- Lượng khí ammonia được sản xuất trở thành một nguồn tài nguyên  
đáng kể và được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất những thứ phân bón rẻ  
tiền cho hoa màu.  
- Việc đốt rừng làm rẫy cũng như sản xuất nylon cũng góp phần đáng kể  
vào sự gia tăng lương Nitơ. Tuy nhiên, tầm quan trọng của nông nghiệp trên  
thế giới khiến chúng ta phân vân về việc có nên dừng điều chế Nitơ nhân tạo  
hay không? Tại sao chúng ta lại muốn quay trở lại giới hạn tự nhiên của chu  
trình Nitơ?  
Tại sao chúng ta cần phải lo lắng?  
- Có hai đối tượng chính chịu ảnh hưởng xấu của các hợp chất của N:  
môi trường và sức khoẻ con người. Khi khí đinitơ oxit (N2O) lên đến tầng  
bình lưu và phá huỷ tầng ozone, dẫn đến sự gia tăng lượng bức xạ cực tím,  
gây ung thư da và đục thuỷ tinh thể.  
- Khi N2O ở gần mặt đất nó có thể tạo thành ozone, từ đó tạo thành  
sương mù vào những ngày nắng nóng và không có gió. Sương mù đó gây ra  
các bệnh đường hô hấp, phá hoại buồng phổi, tăng nguy cơ ung thư cũng  
như làm giảm sức đề kháng của con người.  
- Nitơ oxit cũng hòa tan hơi nước trong không khí và tạo thành mưa  
acid, bào mòn đá, các vật dụng bằng kim loại cũng như nhà cửa.  
- Năm 1967 một cây cầu trên sông Ohio bị sập do mưa acid, khiến 46  
người chết. Không chỉ thế, ngay đến con người, thực vật (bao gồm cả cây  
trồng của chúng ta) cũng gặp nguy hiểm. Mối liên hệ giữa mưa acid, bệnh  
Alzheimer và các vấn đề về não bộ đã được nhiều nhà khoa học lưu ý.  
- Việc lạm dụng phân bón hoa màu cũng như các hợp chất của nitơ để  
nuôi gia súc đã dẫn đến một lượng lớn nitơ chảy vào trong các ao hồ. Hậu  
quả là tảo phát triển mạnh ngoài sự kiểm soát nhờ vào “dòng lũ” Nitơ này,  
Trang 15  
VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG  
lấy hết nguồn oxy trong nước và lấp đi ánh sáng mặt trời, làm tôm cá chết  
ngạt và ngăn cản quá trình quang hợp ở các thực vật sống dưới nước.  
- Đáng lo ngại là lượng Nitơ ở hồ tại Na uy đã tăng lên gấp đôi trong 10  
năm qua và ở Bắc Âu người ta đang thải ra lượng nitơ với tốc độ gấp 100 lần  
tự nhiên. Trong tương lai những cái hồ này xem ra vô cùng u ám.  
- Quay trở lại với đất, lượng nitơ trong đất tăng cũng khiến một số loài  
thực vật có thể thắng thế hơn so với số còn lại. Sự “phục vụ” này có thể giúp  
chúng lợi dụng số Nitơ thừa để phát triển một cách nhanh chóng, và điều  
này hiển nhiên số phận của những loài khác sẽ trở nên tăm tối vì mất đi  
nhiều nguồn tài nguyên.  
- Các loài thực vật khác dần dần biến mất (tuyệt chủng), ảnh hưởng đến  
các loài động vật, côn trùng, chim muông ăn các loài này để sống. Đây chính  
là hiện tượng đã khiến cho nhiều khu rừng ở Hà Lan trở nên khan hiếm các  
chủng loại động thực vật.  
- Cuối cùng, nitơ oxit cũng gây ra hiện tượng trái đất nóng dần lên. Dù  
nồng độ nitơ oxit trong không khí ít hơn đáng kể so với nồng độ CO2, mối  
nguy hại tiềm tàng do chúng gây ra làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi  
trường lại nhiều gấp 300 lần.  
Trang 16  
pdf 16 trang yennguyen 15/10/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Vi sinh vật môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_vi_sinh_vat_moi_truong.pdf