Báo cáo Hoàn thiện công nghệ chế tạo và sản xuất thử nghiệm TV màu màn hình phẳng
C«ng ty ®iÖn tö hµ néi
________________________________________________
b¸o c¸o tæng kÕt dù ¸n kc 01.da04
hoµn thiÖn c«ng nghÖ chÕ t¹o
vµ s¶n xuÊt thö nghiÖm tv mµu mµn h×nh ph¼ng
chñ nhiÖm ®Ò tµi: TrÞnh minh ch©u
C¬ quan chñ tr×: cty ®iÖn tö hµ néi
6319
16/03/2007
hµ néi – 2007
MỤC LỤC
Mục lục .....................................................................................................
Danh sách những người tham gia thực hiện dự án ..............................
Lời mở đầu ...............................................................................................
Chương 1: Tổng quan .............................................................................
1
7
8
9
1.1. Tình hình nghiên cứu và triển khai truyền hình tương tự ở nước
ngoài .............................................................................................
9
1.2. Tình hình nghiên cứu và triển khai truyền hình tương tự ở trong
nước .............................................................................................. 10
1.3. Tính cấp thiết của dự án ..............................................................
1.4. Mục tiêu của dự án ......................................................................
10
11
Chương 2: Nội dung thực hiện ............................................................... 12
2.1. Hoàn thiện công nghệ chế tạo sản phẩm TMP.............
2.1.1 Kết quả khảo sát nhu cầu và thị hiếu người sử dụng TMP …
2.1.1.1. Tính năng và chủng loại các loại TV trên thị trường
12
12
Việt nam ........................................................................ 12
2.1.1.2. Giá thành, nhu cầu và thị hiếu người sử dụng ................ 13
2.1.2. Đánh giá công nghệ và lựa chọn giải pháp hoàn thiện sản
phẩm ...................................................................................... 15
2.1.2.1. Nhược điểm của công nghệ cũ ....................................... 15
2.1.2.2. Lựa chọn giải pháp hoàn thiện sản phẩm ....................... 16
2.1.2.3. Ứng dụng giải pháp One Chip của TOSHIBA ............... 17
1. Cấu trúc One Chip TOSHIBA TMPA8821 ...................... 17
2. Sơ đồ khối của TMP sử dựng giải pháp One Chip của
TOSHIBA .......................................................................
21
2.1.3. Phát triển phần mềm vận hành và điều khiển cho TMP ........ 22
2.1.3.1. Lựa chọn ngôn ngữ lập trình .......................................... 22
2.1.3.2. Phát triển phần mềm cho TMP dùng ngôn ngữ C-like .. 14
1
1. Đặc điểm của ngôn ngữ C-like ........................................... 24
2. Qui trình và công cụ phát triển chương trình phần mềm ... 25
3. Nội dung phát triển phần mềm TMP ................................. 24
2.1.4. Hiệu chỉnh và hoàn thiện các sản phẩm mẫu ......................... 38
2.1.4.1. Hiệu chỉnh mạch điều khiển Tuner ................................ 38
2.1.4.2. Hiệu chỉnh phần quét dòng ............................................ 39
1. Hiệu chỉnh mạch kích dòng ............................................... 39
2. Xử lý hiện tượng transistor quét dòng nóng …………….. 39
3. Xử lý hiện tượng trôi kích thước dòng và méo S ............... 40
2.1.4.3. Hiệu chỉnh mạch quét mành ........................................... 40
1. Hiệu chỉnh nhằm giảm công suất tổn hao cho IC mành .... 40
2. Xử lý hiện tượng IC mành nóng ........................................ 41
2.1.4.4. Hiệu chỉnh âm thanh ………………………………….. 42
1. Thay đổi mạch ngoài của sound processor …………….... 42
2. Giảm biên độ đầu vào cho Sound Amplifier ……………. 42
3. Tăng hiệu quả nén âm thanh tại đầu ra loa ......................... 43
4. Hiệu chỉnh mạch lọc cho đường woofer ............................ 43
5. Xử lý hiện tưởng loa rè khi âm lượng lớn .......................... 44
2.1.4.5. Hiệu chỉnh hình ảnh …………………………………... 44
1. Xử lý hiện tượng nhiễu vằn theo chiều dọc ....................... 44
2. Xử lý hiện tượng màn hình lăn răn dọc theo chiều quét
dòng .................................................................................... 45
3. Xử lý hiện tượng sọc ảnh dọc theo chiều quét dòng .......... 45
4. Giảm hiện tượng nhiễu xía ngang màn hình ...................... 46
5. Xử lý hiện tượng đường tín hiệu tv_sync không ổn định .. 46
6. Xử lý hiện tượng thỉnh thoảng mất màu khi chuyển kênh
47
7. Xử lý hiện tượng nhiễu tiếng vào hình .............................. 47
8. Xử lý hiện tượng chất lượng ảnh kém ................................ 49
9. Xử lý hiện tượng bảng Monoscope 625 hình dải quạt
không sắc nét .....................................................................
49
10. Xử lý hiện tượng hệ NTSC-M nhiễu và ảnh hệ SECAM
xấu ...................................................................................... 51
2.1.4.6. Hiệu chỉnh mạch khuếch đại trung tần (IF) …………… 53
2
2.1.4.7. Hiệu chỉnh chuẩn hoá các thông số của TMP ................ 53
1. Chuẩn hoá đường VT ……………………………………. 53
2. Chuẩn hoá đường Monitor out …………………………... 54
3. Chuẩn hoá tín hiệu vào đường TV_IN …………………... 54
4. Chuẩn hoá chế độ đèn hình ................................................ 55
2.1.4.8. Các hiệu chỉnh khác …………………………………... 55
1. Hiệu chỉnh dòng đèn hình .................................................. 55
2. Hiệu chỉnh đặc tuyến ABCL .............................................. 55
3. Tránh hiện tượng Jitter …………………………………... 56
4. Xử lý quá trình quá độ bật, tắt TV ....................................
56
5. Hiệu chỉnh để giảm tổn hao cho các IC ổn áp 78xx ........... 57
6. Xử lý hiện tượng Protect quá nhạy ……………………… 57
2.1.4.9. Xử lý kết cấu cơ khí ....................................................... 57
1. Các nhược điểm về kết cấu cơ khí ..................................... 58
2. Biện pháp khắc phục và kết quả đạt được .......................... 58
2.2. X©y dùng quy tr×nh s¶n xuÊt và kiểm tra sản phẩm ....................... 59
2.2.1. Quy tr×nh s¶n xuÊt l¾p r¸p ......................................................
2.2.2. X©y dùng quy tr×nh kiÓm tra ………………………………..
59
65
2.2.2.1. Kiểm tra sau lắp ráp CKD .............................................. 65
2.2.2.2. Kiểm tra sau lắp ráp hoàn chỉnh ………………………. 65
2.2.2.3. Ph©n lo¹i vµ xö lý c¸c s¶n phÈm sau kiÓm tra ………… 65
2.2.3. Căn chỉnh máy với chế độ Service …………………………. 66
2.2.3.1. Vào chế độ căn chỉnh ..................................................... 66
2.2.3.2. Các thanh ghi điều khiển Chip TOSHIBA ……………. 66
2.2.3.3. Bảng các tham số điều chỉnh TMP trong chế độ service 67
2.2.3.4. Thiết lập chế độ và căn chỉnh ......................................... 70
2.2.3.5. Căn chỉnh kích thước mành ............................................ 71
2.2.3.6. Chỉnh kích thước dòng ………………………………... 72
2.2.3.7. Chỉnh cân bằng trắng ..................................................... 72
2.2.3.8. Chỉnh độ sáng (PAL/SECAM và NTSC) ……………... 72
2.2.3.9. Chỉnh chế độ tương phản ............................................... 73
2.2.3.10. Chỉnh chế độ màu (chỉnh Sub color) ............................ 73
3
2.2.3.11. Chỉnh tông màu NTSC (chỉnh Sub Tint) ..................... 74
2.2.3.12. Chỉnh độ sắc nét (Sub Sharpness) hệ PAL/SECAM .... 74
2.2.3.13. Chỉnh SBY/ SRY (chỉ cho hệ SECAM) ....................... 75
2.2.3.14. Chỉnh RF AGC (PAL/SECAM) ................................... 75
2.3. Qui trình và kết quả kiểm tra, đo lường chất lượng theo chuẩn
nhà sản xuất .................................................................................. 76
2.3.1. Kiểm tra các chức năng của máy thu ..................................... 76
2.3.1.1. Kiểm tra các chức năng của máy thu ............................. 76
2.3.1.2. Kiểm tra các đặc tính kỹ thuật của máy thu ................... 77
2.3.2. Kiểm tra độ nhạy của máy thu qua đường RF ....................... 78
2.3.3. Kiểm tra độ nhạy của đường điều khiển hồng ngoại (IR) ...... 82
2.3.4. Kiểm tra chất lượng hình ảnh ................................................. 83
2.3.4.1. Kiểm tra độ tuyến tính chói ............................................ 83
2.3.4.2. Kiểm tra chất lượng quét ảnh ......................................... 84
2.3.4.3. Kiểm tra chất lượng ảnh video ………………………... 85
2.3.4.4. Phạm vi điều chỉnh tương phản và chế độ đèn hình ...... 85
2.3.4.5. Chất lượng tín hiệu màu & sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa
màu và chói ................................................................... 86
2.3.5. Kiểm tra chất lượng âm thanh ……………………………… 87
2.3.5.1. Kiểm tra chất lượng xử lý âm thanh ............................... 87
2.3.5.2. Kiểm tra chất lượng khuếch đại âm thanh ..................... 89
2.3.5.3. Sự sai khác về mức giữa các đầu vào âm thanh khác
nhau ............................................................................... 90
2.3.5. Kiểm tra đánh giá các hiện tượng nhiễu ................................ 92
2.3.5.1. Hiện tượng nhiễu do tín hiệu tiếng lẫn vào tín hiệu hình 92
2.3.5.2. Hiện tượng nhiễu do tín hiệu hình lẫn vào tín hiệu tiếng 92
2.3.5.3. Hiện tượng nhiễu nguồn Beat noise …………………... 92
2.3.5.4. Hiện tượng sốc lúc bật/tắt .............................................. 93
2.3.5.5. Hiện tượng răn hình …………………………………... 93
2.3.5.6. Các hiện tượng khác …………………………………... 93
2.3.6. Kiểm tra nhiệt độ hoạt động của các linh kiện chính ............ 93
2.3.7. Kiểm tra chất lượng hoạt động của nguồn ............................. 94
2.3.7.1. Điều kiện ngắt nguồn ..................................................... 94
4
2.3.7.2. Điều kiện khởi động nguồn ............................................ 95
2.3.7.3. Kiểm tra nhiệt độ hoạt động ........................................... 95
2.3.8. Kiểm tra máy thu tại các địa phương ....................................
97
2.3.8.1. Điều kiện đo …………………………………………... 97
2.3.8.2. Kết quả đo độ nhạy tại các địa phương .......................... 98
2.4. C¶i t¹o, söa ch÷a nhµ x−ëng; mua míi vµ l¾p ®Æt thiÕt bÞ ……….
99
2.5. Huấn luyện và đào tạo chuyên môn về công nghệ và sản phẩm
mới ................................................................................................ 99
2.5.1. Tæ chøc c¸c buæi héi th¶o chuyªn ®Ò ……………………….
99
2.5.2. Lập kế hoạch và thực hiện chương trình giới thiệu, huấn
luyện đào tạo về lắp ráp, căn chỉnh, bảo hành sản phẩm ................. 100
2.6. S¶n xuÊt l« thö nghiÖm …………………………………………..
2.7. Qu¶ng b¸ s¶n phÈm .......................................................................
2.8. Cung cÊp dÞch vô kh¸ch hµng ........................................................
102
102
103
2.8.1. Dịch vụ vận chuyển và phân phối sản phẩm .......................... 103
2.8.2. DÞch vô bæ sung, n©ng cÊp vµ t− vÊn, b¶o hµnh, b¶o tr× s¶n
phÈm ..................................................................................... 104
Chương 3: Đánh giá kết quả thu được ................................................. 105
3.1. Néi dung c«ng viÖc ®¨ng ký ………………………………….
3.2. KÕt qu¶ c«ng viÖc ®· hoàn thành ...................................................
105
106
3.2.1. Khối lượng công việc thực hiện ……………………………. 106
3.2.2. Đánh giá kết quả công việc ………………………………… 110
3.2.2.1. Kết quả phần mềm …………………………………….. 110
3.2.2.2. Đánh giá về tính năng kỹ thuật và chất lượng sản phẩm 111
1. C¸c chøc n¨ng chÝnh cña TMP ...........................................
2. C¸c chØ tiªu kü thuËt chÝnh cña TMP .................................
111
112
3. Độ nhạy của máy thu qua đường RF .................................. 112
4. Độ nhạy của đường điều khiển hồng ngoại (IR) ................ 113
5. Chất lượng hình ảnh ……………………………………... 113
6. Chất lượng âm thanh …………………………………….. 113
7. Các hiện tượng nhiễu ……………………………………. 113
8. Nhiệt độ hoạt động của các linh kiện chính ....................... 114
5
9. Chất lượng hoạt động của nguồn ....................................... 114
10. Kết cấu cơ khí ………………………………………….. 114
3.2.2.3. Kết quả đo l−êng vµ chøng chØ chøng nhËn tiªu chuÈn
chÊt l−îng s¶n phÈm ...................................................... 114
3.2.2.4. Quy tr×nh s¶n xuÊt c«ng nghiÖp cña s¶n phÈm …………… 114
3.2.2.5. Kết quả đào tạo …………………………………………... 115
Chương 4: Kết luận và kiến nghị .......................................................... 116
4.1. Kết luận ........................................................................................ 116
Lời cảm ơn .............................................................................................. 117
Tài liệu tham khảo - liên quan ............................................................... 118
Phụ lục ..................................................................................................... 119
6
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN
STT Họ và tên
Học vị
Kỹ sư
Kỹ sư
Kỹ sư
Kỹ sư
Kỹ sư
Kỹ sư
Kỹ sư
Kỹ sư
Kỹ sư
Kỹ sư
Chuyên môn
1. Trịnh Minh Châu
2. Đinh Ngọc Hưng
3. Lê Văn Tuy
Điện tử – Viễn thông
Điện tử – Viễn thông
Điện tử – Viễn thông
Điện tử – Viễn thông
Tự động hóa
4. Lê Anh Tú
5. Phan Tất Thành
6. Nguyễn Thành Chung
7. Nguyễn Văn Phương
8. Lê Thị Mùi
Điện tử – Viễn thông
Điện tử – Viễn thông
Điện tử – Viễn thông
Điều khiển tự động
Điện tử – Viễn thông
9. Nguyễn Ngọc Hân
10. Vũ Tuấn Anh
11. Cao Xuân Thủy
12. Nguyễn Quảng Hà
13. Khắc Thành Trung
Cao Đẳng Tự động hóa
Kỹ sư
Kỹ sư
Tự động hóa
Tự động hóa
7
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, song song với sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình số thì sự
tồn tại của truyền hình tương tự vẫn không thể thay thế được và đóng vai trò là
phương tiện truyền thông chính trong truyền hình. Trong các thiết bị thu truyền
hình tương tự thì TV màu màn hình phẳng (TMP) là sản phẩm rất được ưa
chuộng trên thế giới và trong nước. TMP có kiểu dáng đẹp, chất lượng tốt so với
TV màn hình cong và giá thành lại không quá đắt như LCD, Plasma nên ngày
càng chiếm lĩnh thị trường.
Mặc dù giải pháp công nghệ cho TMP đã tương đối ổn định và đang ở vào
giai đoạn đỉnh cao trên thế giới, thì ở Việt nam các sản phẩm TMP phần lớn
được sản xuất dưới dạng lắp ráp CKD, SKD với hàm lượng chất xám thấp. Việc
làm chủ công nghệ chế tạo và chủ động đưa ra các sản phẩm phù hợp thị hiếu
người tiêu dùng vẫn còn là vấn đề khó khăn đối với các nước đang phát triển nói
chung và với Việt Nam nói riêng. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu phát triển
và hoàn thiện công nghệ chế tạo các thiết bị truyền thông theo chủ trương của
Bộ KHCN và Chương trình ĐT-CNTT-TT là hết sức cần thiết, bởi qua đó, Công
nghiệp Điện tử Việt Nam có thể theo sát sự phát triển công nghệ của thế giới.
Nắm bắt tình hình đó, năm 2003, Công ty Điện tử Hà Nội đã tiến hành thực
hiện Đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo TV màu màn hình phẳng chất lượng
cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”. Những nghiên cứu được thực
hiện thông qua Đề tài này đã tạo tiền đề quan trọng cho việc thực hiện Dự án sản
xuất thử nghiệm cấp Nhà nước KC.01.DA.04 mang tên “Hoàn thiện công nghệ
chế tạo và sản xuất thử nghiệm Tivi màn hình phẳng”. Tuy nhiên, chỉ có thông
qua dự án sản xuất thử nghiệm này, công nghệ sản xuất các thiết bị điện tử nói
chung, TV màu màn hình phẳng nói riêng mới thực sự trở nên thuần thục, cho
phép tạo ra các sản phẩm đảm bảo hơn về chất lượng và giá thành rẻ hơn.
Do vậy, có thể nói, Dự án KC.01.DA.04 là bước kế tục tất yếu của Đề tài
nghiên cứu trước đó. Nó là cầu nối giữa nghiên cứu, sản xuất với thị trường và
do đó có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Với Đề tài, sản phẩm mới chỉ hình thành
và còn mang nặng tính mô hình lý thuyết, còn với Dự án sản xuất thử nghiệm,
sản phẩm đã xuất hiện dưới dạng thương mại. Đây là bước tập dượt quan trọng
cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam nghiên cứu – phát triển và tiến hành sản
xuất thương mại cho thị trường.
Chúng tôi hy vọng sự thành công của Dự án sẽ góp phần thúc đẩy các sản
phẩm điện tử Việt Nam phát triển, sản phẩm sẽ được sản xuất hàng loạt để
chứng tỏ năng lực của Công nghiệp Điện tử Việt Nam có thể làm ra các sản
phẩm chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm điện tử nước ngoài.
8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu và triển khai truyền hình tương tự ở
nước ngoài:
Tivi mầu màn hình phẳng (TMP) hiện nay đã trở thành một sản phẩm tiêu
dùng khá được ưa chuộng trên thế giới và trong nước, do chỗ kiểu dáng đẹp,
chất lượng tốt mà lại không quá đắt như LCD, Plasma. Cho tới nay, giải pháp
công nghệ cho dòng sản phẩm này đã tương đối ổn định và đang ở vào giai đoạn
đỉnh cao của sự phát triển thương mại hóa các thành tựu KHCN thông qua sản
phẩm. TMP là một thiết bị nghe nhìn phổ dụng nhất đối với thị trường các nước
tiên tiến và giá thành ở mức tương đối rẻ so với mức sống chung; còn ở các
nước đang phát triển và kém phát triển thì TMP là một sản phẩm điện tử khá cao
cấp, với mức giá tuy hơi cao nhưng ở mức chấp nhận được và đang có nhu cầu
rất mạnh nhằm thay thế các loại TV màn hình cong kiểu cũ.
Những mẫu TMP hiện nay đã tương đối hoàn chỉnh và có các tính năng
khác biệt không nhiều giữa các giải pháp, các hãng chế tạo. Những điểm đáng
chú ý nhất về mặt chức năng hiện nay của TMP là: khả năng thu được radio, thu
truyền hình cable tương tự, thu Teletext, có lọc răng lược, âm thanh nổi, có tích
hợp GAME, PIP (hình trong hình) và khả năng tích hợp kết hợp với giải pháp
chip giải mã truyền hình số để tạo thành TV số (iDTV – TV thu được cả truyền
hình tương tự và truyền hình số). Ngoài chức năng xem truyền hình tương tự ra
TMP còn có chức năng của một thiết bị người sử dụng cuối để thực hiện trình
diễn các hình ảnh, âm thanh đầu vào; thí dụ như: từ DVD hoặc các thiết bị
media cá nhân...
Ngày nay, do tồn tại song song nhiều hệ truyền hình khác nhau nên các
TMP chủ yếu đều có chức năng thu đa hệ (đa hệ mầu và đa hệ tiếng). Trong đó,
có một số không có chức năng thu hệ SECAM; vì hệ SECAM là rất ít quốc gia
sử dụng. Về giá thành và chất lượng giữa các loại TV cũng như các hãng sản
xuất khác nhau cũng khá chênh lệch; và nhu cầu, thị hiếu của các thị trường
khách hàng cũng có nhiều điểm không giống nhau. Việc sản xuất TMP chủ yếu
tập trung tại các nước đang phát triển dưới dạng lắp ráp CKD, SKD với hàm
lượng chất xám và giá trị gia tăng rất thấp.
Về mặt công nghệ chế tạo, thì đây là một thiết bị điện tử tương tự chế tạo
bằng công nghệ mạch in một hoặc hai lớp (chủ yếu là một lớp); linh kiện xuyên
lỗ; có phần mềm xử lý nhúng trên chip; kích thước, công suất tiêu thụ lớn; màn
hình CRT truyền thống… Cũng cần lưu ý rằng, hiện nay TMP thường dùng giải
pháp một chíp thay vì các loại giải pháp hai chíp trước kia. Trong xu thế đang
chuyển hướng mạnh mẽ của công nghệ truyền hình tương tự sang truyền hình
số, thì TMP là một sản phẩm trung gian cho phép xem truyền hình tương tự và
làm một thiết bị cuối dùng để xem truyền hình số.
9
1.2. Tình hình nghiên cứu và triển khai truyền hình tương tự ở
trong nước:
Tất cả các sản phẩm TV mầu màn hình phẳng (TMP) được sản xuất tại Việt
Nam đều chỉ là các sản phẩm lắp ráp CKD, SKD. Các công ty liên doanh khi
sản xuất, lắp ráp đều mang thương hiệu của nước ngoài (hãng nước ngoài đầu tư
vào liên doanh như SONY, SAMSUNG, LG, TOSHIBA, PHILIPS...). Các
Công ty trong nước tuy có sản phẩm mang thương hiệu của mình nhưng thực ra
đều chỉ là các sản phẩm chuyển giao công nghệ sản xuất, lắp ráp với hàm lượng
chất xám rất thấp. Và hầu hết các công ty sản xuất TMP đều có đầu tư cho công
tác nghiên cứu, thiết kế chế tạo; tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp, hạ tầng cơ
sở thiết bị và truyền thống, kinh nghiệm, con người còn rất nhiều hạn chế cho
nên thành tựu đạt được cơ bản chỉ ở mức hiểu biết về nguyên lý, hiệu chỉnh và
chỉnh sửa một số phần.
Công ty Điện tử Hà Nội (HANEL) là công ty điện tử có bề dày kinh
nghiệm trong sản xuất TV. Việc lắp ráp, chế tạo TV theo các thiết kế của nước
ngoài đã được HANEL tiến hành từ đầu những năm 1980. Với đội ngũ kỹ sư
nhiều kinh nghiệm và hạ tầng sản xuất khá hoàn chỉnh, từ nhiều năm nay
HANEL đã đầu tư cho nghiên cứu – phát triển nhằm tự thiết kế chế tạo các loại
TV riêng của mình. Có thể nói, cho đến nay Hanel đã làm chủ được công nghệ
thiết kế, chế tạo TV nói chung và sau đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo TV màu
màn hình phẳng chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”, là
các loại TV cao cấp hay TMP nói riêng.
Với kết quả nghiệm thu đề tài loại xuất sắc và kiến nghị áp dụng, nhóm
thực hiện đề tài này (thuộc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Chuyển giao
công nghệ của HANEL) đã tiếp tục hoàn thiện công nghệ và đề xuất việc triển
khai dự án ở cấp nhà nước, "Dự án hoàn thiện công nghệ thiết kế chế tạo và sản
xuất thử nghiệm TV màn hình phẳng" thuộc chương trình KHCN trọng điểm cấp
nhà nước KC.01.
Thị trường TMP ở Việt Nam còn đang rất lớn, TMP đang trở thành thiết bị
phổ dụng được ưa thích trong mọi gia đình; và do đó sự cạnh tranh giữa các sản
phẩm, các thương hiệu TV đang diễn ra rất quyết liệt. Trước bối cảnh đó, thì
một sản phẩm TMP do Việt Nam thiết kế, chế tạo và tự sản xuất với chất lượng
tương đương nhưng giá thành hạ hơn nhiều sẽ là một cơ hội và lợi thế lớn.
1.3. Tính cấp thiết của dự án:
TV mầu màn hình phẳng chất lượng cao thực hiện trong dự án là sản phẩm
công nghệ trọng điểm của nhà nước, là kết quả nghiên cứu xuất sắc của đội ngũ
khoa học - kỹ thuật Công ty Điện tử Hà nội. Việc đưa vào sản xuất thử nghiệm
sản phẩm này là một hình thức kiểm nghiệm tốt nhất về hiệu quả kinh tế, xã hội
của đề tài đã nghiệm thu, cũng như kiểm tra và hiệu chỉnh lại tính thực tiễn, khả
thi của các thiết kế đã tiến hành trước khi phát triển nâng cấp sản phẩm và sản
xuất chính thức với số lượng lớn đưa ra thị trường. Dự án này sẽ kiện toàn và
xây dựng một cách đầy đủ các tài liệu, quy trình công nghệ sản xuất, thương mại
10
và hỗ trợ dịch vụ một sản phẩm công nghệ điện tử hoàn chỉnh; tạo tiền đề cho
việc tự chủ đào tạo, xây dựng các quy trình và chiến lược phát triển sản phẩm
mới. Những tính năng kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng cao và lợi thế về giá thành
của sản phẩm do chính người Việt Nam thiết kế chế tạo trong nước cũng như
chính sách bảo hộ và khuyến khích tiêu dùng sản phẩm trong nước sẽ tạo ra
năng lực cạnh tranh mạnh mẽ của sản phẩm đang rất được ưa chuộng này trên
thị trường nội địa, đồng thời tạo lực cho xuất khẩu sản phẩm điện tử của Việt
Nam, xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Đồng thời cũng để góp phần tăng thêm sự tự tin, nhiệt tình đóng góp vào sự
nghiệp khoa học, sản xuất thực tiễn của đội ngũ khoa học kỹ thuật trẻ; đẩy mạnh
phát huy chất xám nội lực và thực hiện tái đầu tư cho các đề tài, dự án của nhà
nước.
Việc cung cấp các sản phẩm cao cấp cho thị trường có ý nghĩa rất lớn kích
thích phát triển các nghiên cứu theo hướng công nghệ cao, chất lượng cao, để
nâng cao uy tín thương hiệu cho nhà sản xuất.
Ngay trước mắt, sản phẩm TMP thực hiện trong dự án sẽ dần dần thay thế
các sản phẩm TV mà HANEL đang sản xuất, lắp ráp theo thiết kế nước ngoài.
Việc thực hiện dự án này bởi chính nhóm thực hiện đề tài tiền thân của dự
án là một điều kiện tốt nhất đảm bảo cho sự thành công và tính hiệu quả của dự
án. Đồng thời thông qua đó, xây dựng được một quy trình khép kín từ nghiên
cứu thiết kế tới làm chủ công nghệ chế tạo và sản xuất thử nghiệm đưa ra thị
trường sản phẩm điện tử cao cấp với hình thức, chất lượng và dịch vụ cao tương
đương hàng ngoại nhập nhưng giá thành và chi phí hạ. Việc thực hiện thành
công dự án này cũng sẽ nâng lên tầm cao mới về thế và lực của Việt Nam trong
bước đầu hết sức quan trọng của quá trình hội nhập quốc tế, tự chủ về công nghệ
thiết kế chế tạo các sản phẩm điện tử cao cấp, theo kịp với trào lưu chung của
thế giới…
1.4. Mục tiêu của dự án:
- Hoàn thiện và làm chủ công nghệ thiết kế chế tạo TV màu màn hình phẳng,
sao cho sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng tương đương với các sản phẩm trên
thị trường và phù hợp với thị hiếu người dùng.
- Xây dựng quy trình sản xuất công nghiệp và các chương trình huấn luyện, đào
tạo chuyên môn về các sản phẩm mới một cách có hệ thống và chuyên nghiệp.
- Sản xuất công nghiệp với số lượng vừa phải các sản phẩm TV màu màn hình
phẳng (do HANEL thiết kế, chế tạo) có chất lượng cao, giá thành hạ và được thị
trường chấp nhận, có tính cạnh tranh, nhằm thay thế hàng nhập ngoại.
11
Ch−¬ng 2: néi dung thùc hiÖn
2.1. Hoàn thiện công nghệ chế tạo sản phẩm TMP.
2.1.1 Kết quả khảo sát nhu cầu và thị hiếu người sử dụng TMP.
2.1.1.1. Tính năng và chủng loại các loại TV trên thị trường Việt nam:
Theo thông tin về thị trường TV của Phòng Kinh doanh và Thị trường cũng
như thông qua các đại lý của Hanel và của một số hãng khác thì số lượng các
CRT TV chiếm đến 90% tổng số các loại TV có trên thị trường.
Các TV CRT có trên thị trường hiện nay rất đa dạng về chủng loại, kích
thước phổ biến từ 14” đến 32”; gồm các chủng loại như 14”, 15”, 16”, 19”, 20”,
21”, 25”, 29”, 32”. Các hãng sản xuất cũng rất đa dạng với xuất xứ từ Trung
Quốc như: TCL, Konka, Changhong...; xuất xứ từ Hàn Quốc như: LG,
Samsung, Daewoo, ...; xuất xứ từ Nhật Bản gồm các tên tuổi lớn như Sony,
Panasonic, Toshiba, JVC, ...; các hãng sản xuất trong nước như Hanel, VTB,
Nikko, ...
Các thương hiệu TV có xuất xứ từ Nhật Bản như Sony, Panasonic,
Toshiba, JVC... chủ yếu tập trung vào thị trường thành phố với chủng loại TV
cỡ lớn, chất lượng cao; kích cỡ màn hình từ 21” trở lên và đi kèm thêm một hay
nhiều các tính năng mở rộng:
+ Về hình ảnh như PIP, Combfilter, Picture Improvement ...
+ Về âm thanh như các hiệu ứng Surround, Woofer... với hệ thống âm
thanh 2.1; 3.1; 4.1 hoặc 5.1.
Các thương hiệu TV có xuất xứ từ Hàn Quốc như: LG, Samsung,
Daewoo... tập trung vào mảng thị trường rộng hơn bao gồm cả thành phố và các
vùng nông thôn với các chủng loại TV rất đa dạng trải khắp phạm vi từ 14” đến
32”, tính năng rất phong phú và đa dạng từ đơn giản nhất không có tính năng mở
rộng nào cho đến những loại có tính năng cao cấp đầy đủ như các TV xuất xứ từ
Nhật Bản.
Các thương hiệu TV có xuất xứ từ Trung Quốc như: TCL, Konka,
Changhong... tập trung vào mảng thị trường máy chất lượng thấp và trung bình;
chủ yếu phục vụ thị trường các vùng nông thôn với các chủng loại TV cũng rất
đa dạng trải khắp phạm vi từ 14” đến 32”, tính năng rất phong phú và đa dạng từ
đơn giản nhất không có tính năng mở rộng nào cho đến những loại có tính năng
cao cấp đầy đủ như các TV xuất xứ từ Nhật Bản.
Các thương hiệu TV có nguồn gốc trong nước như: HANEL, VTB,
Nikko... cũng đều chủ yếu tập trung vào mảng thị trường máy chất lượng trung
bình và thấp; chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại các thành phố nhỏ và các vùng
nông thôn. Chủng loại TV khá hạn chế chủ yếu chỉ trong phạm vi từ 14” đến
12
29”; các TV màn hình cỡ lớn (>29 ”) gần như không sản xuất do không có thị
trường.
Về tính năng bên trong máy:
+ Máy cao cấp: (thường chỉ các máy có kích thước màn hình từ 21” trở
lên) tùy theo từng hãng sản xuất và tùy theo giá thành các model máy khác nhau
mà các chức năng sau được tổ hợp cả hoặc được tổ hợp một phần:
- Về hình ảnh như PIP, Combfilter, Picture Improvement, ...
- Về âm thanh như các hiệu ứng Surround, Woofer... với hệ thống âm thanh
2.1; 3.1; 4.1 hoặc 5.1.
- Đa hệ màu: PAL, SECAM, NTSC.
- Đầu vào DVD: luôn có.
- Đầu vào AVin (Composite): tối thiểu có 2 đầu vào, có thể lên đến 3 hoặc 4.
- Đầu vào S-VHS: luôn có, tối thiểu 1, có thể lên đến 2.
- Đầu ra: kiểu Video uot hoặc TV out (tín hiệu Composite, jack kiểu RCA).
- Scart Jack: luôn có với máy cao cấp đắt tiền và có thể không có với máy rẻ
tiền hơn.
+ Máy chất lượng trung bình và thấp:
- Về hình ảnh: không có PIP, có thể có Picture Improvement, hoặc cao cấp
hơn là có Combfilter.
- Về âm thanh: Có thể có các hiệu ứng Surround, Woofer... nhưng hệ thống
âm thanh tối đa là 2.1.
- Đa hệ màu: Có PAL, có thể thêm NTSC hoặc thêm cả SECAM.
- Đầu vào DVD: chỉ có TV màn hình từ 21” trở lên mới có.
- Đầu vào AVin (Composite): tối thiểu có 1 đầu vào, có thể lên đến 2 (nhưng
chỉ là 2 đường cắm cơ khí, thực chất vẫn là 1 đường vào).
- Đầu vào S-VHS: Không có đối với TV < 21”, có thể có 1 đường S-VHS đối
với TV có màn hình > 21”.
- Đầu ra: kiểu Video uot (tín hiệu Composite, jack kiểu RCA).
- Scart Jack: không có.
2.1.1.2. Giá thành, nhu cầu và thị hiếu người sử dụng:
Với TV cao cấp, nhu cầu sử dụng chủ yếu chỉ tập trung ở một số thành phố
lớn và một số rất ít tại các thành phố nhỏ. Tùy theo tính năng và chất lượng TV
mà giá thành của loại TV cao cấp nằm trong khoảng từ 4.5 triệu trở lên với TV
21” (với các TV có thương hiệu xuất xứ từ Nhật Bản); và trong khoảng từ 3.8
triệu trở lên với TV 21” (với các TV có thương hiệu xuất xứ từ Hàn Quốc);
trong khoảng từ 3.0 triệu với TV 21” (với các TV có thương hiệu xuất xứ từ
Trung Quốc); TV cao cấp mang thương hiệu của các nhà sản xuất trong nước
13
như Hanel, VTB, Nikko ... không có mặt trên thị trường do các hãng này không
thể cạnh tranh nổi với các thương hiệu có tiếng khác. Mặt khác, tâm lý của
người tiêu dùng Việt Nam, nhất là đối với người tiêu dùng ở thành thị, rất
chuộng hàng ngoại nhập cũng như thương hiệu nước ngoài.
Với tính năng và chất lượng gần tương đương nhau, TV cao cấp của các
hãng sản xuất có thương hiệu từ Nhật Bản luôn có mức giá cao hơn khoảng xấp
xỉ một triệu VNĐ so với các hãng sản xuất có thương hiệu từ Hàn Quốc. Con số
này sẽ là khoảng một triệu rưỡi đến hai triệu với các hãng sản xuất có thương
hiệu từ Trung Quốc. Mặc dù với giá thành rẻ hơn nhưng các hãng sản xuất khác
vẫn không thể chiếm được thị phần cũng như ưu thế bán hàng so với các hãng
sản xuất có thương hiệu từ Nhật Bản. Mảng thị trường TV cao cấp vẫn luôn
thuộc về các hãng nổi tiếng của Nhật Bản như Sony, Panasonic, Toshiba, JVC ...
Với các TV cao cấp này, người tiêu dùng chủ yếu quan tâm đến những vấn
đề như:
- Chất lượng hình phải rất đẹp; độ phân giải cao, màu sắc rất trong và tươi,
tuyệt đối không có nhiễu.
- Chất lượng xử lý âm thanh rất trung thực với nhiều hiệu ứng đa dạng khác
nhau; có thể nhận vào và xử lý ra âm thanh tương đương chuẩn Dolby 5.1
hoặc tối thiểu cũng tương đương chuẩn 2.1.
- Kiểu dáng TV đẹp, kết cấu vững chắc.
- Ngoài ra, có thể kèm thêm nhu cầu phải có đầu vào HDMI (đầu vào kết nối
đượcc với các thiết bị giải trí độ phân giải cao – High Definition
Multimedia Interface).
Với TV chất lượng trung bình, nhu cầu sử dụng chủ yếu chỉ tập trung ở các
thành phố nhỏ và các vùng nông thôn. Tùy theo tính năng và chất lượng TV mà
giá thành của loại TV này nằm trong khoảng từ 3.5 triệu trở lên với TV 21” (với
các TV có thương hiệu xuất xứ từ Nhật Bản); và trong khoảng từ 2.8 triệu trở
lên với TV 21” (với các TV có thương hiệu xuất xứ từ Hàn Quốc); trong khoảng
từ 2.2 triệu với TV 21” (với các TV có thương hiệu xuất xứ từ Trung Quốc); TV
mang thương hiệu của các nhà sản xuất trong nước như Hanel, VTB, Nikko ...
có giá bán nằm trong khoảng đắt hơn TV mang thương hiệu Trung Quốc và rẻ
hơn các TV mang thương hiệu Hàn Quốc. Do có mạng lưới dịch vụ bảo hành
cũng như chất lượng phục vụ khách hàng khá tốt nên các hãng sản xuất trong
nước và các hãng sản xuất có thương hiệu Hàn Quốc đã chiếm lĩnh được phần
lớn thị phần người sử dụng so với các hãng sản xuất khác. Nhưng một phần do
tâm lý người tiêu dùng Việt Nam vẫn chuộng hàng ngoại hơn và một phần do
các hãng sản xuất có thương hiệu Hàn Quốc đã biết cách triển khai bán hàng,
marketting, cũng như có nhiều chính sách khuyến mãi tốt hơn nên các hãng này
vẫn chiếm ưu thế hơn so với các hãng sản xuất trong nước tại các thị trường
thành phố và những vùng nông thôn kinh tế phát triển.
14
Với tính năng và chất lượng gần tương đương nhau, TV chất lượng trung
bình của các hãng sản xuất có thương hiệu từ Hàn Quốc có mức giá cao hơn
khoảng xấp xỉ hai trăm nghìn VNĐ so với các hãng sản xuất trong nước. Mặc dù
với giá thành rẻ hơn, mạng lưới bảo hành dày đặc hơn nhưng các hãng sản xuất
trong nước vẫn không thể chiếm được thị phần cũng như ưu thế bán hàng so với
các hãng sản xuất có thương hiệu từ Hàn Quốc. Mảng thị trường TV chất lượng
trung bình đang là mảng thị trường đấu tranh quyết liệt giữa các hãng sản xuất
mang thương hiệu Hàn Quốc và các hãng sản xuất trong nước.
Với TV có tính năng tối thiểu, nhu cầu sử dụng chủ yếu chỉ tập trung ở các
vùng nông thôn và miền núi. Kích cỡ màn hình thường từ 21” trở xuống. Tùy
theo tính năng và chất lượng TV mà giá thành của loại TV này nằm trong
khoảng từ 2.3 triệu trở lên với TV 21” (với các TV có thương hiệu xuất xứ từ
Hàn Quốc); trong khoảng từ 2.0 triệu với TV 21” (với các TV có thương hiệu
xuất xứ từ Trung Quốc); TV mang thương hiệu của các nhà sản xuất trong nước
như Hanel, VTB, Nikko ... có giá bán nằm trong khoảng đắt hơn TV mang
thương hiệu Trung Quốc và rẻ hơn các TV mang thương hiệu Hàn Quốc. Do có
mạng lưới dịch vụ bảo hành rộng khắp (kể cả những vùng hẻo lánh) cũng như
chất lượng phục vụ khách hàng khá tốt nên các hãng sản xuất trong nước hoàn
toàn có khả năng cạnh tranh được với các hãng sản xuất có thương hiệu Hàn
Quốc và Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay các hãng sản xuất mang thương hiệu
Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã bắt đầu tiến hành thâm nhập thị trường vào
những vùng nông thôn và miền núi. Điều này sẽ làm cho thị trường TV của các
hãng sản xuất trong nước sẽ ngày càng bị thu hẹp và cạnh tranh giữa hàng trong
nước và hàng ngoại nhập ngày càng trở nên quyết liệt.
Với tính năng và chất lượng gần tương đương nhau, TV chất lượng tối
thiểu của các hãng sản xuất có thương hiệu từ Hàn Quốc vẫn luôn có mức giá
cao hơn khoảng xấp xỉ hai trăm nghìn VNĐ so với các hãng sản xuất trong
nước. Hiện nay, các hãng sản xuất trong nước đang chiếm ưu thế tại mảng thị
trường TV chất lượng tối thiểu, bán tại các vùng nông thôn, miền núi. Tuy
nhiên, tương lai sắp tới các hãng sản xuất trong nước cũng sẽ phải cạnh tranh
quyết liệt với các hãng sản xuất có thương hiệu Hàn Quốc và Trung Quốc.
2.1.2. Đánh giá công nghệ và lựa chọn giải pháp hoàn thiện sản phẩm
2.1.2.1. Nhược điểm của công nghệ cũ:
Sau khi kết thúc Đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo TV màu màn hình
phẳng chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”, về cơ bản đã
tạo được mẫu sản phẩm với phần cứng cũng như phần mềm hoạt động khá ổn
định và tiện dụng. Tuy nhiên công nghệ cũ vẫn còn một số nhược điểm và thiếu
hoàn thiện như sau:
- Giá thành sản phẩm còn cao
- Chất lượng sản phẩm chưa cao thiếu tính đồng đều
15
- Qui trình sản xuất và kiểm duyệt chất lượng sản phẩm chưa có hệ thống và
chuẩn hoá.
- Thiết kế sản phẩm vẫn còn những nhược điểm về phần cứng (độ ổn định
chưa cao)
- Cấu hình vi điều khiển còn hạn chế, khó khăn cho việc thiết kế giao diện
người sử dụng (GUI) cũng như việc tích hợp thêm những tiện ích như trò
chơi, lịch...
- Tiến độ thực hiện đưa sản phẩm ra thị trường còn chậm cần huy động nhiều
nhân lực thực hiện
2.1.2.2. Lựa chọn giải pháp hoàn thiện sản phẩm:
Xuất phát do nhu cầu của thị trường và định hướng phát triển sản phẩm,
yêu cầu các sản phẩm TV thỏa mãn một số yêu cầu sau:
- Sản phẩm phải phù hợp với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam như: giá
thành thấp, chất lượng vừa phải.
- Xu hướng nhu cầu tập trung chủ yếu vào dòng sản phẩm TV 21” phẳng.
- Một số tính năng đang là xu hướng phổ biến cần phải có như: đầu vào
DVD, đầu vào S-VHS, đa hệ PAL, NTSC hoặc có thể thêm SECAM. Đa hệ
tiếng: DK, I, BG, M.
- Một số tính năng có thể bổ sung để nâng cao chất lượng như: có loa
Wooofer, công suất âm thanh lớn (khoảng xấp xỉ bằng hoặc lớn hơn 7W
mỗi kênh)...
- Tăng tính hấp dẫn của sản phẩm với giao diện hấp dẫn và tăng cường các
tiện tích như: lịch, các trò chơi.
Trên cơ sở phân tích nhược điểm của công nghệ cũ, các yêu cầu của sản
phẩm nhóm thực hiện dự án đã quyết định lựa chọn giải pháp One Chip
TOSHIBA (hay còn gọi là giải pháp “2 in 1”) để phát triển sản phẩm vì lý do
sau:
- Giải pháp của TOSHIBA đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật của
sản phẩm
- TOSHIBA có chính sách hỗ trợ rất tốt cho khách hàng sử dụng giải pháp
của họ như: cung cấp tài liệu kỹ thuật, công cụ phát triển và cử chuyên gia
hỗ trợ khi cần thiết.
- Về căn bản, chi phí phát triển thấp.
- Giải pháp của TOSHIBA có mức độ tích hợp cao do đó giảm thiểu được
linh kiện ngoại vi, giảm được mức độ phức tạp của thiết kế cũng như giá
thành của sản phẩm.
16
2.1.2.3. Ứng dụng giải pháp One chip của TOSHIBA:
1. Cấu trúc One Chip TOSHIBA TMPA8821 :
Giải pháp công nghệ 2in1 sử dụng chip TOSHIBA TMPA8821, thực chất
được tạo thành từ 2 IC riêng biệt được kết nối với nhau và đóng gói trong cùng
một CHIP sử dụng công nghệ Multi-Chip Package. Hai IC cơ sở để tạo nên
TMPA8801 là:
- Bộ xử lý tín hiệu cho TV màu (SP)
- Bộ Vi điều khiển họ TLCS-870/X (MCU)
Các đặc tính của Bộ xử lý tín hiệu TV màu (SP):
- Khối trung tần (IF):
+ Tích hợp PIF VCO
+ Giải điều chế PIF
+ Bộ giải điều chế SIF đa tần số không cần cuộn ngoài
- Khối Video:
+ Tích hợp các bộ bẫy màu
+ Black stretch
+ Y-gamma
- Khối màu:
+ Tích hợp các bộ lọc thông giải màu
+ Giải điều chế hệ PAL/NTSC/SECAM
- Khối RGB:
17
+ Tích hợp dây trễ 1H
+ Điều khiển sắc màu
+ Giao diện OSD bên trong
+ Tính năng trong suốt cho OSD
+ Giao diện YcbCr bên ngoài cho DVD
+ Điều khiển bằng bus RGB cut-off/driver
+ Tổ hợp ABL và ACL
- Khối đồng bộ:
+ Tích hợp fHx640 VCO
+ Đầu ra RAMP
- Khối chuyển mạch AV:
+ Cho 1 video và 1 audio
Các đặc tính của khối MCU
MCU trong TMPA8821 có cấu trúc chung như một vi điều khiển, nhưng do
đặc thù được thiết kế riêng cho ứng dụng TV nên nó được bổ xung thêm các tính
năng hỗ trợ cho việc phát triển ứng dụng được thuận tiện dễ dàng hơn.
18
MCU được sử dụng trong thiết kế thuộc họ vi điều khiển TLCS-870/X có cấu
hình chung như sau:
- CPU 8 bit tốc độ cao
- Thời gian thực hiện lênh là 0,4 micro giây (với đồng hồ hệ thống là
8Mhz)
- 2 Kbyte bộ nhớ dữ liệu (RAM)
- 64 Kbyte bộ nhớ chương trình (ROM)
- 842 chỉ lệnh
- Điều khiển ngắt:
+ 17 nguồn ngắt: 6 ngắt ngoài và 11 ngắt trong
+ Toàn bộ các ngắt đều có chốt độc lập với nhau, và cho phép xử lý ngắt
lồng.
- 2 bộ định thời/bộ đếm 16 bit: TC1, TC2
- 2 bộ định thời/bộ đếm 8 bit: TC3, TC4
- 24 bit cho cổng vào ra trong đó có 12 chân được kết nối bên trong IC với
bộ xử lý tín hiệu TV
- Hỗ trợ các chế độ nghỉ/ngừng để tiết kiệm năng lượng
Ngoài các tính năng chung như một vi điều khiển MCU còn có các tính năng
riêng biệt hỗ trợ cho ứng dụng TV:
- Bộ định thời thời gian cơ sở: tạo thời gian cơ sở cho việc quét bàn phím
và hiển thị màn hình
- Watchdog timer
- Giao diện BUS nối tiếp hỗ trợ cho việc kết nối và trao đổi dữ liệu với các
Chip trong hệ thống theo chuẩn I2C BUS
- Bộ xử lý tín hiệu điều khiển từ xa
- Bộ biến đổi AD 8 bit
- Mạch điều chế độ rộng xung: 12 bit, 14 bit và 7 bit
- Khối tạo các tín hiệu chuẩn cho việc kiểm tra và điều chỉnh màn hình
- Mạch hiển thị màn hình(OSD): được xây dựng bên trong Chip dùng để
hiển thị các ký tự, biểu tượng cũng như các hình vẽ trên màn hình giúp
cho việc thiết kế giao diện để người dùng có thể sử dụng máy một cách
thuận tiện và dễ dàng. Các đặc tính cơ bản OSD hỗ trợ gồm:
+ Số font chữ: 384 chữ cái. Số lượng chữ cái này tương đối lớn và cho
phép thiết kế bộ font cho đa ngôn ngữ.
+ Số ký tự có thể hiển thị cùng một lúc trên màn hình là 384 ( 32 cột và
12 dòng)
19
+ Mỗi một chữ cái được định dạng trong ma trận điểm 16x18
+ Kích thước của ký tự có thể được hiển thị với 3 kiểu: nhỏ, trung bình
hoặc lớn
+ Hỗ trợ một số chức năng hiển thị: tạo viền, chữ nghiêng, chữ gạch dưới,
chữ nhấp nháy …
+ Tạo các vùng nền: solid space, area plane
+ Màu hiển thị: 8
+ Vị trí hiển thị: 256 bước chiều ngang và 512 bước chiều dọc cho ký tự.
512 bước chiều ngang và 512 bước chiều dọc cho vùng nền.
Họ TLCS-870/X còn có tính năng nổi trội là:
Rom correction: cho phép sửa những lỗi sau khi đã nạp chương trình. Như ta
đã biết chương trình cho bộ Vi xử lý làm việc được lưu giữ trong ROM và sau
khi đã nạp chương trình thì nội dung của ROM sẽ không thay đổi được nữa. Do
đó khi thiết kế phần mềm nếu như có lỗi mà không phát hiện ra chúng ta cho
nạp chương trình vào Chip hoặc đặt Masking để sản xuất hàng loạt thì lỗi này sẽ
không sửa được cho những IC đã nạp chương trình và phải huỷ bỏ toàn bộ
lượng IC này.
Với chức năng ROM correction cho phép vá những lỗi nhỏ trong ROM
bằng cách tạo ra các đoạn mã thay thế nạp vào EEPROM, trong quá trình khởi
tạo các đoạn mã này sẽ được nạp vào vùng RAM qui định và trong quá trình
hoạt động khi tới đoạn mã lỗi trong ROM chương trình sẽ được nhảy sang đoạn
mã thay thế trong RAM để làm việc sau đó hết đoạn mã trong RAM chương
trình lại quay về vị trí ROM trước khi rẽ nhánh.
Tuy nhiên chức năng này cũng bị giới hạn là MCU chỉ cho phép sửa 4 lỗi.
Với tính năng này chúng ta có thể khắc phục những lỗi nhỏ của phần mềm mà
không phải huỷ bỏ IC đắt tiền.
20
2. Sơ đồ khối của TMP sử dựng giải pháp One Chip của TOSHIBA
• IC chính:
Dùng bộ vi điều khiển chính là vi điều khiển đã được tích hợp sẵn trong
chip TMPA8821 (2in1 chip). Chức năng OSD cũng đã được tích hợp ngay
trong chip TMPA8821 này.
• Xử lý Video:
Bộ xử lý màu TV là bộ xử lý được tích hợp sẵn trong chip TMPA8821
(2in1 chip).
• Xử lý Audio:
Bộ xử lý âm thanh (audio) là một phần của bộ xử lý TV được tích hợp sẵn
trong chip TMPA8821 và phần xử lý ngoài là chíp xử lý âm thanh (audio)
TDA9859.
• Hộp kênh (Tuner):
Hộp kênh kiểu VST: UV1315 (hộp kênh Philips) hoặc hộp kênh khác
tương đương.
• Bộ nhớ EEPROM
Dùng bộ nhớ 1024bytes EEPROM (AT24C08) cho lưu trữ các dữ liệu,
các tham số lựa chọn (options) và các thông tin về kênh sóng. Nếu bộ nhớ
21
1024 bytes không thỏa mãn, có thể thay thế bằng bộ nhớ lớn hơn; 2 Kbytes –
AT24C16.
• Các IC khác:
+ TDA 9302H (Thomson) hoặc LA78041 (Sanyo) sử dụng cho khuếch đại
công suất quét mành.
+ TA 8246AH dùng cho khuếch đại công suất âm thanh Stereo hoặc
TA8256BH dùng cho khuếch đại công suất Stereo và thêm một kênh
woofer.
+ TDA 9859 là chíp xử lý âm thanh, đồng thời dùng cho cả việc xử lý âm
thanh Stereo đường AV. Hai cổng logic mở rộng là P1 & P2 dùng cho
việc điều khiển chuyển băng sóng cho hộp kênh.
+ 2SD2499 là transistor dòng; điều khiển hoạt động của mạch dao động
quét dòng.
+ Các transistor dùng cho mạch khuếch đại video là 2SC2482.
+ IC nguồn STR-F6654 dùng làm IC cho nguồn chuyển mạch kiểu flyback.
+ Các IC ổn áp LM 78T09 và 78T05 hoặc TA7809S và TA7805S dùng làm
nguồn ổn áp cho các đầu ra 5V và 9V một chiều (DC).
+ IC TC4052BP dùng cho chuyển mạch lọc âm thanh (sound-trap
switching), và dùng cho chuyển mạch video ngoài (chuyển mạch đường
AV vào), và dùng cho điều khiển hộp kênh.
2.1.3. Phát triển phần mềm vận hành và điều khiển cho TMP.
2.1.3.1. Lựa chọn ngôn ngữ lập trình
Có thể dùng một trong các ngôn ngữ lập trình sau để lập trình cho Bộ vi điều
khiển họ TLCS-870/X :
- C
- C-like
- Assembly
Mỗi ngôn ngữ đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định, tuỳ vào
ứng dụng cụ thể mà người phát triển có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình cho phù
hợp.
Đặc điểm của ngôn ngữ lập trình C:
+ Là ngôn ngữ lập trình bậc cao, không phụ thuộc vào phần cứng, dễ dàng
chuyển đổi mã nguồn để sử dụng với các MCU khác nhau.
+ Cấu trúc chương trình dễ dàng cho việc đọc viết cũng như phát triển cho
các chương trình lớn.
+ Giảm thiểu được thời gian phát triển.
22
+ Khả năng sử dụng lại các module mã nguồn cao.
+ Dễ bảo quản chương trình.
+ Hạn chế: không thuận tiện cho việc điều khiển phần cứng ở mức thấp cũng
như việc xử lý ngắt. Chương trình thường lớn và tốc độ thực hiện chậm
hơn với ngôn ngữ bậc thấp.
Đặc điểm của ngôn ngữ lập trình C-like:
C-like được xem là một ngôn ngữ trung gian có những đặc điểm của ngôn
ngữ bậc cao vừa có các đặc điểm của ngôn ngữ bậc thấp.
Có các đặc điểm ngôn ngữ bậc cao như:
+ Cấu trúc ngôn ngữ tương tự như ngôn ngữ C, do đó đơn giản dễ viết
+ Giảm thiểu được thời gian phát triển chương trình
Có các đặc điểm ngôn ngữ bậc thấp như:
+ Cung cấp biến và hàm pseudo cho phép thực hiện các thao tác truy xuất tới
các thành phần phần cứng một cách hiệu quả hơn.
+ Tốc độ thực hiện chương trình nhanh.
+ Khó chuyển đổi chương trình khi thay đổi MCU
Đặc điểm của ngôn ngữ lập trình Assembly:
Là ngôn ngữ bậc thấp gần với ngôn ngữ máy, mỗi họ MCU đều có một tập
lệnh riêng, do đó nó có những ưu điểm:
+ Cho phép truy cập sâu tới phần cứng.
+ Chương trình có dung lượng nhỏ hơn tiết kiệm được bộ nhớ.
+ Tốc độ thực hiện chương trình cao.
Hạn chế:
+ Tập lệnh Assembly cho mỗi loại MCU là khác nhau nên nếu thay đổi
MCU thì các đoạn mã chương trình đã viết không thể dùng lại được mà
phải phát triển lại từ đầu.
+ Assembly là ngôn ngữ không có cấu trúc nên việc xây dựng và phát triển
rất lâu, khó kiểm tra và bảo quản mã nguồn.
Đặc điểm phát triển phần mềm ứng dụng cho TMP:
- Tài nguyên của MCU hạn chế do đó khi phát triển cần lưu tâm đến việc
tiết kiệm bộ nhớ.
- MCU điều khiển trực tiếp các IC trong hệ thống nên cần phải có các
phương thức truy xuất phần cứng hữu hiệu.
- Phát triển chương trình nhanh, dễ dàng bảo quản chương trình.
23
Dựa trên sự phân tích các ưu nhược điểm của các ngôn ngữ phát triển phần
mềm cho Bộ vi điều khiển họ TLCS-870/X và đặc điểm của việc phát triển phần
mềm cho ứng dụng TV, thấy ngôn ngữ C-like là phù hợp nhất và chúng tôi đã
lựa chọn ngôn ngữ C-like để phát triển phần mềm cho TMP.
2.1.3.2. Phát triển phần mềm cho TMP dùng ngôn ngữ C-like.
1. Đặc điểm của ngôn ngữ C-like
C-like là một ngôn ngữ có cấu trúc về cú pháp và câu lệnh giống như ngôn
ngữ C ngoài ra nó còn được bổ xung nhiều tính năng giúp cho việc truy xuất tới
phần cứng hiệu quả hơn.
- C-like cho phép quản lý các thanh ghi của MCU như các biến bình thường.
Các biến này được gọi là biến speudo (biến giả định). Các biến speudo đã được
C-like định nghĩa và có tên trùng với tên của thanh ghi do đó người lập trình
không phải khai báo và định nghĩa chúng.
Ví dụ:
+ Biến A để quản lý thanh ghi 8 bit A
+ Biến DE để quản lý thanh ghi kép 16 bit DE
+ Biến PC để quản lý con trỏ chương trình, biến SP cho stack point …
- C-like cho phép sử dụng trực tiếp các chỉ lệnh máy thông qua các hàm đặc biệt
được gọi là các hàm pseudo. Các hàm pseudo đã được C-like khai báo nên khi
lập trình không cần phải khai báo.
Ví dụ: Hàm CALL(gọi hàm), J (nhảy ), ADDC (cộng), SUBB (trừ) ….
- C-Like: cung cấp bảng vec tơ ngắt, cho phép gọi hàm sử lý ngắt một cách
nhanh chóng và rất hiệu quả.
- Để tăng cường tính hiệu quả trong việc sử dụng các hàm C-like đưa ra giải
pháp vector call. Với các hàm thường xuyên sử dụng trong chương trình nếu
việc gọi và thực hiện các hàm nhanh chóng sẽ làm tăng đáng kể tốc độ của
chương trình. C-like sử dụng bảng vector call chứa địa chỉ bắt đầu của hàm
mỗi khi cần gọi hàm sử dụng hàm pseudo CALL để nhảy tới địa chỉ này rất
nhanh.
24
2. Qui trình và công cụ phát triển chương trình phần mềm:
Qui trình phát triển chương trình phần mềm
1. Tạo các file chương trình nguồn (*.cl, *.h, *.mac, *.def)
2. Dùng bộ biên dịch C-like và assembler để tạo ra các file REL (Allocatable
object)
3. Dùng bộ liên kết để tạo ra file ABS (absolute object).
4. Dùng chương trình thiết kế font để thiết kế các ký tự và các biểu tượng.
5. Kết hợp mã chương trình và mã font (sau khi đã chuyển đổi sang dạng
hex) ta sẽ được file ảnh của chương trình từ đó có thể tiến hành nạp cho
Chip OTP hoặc làm masking.
Công cụ phần mềm:
Để phát triển các chương trình ứng dụng dựa trên MCU của TOSHIBA sử
dụng chương trình Build Manager. Build Manager là bộ công cụ phần mềm tích
hợp các tính năng như biên dịch C-like, Assembler, liên kết và chuyển đổi HEX
Môi trường và công cụ gỡ rối:
Để phát triển phần mềm có hiệu quả, cần ghép nối toàn diện với phần
cứng, nhờ vậy người lập trình có thể upload chương trình từ máy vi tính (host
computer) sang Chip đính nằm trên máy thực. Phần cứng đang mô tả ở đây là
TV có đầy đủ các giao diện với các ngoại vi như xử lý tiếng, tuner…
25
Giải pháp của TOSHIBA là sử dụng bộ Emulator BM1040R0A để mô
phỏng cho hoạt động của Chip, kết hợp với phần mềm Debugger hoạt động trên
máy chủ. Trong quá trình hoạt động Emulator sẽ hoạt động như một chip thực
đồng thời nó có thể truyền toàn bộ các thông số hoạt động để phần mềm
Debugger có thể mô phỏng hoạt động của chip trên máy chủ. Với hệ thống mô
phỏng này người phát triển phần mềm có thể quan sát và phân tích các tham số
như giá trị các thanh ghi, các biến, các tham số kết nối ngoại vi … trong quá
trình máy hoạt động có thể đặt các điểm break point cho máy dừng, chạy từng
nhịp từ đó có thể phán đoán và xử lý các lỗi một cách nhanh chóng.
Các thiết bị phát triển phần mềm cho TMP:
Emulator:
26
Chương trình Debugger
Bộ nạp chương trình
27
Thiết kế font và các biểu tượng cho OSD:
Sử dụng phần mềm FontEdit của TOSHIBA, kết quả bộ font cho phép
hiện thị 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, đồng thời tạo ra các biểu tượng cho
menu và các trò chơi.
3. Nội dung phát triển phần mềm TMP:
1. xây dựng cấu trúc chương trình: tổ chức file, scheduler
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu
3. Phát triển mã nguồn
28
4. Sửa lỗi chương trình
5. Kiểm tra, đánh giá sản phẩm.
Cơ sở dữ liệu:
Địa chỉ
Thông tin lưu dữ
Dữ liệu cho người sử dụng:
Ghi chú
Xem bảng dữ liệu người
000H - 01CH - Các dữ liệu lưu các thông tin về sử dụng
trạng tháí của TV khi đang sử dụng
Dữ liệu cho Service
Xem phần service
01DH-083H
- Các dữ liệu được sử dụng để điều
chỉnh máy trong quá trình sản xuất
Dữ liệu Skip:
0C0H-0DBH - Thông tin cho biết trạng thái skip
của chương trình
Dữ liệu của 218 chương trình:
- Dữ liệu VT
- Dữ liệu hệ màu
0DCH-36CH
- Dữ liệu hệ tiếng
Sửa lỗi ROM :
- Mật khẩu
380H-3FFH
- Dữ liệu
- Số lượng dữ liệu
- Các dải chương trình sửa lỗi
Dữ liệu người sử dụng:
Địa chỉ
Dữ liệu
Ghi chú
01H
02H
03H
04H
05H
06H
07H
08H
09H
0AH
0BH
0CH
0DH
0EH
0FH
10H
11H
12H
Cờ điều khiển hệ thống
Password 1
Password 2
Digit, BB
Tín hiệu test
Dữ liệu về chương trình
Dữ liệu về nguồn tín hiệu vào
Chọn SRS
Chọn chế độ âm thanh
Chọn chế độ hình ảnh
Chọn ngôn ngữ
Hệ màu cho dường vào Video1
Hệ màu cho dường vào Video2
Hệ màu cho dường vào Video3
Lịch năm
Lịch tháng
Dự trữ
Dự trữ
29
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Hoàn thiện công nghệ chế tạo và sản xuất thử nghiệm TV màu màn hình phẳng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bao_cao_hoan_thien_cong_nghe_che_tao_va_san_xuat_thu_nghiem.pdf