Đồ án Xây dựng quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống treo
a hnc
ĐỀ TÀI
“ Xây dựng quy trình kiểm tra, sửa
chữa hệ thống treo”
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Văn Nhơn
:
1
n hShôt
Khoa Cơ khí Động lực
MỤC LỤC
Nội Dung
Trang
LỜI KẾT………………………………………………………………………....64
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………65
Trang 2
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
Ngày ….tháng….năm 2008
Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Văn Nhơn
Trang 3
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
LỜI NÓI ĐẦU
Một quốc gia muốn phát triển trước tiên phải có mạng lưới giao thông phát triển
để có thể đáp ứng được nhu cầu lưu thông ,chuyên chở ngươi ,hàng hóa và một số yêu
cầu khác.Ô tô có một vai trò hết sức quan trọng trong mạng lưới giao thông nó chiếm
tỷ lệ lớn trong việc chuyên chở người và hang hóa.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, ngành ô tô đã có những
tiến bộ vượt bậc để đáp ứng những yêu cầu của người sử dụng. Hệ thống treo có một
vai trò quan trọng nhằm giảm tải trọng và dao động khi xe lăn bánh, giữ tính êm dịu
cho xe. Đồng thời nó cũng là một phần không thể thiếu trong kết cấu của ô tô. Nó phụ
thuộc nhiều vào sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật của từng loại ô tô.Ngày
nay với những yêu cầu rất khắt khe của nhiều quốc gia và người sử dụng thì hệ thống
treo càng phải đảm bảo được nhưng yêu cầu về êm dịu cũng như về an toàn..
Trong thời gian học tập tại trường, em đã được thầy cô trang bị cho những kiến
thức cơ bản về chuyên môn. Để tổng kết và đánh giá quá trình học tập và rèn luyện,
em được khoa cơ khí động lực giao cho nhiệm vụ hoàn thành đồ án môn học với nội
dung: “ Xây dựng quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống treo” trên ô tô. Em với kinh
nghiệm còn ít, lượng kiến thức chưa được phong phú, nhưng với sự chỉ bảo tận tình
của thầy giáo Nguyễn Văn Nhơn em đã cơ bản hoàn thành nội dung của đồ án.
Quá trình làm đồ án mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng ,được sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cô và các bạn song do khả năng có hạn nên bản đồ án không tránh
khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong sự chỉ đạo của các thầy cô và ý kiến đóng góp
của các bạn để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy
Nguyễn Văn Nhơn, các thầy cô trong bộ môn đã giúp đỡ tạo điều kiện để em hoàn
thành đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hưng yên, ngày …… tháng …… năm 2008
Nhóm sinh viên thực hiện : Tạ Huy Đức
Nguyễn Văn Đương
Nghiêm Công Nhơn
Trang 4
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1.LÝ DO CHON ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỦ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây với sự phát triển không ngừng về khoa học kỹ thuật
của nhân loại đã bước lên một tầm cao mới, rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, các
phát minh sáng chế mang đậm bản chất hiện đại và có tính ứng dụng cao. Là một quốc
gia có nền kinh tế đang phát triển, nước ta đã và đang có cải cách mới để thúc đẩy kinh
tế. Việc tiếp nhận, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới được nhà
nước quan tâm nhằm cải tạo, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp mới,
với mục đích đưa nước ta từ một nước công ngiệp kém phát triển thành một nước công
nghiệp phát triển. Trong các ngành công nghiệp mới đang được nhà nước chú trọng,
đầu tư phát triển thì công nghiệp ô tô là một trong số những tiềm năng đang được quan
tâm. Nhu cầu về sự phát triển của các loại ôtô ngày càng cao, các yêu cầu kỹ thuật
ngày càng đa dạng. Các loại ôtô chủ yếu sử dụng trong công nghiệp, giao thông vận
tải.
Ngày nay ôtô được sử dụng rộng rãi như một phương tiện đi lại thông dụng cho
nên các trang thiết bị, các bộ phận trên ôtô ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn nhằm
đảm bảo độ tin cậy, an toàn và tiện dụng cho người sử dụng. Hệ thống treo có một vai
trò rất quan trọng nhằm giảm tải trọng và dao động khi xe lăn bánh, giữ tính êm dịu
cho xe. Do đó nó là một phần không thể thiếu trong cơ cấu của ôtô. Ngày nay hệ thống
treo trên ô tô rất đa dạng về chủng loại và phong phú về cấu tạo, nó phụ thuộc nhiều
vào sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của từng loại ôtô. Yêu cầu vận hành, sửa chữa và bảo
trì lắp đặt động cơ đời mới đòi hỏi phải hiểu biết sâu sắc về cấu tạo. Các đặc tính kỹ
thuật, nguyên lý vận hành có kỹ năng thành thạo trong tất cả các quy trình.
Để đáp ứng được yêu cầu đó người công nhân phải được đào tạo một cách có
khoa học, có hệ thống đáp ứng được các nhu cầu xã hội hiện nay. Do đó, nhiệm vụ của
các trường kỹ thuật là phải đào tạo cho học sinh, sinh viên có trình độ và tay nghề cần
thiết để đáp ứng nhu cầu công nghiệp ôtô hiện nay. Điều đó đòi hỏi người kỹ thuật
viên phải có trình độ hiểu biết học hỏi sáng tạo để bắt kịp với khoa học tiên tiến hiện
đại, nắm bắt được những thay đổi về các đặc tính kỹ thuật của từng loại xe, dòng xe,
đời xe… có thể chuẩn đoán hư hỏng và đưa ra phương án sửa chữa tối ưu. Vì vậy
người kỹ thuật viên trước đó phải được đào tạo với một phương trình đào tạo tiên tiến,
hiện đại cung cấp đầy đủ kiến thức lý thuyết cũng như thực hành.
Trên thực tế trong các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật của nước ta hiện nay
thì trang thiết bị cho học sinh, sinh viên thực hành còn thiếu thốn rất nhiều. Các kiến
Trang 5
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
thức mới có tính khoa học kỹ thuật cao còn chưa được khai thác đưa vào thực tế giảng
dạy, các bài tập hướng dẫn thực hành, thực tập còn thiếu thốn. Vì vậy mà người kỹ sư,
kỹ thuật viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình nâng cao tay nghề, trình độ hiêu
biết,tiếp xúc với những kiến thức, thiết bị tiên tiến hiện đại trong thực tế còn nhiều hạn
chế.
1.2 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài giúp sinh viên năm cuối khi sắp tốt nghiệp có thể củng cố kiến thức, tổng
hợp và nâng cao kiến thức chuyên ngành cũng như kiến thức ngoài thực tế, xã hội.
Đề tài sau khi được hoàn thành cũng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các bạn
học sinh ,sinh viên muốn tra cứu tìm hiêur về hệ thống treo.
Hoàn thành đề tài đã giúp cho chúng em được hiểu sâu hơn về hệ thống treo
trên ô tô. Và hơn thế là giúp cho chúng em làm quen hơn về nghiên cứu đẻ có thể phụ
vụ cho công việc sau này
1.2.MỤC TIÊU CỦA ĐÈ TÀI
Hiểu kết cấu, mô tả nguyên lý làm việc của cơ cấu, hệ thống trên ôtô, nắm được
cấu tạo, mối tương quan lắp ghép của các chi tiết, cụm chi tiết.
Hiểu và phân tích được các hư hỏng, những nguyên nhân, tác hại, sửa chữa các
chi tiết của hệ thống treo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Thực hiện tháo lắp đúng quy trình và kiểm tra sửa chữa các chi tiết của hệ
thống treo.
1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng hệ thống bài tập thực hành, bảo dưỡng “ hệ
thống treo”.
Khách thể nghiên cứu:Hệ thống treo trên ôtô.
1.4.GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Tình hình thực trạng về sự phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến nhưng
trong thực tế thì các trang thiết bị cho sinh viên, học sinh thực hành về “ Hệ thống
treo” còn thiếu thốn nhiều. Các kiến thức mới có tình khoa học kỹ thuật cao còn chưa
Trang 6
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
được khai thác và đưa vào làm nội dung giảng dạy, nghiên cứu, học tập còn chưa được
chú trọng, quan tâm.
Hệ thống bài tập, tài liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo về “hệ thống treo” phục
vụ cho học tập và nghiên cứu cũng như ứng dụng trong thực tế chưa nhiều.
1.5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Phân tích cơ sở lý luận cuer đề tài.
Khái quát kết cấu , diều kiện làm việc
Phân tích các dạng hỏng ,nguyên nhân – hậu quả
Xây dụng quy trình kiểm tra chẩn đoán ,bảo dưỡng , sưzr chữa xe cụ thể
Lập bảng số liệu các thông số sửa chũa của cơ cấu ,bộ phận xe cụ thể
Quy trình phương pháp kiểm nghiệm sau khi sửa chữa xe cụ thể.
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Khái niệm:
Là phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng trong thực tiễn làm bộc lộ
bản chất và các quy luật vận động của đối tượng.
b. Các bước thực hiện
Bước 1: Quan sát, tìm hiểu các thông số kết cấu của “Hệ thống treo”.
Bước 2: Xây dựng phương án thiết kế mô hình
Bước 3: Lập phương án kiểm tra, chuẩn đoán hư hỏng của “Hệ thống treo”.
Bước 4: Từ kết quả kiểm tra, lập phương án bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục hư
hỏng.
Bước 5: Xây dựng hệ thống bài tập thực hành bảo dưỡng, sửa chữa “Hệ thống
treo”.
Trang 7
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
a. Khái niệm
Là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu
các văn bản, tài liệu đã có sẵn bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa
học cần thiết.
b. Các bước thực hiện
Bước 1: thu thập, tìm tòi các tài liệu về Hệ thống treo
Bước 2: Sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống chặt chẽ theo từng
bước, từng đơn vị kiến thức, tưng vấn đề khoa học có cơ sở và bản chất nhất định.
Bước 3: Đọc, nghiên cứu và phân tích các tài liệu nói về “ Hệ thống treo”, phân
tích kết cấu, nguyên lý làm việc một cách khoa học.
Bước 4: Tổng hợp kết quả đã phân tích được, hệ thống hoá các kiến thức liên
quan( liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã phân tích) tạo ra một hệ thống lý
thuyết đầy đủ và sâu sắc.
1.6.3 Phương pháp thống kê mô tả
a. Khái niệm
Là phương pháp tổng hợp kết quả nghiên cứu thực tiễn và ngiên cứu tài liệu để
đưa ra kết luận chính xác, khoa học.
b. Các bước thực hiện
Từ thực tiễn nghiên cứu các tài liệu, lý thuyết đưa ra hệ thống bài tập thực hành,
bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục hư hỏng của “HỆ THỐNG TREO”.
Trang 8
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.CÔNG DỤNG,PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU
2.1.1. Công dụng của hệ thống treo
Hệ thống treo liên kết thân xe với các bánh xe và thực hiện các chức năng sau
đây:
Trong lúc xe chạy, hệ thống này cùng với lốp xe sẽ tiếp nhận và làm tất các dao động,
rung động và chấn động do mặt đường không bằng phẳng để bảo vệ hành khách và
hàng hoá làm cho xe chạy ổn định hơn. Truyền lực dẫn động và lực phanh do ma sát
giữa lốp xe và mặt đường tạo ra đến khung và thân xe, đỡ thân xe trên các cầu xe và
duy trì mối quan hệ hình học giữa thân xe và bánh xe.
Hình 2.1.Kết cấu của hệ thống treo
* Hệ thống bao gồm các bộ phận chủ yếu sau đây :
1.Các lò xo: làm trung hoà chấn động từ mặt đường.
2.Bộ giản chấn: làm cho xe chạy êm hơn bằng cách hạn chế các dao động tự do
của lò xo.
Trang 9
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
3.Thanh ổn định( dằm chống lắc): ngăn cản sự lắ ngang của xe.
4. Thanh liên kết: định vị các bộ phận nói trên và khống chế các chuyển động
theo chiều dọc và ngang của bánh xe.
2.1.1.1. Sự dao động và độ êm khi chạy xe
*Khối lượng được treo và khối lượng không được treo
Thân xe được đỡ bằng các lò xo, khối lượng của thân… đặt trên lò xo được gọi
là “ khối lượng được treo”. Bánh xe, các cầu xe và các bộ phận khác của xe không
được lò xo đỡ thì tạo thành “ khối lượng không được treo”. Nói chung với khối lượng
được treo càng lớn thì xe chạy càng êm, vì với khối lượng lớn thì khả năng thân xe bị
xóc nẩy lên càng thấp. Ngược lại, nếu khối lượng không được treo càng lớn thì càng
dễ làm cho thân xe xóc nẩy lên. Sự dao động và xóc nẩy của các phần được treo, đặc
biệt là thân xe gây ảnh hưởng lớn đến độ êm của xe
Hình 2.2.Sự dao động
*Sự dao động của khối lượng được treo
Dao động của khối lượng được treo có thể phân ra như sau:
a. Sự lắc dọc
Lắc dọc là dao động lên xuống của đầu và đuôi xe so với trọng tâm của xe.
Xe bị lắc dọc khi chạy qua rãnh hoặc mô hoặc lên đường mấp mô, có nhiều ổ
gà. Xe có lò xo( nhíp) mềm dễ bị lắc dọc hơn xe có lò xo cứng.
b.Sự lắc ngang
Trang 10
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
Khi xe chạy
vòng hoặc chạy trên
đường gồ ghề thì các
lò xo của một bên xe
giãn ra còn các lò xo
ở phía bên kia thì co
lại, làm cho xelắc lư
theo chiều ngang.
c. Sự nhún
Chuyển động
lên xuống của toàn
thân xe khi xe chạy
tốc độ cao trên đường
gợn sóng. Xe có lò xo
nhíp mềm dễ bị dập
dình hơn.
Hình2.3.Sự dao động của khối lượng được treo
d. Sự xoay đứng
Đảo hướng là chuyển động của đường tâm dọc của xe sang bên trái và phải so với
trọng tâm xe. Khi xe bị lắc dọc thì cũng dễ bị đảo hướng.
*Sự dao động của khối lượng không được treo
Dao động của khối lượng không được treo có thể phân ra như sau:
a.Sự dịch đứng
Là chuyển động lên xuống của bánh xe thường xuất hiện khi xe chạy với tốc độ
trung bình và cao trên đường gợn sóng.
b.Sự xoay dọc
Là dao động lên xuống theo ngược chiều nhau của bánh xe bên phải và bên trái
làm cho bánh xe nhảy lên, bỏ bám mặt đường. Hiện tượng này thường dễ xảy ra đối
với xe có hệ thống treo phụ thuộc.
c.Sự uốn
Là hiện tượng xảy ra khi mômen tăng tốc hoặc mômen phanh tác dụng lên nhíp, có
xu hướng làm quay nhíp quay trục bánh xe. Dao động uốn này có ảnh hưởng làm cho
xe chạy không êm
Trang 11
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
Hình 2.4.Sự dao động của khối lượng không được treo
2.1.2. Phân loại hệ thống treo
* Theo kết cấu của hệ thống treo người ta chia ra:
Hệ thống treo độc lập
Hệ thống treo phụ thuộc
* Theo phần tử đàn hồi của hệ thống treo, người ta chia ra:
Loại nhíp lá
Loại lò xo
Loại thanh đàn hồi
Loại cao su…
2.1.3. Yêu cầu của hệ thống treo
Phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kỹ thuật của xe có thể chạy
trên mọi địa hình khác nhau
Trang 12
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
Bánh xe có khả năng chuyển dịch trong một giới hạn không hạn chế. Quan hệ
động học của bánh xe phải hợp thoả mãn mục đích chính của hệ thống treo là làm
mềm theo phương thẳng đứng nhưng không phá hỏng các quan hệ động lực học và
động học của chuyển động bánh xe, không gây nên tải trọng lớn tại các mối liên kết
với khung và vỏ có độ bền cao, có độ tin cậy lớn, trong điều kiện sử dụng phù hợp với
tính năng kỹ thuật, không gặp hư hỏng bất thường.
2.2. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA CÁC LOẠI HỆ THỐNG TREO
2.2.1 Sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống treo phụ thuộc.
a.Sơ đồ nguyên lý
Hình 1.Treo sau xe Volvo 343/360
1.Bánh xe
5. Đầu quay xe 10. Giá đỡ
7. Đòn truyền lực
8. Nhíp lá
2. Giảm chấn
3. Thanh ổn định
4. Giá đõ thân xe
b. Nguyên lý làm việc
9. Đầu quay trước
Trang 13
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
Khi ô tô chạy trên đường, do mặt đường không bằng phẳng làm cho khung xe
dao động theo phương thẳng đứng (nhờ bộ phận dẫn động của xe), bộ phận đàn hồi
(nhíp lá), bộ phận giảm chấn ( giảm xóc), được bắt với khung xe nên khi khung xe dao
động làm cho hai bộ phận này dao động theo. Khi đó sẽ có sự chuyển hoá năng lượng
từ cơ năng sang nhiệt năng, vì vậy dao động sẽ tắt dần.
Bộ phận đàn hồi (nhíp lá) do các nhíp được ép sát vào nhau nhờ goòng nên khi
nhíp dao động sẽ sinh ra ma sát giữa các lá nhíp, làm cho xe vừa chuyển động êm dịu
và dao động cũng dập tắt từ từ.
Bộ phận giảm chấn (giảm xóc): Là bộ phận hấp thụ năng lượng cơ học giữa
bánh xe và thân xe. Ngày nay thường sử dụng loại giảm chấn thuỷ lực có tác dụng hai
chiều trả và nén. Ở hành trình nén của giảm chấn (bánh xe dịch chuyển đến gần khung
xe) giảm chấn giảm bớt xung lực va đập truyền từ bánh xe lên khung. Ở hành trình trả
(bánh xe dịch chuyển ra xa khung), giảm chấn giảm bớt xung lực va đập truyền từ
bánh xe lên khung. Ở hành trình này giảm chấn giảm bớt xung lực va đập của bánh xe
lên đường tạo điều kiện đặt “êm” bánh xe trên nền đường và giảm bớt phản lực truyền
ngược từ mặt đường tác dụng vào thân xe
Thanh ổn định: Khi xe chuyển động trên nền đường không bằng phẳng hoặc
quay vòng, dưới tác dụng của lực ly tâm hoặc độ nghiêng của khung xe, phản lực
thẳng đứng của hai bánh xe trên một cầu thay đổi dẫn tới tăng độ nghiêng của thùng xe
và làm xấu khả năng truyền lực dọc lực bên của bánh xe với mặt đường. Nhờ thanh ổn
định sẽ san đều phản lực thẳng đứng ở hai bánh giúp cho xe chuyển động ổn định hơn.
Ngoài ra còn có bộ phận dồn truyền lực có tác dụng truyền một phần tải trọng
của khung xe xuống cầu
+ Ưu điểm
Trong quá trình chuyển động vết bánh xe được cố định do vậy không xảy ra sự
mòn lốp nhanh như treo độc lập
Khi chịu lực bên do hai bánh xe liên kết cứng nên hạn chế hiện tượng bén bánh
xe
Chế tạo đơn giản dễ tháo lắp và sửa chữa giá thành thấp
+ Nhược điểm
Khối lượng phần không được treo rất lớn đặc biệt trên cầu chủ động nên khi
bánh xe chạy trên đường không bằng phẳng tải trọng động sinh ra gây nên va đập
mạnh giữa phần không treo và phần treo làm giảm độ êm diu, làm xấu sự tiếp xúc giữa
bánh xe và mặt đường.
Trang 14
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
Khoảng không gian phía dưới sàn xe phải lớn để đủ đảm bảo cho dầm cầu thay
đổi vị trí, do vậy chiều cao trọng tâm sẽ lớn vì chuyển động của bánh xe phải và trái có
ảnh hưởng lẫn nhau nên dễ xuất hiện dao động và rung động.
2.2.2. Hệ thống treo phụ thuộc có hệ thống đàn hồi là nhíp lá
Kết cấu của loại này gồm: Dầm cầu, nhíp lá và giảm chấn
1. Giảm chấn
2. Quang treo
3. Đòn truyền lực bên
4. Vấu hạn chế (Bumper)
5. Dầm cầu
6. Khớp quay
7. Nhíp lá
Hình 2.Hệ thống treo phụ thuộc có bộ phận đàn hồi là nhíp lá
Mắt sau của lá nhíp gắn vào giá treo di động của khung xe. Khi bánh xe sau leo
mô đất hay sụp ổ gà, bộ lá nhíp sẽ co, duỗi, thay đổi chiều dài, giá treo di động sẽ đáp
ứng được sự thay đổi này.
Cầu chủ động sau được gắn treo tại trung tâm hai bộ nhíp lá nhờ hai đôi đai ốc
u. Trên khung xe có gắn vấu hạn chế (Bum per) đề phòng nhíp lá chạm khung xe khi
xóc mạnh
* Kết cấu của đai U di động
1. ống lót thép
2. Giá treo
3. Đai U
4. Phớt chặn mỡ
5. Mắt nhíp
Trang 15
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
Hình 3.Kết cấu đai u di động
2.2.3 Hệ thống treo phụ thuộc có lò xo xoắn ốc
1.Giảm chấn
2.Lò xo trụ
7.Thanh ổn định
8.Đòn dọc dưới
9.Vỏ cầu
4.Dầm cầu
5.Đòn dọc trên
6.Cơ cấu phanh
Hình 4.Hệ thống treo phụ thuộc xe MAZDARZ
Trong kết cấu này, mỗi bánh xe có một lò xo xoắn và một bộ giảm xóc. Các bánh xe
có thể nhún nhảy làm co hay giãn lò xo nhưng không được phép xê dịch qua phải qua
trái hay dịch tới lui. Vì vậy cầu xe được tăng cường thêm bốn tay đòn: Hai tay đòn trên
và hai tay đòn dưới. Lò xo xoắn bố trí giữa đế tựa nơi thân hay khung xe, và đế tựa nơi
tay đòn dưới hoặc vỏ cầu xe.
2.2.4. Hệ thống treo phụ thuộc kiểu Mac Pher Son
Trang 16
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
Cột chống được kết cấu bằng bộ giảm xóc liên kết với lò xo xoắn thành một khối
thống nhất gọi là bộ giảm xóc Mac Pher Son.
2.2.5 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống treo độc lập
a. Sơ đồ nguyên lý
1.Giảm chấn
4. Giá đỡ hệ treo
5. Cơ cấu lái
7. Bánh xe
2.Đòn ngang bên
3.Thanh ổn định
8. Đòn ngang dưới
9. Khớp quay
6. Vấu hạn chế
Hình 5.Cầu trước xe OPEL KA DET C
b. Nguyên lý làm việc
Toàn bộ hệ thống treo trước đặt trên giá treo nhằm tạo thuận lợi cho việc lắp
ráp. Các đòn ngang nối với giá treo nhờ các khớp trụ đặt nghiêng vào trong xe. Trong
lò xo trụ có ụ cao su hạn chế hành trình. Giảm chấn đặt trên đòn ngang trên nhằm giảm
tải cho đòn ngang dưới. Thanh ổn định đặt ở trước cầu xe và nối với hệ của hệ treo
bằng đòn thẳng đứng qua các đệm cao su. Kết cấu này làm giảm ma sát tại đầu thanh
ổn định mà vẫn cho phép đầu ngoài của thanh ổn định di chuyển tự do.
Khi xe chuyển động do mặt đường không bằng phẳng làm cho khung xe dao
động theo phương thẳng đứng. Nhờ có giảm chấn (giảm xóc) và bộ phận đàn hồi (lò
xo) dao động sẽ nhanh chóng được dập tắt nhờ có sự chuyển hoá năng lượng từ cơ
năng thành nhiệt năng.
Thanh ổn định: Cũng có tác dụng giống như hệ thống treo phụ thuộc
* Ưu điểm
Khối lượng không được treo nhỏ nên xe chạy êm hơn
Trang 17
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
Các lò xo không liên quan đến việc định vị bánh xe, vì thế có thể sử dụng các
loại lò xo mềm.Vì không có trục nối giữa các bánh xe bên phải và bên trái nên sàn xe
và động cơ có thể hạ thấp xuống. Điều này có nghĩa trọng tâm của xe sẽ hạ thấp hơn.
* Nhược điểm
Cấu tạo quá phức tạp.
2.2.6.Hệ thống treo độc lập trên hai đòn ngang
1.
Khung xe
2.
Các tấm đệm điều chỉnh
3.
Giá đòn dưới
4.
Giảm chấn
5.
Vấu hạn chế
6.
Khớp cầu trên
7.
Đòn ngang trên
8.
Phanh đĩa
9.
Khớp cầu dưới
10.
11.
12.
Lò xo trụ
Đòn ngang dưới
Thanh ổn định
Hình 6.Hệ thống treo độc lập trên 2 đòn ngang( xe BA3 2105- 2107)
2.2.7.Hệ thống treo độc lập trên một đòn ngang và trục dẫn hướng lá giảm
chấn
1. Gối đỡ cao su
2. Đòn dưới
3. Vấu hạn chế
4. Vỏ bọc cao su
5. Giảm chấn
6. Đòn ngang quay
7. Giá đõ phụ
8. Giá đỡ trục bánh xe
9. Thanh chéo
10. Lỗ đặt trục bánh xe
Trang 18
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
11. Khớp cầu
Hình 7.Hệ thống treo độc lập trên một đòn ngang( Mac Pher Son)
2.2.8. Hệ thống treo độc lập trên đòn dọc
1. Giá treo sau
2. Giá đỡ của đòn dọc
3. Trục bánh xe
4. Vấu hạn chế
5. Giảm chấn
6. Lò xo trụ
Hình 8.Hệ thống treo độc lập trên đòn dọc
2.2.9. Hệ thống treo độc lập trên đòn chéo
1. Khớp trụ ngoài
2. Giá treo
3. Khớp trụ trong
4. Thanh ổn định
5. Cầu xe
6. Ụ cao su của giá treo
7. Bán trục
8. Giảm chấn
9. Lò xo
Hình 9.Hệ thống treo độc lập trên đòn chéo
Trang 19
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
2.3. KẾT CẤU CÁC CỤM CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG TREO
2.3.1 Bộ phận đàn hồi
Trên xe bộ phận đàn hồi thường gặp là loại :
-
Nhíp lá
-
Lò xo trụ
-
Lò xo thanh xoắn
Lò xo cao su
Lò xo không khí
-
-
a. Nhíp lá
Hình 10.Cấu tạo của khối nhíp
* Ưu điểm
- Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo
- Chịu được tải trọng lớn
- Sửa chữa và bảo dưỡng dễ dùng
- Đóng vai trò cả giảm xóc và giảm chấn
* Nhược điểm
- Dập tắt dao động không được nhanh và êm dịu
- Chiếm diện tích không gian lớn, do đó khoảng không gian phải lớn làm tăng
chiều cao của xe dẫn đến tính ổn định không cao.
- Khối lượng nhíp lớn.
Trang 20
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
b. Lò xo trụ xoắn
* Ưu điểm
Kết cấu đơn giản, kích
thước nhỏ gọn không phải chăm
sóc.
Lắp đặt đơn giản.
Không bị hỏng do ma sát.
* Nhược điểm
Không có khả năng dẫn
hướng.
Hình 11.Lò xo hình trụ xoắn
Có ít khả năng tự dập tắt dao động.
Phải có hệ thống đòn để truyền lực đẩy và giữ cho xe được thăng bằng khi xe
chuyển động trên đường bằng phẳng cũng như đi qua đường vòng.
2.3.2 Bộ phận dẫn hướng
Bộ phận dẫn hướng của hệ thống treo rất đa dạng, nó bao gồm:
Thanh đòn liên kết.
Các khớp trụ, khớp cầu.
a. Thanh đòn liên kết
Hình dạng của thanh đòn liên kết tuỳ thuộc vào việc truyền lực và không gian
bố trí. Độ ngang quyết định độ cứng liên kết giữa hai bên, bởi vậy tiết diện cần hợp lý,
vị trí bố trí đòn ngang cần được xem xét chu đáo trên cơ sở đảm bảo liên kết “ mềm”
giữa hai bên bánh xe theo quan hệ động học tối ưu.
Hình 12.Các dạng thanh liên kết
Trang 21
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
2.3.3 Thanh ổn định
Có tác dụng khi xuất hiện sự chênh lệch phản lực thẳng đứng đặt lên bánh xe
nhám sau bớt tải trọng từ bên cầu chọn tải nhiều sang bên cầu chịu tải ít hơn. Cấu tạo
chung của nó có dạng chữ U. Các đầu chữ U nối với bánh xe còn thân nối với vỏ nhờ
các ổ đỡ cao su.
Hình 13.Các kiểu thanh ổn định
2.3.4 Bộ giảm chấn
* Giảm chấn hai lớp vỏ
1. Bọc dẫn hướng trục
2. Lỗ dầu bôi trơn trục
3. Phớt che lực và làm kín
4. Vỏ che ngoài
5. Trục giảm chấn
6. Piston của cụm van
7. Vỏ trong
8. Vỏ ngoài
9. Cụm van bù
Hình 14.Sơ đồ cấu tạo giảm chấn hai lớp vỏ
A. Buồng trên
B. Buồng dưới
C. Buồng khí
I, IV – Van nén
II, III – Van trả
Trang 22
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
* Ưu điểm
Làm việc êm dịu, nhanh chóng dập tắt dao động.
Thích hợp với nhiều loại xe
Kết cấu gọn nhẹ
* Nhược điểm
Đối với loại xe có tải trọng lớn( Ví dụ hệ treo Mac Pher Son) yêu cầu trục giảm
chấn có đường kính lớn, vì vậy cần có buồng khí lớn. Vì vậy sự thay đổi áp suất làm
việc của giảm chấn ở khoảng rộng. Do vậy, trong quá trình làm việc thường gặp phải
hiện tượng sủi bọt không khí trong dầu làm giảm hiệu quả dập tắt dao động của giảm
chấn. Mặt khác khả năng thoát nhiệt ra môi trường từ vỏ trong qua chất lỏng ( hoặc
không khí) tới lớp vỏ ngoài chậm. Ở vùng lạnh ( bắc âu) loại giảm chấn này còn gặp
hiện tượng bị bó cứng khi để xe đứng yên qua đêm lạnh, các van tiết lưu bị bó kẹt (Ở
các chuyển dịch dầu của bánh xe).
Trang 23
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
PHẦN 3: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA
3.1.HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ
3.1.1. Hư hỏng của hệ thống phụ thuộc
3.1.1.1. Hư hỏng của bộ phận đàn hồi
STT
Hư hỏng
Nguyên nhân
3
Hậu quả
1
1
2
4
Các lá nhíp mất tính Làm việc lâu ngày
Lốp bị mài mòn vào
thân xe nên xe chóng
mòn. Nếu chạy ẩu nhíp
có thể gãy dẫn đến cầu
xe bị lệch.
đàn hồi
2
3
4
Nhíp bị gãy hoặc Do xe quá tải khi đi Thùng xe nghiêng, xe
hỏng
vào đương xấu, và chạy không an toàn, có
tuổi thọ của nhíp quá thể làm gãy các lá nhíp
lâu
tiếp theo
Lò xo gãy hoặc Làm việc lâu ngày Thân xe bị lắc khi xe
hỏng
hay do lỗi của vật liệu đi ngang qua chỗ xóc
và xe bị lắc khi đi vào
đường vòng
Độ võng tĩnh của Làm việc lâu ngày
các lá nhíp giảm
Làm giảm ma sát giữa
các lá nhíp. Việc giảm
đó sẽ giảm dập tắt dao
động của nhíp
5
6
7
Các bu long, đai ốc, Tháo lắp không đúng Các lá nhíp bị xê dich
các ren bị trờn hỏng, kỹ thuật, quai nhíp bị theo chiều dọc
gãy
lỏng
Chốt và bạc nhíp bị Khi chạy xe các chốt Sinh ra tiếng kêu
mòn
nhíp bị bẩn nhiều gây
mòn nhanh
Mòn cao su, hạn chế Ôtô chạy quá tải Gây tiếng gõ nếu
hành trình của cầu
hoặc quá nhanh trên không sửa sẽ làm hỏng
Trang 24
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
đường xấu
hệ thống treo
8
9
Đai nhíp bị hỏng
Quai nhíp bị lỏng
Làm việc lâu ngày
Gây tiếng kêu có thể
làm gãy bulông trung
tâm và nhíp bị lệch
theo chiều dọc
Làm việc lâu ngày
Gây tiếng kêu có thể
làm gãy bulông trung
tâm và nhíp bị lệch
theo chiều dọc
10
Đệm cao su gối đầu Dùng lâu
nhíp bị mòn
Gây tiếng gõ khi xe
chạy
11
Bó kẹt nhíp
Do hết mỡ bôi trơn
Làm tăng độ cứng,
làm cho ôtô chuyển
động trên đường xấu bị
rung xóc mạnh, mất êm
dịu của chuyển động,
tăng lực tác dụng lên
thân xe, giảm khả năng
bám dính
12
13
Lò xo ở hệ thống Ôtô quá tải hoặc Gây tiếng gõ
treo độc lập bị gãy chạy nhanh trên
đường gồ ghề
Các bộ phận bị hỏng Làm việc lâu ngày do Khi làm việc có tiếng
hoặc mòn, lỏng các ổ, sự cố đột ngột, tháo kêu, xe nhao về phía
gối đỡ cao su mòn, lắp không đúng kỹ trước
thanh giằng bị biến thuật
dạng, thanh ổn định
bị cong
1.2 Hư hỏng ở bộ phận giảm chấn
Trang 25
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
TT
1
Hư hỏng
Nguyên nhân
Hậu quả
2
3
4
1
Vòng chắn dầu bị
Do làm việc lâu ngày
Bộ giảm chấn làm
việc kém đi. Ở giảm
chấn một lớp vỏ, sự hở
phớt bao kín dẫn tới
đẩy hết dầu ra ngoài.
Ngoài ra sự hở phớt
kéo theo bụi bẩn bên
ngoài vào trong và tăng
thêm tốc độ mài mòn
hỏng
2
Hết dầu ở giảm chấn Phớt chắn dầu bị
hỏng
Hệ thống treo lầm
việc có tiếng kêu, sự
thiếu dầu còn dẫn tới
lọt không khí vào
buồng khí giảm tính
chất ổn định (đối với
giảm chấn hai lớp vỏ)
3
4
Kẹt van giảm chấn ở Do thiếu dầu hay dầu
Dẫn tới lực giảm chấn
trạng thái luôn mở
bẩn, do phớt dầu bị hở giảm
Kẹt van giảm chấn
ở trạng thái luôn
đóng
Do thiếu dầu hay dầu Làm tăng lực cản giảm
bẩn, do phớt bao bị hở
chấn, làm giảm chân
không được điều chỉnh
Hư hỏng
Hậu quả
Nguyên nhân
TT
5
Mòn bộ đôi xilanh Do làm việc lâu Làm xấu khả năng dẫn
pitông
ngày, do ma sát
hướng và bao kín, gây
giảm lực cản trong cả
hai quá trình nén và trả
6
Dầu bị biến chất sau Do có nước hay các Làm dầu bị biến chất
Trang 26
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
1 thời gian sử dụng
tạp chất hoá học lẫn làm tác dụng của giảm
vào dầu
chất mất đi có khi làm
bó kẹt giảm chấn
7
8
9
Trục giảm chấn bị Do quá tải
cong
Gây kẹt hoàn toàn
giảm chấn
Nát cao su ở chỗ liên Do va đập khi ôtô Làm tăng tiếng ồn gây
kết chạy vào đường xấu nên va đập mạnh
Máng che bụi bị Do sử dụng lâu ngày Làm bụi vào trong bộ
rách
các chất hoá học, vật giảm chấn
cứng bắn vào
3.1.2. Hư hỏng của hệ thống treo độc lập
3.1.2.1 Bộ phận dẫn hướng
TT
1
Hư hỏng
2
Nguyên nhân
3
Hậu quả
4
1
Mòn các khớp cầu
Do làm việc lâu Làm mất tính dẫn
ngày, điều kiện bôi hướng
trơn kém hoặc chất bôi
trơn có lẫn tạp chất cơ
học
2
Sai lệch các thông Do điều chỉnh sai kỹ Làm cho các bánh xe
số có cấu trúc ở các thuật, tháo lắp không mất quan hệ động học,
chỗ điều chỉnh các đúng kỹ thuật
vấu giảm ra các vấu
tăng cứng
gây mòn nhanh lốp xe,
làm mất tính dẫn hướng
của xe
Trang 27
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
3.1.2.2 Bộ phận đàn hồi
TT
1
Hư hỏng
Nguyên nhân
3
Hậu Quả
2
4
1
Lò xo xoắn trụ bị Do làm việc lâu ngày Làm giảm chiều cao
giảm cứng
nên vật liệu bị mỏi
thân xe, tăng khả năng
va đập cứng khi phanh
hoặc tăng tốc. Gây ra
các tiếng ồn khi xe
chuyển động tăng gia
tốc dao động của thân
xe
2
3
Thanh xoắn, thanh Do thường xuyên Làm mất tác dụng của
giằng bị cong chịu quá tải khi làm bộ phận đàn hồi
việc
Gây rung lắc khi xe
Do mỏi vật liệu
chuyển động
Nứt vỡ các vấu cao Do làm việc lâu Làm tăng tải trọng tác
su tăng cứng, Các ngày. Tháo lắp không dụng lên bộ phận đàn
vấu hạn chế hành đúng kỹ thuật
hồi. Tăng độ ồn khi làm
việc của hệ thống treo.
Kéo dài hành trình dập
tắt dao động
trình
3.2. QUY TRÌNH THÁO HỆ THỐNG TREO
3.2.1 Quy trình tháo hệ thống treo
3.2.1.1 Hệ thống treo độc lập
T
T
Nội dung
Hình vẽ
Dụng
cụ
1
Tháo hai bên
bánh xe
Trang 28
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
2
Tháo
ống
dầu
Clê,
giẻ
dẫn
xilanh bánh
xe, chú ý bịt
đầu ống dẫn
dầu và đầu
xilanh bằng
giẻ chống bụi
bẩn lọt vào
bên trong
sạch
3
4
5
Kích
xe
kích
lên,đảm bảo
chắc chắn
Tháo moay ơ
Khẩu
,xi
lanh
tuýp
phanh, mâm
phanh
Tháo cơ cấu
Búa ,
Clê
lái
Trang 29
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Khoa Cơ khí Động lực
6
Tháo thanh
Clê
rằng
dọc,
ổn
chòng
,thanh
định
khỏi
thân xe và
đòn
ngang
dưới
7
Tháo phần
đòn ngang
Clê,
Búa,
dưới, chú ý
kê kích thật
chắc chắn để
tháo
khớp
cầu
Trang 30
Đồ án môn học - Sửa chữa ôtô
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Xây dựng quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống treo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- do_an_xay_dung_quy_trinh_kiem_tra_sua_chua_he_thong_treo.doc