Luận văn Chính sách lãi suất và tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế thị trường giai đoạn từ năm 2000 đến nay tại Việt Nam

Luận văn: "Chính sách lãi suất và tác động  
của chính sách lãi suất đến nền kinh tế thị  
trường giai đoạn từ năm 2000 đến nay tại  
Việt Nam"  
- 1 -  
MỤC LỤC  
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................... 03  
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT VÀ CHÍNH  
SÁCH LÃI SUT.............................................................................................. 04  
I. KHÁI NIỆM LÃI SUẤT ............................................................................... 04  
1. Khái niệm........................................................................................................ 04  
2. Đặc điểm......................................................................................................... 04  
II. CÁC LOẠI HÌNH LÃI SUẤT VÀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ................. 05  
1. Các loại hình lãi suất ....................................................................................... 05  
2. Các loại chính sách lãi suất.............................................................................. 05  
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LÃI SUT..................................... 06  
- 2 -  
1. Mức lạm phát kỳ vọng..................................................................................... 06  
2. Đầu tư ............................................................................................................. 07  
3. Thuế thu nhập.................................................................................................. 07  
4. Ngân sách của chính ph................................................................................. 07  
5. Các yếu tố khác của đời sống xã hội................................................................ 08  
IV. VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT ĐỐI VỚI NÊN KINH T............................. 08  
1 Vai trò Vĩ mô ................................................................................................... 08  
2 Vai trò Vi mô ................................................................................................... 10  
CHƯƠNG II. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TỚI  
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM................................................... 11  
1. Thực trạng chính sách lãi suất và diễn biến lãi suất tại Việt Nam thời kỳ từ  
năm 2000 đến nay ............................................................................................... 11  
2. Sự ảnh hưởng của chính sách lãi suất tới nền kinh tế thị trường Việt Nam  
giai đoạn từ năm 2000 đến nay............................................................................ 14  
- 3 -  
3. Dự báo ảnh hưởng và thay đổi của chính sách lãi suất tới nền kinh tế thị  
trường Việt Nam sau khi gia nhập WTO ............................................................. 17  
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH LÃI  
SUẤT TRONG THỜI GIAN TỚI.................................................................... 18  
I. GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH VÀ KIỂM SOÁT LÃI SUẤT THỊ  
TRƯỜNG TIỀN T.......................................................................................... 18  
1. Hoàn thiện cơ chế tự do hoá lãi suất bằng VNĐ .............................................. 19  
2. Nâng cao hiệu quả của các công cụ lãi suất ..................................................... 20  
II. GIẢI PHÁP TẠO ĐIỀU KIỆN VÀ CƠ SỞ CHO VIỆC THỰC HIỆN  
CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUT............................................22  
III. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ  
GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM ..................................... 22  
1. Từ thất bại của Hàn Quốc từ năm 1988 ........................................................... 23  
2. Bài học đối với Việt Nam................................................................................ 24  
- 4 -  
KẾT LUẬN........................................................................................................ 25  
- 5 -  
LỜI MỞ ĐẦU  
Lãi suất là một yếu tố rất nhạy cảm đối với nền kinh tế của các nước. Ở Việt  
Nam Ngân hàng Nhà nước đã rất linh hoạt trong việc sử dụng công cụ lãi suất  
nhắm tác động tích cực đến nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi. Sau những thất  
bại kinh tế giai đoạn từ năm 1998 đến trước năm 2004, việc hạ lãi suất để kích  
thích đầu tư cũng hầu như không có hiệu quả. Cho đến năm 2004, sau những nỗ lực  
vực dậy nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu có những bước phục hồi tạo cơ sở cho  
việc tiếp tục phát triển, đổi mới hệ thống tài chính, cải cách chính sách lãi suất.  
Hiện nay, chúng ta đã nhận thức rõ tầm quan trpjng của công cụ lãi suất trong  
nền kinh tế, tác động và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế trong bối cảnh  
đất nước đang tham gia ngày càng xâu rộng hơn và liên kết khu vực và hội nhập  
quốc tế. Với đề tài “Chính sách lãi suất và tác động của chính sách lãi suất đến  
nền kinh tế thị trường giai đoạn từ năm 2000 đến nay tại Việt Nam” nhằm  
nghiên cứu sâu hơn về lãi suất và chiều hướng diễn biến của nó. Những thực trạng  
và tác động của nó đến nền kinh tế, để từ đó cố gắng đưa ra những giải pháp và  
những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công cuộc phát triển hệ thống tài  
chính nói chung và cải cách chính sách lãi suất nói riêng.  
Nội dung đề tài gồm ba phần:  
- 6 -  
Chương I: Những vấn đề cơ bản về lãi suất và chính sách lãi suất.  
Chương II: Sự ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến nền kinh tế thị trường tại  
Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay.  
Chương III: Giải pháp để hoàn thiện chính sách lãi suất trong thời gian sắp tới.  
CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI  
SUẤT ĐẾN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG  
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY TẠI VIỆT NAM  
CHƯƠNG I.  
- 7 -  
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT  
VÀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT  
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LÃI SUẤT  
1. Khái niệm:  
Lãi suất bắt đầu suất hiện từ khi quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá bắt đầu  
hình thành. Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ  
nhất trong nền kinh tế. Diễn biến của nó được đưa tin hầu như hàng ngày trên báo  
chí, vì trực tiếp ảnh hướng đến đới sống hàng ngày của mỗi người chúng ta. Lãi  
suất (hay lãi suất tín dụng) là một công cụ kinh tế cực kỳ quan trọng và nhạy cảm  
đối với mọi nền kinh tế, nó đóng vai trò quan trọng đặc biệt khi nền kinh tế ngày  
càng phát triển, đó là vai trò ổn định và góp phần hoàn thiện chính sách tiền tệ tạo  
ra sự kích thích cần thiết để phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia và toàn thế giới.  
Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về lãi suất. Lãi suất  
được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng – giá cả của quan hệ  
vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng  
thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay  
- 8 -  
một khản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi  
trên số tiền vốn gọi là lãi suất. Theo Sammuelson: “Lãi suất là giá của người đi  
vay phải trả cho người cho vay để sử dụng một khoản tiền trong một khoản thời  
gian xác định”.  
2. Đặc điểm:  
Tính cạnh tranh: Lãi suất huy động vốn hình thành trên cơ sở cạnh tranh giữa  
các Ngân hàng thương mại(NHTM), Tổ chức tín dụng(TCTD)… Tính cạnh tranh  
của lãi suất càng được thể hiện rõ khi hệ thống các tổ chức tham gia và cung cấp tín  
dụng ngày càng nhiều. Mức lãi suất phải hấp dẫn thì mới thu hút được khách hàng  
tham gia. Do vậy, mỗi NHTM, TCTD muốn phát triển được hệ thống của mình đều  
phải đưa ra được một mức lãi sut có khả năng cạnh tranh đối với các NHTM,  
TCTD khác nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình.  
Tính linh hoạt: Lãi suất tín dụng hình thành một cách linh hoạt, nhạy bén, thích  
ứng với mọi hoàn cảnh, đối tượng. Sự thay đổi thường xuyên của chính sách tín  
dụng phù hợp với sự biến đổi của cung, cầu về vốn vay, tỷ lệ lạm phát, thu chi  
Ngân sách Nhà nước, yếu tố tâm lý của người đi vay và người cho vay trên thị  
trường tài chính.  
II. CÁC LOẠI HÌNH LÃI SUẤT VÀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT  
- 9 -  
1. Các loại hình lãi suất:  
Lãi suất có thcó nhiều cách phân chia khác nhau như phân loại theo nội tệ và  
ngoại tệ, phân theo nghiệp vụ kinh doanh của các TCTD, phân loại theo thời gian  
hay phân loại theo nội dung kinh tế...Ở đây, ta chia lãi suất trên thị trường theo các  
nhân tố tác động thành 2 nhóm:  
Lãi suất thị trường tự do, thay đổi do ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu  
trên thị trường: Bao gồm lãi suất các loại tín phiếu kho bạc, tiền gửi, chứng chỉ  
tiển gửi (L/C), lãi suất trên thị trường liên Ngân hàng, lãi suất của các khoản tín  
dụng ngắn hạn của các NHTM cho các doanh nghiệp vay, là mức lãi suất cao nhất  
trên thị trường tiền tệ, lãi suất của các NHTM lớn áp dụng cho các doanh nghiệp có  
uy tín là mức lãi suất thấp nhất trên thị trường này và thường gọi là lãi suất cho vay  
cơ bản(Prime Rate Bank Loans).  
Lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố: Được xác định dựa trên quan hệ  
cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước xác định tuỳ thuộc vào  
mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế vĩ mô… Bao gồm: lãi suất chiết  
khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất định hướng trên thị  
trường liên Ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở…  
2. Các loại chính sách lãi suất:  
- 10 -  
Chính sách lãi suất trần: Chính sách lãi suất trần là chính sách chỉ ấn định lãi  
suất cho vay tối đa. Chính sách này khuyến khích việc huy động vốn và tăng khả  
năng kiểm soát của chính phủ. Chính phủ đưa ra một mức lãi suất nhất định và áp  
đặt chung cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng và cho toàn bộ nền kinh tế.  
Chính sách lãi suất cố định: Lãi suất cố định là lãi suất mà Ngân hàng Nhà  
nước khống chế NHTM cả về lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Theo chính  
sách này thì sẽ không có sự cạnh tranh về lãi suất trên thị trường tài chính tín dụng  
và do đó không thúc đẩy sự phát triển kinh tế.  
Chính sách lãi suất tự do: Chính sách tự do hóa lãi suất là chính sách mà chính  
phủ sẽ can thiệp khi mức lãi suất vượt quá mức lãi suất chung.Lãi suất tăng giảm  
hoàn toàn do những biến đổi trong cung và cầu về vốn vay trên thị trường.Tuy  
nhiên, nó chỉ thực hiện được trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo. Như Việt Nam  
thì hiện tại chúng ta đang sử dụng chính sách lãi suất thoả thuận.  
Các TCTD được sử dụng cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động thương mại,  
thay thế cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng VNĐ. Về dài hạn thì việc xoá bỏ  
“trần” lãi suất cho vay khiến các TCTD có thể mở rộng phương thức huy động vốn,  
cho vay và huy động với mức lãi suất phù hợp với cung cầu trên thị trường tín  
dụng. Điều này đặc biệt có lợi đối với các tổ chức kinh tế và người sản xuất ở khu  
vực nông thôn, nhất là trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang nhanh hơn nhiều  
so với tăng trưởng huy động vốn. Theo như NHNN, cơ chế lãi suất này sẽ tạo ra  
điều kiện thuận lợi cho công cuộc cải cách hệ thống Ngân hàng theo định hướng thị  
- 11 -  
trường. Theo đó sẽ xoá bỏ những “dị biệt” trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam để  
dần tiến tới hội nhập thị trường tín dụng Quốc tế.  
Chính sách lãi suất ưu đãi: Chính sách lãi suất ưu đãi là chính sách dành cho  
một số đối tượng đặc biệt như người nghèo, gia đình chính sách...với lãi suất thấp.  
Việc thực hiện chính sách này làm người đi vay không hoặc ít chú ý đến hiệu quả  
dẫn đến việc dùng vốn đổ vào những dự án không mấy hiệu quả.Điều đó không  
giúp tăng trưởng vốn và phần lớn chính sách này lấy từ Ngân sách nhà nước.Các  
đối tượng được vay vốn với lãi suất ưu đãi thường là những hộ nghèo,các khu vực  
ở vùng sâu vùng xa, hải đảo, miền núi... Việc vay vốn với lãi suất ưu đãi tuy tạo  
điều kiện cho người vay, nhưng lại hạn chế phát triển thị trường vốn vay.  
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LÃI SUẤT  
Trong các nền kinh tế thị trường, nhà nhà nước chỉ đóng vai trò là người điều  
tiết vĩ mô, thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian. Các nước có nền  
kinh tế thị trường chủ yếu theo đuổi chính sách tự do hoá tài chính, do vậy cơ chế  
hình thành lãi suất chủ yếu dựa trên cơ chế thị trường. Đó là sự thay đổi về cung-  
cầu của vốn vay ảnh hưởng tới sự hình thành và biến đổi lãi suất trên thị trường.  
Cung về vốn vay bắt nguồn từ những người có thu nhập dôi ra mà họ muốn tiết  
kiệm và cho vay kiếm lời, qua đó cho thấy rằng tiết kiệm là nguồn cung về vốn  
- 12 -  
vay. Còn cầu về vốn vay bắt nguồn từ các hộ gia đình và các doanh nghiệp muốn  
vay tiền để đầu tư, mua nhà đất hay xây dựng nhà máy...Như vậy, đầu tư là nguồn  
gốc làm phát sinh nhu cu về vốn vay.  
Trên thị trường có rất nhiều tác nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi về cung và cầu  
vốn vay, dưới dây ta chỉ phân tích những tác nhân có ảnh hưởng quan trọng đến  
đường cung và đường cầu về vốn vay, qua đó tác động đến lãi suất.  
1. Mức lạm phát kỳ vọng  
Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ  
có xu hướng tăng.  
Ta thấy rằng : Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát  
Do đó, để duy trì lãi suất thực tế không giảm, khi tỷ lệ lạm phát tăng thì lãi suất  
danh nghĩa cũng phải tăng lên tương ứng.  
Bên cạnh đó, khi lạm phát tăng, công chúng sẽ chuyển phần tiết kiệm của mình  
sang dự trữ hàng hóa hoặc các dạnh thức tài sản phi tài chính khác như vàng, ngoại  
tệ mạnh hơn là cho vay. Điều đó làm giảm cung về vốn vay, qua đó làm dịch  
chuyển đường cung sang trái và làm lãi suất tăng lên.  
Ngược lại, ta thấy rằng, nếu lạm phát dự tính có xu hướng giảm thì sẽ làm cho  
lãi suất giảm xuống.  
- 13 -  
2. Đầu tư  
Đầu tư là nhân tố tác động trực tiếp đến lượng cầu về vốn vay. Khi Nhà nước có  
các chính sách khuyến khích về đầu tư, ví dụ như nhà nước giảm thuế lợi tức công  
ty, nó có khuyến khích doanh nghiệp vay tiền và đầu tư nhiều hơn vào tư bản mới.  
Qua đó làm thay đổi đầu tư tại mọi mức lãi suất và làm thay đổi đến cầu về vốn  
vay. Nhu cầu vay vốn tăng lên, đường cầu về vốn vay dịch chuyển sang bên phải và  
làm cho lãi suất tăng lên. Ngược lại, các chính sách của chính phủ làm kìm hãm  
đầu tư sẽ là nhân tố làm giảm lãi suất.  
3. Thuế thu nhập  
Thuế thu nhập luôn tác động đến lãi suất giống như khi thuế tác động đến giá cả  
hàng hóa. Thông thường người ta quan tâm nhiều đến lợi nhuận sau thuế hơn là thu  
nhập danh nghĩa. Nên khi thuế thu nhập tăng lên, nó làm giảm đi một phần thu  
nhập của những cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng hay những người  
tham gia chứng khoán. Nghĩa là khi thuế thu nhập tăng, phần tiết kiệm của các cá  
nhân và tổ chức sẽ giảm đi, do đó lượng tiền cho vay trên thị trường sẽ giảm đi.  
Qua đó làm giảm cung về vốn vay, đường cung vốn vay dịch chuyển sang trái, lãi  
suất tăng lên. Ngược lại, khi thuế thu nhập giảm đi sẽ là nhân tố làm giảm lãi suất.  
- 14 -  
4. Ngân sách của chính phủ  
Ta biết rằng :  
Tiết kiệm quốc dân = Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm Chính phủ.  
Khi Chính phủ chi tiêu nhiều hơn thu nhập từ thuế, tình trạng thâm hụt ngân  
sách làm giảm tiết kiệm quốc dân, cung về vốn vay giảm, đường cung vốn vay dịch  
chuyển sang trái và làm tăng lãi suất cân bằng. Bên cạnh đó, Chính phủ bội chi  
ngân sách như vậy sẽ tác động đến tâm lý dân chúng về sự gia tăng của lạm phát và  
nó sẽ gây sức ép làm tăng lãi suất.  
5. Các yếu tó khác của đời sống xã hội  
Ngoài những yếu tố trên, sự thay đổi của lãi suất trên thị trường còn chịu ảnh  
hưởng của nhiều yếu tố về đời sống xã hội khác như: sự đa dạng của các công cụ  
tài chính, sự thay đổi trong cơ cấu chứng khoán, sự phát triển của các thể chế tài  
chính trung gian, hiệu suất sử dụng vốn trong các thời kỳ khác nhau do những thay  
đổi trong công nghệ và sự phát triển mang tính chu kỳ của nền kinh tế, và cả các  
biến động về kinh tế, chính trị,... cũng ít nhiều ảnh hưởng đến lãi suất.  
IV. VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT ĐỐI VỚI NÊN KINH TẾ  
- 15 -  
Lãi suất là một trong những biến số được quan tâm chặt chẽ nhất trong nền kinh  
tế,bởi lãi suất không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của mỗi chúng ta mà còn  
là mt chỉ số đo lường sức khỏe của nền kinh tế. Có thể khái quát vai trò của lãi  
suất qua 2 nội dung là vai trò vĩ mô và vai trò vi mô:  
1. Vai trò Vĩ mô:  
Đối với Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. Sự  
biến động của lãi suất trong quá trình điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước tác động  
đến nhiều mặt của nền kinh tế như đầu tư,tiêu dùng ,tiết kiệm,tỷ giá…qua đó ảnh  
hưởng trực tiếp đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước.  
Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng và các doanh nghiệp có thể tiến  
hành bất cứ việc gì nếu họ muốn trong khuôn khổ pháp luật,miễn là họ có phương  
tiện thanh toán.Vì vậy bằng cách kiểm soát giá bán và mua quyền sử dụng tiền tức  
lãi suất, Ngân hàng Nhà nước ở bất kì quốc gia nào cũng có thể chi phối dược sự  
tăng trưởng nền kinh tế. Bằng cách tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước có thể làm  
yếu đi khả năng cho vay của các Ngân hàng thương mại và do đó thực hiện chính  
sách tiền tệ, giảm bớt khối lượng tiền cần thiết cho việc mở rộng sản xuất kinh  
doanh và chi tiêu của người tiêu dùng. Cũng như vậy, bằng cách sử dụng lãi suất,  
Ngân hàng Nhà nước có thể tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Hoặc muốn  
kìm hãm tốc độ phát triển hay đẩy mạnh phát triển một ngành nào đó,Ngân hàng  
- 16 -  
Nhà nước có thể tăng hoặc giảm lãi suất cho vay để thu hẹp hay mở rộng đầu tư ở  
ngành này.  
Bên cạnh vai trò hướng dẫn điều hành nền kinh tế, lãi suất tín dụng còn đóng vai  
trò tích cực trong kìm chế lạm phát. Tháng 3 năm 1989, Việt Nam chủ trương áp  
dụng chế độ siêu lãi suất tiền gửi đã nhanh chóng đem lại kết quả là chặn đứng lạm  
phát: từ 7% trong tháng 1; 9,2% trong tháng 2 đã giảm xuống 4,5% trong tháng 3;  
3,5% trong tháng 4 và tiếp tục giảm trong những tháng sau. Điều này khẳng định  
sức mạnh của công cụ lãi suất trong điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô dù có gây nên  
hiệu ứng tiêu cực đến hoạt động kinh tế. Từ năm 1989 đến nay, chính sách lãi suất  
luôn được sử dụng để điều chỉnh nền kinh tế ở Việt Nam. Sau khi đã kiềm chế và  
giữ được lạm phát ở mức độ ổn định, Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện hạ thấp  
dần khung lãi suất để khuyến khích hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh  
doanh,khôi phục kinh tế.  
Có thể nói chính sách lãi suất là một bộ phận của chính sách tiền tệ của nhà  
nước nhằm điều hòa lưu thông tiền tệ, kích thích, điều tiết và hướng dẫn sản suất  
kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Lãi suất cho vay được sử dụng để mở rộng cung  
ứng tiền tệ, thu hẹp đầu tư và kiềm chế lạm phát.  
Thực hiện vai trò đòn bẩy kinh tế, lãi suất sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với  
mục tiêu kinh tế ở những giai đoạn khác nhau. Những ưu đãi về lãi suất, về điều  
kiện cung ứng tín dụng và thanh toán là công cụ của nhà nước nhằm khuyến khích  
các doanh nghiệp vào các loại sản phẩm cần ưu tiên trong chiến lược phát triển  
- 17 -  
kinh tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nước chậm phát triển muốn có  
những bước nhảy vọt để đi ngay vào công nghệ hiện đại trong thời đại hiện nay.  
Như vậy, có thể coi lãi suất là công cụ trực tiếp của chính sác tiền tệ. Nó ảnh hưởng  
trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, từ đó đạt  
được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Một sự điều chỉnh trong cơ chế điều hành  
lãi suất sẽ tác động đến lượng tiền trong lưu thông, đặc biệt là lượng tiền cung ứng  
của các ngân hàng vào lưu thông vì lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh  
doanh của các ngân hàng.Việc mở rộng khung lãi suất, hoặc tăng trần lãi suất đối  
với cơ chế điều hành lãi suất cũ hoặc tăng lãi suất cơ bản trong cơ chế điều hành lãi  
suất mới đều có tác dụng làm tăng lượng tiền trong lưu thông và ngược lại.  
Một tác động khác của lãi suất đó là ảnh hưởng của nó tới đầu tư,tiết kiệm. Có  
nhiều ý kiến khác nhau về tác động của lãi suất đến sự hình thành tiết kiệm, nhưng  
hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng mức lãi suất có tác động đến quy mô tiết kiệm  
của nhân dân. Nếu lãi suất thực tế càng cao thì số tiền gửi vào ngân hàng càng  
lớn.Việc này sẽ tác động đến quy mô mua sắm tài sản của nhân dân. Khi lãi suất  
dương,nó sẽ kích thích người dân gửi tiết kiệm tại ngân hàng vì nó có khả năng  
sinh lời cao và an toàn hơn việc tích trữ tài sản, nhờ đó nguồn vốn nói chung của  
ngân hàng tăng lên và khối lượng tiền tệ phục vụ cho nền kinh tế quốc dân cũng  
tăng lên, ảnh hưởng của lãi suất thực tế dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc  
tiết kiệm tài chính.  
- 18 -  
Tóm lại, lãi suất tác có tác động đến nhiều mặt đến nền kinh tế, đến sự phát triển  
và tăng trưởng kinh tế. Một chính sách lãi suất hợp lý sẽ vừa là điều kiện thu hút  
các khoản vốn nhàn rỗi, vừa để thúc đẩy đầu tư trong nền kinh tế, giúp cho nền  
kinh tế tăng trưởng ổn định.  
2. Vai trò vi mô  
Lãi suất là yếu tố thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp, bù đắp  
chi phí và đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng: Doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng  
phải hoàn trả đúng kì hạn cả vốn lẫn lãi.Vì vậy, muốn đảm bảo có nguồn vốn trả  
nợ, doanh nghiệp phải quan tâm thực sự đến kết quả sản xuất kinh doanh của mình.  
Nếu hoàn trả nợ không đúng kì hạn, lãi suất quá hạn cao hơn lãi suất đúng hạn  
(bằng 1,5 lần lãi suất đúng hạn) điều này thúc đẩy các doanh nghiệp phải cố gắng  
kinh doanh tốt, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn. Hoạt động tài chính của ngân  
hàng kinh doanh và TCTD là huy động vốn để cho vay. Khi huy động vốn, ngân  
hàng phải trả lãi cho người gửi, khi cho vay sẽ thu lãi của người vay. Ngân hàng  
phải tính toán mức lãi suất cho vay và đi vay hợp lý để bù đắp các khoản chi phí  
nghiệp vụ và có lợi nhuận cho mình.  
Mặt khác, lãi suất chính là công cụ để cạnh tranh giữa các TCTD.Thời gian gần  
đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ khống chế “trần” tối đa về lãi suất cho vay  
và mức độ chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay nhằm đảm bảo các  
- 19 -  
lợi ích cho người gửi, người vay và ngân hàng kinh doanh có khả năng bù đắp chi  
phí và một phần rủi ro nếu có. Trong kinh tế thị trường, do yêu cầu của quy luật  
cạnh tranh, mọi thành phần kinh tế đều có sự cạnh tranh quyết liệt vì sản phẩm tiêu  
thụ, giá bán, phương thức phục vụ, dịch vụ bán hàng…. Đứng vững được trong quá  
trình cạnh tranh đó là điều khồng đơn giản. Với phương châm “đi vay để cho vay”,  
hoạt động huy động và sử dụng vốn của ngân hàng có liên quan chặt chẽ với nhau.  
Vì vậy, các ngân hàng thương mại đều phải đổi mới phương thức phục vụ và huy  
động vốn để huy động được vốn tối đa đồng thời cũng phải đẩy mạnh cho vay.  
Ngoài ra, các TCTD khác cũng cần phấn đấu hạ thấp chi phí, tạo cơ sở hạ thấp lãi  
suất”đầu ra” để thu hut được nhiều khách hàng đến mở tài khoản và vay vốn.  
CHƯƠNG II.  
- 20 -  
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI  
SUẤT TỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG  
VIỆT NAM  
1. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ DIỄN BIẾN LÃI SUẤT TẠI  
VIỆT NAM THỜI KỲ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY  
Trước đây NHNN ấn định một trần lãi suất cho vay, ví dụ như trần 0.85%/tháng  
vào thời điểm trước tháng 8/2000. Thực tế là trong năm 1999, các NHTM đã không  
theo kịp đợt hạ trần lãi suất của NHNN , và kết quả là lãi suất cho vay ngắn hạn  
bình quân vượt trên trần.  
Tháng 8/2000, NHNN thay thế cơ chế lãi suất trần bằng một cơ chế lãi suất mới,  
đó là áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản, nhìn chung cũng gần giống với cơ chế lãi suất  
trần trước đây. Tuy nhiên thì lãi suất cơ bản cộng biên độ cao hơn lãi suất trần  
trước đây rất nhiều, đây là cơ sở để các Ngân hàng thoả thuận lãi suất với khách  
hàng. Có nghĩa là các Ngân hàng bắt đầu xây dựng lãi suất dựa trên sự thoả thuận  
với khách hàng. Theo cơ chế lãi suất này, lãi suất cho vay của đồng nội tệ của Ngân  
hàng được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Các Ngân hàng  
- 21 -  
không được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản cộng biên độ 0.3%/tháng  
đối với vốn ngắn hạn và 0.5%/tháng đối với vốn trung, dài hạn.  
Lãi suất cho vay của các Ngân hàng luôn cao hơn mức lãi suất cơ bản nhưng  
biến động theo lãi suất cơ bản. Trong năm 2000 và 2001, cả hai mức lãi suất này  
đều giảm song lãi suất tiền gửi lại tăng lên trong thời gian này. Cạnh tranh giữa các  
Ngân hàng làm giảm đi rõ rệt chệnh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay.  
Đến tháng 11/2001, lãi suất cho vay ngoại tệ được tự do hoá, cho phép người đi  
vay có thể thương lượng lãi suất với Ngân hàng cho vay. Tngày 1/6/2002, NHNN  
thay cơ chế điều hành lãi suất đồng Vit Nam thông qua lãi suất cơ bản và biên độ  
bng vic áp dụng cơ chế lãi sut tha thun trong hoạt động tín dụng thương mại  
bằng đồng Vit Nam của TCTD đối với khách hàng. Theo đó, các TCTD xác định  
lãi sut cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở cung cu vn thị trường và mức độ  
tín nhim của khách hàng. NHNN không quy định biên độ lãi sut cho vay so vi  
lãi suất cơ bản nhưng vn tiếp tc công blãi suất cơ bản để làm tham khảo và định  
hướng lãi sut thị trường. Có thể nói, đó là bước tiến quan trng trong quá trình tự  
do hóa lãi sut Việt Nam. Để định hướng lãi sut thị trường, ttháng 3/2003,  
NHNN đã bước đầu hình thành khung lãi sut vi lãi sut tái cp vốn được điều  
chnh dần theo hướng làm lãi sut trn, lãi sut chiết khấu được quy định theo  
hướng làm lãi sut sàn ca thị trường liên ngân hàng; đồng thi áp dng phân bổ  
hn mc chiết khu. Lãi sut nghip vthị trường mở được điều hành linh hot  
trong khung lãi sut tái cp vn và lãi sut chiết khu.  
- 22 -  
Quá trình đổi mi kim soát lãi sut nn kinh tế từ cơ chế lãi sut trần sang cơ  
chế lãi sut tha thun (thc cht là tdo hóa lãi sut) là những bước đi rất thn  
trọng và đến nay đã đạt được mt sthành công nhất định.  
Tuy nhiên, trong thc tế, các lãi sut do NHNN công bố chưa có tác động hiu  
quả đến lãi sut thị trường bi các nguyên nhân chyếu sau: Thị trường tin tliên  
ngân hàng còn thấp kém, chưa phát triển, din biến lãi suất chưa phản ánh xác thc  
tương quan cung – cu trên thị trường, chưa có lãi sut chun trên thị trường tin t;  
NHNN chưa có cơ chế nm bắt đầy đủ và kp thi din biến lãi sut liên ngân hàng;  
vic tiếp cn các nghip vhtrvn tNHNN, nht là nghip vtái cp vn và  
nghip vchiết khu còn hn chế; NHNN còn chưa xác định rõ cơ chế chuyn ti  
chính sách tin tbao gm cviệc xác định mc tiêu hoạt động và mc tiêu trung  
gian ca chính sách tin t(NHNN cùng một lúc theo đuổi nhiu mục tiêu điều  
hành chính sách tin tệ như tăng trưởng kinh tế, kim soát lạm phát, tăng dự trữ  
ngoi t, an toàn hthng).  
Đồng thời để htrcho vic tdo hóa lãi suất, NHNN đã ban hành Quy chế  
thc hin giao dịch hoán đổi lãi sut, cũng như cho phép thực hiện thí điểm giao  
dch quyn chn ngoi tcó hn chế, mrng thc hiện thí điểm các giao dch  
hoán đổi giá chàng hóa. Ngoài ra, khi có yêu cu, NHNN vn xem xét, cho phép  
các NHTM thc hiện thí điểm từng trường hp cthể đối vi các giao dch phát  
sinh khác. Các bin pháp htrợ này đã góp phn tạo điều kiện để các NHTM đa  
dng hóa các sn phm, hn chế và phòng chng ri ro phc vkhách hàng.  
- 23 -  
Kể từ năm 2004, do sự biến động theo chiều hướng tăng mạnh của giá nguyên  
vật liệu trên thế giới khiến chi phí sản xuất tăng lên làm cho giá cả tăng nhanh  
chóng, mức tăng lãi suất không theo kịp đbù đắp cho lạm phát. Cho đến hết năm  
2005 thì lãi suất thức tế đều bị âm. Lạm phát gia tăng ở nhiều nước. Việc Cục dữ  
trữ Liên bang Mỹ (FED) đẩy lãi suất lên cao cũng ảnh hướng trực tiếp tới tình hình  
lãi suất tại Việt Nam.  
Lãi suất cho  
vay thực tế  
(%/năm)  
Tỷ lệ  
LSCVTT/TP  
(%)  
Lãi suất cho  
Lạm phát  
Năm  
vay (%/năm)  
(%/năm)  
2001  
2002  
2003  
2004  
2005  
9.0  
9.2  
9.6  
10.0  
-
0.8  
4.0  
3.0  
9.5  
-
8.2  
5.2  
6.6  
0.5  
-
1052.0  
130.0  
220.0  
5.2  
-
Bảng 1: Tình hình lãi suất cho vay qua các năm(2001-2005).  
- 24 -  
Lãi suất huy  
Tỷ lệ  
Lãi suất huy  
Lạm phát  
Năm  
động thực tế LSHĐTT/TP  
động (%/năm)  
(%/năm)  
(%/năm)  
4.6  
(%)  
575.0  
50.0  
106.6  
-34.74  
-
2001  
2002  
2003  
2004  
2005  
5.4  
6.0  
6.2  
6.2  
-
0.8  
4.0  
3.0  
9.5  
-
3.0  
3.2  
-3.3  
-
Bảng 2: Tình hình lãi suất huy động qua các năm(2001-2005).  
Trước tình hình năm 2004-2005 có nhiều diễn biến, giá cả tăng, nhu cầu tín  
dụng cho nền kinh tế cũng tăng, NHNN chtrương ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất  
chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, sdụng chính sách dtrbắt buc để kiềm chế lạm  
phát.  
- 25 -  
Loại lãi suất  
Giá trị  
Văn bản quyết định  
Ngày áp dụng  
0,65%/tháng 1426/QĐ-NHNN ngày  
Lãi suất cơ bản  
01/10/2005  
(7,8%/năm)  
30/9/2005  
316/QĐ-NHNN ngày  
Lãi suất tái cấp vốn  
Lãi suất chiết khấu  
6,00%/năm  
01/04/2005  
01/04/2005  
25/3/2005  
316/QĐ-NHNN ngày  
4,00%/năm  
25/3/2005  
Bảng 3: Mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước áp dụng với các NHTM.  
Tám tháng đầu năm 2006, lãi suất cơ bản tiền đồng vừa được Ngân hàng nhà  
nước (NHNN) công bố là 8,25%/năm, cũng là mức đã được duy trì từ tháng 12-  
2005. Trong khi đó, trên thị trường, lãi suất huy động bình quân hiện đã lên khoảng  
9,2%/năm.  
Như vậy, với mức lãi suất cơ bản đã được tăng lên 8,25%/năm, tức  
0,6875%/tháng thì lãi suất cho vay không được vượt quá 1,1%/tháng theo quy định  
của Bộ luật Dân sự. Nếu đối chiếu với lãi suất cho vay để sản xuất kinh doanh hay  
các hợp đồng dân sự hiện nay, con số này quá xa rời thực tế.  
- 26 -  
Ở hầu hết các nước, lãi suất cơ bản được hình thành trên cơ sở thị trường và  
được coi như mức lãi suất tối thiểu để bù đắp chi phí và có một mức lợi nhuận bình  
quân cho phép.  
Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng có quy định: “Lãi suất cơ bản do  
Ngân hàng Trung ương công bố sẽ làm cơ sở cho TCTD ấn định lãi suất cho vay  
bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng”. Nhưng hiện lãi suất cơ bản mới chỉ dừng  
ở vai trò định hướng của Ngân hàng nhà nước với thị trường chứ chưa đủ sức để  
giúp Ngân hàng nhà nước điều tiết cung cầu trên thị trường.  
Lãi suất cơ bản của Việt Nam tiêu biểu cho đặc điểm của một thị trường tiền tệ  
chưa hoàn hảo. Lãi suất cơ bản vẫn chênh lệch lớn với lãi suất thương mại - nơi gặp  
gỡ giữa cung và cầu thực của thị trường. Lãi suất cơ bản cũng chưa tương thích với  
các công cụ tài chính khác trên thị trường như lãi suất trái phiếu chính phủ, lãi suất  
trái phiếu kho bạc... Điều đó cũng cho thấy sự gắn kết giữa các loại thị trường tiền  
tvới nhau cũng kém chặt chẽ, thậm chí còn mâu thuẫn.  
2. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TỚI NN KINH TẾ  
THTRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TNĂM 2000 ĐẾN NAY  
Sau khi thực hiện tdo hoá lãi suất, do scạnh tranh giữa các Ngân hàng đã  
đẩy lãi suất huy động và lãi sut cho vay lên cao. Dẫn tviệc lãi suất thực tế trong  
- 27 -  
3 năm tnăm 2001 đến năm 2003 là khá cao. Trên thực tế cho thấy lãi suất giờ đây  
đã phản ánh đúng hơn cung cầu trên thị trường vốn vay, các ngân hàng hoạt động  
theo cơ chế thị trường và sẽ đẩy mạnh cải cách để tăng cường khả năng cạnh tranh.  
Nói chung, có ba ý kiến khác nhau về cơ chế lãi suất cơ bản. Ý kiến thnht  
cho cơ chế mi không có gì khác vi trn lãi suất trước đây. Đặc bit, chính sách  
này cũng như trần lãi sut, hoàn toàn loi bnhững người vay vn nhỏ (như tiu  
thương, hộ sn xut nhvà cá nhân) ra khi thị trường tài chính chính thc. Lý do  
là chi phí cho vay đối với các đối tượng này thường ln nên không thcho hvay  
nếu không áp dng lãi sut cao.  
Ý kiến thhai nhn mnh tính tích cc của cơ chế lãi suất cơ bản. Trong phm  
vi biên độ cho phép (0,3%/tháng đối vi vay ngn hạn và 0,5%/tháng đối vi vay  
dài hn) các ngân hàng có thể định mc lãi sut cho mi hợp đồng tùy theo mức độ  
ri ro, chkhông còn áp dng mt mc chung cho tt cả các khách hàng như trước  
đây. Cạnh tranh trong hthng các TCTD sẽ gia tăng và hiệu quphân bvn  
cũng sẽ được ci thiện. Hơn thế nữa, Ngân hàng Nhà nước trong nhiều trưng hp  
đã thay đổi lãi suất cơ bản theo tình hình lãi sut trên thị trường. Đây là tín hiệu để  
có thế tiến ti tdo hóa hoàn toàn lãi sut.  
Ý kiến thba lại mang tính bi quan trước cơ chế mi. Theo ý kiến này, vic  
các ngân hàng được tự do định đoạt lãi sut trong khi các doanh nghiệp nhà nước  
chậm đổi mi schlàm trm trng thêm quan htài chính vốn không được lành  
mnh gia hai thc thể này. Đối vi các doanh nghiệp nhà nước ngm hiểu là được  
- 28 -  
chính phbo lãnh, ngân hàng ssn sàng cho vay vi lãi sut trong khong 0,6-  
0,65%/tháng, trong khi khu vực tư nhân có thể phi trlãi sut ti 0,75-0,8%/tháng  
vì các ngân hàng coi vic cho khu vc này vay là rủi ro hơn.  
Scạnh tranh mrộng quy mô Ngân hàng đẩy lãi suất lên cao, làm cho lãi suất  
không ổn định.  
Lãi suất cơ bản hiện nay được sử dụng chỉ mang tính chất tham khảo, các công  
cụ chính của Ngân hàng Nhà nước sử dụng là: lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp  
vốn… kết hợp với lãi suất thị trường và các công cụ tài chính khác. Hơn thế nữa,  
khi lãi suất cơ bản chỉ còn tính chất tham khảo thì các ngân hàng hoàn toàn có thể  
cho với các lãi suất khác nhau tùy theo mức độ rủi ro của khách hàng và chi phí cho  
vay. Các đối tượng vay như hộ kinh doanh nhỏ hay nông dân không còn bị loại ra  
ngoài cuộc chơi như trước đây.  
Do diễn biến lạm phát năm 2004 - 2005, các Ngân hàng trên thế giới đồng loạt  
tăng lãi suất do sức ép của việc Cục dtrLiên bang M(FED) tăng lãi suất đồng  
ngoại t.  
Nửa đầu năm 2006, xu thế cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân hàng tăng mạnh  
dẫn tới lãi suất huy động t ăng lên nhanh chóng, hầu hết các Ngân hàng tăng lãi  
suất khiến thoả thuận về lãi suất trước đó giữa các Ngân hàng, các TCTD bị xoá bỏ.  
Trước việc tăng lãi suất huy động khá nhanh như vy, nhiu ý kiến tra quan ngi  
- 29 -  
vsự tác động ca nó ti lãi sut cho vay, gây ảnh hưởng không tt tới đầu tư sản  
xut kinh doanh ca nn kinh tế.  
Với mức lãi suất cơ bản đã được tăng lên 8,25%/năm, tức 0,6875%/tháng thì lãi  
suất cho vay không được vượt quá 1,1%/tháng theo quy định của Bộ luật Dân sự.  
Nếu đối chiếu với lãi suất cho vay để sản xuất kinh doanh hay các hợp đồng dân sự  
hiện nay, con số này quá xa rời thực tế. Trong khi, hầu hết các nước, lãi suất cơ  
bản được hình thành trên cơ sở thị trường và được coi như mức lãi suất tối thiểu để  
bù đắp chi phí và có một mức lợi nhuận bình quân cho phép.  
Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng có quy định: “Lãi suất cơ bản do  
Ngân hàng Trung ương công bố sẽ làm cơ sở cho TCTD ấn định lãi suất cho vay  
bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng”. Nhưng hiện lãi suất cơ bản mới chỉ dừng  
ở vai trò định hướng của Ngân hàng nhà nước với thị trường chứ chưa đủ sức để  
giúp Ngân hàng nhà nước điều tiết cung cầu trên thị trường.  
Lãi suất cơ bản của Việt Nam tiêu biểu cho đặc điểm của một thị trường tiền tệ  
chưa hoàn hảo. Lãi suất cơ bản vẫn chênh lệch lớn với lãi suất thương mại - nơi gặp  
gỡ giữa cung và cầu thực của thị trường. Lãi suất cơ bản cũng chưa tương thích với  
các công cụ tài chính khác trên thị trường như lãi suất trái phiếu chính phủ, lãi suất  
trái phiếu kho bạc... Điều đó cũng cho thấy sự gắn kết giữa các loại thị trường tiền  
tệ với nhau cũng kém chặt chẽ, thậm chí còn mâu thuẫn.  
- 30 -  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 46 trang yennguyen 12/07/2024 1080
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Chính sách lãi suất và tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế thị trường giai đoạn từ năm 2000 đến nay tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_chinh_sach_lai_suat_va_tac_dong_cua_chinh_sach_lai.pdf