Luận văn Lạm phát ở Việt Nam, thực trạng và các giải pháp

Luận văn: "Lạm phát ở Việt Nam,thực trạng  
và các giải pháp"  
1
MỤC LỤC  
-Phần mở đầu : tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ......................1  
-Nội dung  
A-Những vấn đề lí luận về lạm phát ..........................................................2  
I-Bản chất của lạm phát..............................................................................2  
II-Hình thức biểu hiện của lạm phát và các cấp độ của nó .........................2  
1-Hình thức biểu hiện lạm phát...................................................................2  
2-Các cấp độ của lạm phát .........................................................................3  
III-Tác động của lạm phát đến nền kinh tế .................................................5  
1-Tác động tích cực của lạm phát đến nền kinh tế .....................................5  
2-Tác động tiêu cực của lạm phát đến nền kinh tế .....................................5  
IV-Yêu cầu phải kiềm chế và khắc phục tình trạng lạm phát......................6  
B-Thực trạng tình hình lạm phát trong nền kinh tế nước ta.........................7  
I-Lạm phát ở nước ta trước thời kỳ đổi mới(1986) .....................................7  
II-Lạm phát ở nước ta từ đổi mới đến nay ..................................................7  
1-Thời kì bắt đầu đổi mới 1986-1990 .........................................................7  
2-Thời kỳ kinh tế đi vào ổn định 1991-1995...............................................8  
3-Thời kỳ kinh tế có dấu hiệu trì trệ 1996-2000..........................................9  
4-Thời kỳ kinh tế có bước phát triển mới 2001-2004................................10  
2
III-Những vấn đề đặt ra cần giải quyết .....................................................10  
C-Các quan điểm và giải pháp nhằm kiềm chế và khắc phục tình trạng lạm  
phát trong nền kinh tế ..............................................................................11  
I-Quan điểm của Đảng và Nhà nước về kiềm chế lạm phát .....................11  
II-Các giải pháp nhằm kiềm chế và khắc phục tình trạng lạm phát trong  
nền kinh tế ...............................................................................................12  
1-Các giải pháp vĩ mô...............................................................................12  
2-Các giải pháp vi mô ..............................................................................15  
-Kết luận..................................................................................................16  
Tài liệu tham khảo..................................................................................17  
3
N PHẦN MỞ ĐẦU  
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế xã hội gắn với nền kinh tế thị  
trường.Nó là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của thế kỷ XXI  
và đụng chạm tới mọi hệ thống kinh tế dù phát triển hay không.  
Lạm phát được coi là một căn bệnh kinh niên của mọi nền kinh tế  
hàng hoá-tiền tệ.Nó có tính thường trực,nếu không thường xuyên kiểm  
soát,không có những giải pháp chống lạm phát thường trực,đồng bộ và hữu  
hiểu thì lạm phát có thể xảy ra ở bất cứ nền kinh tế hàng hoá nào với bất kì  
chế độ xã hội nào.  
Trong thế kỷ XIX được đánh dấu là không có nạn lạm phát bởi giá cả  
tương đối ổn định(dù có những cơn sốt ngắn ) thì sau cuộc chiến tranh thế  
4
giới thứ nhất là thời kỳ gia tăng quá trình lạm phát với quy mô lớn.Từ sau  
năm 1945,không còn có hiện tượng giá cả giảm nữa.Các cuộc khủng hoảng  
dầu mỏ những năm 70 đã kéo theo sự gia tăng trở lại lạm phát rất rõ,sau đó  
nhờ những cố gắng của các chính sách ổn định mà một quá trình giảm lạm  
phát đã bắt đầu trong những năm 80.  
Lạm phát gây ra nhiều tác hại cho nền kinh tế như tình trạng khủng  
hoảng,công nhân đình công đòi tăng lương,giá nguyên liệu tăng đột  
biến,thảm hoạ tự nhiên,chi phí sản xuất tăng…  
Nước ta đang trong giai đoạn chuyển từ nền kinh tế hàng hoá sang  
kinh tế thị trường,vì vậy nghiên cứu lạm phát đang là một vấn đề cấp thiết  
hiện nay để đánh giá sức khoẻ của nền kinh tế nước nhà.  
Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về vấn đề “Lạm phát ở Việt  
Nam,thực trạng và các giải pháp “.  
5
PHẦN NỘI DUNG  
A-Những vấn đề lí luận về lạm phát  
I-Bản chất của lạm phát  
Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung nền kinh tế.Như  
vậy sự tăng giá của một vài mặt hàng cá biệt nào đó trong ngắn hạn ngoài  
thị trường thì cũng không có nghĩa đã có lạm phát.Các nhà kinh tế thường  
đo lạm phát bằng hai chỉ tiêu cơ bản là CPI và chỉ số khử lạm phát  
GDP.Cách tính thứ nhất sẽ dựa trên một rổ hàng hoá tiêu dùng và giá cả  
của những hàng hoá trong rổ ở hai thời điểm khác nhau.Còn cách tính thứ  
hai thì căn cứ vào toàn bộ khối lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được  
sản xuất trong một năm và giá cả ở hai thời điểm khác nhau thông thường  
theo ngôn ngữ thống kê là giá cố định và giá hiện hành.Về cơ bản thì hai  
cách tính này này không có sự khác biệt lớn.Phương pháp GDP sẽ tính lạm  
phát chính xác hơn theo định nghĩa của lạm phát.Tuy nhiên CPI sẽ có ưu  
điểm là tính được lạm phát tại bất kỳ thời điểm nào căn cứ vảo rổ hàng  
hoá,còn GDP thì chỉ tính được lạm phát của một năm sau khi có báo cáo về  
GDP của năm đó.  
Như vậy,những thông tin về thước đo lạm phát đến dân chúng  
hàng ngày chủ yếu được tính từ phương pháp CPI.Nhưng CPI lại không  
thể đo lạm phát một cách chính xác bởi nó bị tác động bởi hai yếu tố gây  
6
sai lệch.Những yếu tố gây sai lệch này chủ yếu đến từ rổ hàng hoá được  
quy định trước.Sai lệch cơ cấu vì rổ hàng hoá chậm thay đổi,nó không bao  
gồm những hàng hoá tiêu dùng mới phát sinh nhưng được đa số người tiêu  
dùng sử dụng.Ví dụ ở thành phố Hồ Chí Minh khi mọi người đều có  
mobilephone,giá của mặt hàng này đang giảm theo thời gian nhưng nó lại  
không nằm trong rổ hàng hoá .Sai lệch thứ hai là sai lệch thay thế,khi giá  
cả một loại hàng hoá nào đó trong rổ gia tăng dân chúng sẽ chuyển sang  
tiêu dùng mặt hàng hoá thay thế với giá rẻ hơn.Ví dụ khi thịt gà trở nên  
mắc hơn do dịch cúm thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang ăn cá biển với  
mục đích là cung cấp chất đạm cho cơ thể .Từ hai sai lệch trên chúng ta  
nhận thấy rằng,nếu tính lạm phát từ CPI thì có thể dẫn đến một dự báo lạm  
phát quá mức vì những mặt hàng trong rổ đang tăng giá còn những mặt  
hàng ngoài rổ thì lại đang giảm giá.  
II-Hình thức biểu hiện của lạm phát và các cấp độ của nó  
1-Hình thức biểu hiện của lạm phát  
Có ba loại lạm phát chủ yếu trong nền kinh tế : loại lạm phát tiền  
tệ,lạm phát cầu kéo,lạm phát chi phí đẩy.  
Loại lạm phát thứ nhất là lạm phát tiền tệ.Loại này xảy ra khi tốc độ  
tăng trưởng cung tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sự của nền kinh  
tế.Đơn giản hơn là tiền trong lưu thông tăng nhanh hơn số lượng hàng hoá  
7
và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế.Ví dụ như tốc độ tăng trưởng  
cung tiền là 10% nhưng tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế là 7% thì  
lạm phát tiền tệ là 3%.Loại lạm phát này thường xảy ra tại các nước đang  
phát triển khi các nước này theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng,áp chế tài  
chính là tình trạng ngân hàng trung ương tài trợ cho thâm hụt ngân sách  
chính phủ bằng cách in tiền,quá nhiều tiền trong lưu thông vượt quá tốc độ  
tăng trưởng thực sẽ dẫn đến lạm phát.Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ kính  
thích tổng cầu hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế,khi tốc độ tăng trưởng  
tổng cầu cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng cung thì cũng dẫn đến lạm phát.  
Lạm phát thứ hai là lạm phát cầu kéo.Nó xuất phát từ sự thay đổi  
hành vi tổng cầu mang tính đột biến trong nền kinh tế.Các nguyên nhân có  
thể là do chính phủ chi tiêu quá mức khi thực hiện chính sách thu chi ngân  
sách mở rộng,hoặc tăng chi tiêu tiêu dùng quá mức bình thường do khu  
vực hộ gia đình quá lạc quan,hoặc do khu vực hộ gia đình có nguồn thu  
nhập từ trên trời rơi xuống như viện trợ nước ngoài,thu nhập do giá cả xuất  
khẩu tăng đột biến.  
Loại lạm phát thứ ba là lạm phát chi phí đẩy.Lạm phát chi phí đẩy là  
loại lạm phát do thu hẹp tổng cung hoặc do các doanh nghiệp buộc lòng  
phải nâng cao giá bán sản phẩm vì những lí do bất lợi.khác với hai loại lạm  
phát trên,thì loại lạm phát này chủ yếu đến từ phía phía cung và nguyên  
8
nhân chủ yếu xuất phát từ hiện tượng tăng chi phí sản xuất không mong  
đợi từ phía các doanh nghiệp.Tăng chi phí không mong đợi từ phía doanh  
nghiệp tạo ra những cú sốc tổng cung bất lợi.Công nhân đình công đòi tăng  
lương ở diện rộng,giá nguyên liệu gia tăng đột biến,thảm hoạ tự nhiên làm  
đình trệ hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp là những ngòi nổ của  
lạm phát này.  
Khi giá dầu thô tăng từ 30USD lên 50USD/thùng sẽ dẫn đến chi phí  
sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp khác đều tăng theo.Ví dụ như giá  
phân bón,thuốc trừ sâu,giá vận chuyển,giá sắt thép sẽ tăng lên do giá  
nguyên liệu tăng và chi phí sẳn xuất lúa của nông dân sẽ tăng lên là điều  
hiển nhiên.Phản ứng dây chuyền này sẽ làm cho doanh nghiệp đứng trước  
hai lựa chọn,hoặc đóng cửa nếu giữ giá bán như cũ,hoặc tăng giá nếu muốn  
giữ nguyên sản lượng như cũ.Việc đóng cửa các doanh nghiệp sẽ làm thiếu  
hàng hoá so với cầu và kéo theo tăng giá chung trong nền kinh tế.Việc tăng  
giá ở nhiều doanh nghiệp sẽ dẫn đến lạm phát vì tăng giá diện rộng sẽ làm  
tăng mức giá chung trong nền kinh tế.Hệ quả là nền kinh tế sẽ rơi vào một  
tình trạng tồi tệ mà các nhà kinh tế học gọi là “đình đốn – lạm phát”.  
2.Các cấp độ của lạm phát.  
Trong lịch sử tiền tệ trên thế giới ,người ta chia lam phát thành bốn  
cấp độ khác nhau để có những giải pháp chống lạm phát thích ứng:các cấp  
9
độ của lạm phát gồm:lạm phát yếu –là mức độ lạm phát thấp từ 0% đến vài  
%-cấp độ lạm phát này chủ yếu là phản ánh tính khách quan tuyệt đối của  
hiện tượng lưu thông hàng hoá-tiền tệ trong điều kiện chế độ tiền giấy.Lạm  
phát này có thể lặp đi lặp lại trong một chuỗi thời gian dài và nếu chỉ có  
nó,người ta có thể chủ động tính vào thành các chỉ tiêu cân bằng trung hoà  
của nền kinh tế-người ta chấp nhận và sẵn sàng chung sống hoà bình với  
loại lạm phát được ví như căn bệnh kinh niên này của lưu thông hàng hoá  
và lưu thông tiện tệ.  
*,Mức độ cao hơn từ trên vài % đến mức lớn hơn không nhiều so với  
tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm được gọi là lạm phát vừa phải hay lạm  
phát kiểm soát được.Đối với loại này thì tuỳ theo chiến lược và chiến thuật  
phát triển kinh tế mỗi thời kì mà các chính phủ có thể chủ động định hướng  
mức khống chế trên cơ sở duy trì một tỉ lệ lạm phát là bao nhiêu để gắn với  
một số mục tiêu kinh tế khác:Kích thích tăng trưởng kinh tế,tăng cường  
xuất khẩu và giảm tỉ lệ thất nghiệp trong các năm tài khoá nhất định.Tuy  
nhiên chỉ có thể chấp nhận có lạm phát vừa phải trong điều kiện nền kinh  
tế còn chưa đạt tới giá trị sản lượng tiềm năng so với điều kiện hiện tại-khi  
mà nhân tố của sản xuất vẫn còn nằm trong tình trạng ngủ yên hoặc chưa  
có phương án khả thi để phát huy các tiềm năng đó.Khối tiền tệ chung châu  
Âu EC và một số nước Bắc Âu như Thuỵ Điển,NaUy,Đan Mạch…đã điều  
10  
hành chính sách thị trường bằng cơ chế ngân hàng trung ương đảm bảo lạm  
phát mục tiêu-Nghĩa là ngân hàng trung ương sử dụng công cụ chính sách  
thị trường để duy trì và đảm bảo một mức lạm phát mục tieu dao đông  
xung quanh một chỉ số CPI được xác định là 2 hoặc 3%/năm và nhỏ hơn  
tốc độ tăng trưởng GDP trong năm.Cơ chế này đã và đang phát huy nhiều  
tác dụng tích cực ít nhất trong vòng năm năm qua.  
*,Lạm phát phi mã là cấp độ cao thứ 3 có tỉ lệ lạm phát bình  
quân/năm từ mức trung bình của hai con số đến đỉnh cao của ba con số.  
Đây là tỉ lệ lạm phát vượt xa ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng  
trung ương.Giải pháp để chống lại hiện tượng lạm phát này đòi hỏi phải là  
sự tổng lực của toàn nền kinh tế quốc dân trong các nỗ lực thắt chặt tiền  
tệ,đẩy mạnh sản xuất,tăng cường đầu tư,thu hút mạnh các nguồn vốn,kích  
thích đầu tư trong nước,cải cách lại cơ cấu kinh tế,nâng cao trình độ công  
nghệ,tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho lưu thông hàng hoá và đẩy  
mạnh sản xuất hàng thay thế nhập khẩu để tăng cung cho nội bộ nền kinh  
tế đang tràn ngập quá mức tổng phương diện thanh toán ở nước tâ từ  
1985 đến 1988 đã phải chứng kiến và chống đỡ với cấp độ lạm phát này.  
*,Cấp độ siêu lạm phát là hiện tượng khủng hoảng kinh tế đã lên đến  
trên ba con s-thậm chí người ta không thể đo lạm phát bằng số % mà bằng  
số lần tăng giá trong năm.Thế giới đã từng kinh hoàng về nạn siêu lạm phát  
11  
ở Đức trong các năm 1921 đến 1923 sau đại chiến thế giới thứ nhất .Đây là  
mức siêu lạm phát lớn nhất trong lịch sử tiền tệ thế giới tính cho đén nay-  
chỉ số giá trong vòng 22 tháng từ tháng1 năm 1921 đến tháng 11 năm 1923  
tăng tới 10 triệu lần.Kho tiền của Đức trong 2 năm đó tăng 7 tỷ lần tổng giá  
trị danh nghĩa.Tính tước đoạt của cuộc siêu lạm phát này được lượng hoá  
bằng con số kinh khủng:Nếu ai có một tấm ngân phiếu 300 triệu DM Thì  
chỉ 2 năm nói trên,giá trị thực của tấm ngân phiếu này hầu như chỉ còn lại  
là con số không.Cuộc siêu lạm phát lớn thứ 3 xảy ra ở Mỹ thời kì nội chiến  
1860-Riêng trong năm 1860 giá cả hàng hoá tăng lên 20 lần=2000%.Người  
ta đã miêu tả bằng hình ảnh về cuộc lạm phát này rằng tiền mang đi chợ  
phải đựng bằng sọt,còn hàng hoá mua được thì bỏ vào túi-Mọi hàng hoá  
trên thị trường trở nên cực kỳ khan hiếm trừ tiền.Tiền hầu như đã trút bỏ  
mọi chức năng vốn có của nó kể cả chức năng trực tiếp nhất là làm phương  
tiện lưu thông hàng hoá.Cuộc siêu lạm phát gần đây nhất và là cuộc lạm  
phát lớn thứ hai trong lịch sử kinh tế hàng hóa-tiền tệ thế giới.Tuy  
nhiên,siêu lạm phát là một hiện tượng kinh tế cực kì hiếm,nó thường xuất  
hiện gắn liền với các cuộc chiến tranh thế giới hoặc nội chiến khốc liệt.Tất  
nhiên hiếm không có nghĩa là không xảy ra.  
III-Tác động của lạm phát đến nền kinh tế.  
1-Tác động tích cực của lạm phát đến nền kinh tế.  
12  
Một chút lạm phát là tốt cho nền kinh tế.Trước hết hãy xem xét về  
những chi phí kinh tế của lạm phát.Khi lạm phát ở mức cao,dân chúng  
nhận thấy rằng việc phân biệt giữa những thay đổi trong mức giá bình quân  
và những thay đổi trong mức giá tuyệt đối là rất khó.Nếu lạm phát tăng sẽ  
làm kìm hãm tăng trưởng kinh tế,nếu lạm phát giảm sẽ giúp thúc đẩy tăng  
trưởng kinh tế.Nếu chính sách tiền tệ tập trung vào việc giữ lạm phát ở  
mức thấp và ổn định,nó sẽ giúp ổn định mức tăng trưởng kinh tế và công  
ăn việc làm.  
Với tỉ lệ lạm phát nhỏ hơn hoặc bằng 2%,hầu hết các nước giàu đã  
đạt ít nhiều”sự ổn định giá cả”.Theo qui luật kinh tế trước đây,nếu tỷ lệ  
thất nghiệp giảm xuống dưới NAIRU(được cho vào khoảng 5,5%)thì tỷ lệ  
lạm phát sẽ bắt đầu tăng.Điều này,đến lượt nó có hàm ý rằng tỷ lệ tăng  
trưởng tối đa mà nền kinh tế Mỹ có thể duy trì một cách an toàn (phù hợp  
với mức tăng trưởng của lực lượng lao động và của năng suất lao động)là  
khoảng 2,25%-2,5%.Hiện nay,tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 4,2% mức thấp  
nhất trong 30 năm qua và GDP đã tăng với một tốc độ trung bình là gần  
4%/năm trong 3 năm qua.Theo các sách giáo khoa thì lạm phát sẽ tăng lên  
trong trường hợp của Mỹ.Nhưng thực tế,tỷ lệ lạm phát của Mỹ vẫn thấp .  
Một số nhà kinh tế cho rằng lạm phát vừa phải là 3-4% là tốt cho  
tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm. Họ cho rằng ,mức lương danh  
13  
nghĩa có xu hướng khó giảm xuống.Công nhân có thể được chuẩn bị để  
chịu đựng được mức tiền công thấp khi tỷ lệ lạm phát là 3%,một tỷ lệ  
tương đương với một sự suy giảm của thu nhập thực tế,nhưng họ lại không  
muốn chấp nhận một sự cắt giảm tiền lương,họ mang về nhà sẽ ít hơn.Do  
vậy nếu tỷ lệ lạm phát là zero thì không thể điều chỉnh giảm mức lương  
thực tế trong những nghành công nghiệp hay khu vực đang suy thoái,mà sự  
suy thoái này đồng nghĩa với việc gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp. Những  
nhà kinh tế trên cho rằng lạm phát làm “bôi trơn “ những bánh xe của thị  
trường lao động,cho phép tiền lương thực tế có thể được điều chỉnh dễ  
dàng hơn.  
Vì thế để có tốc độ tăng trưởng cao hay không thì phải duy trì một tỷ  
lệ lạm phát nhất định nào đó.  
2-Tác động tiêu cực của lạm phát đến nền kinh tế.  
Lạm phát cao sẽ kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế.khi lạm phát xảy ra  
nó sẽ làm lệch lạc cơ cấu giá cả,kéo theo là nguồn tài nguyên,vốn và  
nguồn nhân lực không được phân bố một cách có hiệu quả,kết cục là làm  
cho tăng trưởng chậm lại.  
Tính không chắc chắn của lạm phát là kthù của tăng trưởng và đầu  
tư dài hạn.Nếu các nhà đầu tư không biết chắc chắn hoặc không thể dự  
đoán được mức giá cả trong tương lai,kéo theo là không thể biết được lãi  
14  
xuất thực thì không ai trong số họ dám liều lĩnh đầu tư,nhất là đầu tư vào  
các dự án dài hạn,mặc dù có thể các điều kiện đầu tư khác là khá ưu đãi và  
hấp dẫn.Tính không chắc chắn của mức độ lạm phát sẽ đẩy lãi suất thực  
lên cao bởi chủ nợ muốn có sự bảo đảm cho mức rủi ro lớn .Mức lãi suất  
thực cao này sẽ kìm hãm đầu tư và làm chậm tốc độ tăng trưởng. Điều này  
có thể minh hoạ về tình hình lạm phát cao ở Indonesia và Thái Lan trong  
giai đoạn 1999-2000 khi lạm phát cao thì tăng trưởng thấp.  
Lạm phát cao khuyến khích người dân quan tâm tới lợi ích trước mắt.  
Khi có lạm phát xẩy ra ở một nước thay cho việc ký thác tiền trong ngân  
hàng để hưởng lãi suất hay đầu tư vào khu vực sản xuất kinh doanh hòng  
tìm kiếm lợi nhuận, dân chúng có thể đổ xô mua hàng để dự trữ vì kỳ  
vọng giá hàng hoá còn tăng nữa. Điều này vô hình dung làm tăng cầu hàng  
hoá một cách giả tạo và do vậy càng làm cho lạm phát có nguy cơ bùng nổ  
đến mức độ cao hơn.  
Lạm phát cao ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động kinh tế xã  
hội của quốc gia. Chính phủ các nước đã từng trải qua lạm phát cao  
(Inđônêxia 1967, Anh 1979…) đều cho rằng không kiểm soát được lạm  
phát là điều đáng sợ nhất.Toàn bộ hoạt động kinh tế bị méo mó,biến dạng  
nghiêm trọng gây tâm lý xã hội phức tạp và làm lãng phí ghê gớm trong  
sản xuất.Đặc biệt khi lạm phát cao xẩy ra, sức mua đối nội của đồng tiền  
15  
vào hệ thống ngân hàng và cao hơn nữa là vào chính phủ sẽ bị xói mòn.  
Điều này gây tác hại vô cùng lớn lao đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế  
đất nước. Vả lại, từ khi rơi vào tình trạng lạm phát cao đến khi ra khỏi tình  
trạng đó nhìn chung đều cần một thời gian dài với sự hao tổn lớn về mặt  
vật chất và uy tín.  
Lạm phát cao làm giảm các nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhà  
nước. Những tác động làm giảm này xét trên cả hai phương diện trực tiếp  
và gián tiếp. Một mặt, lạm phát cao dẫn đến sản xuất bị đình đốn làm cho  
ngun thuế bị giảm sút cả về mặt qui mô và chất lượng. Mặt khác, lạm phát  
cao đồng nghĩa với việc sự mất giá của đồng tiền, do đó với cùng một số  
lượng tiền thu được từ thuế thì giá trị nguồn thu thực tế của nó bị giảm  
xuống khi có lạm phát cao.Ví dụ,ở Mexico lạm phát làm giảm nguồn thu  
thực tế năm 1981 là 2,6% GDP và giai đoạn 1983-1987 là 1,6% GDP.  
IV.-Yêu cầu phải kiềm chế và khắc phục tình trạng lạm phát.  
Thực tế hơn 20 năm điều hành nền kinh tế và với những kinh nghiệm  
thực tiễn sinh động chống lạm phát đã có thể kết luận rằng lạm phát là một  
căn bệnh tiềm ẩn của mọi nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Một khi lạm  
phát cao xuất hiện thì tổn thất về kinh tế cũng như xã hội là rất lớn.  
Do vậy, bất cứ nền kinh tế nào khi có lạm phát xuất hiện thì phải có  
ngay các giải pháp để chống. Sự thành công trong chống lạm phát là nhờ  
16  
sự điều hành thông minh và sáng tạo của chính phủ mỗi nước. Lạm phát  
thường xuất hiện khi mất cân đối nghiêm trọng giữa tổng cung và tổng cầu  
hàng hoá, mất cân đối giữa cung tiền tệ và cầu tiền tệ. Tuy nhiên mỗi giai  
đoạn khi lạm phát xuất hiện với hình thức và dáng vẻ khác nhau thì lại có  
nhiều câu hỏi và tranh luận được đặt ra : chống lạm phát bằng giải pháp  
nào? Có thể chống lạm phát bằng một vài giải pháp riêng lẻ không? Còn  
nếu chống lạm phát bằng một tập hợp các giải pháp gì? Lạm phát ở mức  
nào thì có thể chấp nhận được?Trả lời được những câu hỏi đó thì chúng ta  
sẽ kiềm chế và khắc phục được tình trạng lạm phát.  
B –Thực trạng tình hình lạm phát trong nền kinh tế nước ta  
I – Lạm phát ở nước ta trong thời kỳ đổi mới(1986)  
Trước thời kỳ đổi mới,nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế  
hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp nên vấn đề giá cả chưa chịu tác động  
của quy luật thị trường,mà được định ra theo mệnh lệnh và qui định ,do  
vậy lạm phát không xuất hiện.  
Tuy nhiên bước vào giai đoạn 1976-1985,nền kinh tế đã có nhiều  
biểu hiện suy thoái, khủng hoảng và lạm phát. Lạm phát thời kì này là lạm  
phát phi mã 700-800%.Lạm phát này phá vỡ hoàn toàn mọi cân đối và hệ  
thống tài chính-tiền tệ rối loạn,kinh tế-xã hội có nhiều biến động xấu.Sản  
xuất đình đốn, kinh doanh kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, chi phí  
17  
vật chất cao, thu nhập quốc dân tăng không đáng kể, đời sống của người  
dân giảm sút, giá cả ở thị trường chính thức và thị trường chợ đen có  
khoảng cách khá xa. Nông nghiệp với tỷ trọng chiếm trên 40%tổng sản  
phẩm xã hội và khoảng 50% thu nhập quốc dân nhưng giá trị sản xuất nông  
nghiệp tăng bình quân chỉ ở mức 3,8%/năm.Độc canh cây lúa với tổng sản  
lượng lương thực chỉ đạt 18,2 triệu tấn vào năm 1985 nên tình trạng thiếu  
lương thực và đói ăn của người dân kéo dài triền miên,công nghiệp cũng  
chỉ tăng 5,2%/năm.Dịch vụ hầu như không phát triển, xuất khẩu thì với số  
lượng nhỏ bé, chỉ đạt khoảng 746 triệu USD vào năm 1985, trong khi thâm  
hụt cán cân thương mại lại cao(844 triệu USD năm1985) gấp 1,13 lần so  
với xuất khẩu. Thời kì 1976-1980, vay nợ và viện trợ nước ngoài chiếm  
38,2% tổng số thu ngân sách Nhà nước và bằng 61,9% tổng số thu trong  
nước. Bội chi ngân sách Nhà nước vào 1980 là 18,1% và năm1985 là  
36,6% so với GDP. Đây là tình trạng đất nước làm không đủ ăn, tình hình  
kinh tế –xã hội khó khăn không thể kể hết.  
II-Lạm phát ở nước ta từ đổi mới đến nay  
1-Thời kì bắt đầu đổi mới 1986-1990  
Bước sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều  
thành tựu quan trọng.  
18  
Sau Đại hội Đảng lần VI, công cuộc đổi mới đã đạt được những kết  
quả bước đầu rất đáng khích lệ, nhất là từ năm 1989.Tuy nhiên,nền kinh tế  
nước ta vẫn đang ở trong tình trạng khủng hoảng kinh tế –xã hội:kinh tế  
phát trin chậm không ổn định;bình quân thời kì 86-90 tốc độ tăng trưởng  
của giá trị sản xuất nông nghiệp là 3,5%, công nghiệp là 6,2% và tốc độ  
tăng trưởng kinh tế đạt 3,9%,trong khi dân số tăng 2,3%. Trong giai đoạn  
này hầu hết các cân đối lớn đều căng thẳng:thâm hụt ngân sách ở mức 8%  
so với GDP, kim nghạch xuất khẩu chỉ đạt ở mức thấp và chỉ bằng 54%  
kim nghạch nhập khẩu(1986,kim nghạch xuất khẩu đạt 499 triệu USD và  
năm 1990 đạt 1734 triệu USD. Lạm phát phi mã tuy đã được đẩy lùi nhưng  
vẫn còn rất cao(từ 487,2% năm 1986 còn 67,1% năm 1990).  
Giai đoạn 1986-1990,mặc dù Đảng và chính phủ đã có nhiều biện  
pháp đổi mới về cơ chế chính sách và có nhiều giải pháp điều hành mới  
như :đề ra ba chương trình kinh tế lớn(chương trình lương thực –thực  
phẩm,chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và chương trình sản xuất hàng  
xuất khẩu), nghị quyết 10 của Bộ chính trị (5/4/1988) về đổi mới trong  
nông nghiệp, quyết định 217/HĐBT trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh  
doanh cho doanh nghiệp quốc doanh, luật đầu tư nước ngoài ra  
đời(12/1987), thả nổi giá cả đối với tất cả các loại hàng hoá và vật tư, xoá  
bao cấp qua giá, nhưng đời sống nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, số  
19  
người không có việc làm ngày càng lớn, chiếm trên 10% lực lượng lao  
động xã hội…Thu nhập bình quân trên đầu người thấp cộng với lạm phát  
cao nên mức sống thực của người dân đã thấp lại còn thấp hơn.  
Trong giai đoạn 1986-1990,điểm đáng nhớ là hàng hoá sản xuất ra  
không bán được, hàng hoá tồn đọng, nhiều cơ sở phải thu hẹp hoặc ngừng  
sản xuất, tài chính doanh nghiệp rối ren, tình trạng ngăn sông cấm chợ vẫn  
còn diễn ra.Cuối giai đoạn 1986-1990 tình hình kinh tế –xã hội đã có nhiều  
cải thiện, tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân mỗi năm 4,8%, thu nhập  
quốc dân bình quân đầu người mỗi năm tăng 3,9%, sản lượng lương thực  
đã đạt 21,5 triệu tấn,phân phối lưu thông đã có những bước tiến quan  
trọng, nhu cầu tiêu dùng giả tạo đã giảm đáng kể, hoạt động kinh tế đối  
ngoại có nhiều khởi sắc, tốc độ xuất khẩu có tăng nhanh hơn, các thành  
phần kinh tế ngoài quốc doanh bắt đầu phát triển.  
2-Thời kỳ kinh tế đi vào ổn định(1991-1995)  
Bước sang giai đoạn 1991-1995, tình hình kinh tế –xã hội nước ta có  
nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, liên tục và toàn  
diện, nền kinh tế đã bắt đầu vượt qua khủng hoảng để đi vào thế ổn định.  
Tổng sản phẩm trong nước thời kì 1991-19995 tăng bình quân 8,2%(năm  
1991 tăng 6%,1992 tăng 8,6%,1993 tăng 8,1%,1994 tăng 8,8% và 1995  
tăng 9,5%), giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm  
20  
tăng5,2%, sản lượng lương thực hàng năm tăng 4%, lương thực bình quân  
đầu người đã tăng liên tục từ 324,9kg năm 1991 lên 400kg năm 1998, và từ  
nước nhập khẩu gạo đến giai đoạn này đã là nước xuất khẩu gạo đứng thứ  
2 trên thế giới, nhiều nhân tố mới trong nông nghiệp xuất hiện, hình thành  
nhiều hộ sản xuất kinh doanh giỏi và khoảng 11,5 vạn hộ phát triển kinh tế  
trang trại. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm khoảng  
13%, vượt qua nhiều thử thách gay gắt của thị trường, thích nghi dần với  
cơ chế mới, nhiều sản phẩm quan trọng tác động quyết định đến nền kinh  
tế đều tăng trưởng khá. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, đáp ứng nhu  
cầu tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống của nhân dân. Lưu thông vật  
tư hàng hoá và dịch vụ phát triển phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng  
tăng của xã hội về số lượng, chất lượng và chủng loại đã góp phần tạo nên  
những biến động sâu sắc trên thị trường trong nước.  
Trong giai đoạn 1991-1995, điểm nổi bật là sự tăng trưởng kinh tế  
vượt trội hơn tất cả các giai đoạn trước đó với tốc độ tăng trưởng cao nhất,  
ổn định và liên tục,tăng trưởng từ bản thân nền kinh tế ít dựa vào bao cấp  
và trợ lực từ bên ngoài. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng từ 2,9%  
năm 1991 lên 6,6% năm 1995(năm 1992 tăng 8,4%, 1993 tăng 6,7%,1994  
tăng 4,9%).Sản lượng lương thực đã tăng từ 14,3 triệu tấn giai đoạn 1976-  
21  
1980,17 triệu tấn/năm giai đoạn 1986-1990 lên 25,1 triệu tấn giai đoạn  
1991-1995.  
Thành công trong quá trình đổi mới của nền kinh tế giai đoạn 1991-  
1995 là bước đầu chặn được lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng giảm từ 67,1%  
năm 1990xuống 12,7% năm 1995(năm 1991 tỉ lệ lạm phát là 67,5% , năm  
1992 là 17,5%, năm 1993 là 5,2%, năm 1994 là 19,4%, năm 1995 là  
12,7%).Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng vẫn ở mức hai con số, nhưng đây là  
một chỉ số rất nhỏ bé so với các năm trước đó, tình hình kinh tế-xã hội đã  
có nhiều khởi sắc và đang càng ngày đi vào thế ổn định và phát triển, đời  
sống nhân dân đã được cải thiện một bước. Do vậy, giai đoạn này, tình  
hình chính trị xã hội đã có nhiều hứng khởi, lòng dân được khích lệ và tin  
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước hơn.  
3-Thời kỳ kinh tế có nhiều dấu hiệu trì trệ(1996-2000)  
Bước sang giai đoạn này, tình hình kinh tế –xã hội đã đi vào thế ổn  
định và phát triển. Đây là giai đoạn được xác định là bước rất quan trọng  
của thời kỳ phát triển mới-đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất  
nước. Năm 1996,kế thừa những thành quả đã đạt được trong giai đoạn  
trước, tình hình kinh tế xã hội có những chuyển biến tích cực,đạt tốc độ  
tăng trưởng kinh tế khá cao(9,3%). Tuy nhiên khủng hoảng kinh tế khu  
vực đã có tác động không nhỏ đến nền kinh tế nước ta. Nền kinh tế nước ta  
22  
đã phải đối mặt với những thách thức quyết liệt từ những yếu tố không  
thuận lợi bên ngoài và thiên tai liên tiếp ở trong nước. Bên cạnh đó lại có  
những yếu kém từ nội tại nền kinh tế bộc lộ ra:Sản xuất kinh doanh một số  
nghành có phần bị trì trệ, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, tốc độ tăng thu  
hút vốn đầu tư nước ngoài chậm lại. Trước tình hình đó,Đảng và chính phủ  
đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hạn chế sự giảm sút, duy trì và ổn  
định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên tốc độ tăng GDP theo các năm  
có giảm chút ít và năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế có tăng lên, chặn  
được đà giảm sút các năm trước đó(GDP năm 1996 tăng 9,34%, 1997 tăng  
8,15%,1998 tăng 5,76%,1999 tăng 4,77%,năm 2000 đạt 6,79%).  
Trong giai đoạn 1996-2000,đã bảo đảm duy trì được nhịp độ tăng  
trưởng kinh tế khá ,GDP bình quân tăng 7%/năm,giá trị sản xuất  
nông,lâm,ngư nghiệp tăng 5,8%/năm,giá trị sản xuất công nghiệp tăng  
13,5%/năm,giá trị các nghành dịch vụ tăng 6,8%/năm,GDP bình quân đầu  
người năm 2000 tăng gấp 1,8 lần năm 1990.  
Trong giai đoạn này, điều đặc biệt làm chúng ta quan tâm là đi cùng  
với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế có chiều hướng chững lại và đi xuống  
thì tỷ lệ lạm phát được kiểm soát, giảm xuống mức thấp đáng kể và chuyển  
sang xu thế thiểu phát. Điều này được thể hiện ở chỗ tỷ lệ lạm phát năm  
23  
1995 là 12,7% thì năm 2000 là một số âm (-0,6%)(năm 1996 tỷ lệ lạm phát  
là 4,5%,1997 là 3,6%,1998 là 9%, 1999 là 0,1%)  
Vào các năm cuối của giai đoạn 1996-2000,tình hình lạm phát có  
thay đổi,tỷ lệ lạm phát ở mức thấp như không thể thấp hơn được nữa và  
nguy cơ thiểu phát đã xuất hịên. Đi cùng với chỉ số giá ở mức 0,1% năm  
1999 và  
(-0,6%)năm 2000 là sản xuất trì trệ,các hoạt động kinh doanh  
có nhiều dấu hiệu đình đốn.  
Chúng ta đã thành công trong việc kiềm chế lạm phát bảo đảm lạm  
phát từ 3 con số xuống còn 2 con số và giữ nguyên ở mức 1 con số. Nhưng  
kiềm chế được lạm phát thì lại phát sinh vấn đề thiểu phát và từ thiểu phát  
tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng giảm xuống.  
Như vậy diễn biến tình hình lạm phát và tăng ttrưởng trong giai đoạn  
1996-2000 là không tốt đối với nền kinh tế.  
4-Thời kỳ kinh tế có bước phát triển mới (2001-2004)  
Với những vấn đề nêu trên, những năm đầu của giai đoạn 2001-  
2005,chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế thiểu phát, kích cầu  
nhằm đưa tỷ lệ lạm phát lên một mức hợp lí và nhằm đạt được tộc độ tăng  
trưởng kinh tế cao hơn. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh , bền vững  
ổn định,trong bốn năm vừa qua 2001-2005, nền kinh tế nước ta đã đạt  
được nhiều thành tựu khả quan:năm 2000 chặn đứng đà giảm sút của tốc  
24  
độ tăng trưởng GDP, năm 2001 tốc độ tăng trưởng GDP được cải thiện, bắt  
đầu tăng và đạt 6,89%,năm 2002 tốc độ này đạt 7,04%, năm 2003 tăng  
7,24% và năm 2004 tăng 7,62%. Trong bốn năm vừa qua kinh tế tăng  
trưởng với tốc độ tương đối cao , cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo định  
hướng công nghiệp hoá, hiên đại hoá, vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng của nền  
kinh tế đã tăng lên đáng kể, đời sông của nhân dân tăng lên rõ rệt,tỷ lệ đói  
nghèo đã giảm đi trông thấy, xã hội đang đi vào thế ổn định và hưng thịnh.  
Mọi mặt của đời sống xã hội đã được cải thiện và phát triển. Tỷ lệ lạm phát  
trong các năm trong giai đoạn này cũng tăng dần lên từ (-0,6%) năm 2000  
lên 9,5% năm 2004(năm 2001 chỉ số giá ở mức 0,8%, 2002 là 4%, năm  
2003 là 3%).  
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh của nền kinh tế trong giai  
đoạn 2001-2004 như đã nói ở trên, thì lạm phát lại có nguy cơ tái diễn.  
Năm 2004 tình hình biến động trên thị trường thế giới và biến động trên thị  
trường trong nước lạm phát lại như một bóng ma một lần nữa rập rình gây  
bất ổn nền kinh tế.  
Với chỉ số tiêu giá 9,5% năm 2004 là một ranh giới mỏng manh giữa  
lạm phát kiểm soát được và lạm phát cao. Năm 2005, chỉ số giá 2 tháng  
đầu năm ở mức 1,1%(tháng 1)và 2 tháng là 3,6% cũng không phải là thấp,  
cần phải cảnh giác và tìm biện pháp ngăn chặn ngay từ bây giờ, không để  
25  
cho lạm phát có thể trở thành 2 con số trong năm 2005 như cha ông thường  
nói nước nhỏ thành lũ lớn. Vậy một lần nữa câu hỏi lạm phát là gì, tại sao  
nó luôn đe doạ chúng ta, có cách gì thoát khỏi nó một cách tuyệt đối  
không?  
III-Những vấn đề đặt ra cần giải quyết  
Do mối tương quan giữa độ mở của nền kinh tế với xu hướng biến  
động của tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển dịch có mối  
tương quan khá chặt chẽ và ngược chiều trong giai đoạn 1987-2003 là -  
0,69, trong giai đoạn 1987-1990 là 0,96 , trong giai đoạn 1990-2004 là 0,48  
nên để duy trì sự ổn định của tỷ lệ lạm phát ở mức thấp ,thì điều cần thiết  
là phải tiến hành đẩy nhanh hơn nữa tiến trình hội nhập quốc tế trong giai  
đoạn hiện nay. Phải xác định quan điểm rõ ràng và nhất quán đó là sự đối  
mặt với sự biến động mạnh của các cú sốc giá cả thế giới trong quá trình  
hội nhập là điều không thể tránh khỏi song chúng ta có thể giảm thiểu được  
những ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực của các cú sốc giá cả đó bằng việc đẩy  
nhanh quá trình tái cấu trúc lại thị trường trong nước theo hướng tự do hoá,  
nhằm gia tăng mạnh những nhân tố khuyến khích tính cạnh tranh của nền  
kinh tế, đồng thời tiến dần tới việc loại bỏ hoàn toàn các yếu tố độc quyền  
gây đầu cơ trục lợi mang tính cục bộ-đặc biệt là việc loại bỏ tính độc quyền  
26  
và lũng đoạn thị trường trong hệ thống lưu thông phân phối các mặt hàng  
nhạy cảm như dược phẩm,sắt thép , phân bón…  
Đối với việc giảm thiểu ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực các cú sốc giá  
quốc tế của các yếu tố đầu vào tới lạm phát trong nước, điều cần thiết trước  
tiên là nên giảm mạnh mức thuế nhập khẩu(tới 0%)đánh vào các mặt hàng  
yếu tố đầu vào có mức giá quốc tế tăng cao như sắt ,thép,phân bón…nhằm  
giảm bớt sự gia tăng khuếch đại chi phí của các yếu tố đầu vào đối với sự  
gia tăng chỉ số của các yếu tố đầu vào đối với sự gia tăng của chỉ số giá của  
nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng của nhóm lương thực và thực phẩm..  
Vấn đề phải giải quyết từ bây giờ nhằm kiểm soát được lạm phát ở  
mức thấp vừa phải mà vẫn thúc đẩy phát triển kinh tế cao trong dài hạn,đó  
là:phải đẩy mạnh hơn nữa việc tái cơ cấu lại các cấu trúc thị trường nội địa  
nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mô về tiền-hàng, cân đối thu chi ngân sách,  
cân đối ngoại tệ, cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, chủ động kiểm soát  
chặt tình hình dịch cúm gia cầm và thuỷ cầm, đẩy mạnh chống tham nhũng  
và thất thoát trong xây dựng cơ bản, tự do hoá thị trường, tạo dựng môi  
trường kinh doanh bình đẳng hơn nữa giữa các thành phần kinh tế.. nhằm  
giảm thiểu đến mức tối đa các tác động tiêu cực ngoại lai có thể xảy ra đối  
với việc kiểm soát lạm phát ổn định ở mức hợp lí(6-8%)và phát triển kinh  
tế Việt Nam.  
27  
C-Các quan điểm và giải pháp nhằm kiềm chế và khắc phục tình  
trạng lạm phát trong nền kinh tế  
I-Quan điểm của Đảng và Nhà nước về kiềm chế lạm phát.  
Những mất cân đối về kinh tế vĩ mô (được thể hiện bằng lạm phát,  
thâm hụt ngân sách, sự chênh lệch tỷ giá cao của thị trường không chính  
thức)có tương quan ngược chiều nhau rất rõ đối với sự tăng trưởng. Mối  
quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không phải là đồ thị đường thẳng và  
tăng trưởng thấp trong trường hợp có lạm phát cao. Nhiệm vụ hoạch định  
chính sách là làm thế nào để giảm thiểu được các tác động suy giảm đối  
với sản lượng, đồng thời tạo được các điều kiện nhằm tăng cường khả năng  
tăng trưởng lâu dài. Tất cả các chính sách đề ra trên cơ sở đảm bảo hai yêu  
cầu cơ bản là tăng trưởng cao liên tục vững chắc và giữ mức lạm phát ở  
một con số. Tăng trưởng cao gắn liền với các yếu tố:duy trì lạm phát thấp  
và chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt có sức cạnh tranh cao.Đầu tư vào  
nguồn nhân lực thông qua các khoản chi tiêu công cộng về giáo dục,  
khuyến khích áp dụng lãi suất tiết kiệm thực dương hợp lí và bảo vệ có  
hiệu quả các khoản tiền gửi ở các tổ chức tài chính, hạn chế những méo  
mó,xuyên tạc về giá cả, khuyến khích tiếp thu công nghệ mới và hiện đại  
từ nước ngoài, tránh đánh thuế ngầm và những bất lợi cho sản xuất nông  
nghiệp. Nâng tỷ lệ tiết kiệm cao, tăng đầu tư vào nguồn nhân lực và có  
28  
chính sách ổn định kinh tế vĩ mô là những yếu tố quyết định đến tăng  
trưởng.  
Tuy nhiên , tăng trưởng nhanh phải chú ý tránh một số yếu kém xuất  
hiện: phải hạn chế tối đa việc đầu tư trung và dài hạn bằng vốn ngắn hạn,  
đặc biệt vốn ngắn hạn vay của nước ngoài,tránh làm mất các giá trị truyền  
thống, khai thác các nguồn nhân lực phải có qui hoạch và kế hoạch trên cơ  
sở lấy hiệu quả kinh tế- xã hội cao làm thước đo.  
Đẩy mạnh việc chấn chỉnh hệ thống doanh nghiệp nhà nước để hoạt  
động có hiệu quả cao hơn, trong đó có xúc tiến nhanh quá trình cổ phần  
hoá các doanh nghiệp nhà nước. Sắp xếp mạng lưới lưu thông hàng hoá,  
tạo khối lượng dự trữ lưu thông đủ mạnh, nhất là những mặt hàng thiết yếu  
để nhà nước có khả năng can thiệp thị trường trong những trường hợp cần  
thiết, nhằm bình ổn giá cả và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh  
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng ,tham gia tích  
cực vào cạnh tranh lành mạnh trên thị trường trong và ngoài nước, góp  
phần thúc đẩy hàng hoá lưu thông suốt từ sản xuất đến tiêu dùng. Đặc biệt  
đẩy mạnh khuyến khích sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu. Đổi mới  
và hoàn thiện các cơ sở pháp lí cho hoạt động sản xuất kinh doanh đối với  
tất cả các thành phần kinh tế khác nhau.  
29  
II-Các giải pháp nhằm kiềm chế và khắc phục tình trạng lạm phát  
trong nền kinh tế.  
1-Các giải pháp vĩ mô.  
a,chính sách tiền tệ tín dụng.  
Trong lĩnh vực tiền tệ,tín dụng cần xử lí hợp lí các vấn đề sau :Nhu  
cầu về vốn để phát triển kinh tế cao,khả năng đáp ứng vốn và kiềm chế lạm  
phát ở mức hợp lí với ổn định đồng tiền:  
Hàng năm hệ thống ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế một lượng  
vốn khoảng vài chục đến vài trăm nghìn tỷ đồng để đầư phát triển. Thực tế  
, nhu cầu tăng tín dụng rất cấp bách với việc nâng cao hiệu quả sử dụng  
vốn và chất lượng tín dụng.  
Tình hình cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp ở khu vực và thế  
giới với sự khó khăn bên trong nền kinh tế nước ta, việc đòi hỏi tiếp tục  
giảm lãi suất “đầu vào” của các doanh nghiệp là đặc biệt chính đáng và  
những diễn biến lãi suất thị trường để có thể huy động vốn cho vay nền  
kinh tế lại là vấn đề nan giải.  
Vốn vay tăng nhanh và vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đang có  
dấu hiệu tăng không nhiều, công với việc ổn định tỷ giá theo hương  
khuyến khích xuất khẩu và đẩy mạnh sản xuất trong nước là vấn đề đau  
đầu của nhiều nhà kinh tế .  
30  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 42 trang yennguyen 12/07/2024 500
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Lạm phát ở Việt Nam, thực trạng và các giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_lam_phat_o_viet_nam_thuc_trang_va_cac_giai_phap.pdf